Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

13-2-2019

Kính tặng những người đã đổ máu, sức lực cho biên giới mãi trường tồn

Ngoại giao bóng bàn và các chuyến đi bí mật của cố vấn Kissinger đã đưa đến sự bắt tay Mỹ – Trung năm 1972 tại Thượng Hải làm thay đổi cục diện thế giới cũng như khu vực. Sự kiện này làm thay đổi hẳn các tính toán của các bên trong ván bài Đông Dương. Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam nên đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 để đổi lấy tác động của Bắc Kinh lên chính sách của Hà Nội. Trung Quốc muốn duy trì hai miền Việt Nam trước quyết tâm thống nhất đất nước của Hà Nội để có một vùng đệm an ninh cho biên giới phía Nam. Sự bắt tay Mỹ – Trung làm Liên Xô buộc phải tăng cường quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm đồng minh trong khi Hà Nội cần nhiều viện trợ quân sự trong bối cảnh Trung Quốc đang đe dọa cắt viện trợ để buộc Việt Nam theo ý mình.

Chiến tranh Việt-Trung 1979 và bức tranh đen tối thời hậu chiến

Nguyễn Tuấn Khoa

13-2-2019

Diễn biến

Rạng sáng 17/02/1979, Trung Quốc phát lệnh tấn công Việt Nam. 600 ngàn quân TQ đã dàn trải trên 1,000 Km biên giới. Ban đầu TQ dùng chiến thuật thí quân “biển lửa-biển người” nên tiến sâu hơn 10 Km như vào chốn không người. Sau đó vì địa hình hiểm trở và tiếp vận kém (dùng lừa vận chuyển) nên TQ khó triển khai cấp sư đoàn.

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 2: Tính chính danh của Việt Nam Cộng hoà

Luật Khoa

Võ Văn Quản

12-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Ở kỳ 1, chúng ta đã bàn về tính chính danh, hay tư cách pháp lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH). “Kẻ thua cuộc” Việt Nam Cộng hoà (VNCH) có lẽ ít khi có cơ hội bảo vệ tính chính danh của mình. Cho đến nay, một trong những thứ mà học sinh Việt Nam có ấn tượng sâu đậm nhất về VNCH là một chính quyền bù nhìn, ngụy quân – ngụy quyền, do Hoa Kỳ dựng lên. Song cách nhìn này có phần đơn giản hóa quá đáng lịch sử hiện đại Việt Nam theo góc nhìn của pháp luật quốc tế.

Với Trung Quốc: Thấy 1 phải hiểu 10, 100, 1000

FB Nguyễn Ngọc Chu

12-2-2019

Với Trung Quốc điều thấy chưa phải là chứng cứ, điều chưa thấy chưa phải là tận cùng. Với Trung Quốc phải nghĩ ngoài chứng cứ, ngoài tận cùng.

VỚI TRUNG QUỐC: THẤY 1 PHẢI HIỂU 10, 100,1000

Rất hoan nghênh TUẦN VIETNAMNET đã có bài “Biên giới tháng 2/1979: Sòng phằng với lịch sử”. Bài viết đăng dưới dạng phỏng vấn Nghiên cứu sinh môn Lịch sử Vũ Minh Hoàng, Đại học Cornell (Hoa Kỳ) do nhà báo Thu Thủy thực hiện.

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 1: Tính chính danh của miền Bắc

Luật Khoa

Võ Văn Quản

9-2-2019

Trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến nay vẫn là một trong những đề tài gây chia rẽ nhất trong cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước. Trong loạt bài này, tôi sẽ bàn đến trận chiến dưới góc độ công pháp quốc tế, và do vậy, rất có thể sẽ xúc phạm đến niềm tin chính trị riêng của người đọc.

Nghĩ về biên giới

FB Lê Đức Dục

7-2-2019

Mười ngày nữa là kỷ niệm tròn 40 năm, 17-2-1979/2019.

Mấy năm trước, kỷ niệm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, 17-2-1979, đại tá Nguyễn Mạnh Hà (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng Học viện CTQGHCM) nói trên Tuổi Trẻ:

“Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.

