Giáo dục như thế là … lạc loài

Thái Hạo

5-11-2024

Tại sao một đứa trẻ sinh ra phải bỏ tới khoảng một phần ba cuộc đời vô giá để học hầu hết những thứ mà nó sẽ không bao giờ dùng đến trong hai phần ba cuộc đời còn lại? Giáo dục như thế, không phải lạc hậu, cũng không phải chỉ lạc hướng, mà là lạc loài.

Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