Năm con Heo nhớ chuyện… Lợn trại tù

Mạnh Nguyễn

26-1-2019

Tác giả tại căn cứ Nancy năm 1972

Qua năm thứ hai, tôi được chuyển về T6 là T ở tận cùng của trại tù cải tạo gồm nhiều T. Một buổi tối, nhà nhà đã tắt đèn theo tiếng kẻng ngủ đã lâu, chợt có tiếng những bước chân rõ dần cùng những nhoang nhoáng ánh quét đèn pin, rồi dừng lại trước cửa buồng của tổ X chúng tôi gần hai chục người.

Đọc kịch bản “Huế 1968” của Michael Mann

Tương Lai

27-1-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 57

Từ ngỡ ngàng đến xúc động lật từng trang kịch bản “Huế 1968” của Michael Mann là trạng thái cảm xúc của tôi khi dõi theo từng dòng, từng dòng viết về thành phố quê hương tôi của nhà làm phim đã bốn lần được đề cử cho giải Oscar.

Ai giết 32 em học sinh tiểu học Cai Lậy ở Định Tường và 10 em thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc?

FB Trần Trung Đạo

25-1-2019

Trong video này, anh chị em sẽ thấy bức hình của một em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi.

AI GIẾT 32 EM HỌC SINH TIỂU HỌC CAI LẬY Ở ĐỊNH TƯỜNG VÀ 10 EM THANH NIÊN XUNG PHONG Ở NGà BA ĐỒNG LỘC?Trong video này, anh chị em sẽ thấy bức hình của một em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi. Em là một trong 32 học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, bị VC pháo kích chết lúc 2 giờ 55 trưa ngày 9 tháng 3, 1974. Em bị giết chỉ hơn một năm trước ngày chiến tranh chấm dứt để từ đó dân tộc Việt Nam chịu đựng trong độc tài đảng trị đến hôm nay.Ai giết 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường? Các em chết vì đạn pháo kích của Việt Cộng. Vâng. Nhưng đa số tuổi trẻ VN sinh ra và lớn lên sau 1975 không biết sự thật đó. Học sinh tại Việt Nam chỉ bị nhồi sọ về cái chết của “10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.”Ai giết 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời do bom của “Đế quốc Mỹ.”Nhưng nếu được hỏi tiếp, nếu không có “đế quốc Mỹ” rồi 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc và hàng triệu thanh niên miền Bắc vô tội có chết hay không? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời "Không”.Thật ra, không có Mỹ các cô gái thanh niên xung phong đó cũng có thể chết. Nếu không chết tại Ngã Ba Đồng Lộc rồi cũng một ngã ba khác, một con đường khác, một thôn làng Việt Nam khác. Mười phần trăm dân số Việt Nam đã chết để tham vọng CS hóa Việt Nam của lãnh đạo CSVN và Quốc Tế được hoàn thành.Số phận Việt Nam vốn đã nằm trong "sinh tử lệnh" của Mao không chỉ trước Điện Biên Phủ, sau hiệp định Geneve, hiệp định Paris, biến cố Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay từ đầu thập niên 1920 khi đảng CSVN còn đang thai nghén trong nhận thức của Hồ Chí Minh.Đường lối chiến tranh của Mao trong bài phát biểu tại Diên An: “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là chiếm lấy quyền lực xuyên qua đấu tranh võ trang và giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Đây là nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, và phải được thực hiện một cách toàn diện tại Trung Quốc và toàn thế thế giới.”Đường lối đó chi phối toàn bộ chính sách của đảng CSVN. Quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc có khi nắng khi mưa, khi ấm khi lạnh nhưng đường lối đó chưa hề thay đổi.Người bình thường chỉ biết nhìn một biến cố từ hậu quả nhưng người có ý thức phải hiểu tận nguyên nhân, bởi vì mọi việc xảy ra trên đời, mọi sự vật có mặt trên đời đều có nguyên nhân.Cả 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường và 10 người chị Việt Nam của các em chết ở Ngã Ba Đồng Lộc chỉ chết vì một nguyên nhân: Tham vọng CS hóa toàn cõi Việt Nam của CSVN và CS Quốc Tế. Không hiểu đúng tại sao chủ nghĩa CS đến Việt Nam sẽ không có một cách thích hợp để đẩy chủ nghĩa CS ra khỏi Việt Nam. Và tương tự, không hiểu đúng quá khứ sẽ không có hành động đúng vì tương lai đất nước. Nỗi đau của dân tộc Việt Nam sẽ không dứt nếu không biết tại sao đau.Mời nghe hết Video Chính Luận 19 “NỖI ĐAU SẼ KHÔNG DỨT NẾU KHÔNG BIẾT TẠI SAO ĐAU” chỉ dài 7 phút do Vinna Media Production Vinna Media Production thực hiện qua giọng đọc của Ngọc Diễm Diem Pham và kỹ thuật của Lâm Vĩnh Tùng Tung V Lam. Trần Trung Đạo

Publiée par Trần Trung Đạo sur Vendredi 25 janvier 2019

Những mùa xuân nhuộm máu

FB Trần Trung Đạo

20-1-2019

Trước 1975, trên quê hương Việt Nam mùa Xuân không chỉ có mai vàng mà còn máu đỏ. Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố.

Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và CS quốc tế mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn trở nên giàu có.

Lãnh đạo quốc gia có thể nhẫn nhục, nhưng không được làm nhục dân và tướng sĩ!

FB Hoàng Hải Vân

17-1-2019

Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược: Lãnh đạo quốc gia có thể nhẫn nhục, nhưng không được làm nhục dân và tướng sĩ!

Thời gian trước đây, có những lệnh miệng từ bên trên cấm báo chí đề cập đến tội ác man rợ của quân Trung Quốc sát hại đồng bào ta và sự chiến đấu hy sinh anh dũng của chiến sĩ ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới phía bắc. Chuyện này gây bức xúc lớn trong dân chúng và những người làm báo. Sự bức xúc đó là chính đáng. Nhưng không có ai chịu trách nhiệm về những lệnh miệng đó, bởi vậy cho đến ngày nay dù những lệnh miệng như vậy không còn nữa, nhưng dư âm vẫn còn rất nặng nề.

Tươi cười 40 năm Cao Miên – Cúi mặt 40 năm Tàu Cộng

Phạm Trần

10-1-2019

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức kỷ niệm 40 năm để khoe công đã cứu nhân dân Cao Miên thoát chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer đỏ, nhưng lại không dám tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tàu ngày 17/02/1979.

Chiến tranh Việt – Miên: Bảo vệ tổ quốc hay xâm lược?

Nguyễn Tuấn Khoa

8-1-2019

Chiến tranh Việt-Miên đã kết thúc 40 năm nhưng những thông tin trong nước về cuộc chiến này vừa thiếu vừa không đáng tin cậy. Năm 1986, ông Nayan Chanda, ký giả Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông cho xuất bản quyển Huynh Đệ Tương Tàn (Brother Enemy) nói về cuộc chiến giữa các nước CS anh em sau khi Sài Gòn thất thủ.

Chưa rõ bao nhiêu người lính Việt Nam chết trong cuộc chiến ở Campuchia

FB Huy Đức

8-1-2018

Hôm qua, khi tôi dẫn tuyên bố của tướng Hoàng Kiền nói (trên Soha) rằng, “Chúng ta đã hy sinh rất lớn. Trong 10 năm giúp nhân dân Campuchia…, hơn 12 vạn chiến sỹ đã hy sinh, hàng chục vạn người bị thương, chủ yếu do mìn…”, một chuyên gia về CPC, nhà báo Trần Chí Hùng – Trưởng phân xã TTXVN tại Campuchia – cho rằng, phải coi lại con số ấy.

Trận Phước Long 1975: Qua Hồi Ký…

Nguyễn Quang Duy

7-1-2019

Sau cả tháng chiến đấu, đêm 6/1/1975, binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Phước Long và núi Bà Đen, Tây Ninh. Vài tháng sau VNCH hoàn toàn sụp đổ.

Những nước nào hỗ trợ Khmer đỏ?

FB Dương Quốc Chính

6-1-2019

Mấy hôm nay có vài người bạn gửi cho mình xem stt của nhà báo Lê Gạch, định hướng dư luận về cuộc chiến biên giới Tây Nam. Theo lẽ thường, các anh nhà báo cách mạng phải ăn cây nào rào cây ấy. Chỉ tiếc rằng có nhiều người không hiểu lịch sử nên bị anh này lòe bịp. Stt này của mình nhằm tố cáo nhà báo LG và báo cách mạng infonet có hành vi xuyên tạc lịch sử, vi phạm luật ANM. Stt của ảnh mình chụp đính kèm, stt gốc có trong phần cmt, như thường lệ khi mình bóc phốt DLV, sợ là anh em sẽ block mình để phi tang stt.

Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng chiến thắng thuộc về Trung Quốc

The Diplomat

Tác giả: Nayan Chanda

Dịch giả: Jenny Ly

1-12-2018

Nhớ lại sau bốn mươi năm ngày Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng rõ ràng Trung Quốc là người chiến thắng.  

Sáng ngày 7 tháng Giêng năm 1979, một đơn vị Quân đội Việt Nam lao thẳng vào Phnom Penh mà không tốn nhiều súng đạn, để lật đổ một triều đại tàn ác Khmer Đỏ. Quả thật, đây là một cú đánh trời giáng vào Trung Quốc. Việt Nam chiến thắng, nhưng đó chỉ là một chiến thắng rất hẻo, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Kế hoạch trục xuất người tị nạn Việt Nam của Trump phản bội một nguyên tắc thiêng liêng của Mỹ

The Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

2-1-2019

Trẻ em VN, trong đó có một cậu bé người Mỹ gốc Việt tóc vàng tên là Dũng, nằm trong số những thuyền nhân Việt Nam, chạy trốn khỏi đất nước sau khi Sài Gòn thất thủ. Những đứa trẻ này được chụp ảnh trong một trại ở Thái Lan vào năm 1980. (Mydans / AP)

Sự tham gia của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam là một thiện chí – các nhà lãnh đạo Mỹ đã tìm cách cứu Miền Nam Việt Nam khỏi sự cai trị của cộng sản – nhưng được tiến hành một cách kém cõi và cuối cùng là một thảm họa.

“Con ơi, đừng làm anh hùng”!

FB Châu Thị Phan

28-12-2018

Tháng 11/2018, tôi đến thăm khu tưởng niệm cựu chiến binh Hoa kỳ tham chiến tại Việt Nam (Vietnam Veteran war Memorials) tại Sacramento. Khu tưởng niệm không lớn lắm, nằm khiêm tốn bên cạnh khu vườn hoa hồng trong khuôn viên toà nhà Quốc Hội tiểu bang California.

Có ai là đồng đội của bố tôi?

FB Nguyễn Văn Trường

10-12-2018

Tôi là con liệt sĩ, đã bao lần đi tìm mộ bố nhưng vẫn chưa có kết quả. Với bài viết này tôi hy vọng có ai đó trong các bác, các chú là đồng đội của bố tôi bỗng chợt nhận ra người đồng đội của mình năm xưa là liệt sĩ Nguyễn Văn Thành, quê ở thôn Thư Trai, xã Phúc Hoà, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Hòm thư quân bưu: 86.555.YK.C4, hoặc 86.555.YK.C3.B15.

Khả năng xảy ra cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương?

Scribd

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Châu Minh Dũng

27-11-2018

Chúng tôi mong ngài trả lời hai vấn đề sau:

Câu hỏi 1: Liệu có khả năng xảy ra cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tương lai gần không?

Chiến lược triệt thoái năm 1963: John F. Kennedy ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam

Tác giả: James K. Galbraith

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Lời dịch giả: Ngày 22 tháng 11 năm 2018 là kỷ niệm 55 năm ngày Tổng thống John F. Kennedy bị mưu sát tại Dallas vào năm 1963. Gần đây, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ lần lượt cho giải mật các tư liệu xem Kennedy có liên quan đến cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm hay không. Dĩ nhiên, nhiều bí ẩn chưa được hé lộ và còn cần thời gian để trả lời.

Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 1)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

LTS: Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, sinh năm 1971, là người Mỹ gốc Việt. Ông hiện là phó giáo sư tại Đại học USC. Ông được nhiều người Mỹ biết đến qua tiểu thuyết đầu tay “The Sympathizer”, đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Pulizer năm 2016.

Mới đây, ông Việt có bài viết đăng trên tạp chí TIME của Mỹ, có tựa đề: “Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ”. Chúng tôi xin được dịch và giới thiệu cùng quý độc giả. Bài viết khá dài, xin được chia làm hai phần, dưới đây là phần đầu bài dịch.

73 Năm Nhìn Lại: Miền Nam Trong Những Ngày Định Mệnh Tháng Tám và Chín 1945

Phạm Cao Dương (*)

1-9-2018

Không có lực lượng võ trang đáng kể, Việt Minh chỉ lợi dụng Thanh Niên Tiền Phong làm lực lượng xung kích, qua sự lừa đảo tập thể những người trẻ chỉ biết yêu nước và phụng sự quốc gia của Miền Nam này và họ đã thành công. Giống hệt như ở Hà Nội, họ đã lợi dụng và cướp ngang cuộc biểu tình ngày 17 tháng Tám của Tổng Hội Công Chức, được tổ chức để mừng độc lập và ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim, không phải để ủng hộ Việt Minh.

Nhân cách John McCain và Việt Nam

Phạm Trần

30-8-2018

Tổ tiên người Việt có câu: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, có thể là tiếng “tốt” hay tiếng “xấu” tùy theo cách sống và hành động khi chưa lìa đời. Nhưng đối với Thượng Nghị sĩ Cộng hòa John McCain của Tiểu bang Arizona, là người qua đời ngày 25/08/2018 ở tuổi thọ 81, sau một năm điều trị bất thành chứng ung thư não, thì sự ra đi của ông đã để lại một di sản chính trị không thay thế được của nước Mỹ.

Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam

New York Times

Các tác giả: John McCain (1936- 2018), John Kerry & Bob Kerrey

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-8-2018

Lời người dịch: Thượng Nghị Sĩ John McCain vừa nằm xuống và để lại bao luyến tiếc và kính trọng cho mọi người khắp nơi. Nhân dịp này, người dịch xin giới thiệu lại bài viết “Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam” của người quá cố và hai tác giả khác là John Kerry và Bob Kerry trên nhật báo New York Times đăng trước đây nhân dịp Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam.

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ và nỗi lo của lão hâm

FB Phan Chi

7-8-2018

Trước hết phải nói rằng hơn ai hết, chúng ta không muốn thế giới có chiến tranh, chiến tranh quân sự hay thương mại gì cũng đều là chiến tranh. Trâu bò húc nhau thắng hay thua đều sứt đầu mẻ trán. Gà vịt chó mèo cũng có cơ bị vạ lây.

Lần giở Hiệp định Genève (20/07/1954) coi có đề cập đến tổng tuyển cử không?

Nguyễn Văn Nghệ

6-8-2018

Tác phẩm “Đông Dương 1945-1973”

Vừa qua trên trang baotiengdan có đăng bài “Hiệp định Genève (20/07/1954) không đề cập đến tổng tuyển cử (1) của tác giả Trần Gia Phụng. Trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, Đảng cộng sản Việt Nam bảo là Hiệp Định Genève có quy định Tổng Tuyển cử thì người dân cũng tin như vậy chứ người dân (kể cả nhiều trí thức XHCN) nào thấy “mặt dọc, mặt ngang” của Bản Hiệp định quy định Tổng Tuyển cử như thế nào và nào ai biết Phái đoàn nào ký và Phái đoàn nào không ký vào Hiệp định.

Chủ trương phòng thủ Nam Việt Nam của Hoa Kỳ

Trần Gia Phụng

5-8-2018

Trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975, chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam thay đổi tùy hoàn cảnh, tùy quyền lợi và tùy sự chọn lựa của dân chúng Hoa Kỳ qua các đời tổng thống khác nhau, nhưng suốt trong cuộc chiến, quân đội Hoa Kỳ theo một chủ trương không thay đổi, là chỉ phòng thủ Nam Việt Nam (NVN), không đưa bộ binh tiến đánh Bắc Việt Nam (BVN), ngoại trừ việc gởi phi cơ tấn công các căn cứ quân sự BVN.

Từ dấu binh lửa tới tù binh và hòa bình: Phan Nhật Nam và những chấn thương không chảy máu

Ngô Thế Vinh

30-7-2018

“Tôi là kẻ sống sót sau một cuộc chiến tranh dài hơn trí nhớ

Phan Nhật Nam

Hình 1: tới thăm Phan Nhật Nam 21.07.2017, đi tìm những vật chứng. Ảnh: tư liệu Ngô Thế Vinh

TIỂU SỬ

Phan Nhật Nam cũng là bút hiệu, Rốc là tên gọi ở nhà; sinh ngày 9/9/1943, tại Phú Cát, Hương Trà, Thừa Thiên, Huế; nhưng ngày ghi trên khai sinh 28/12/1942, chánh quán Nại Cửu, Triệu Phong, Quảng Trị.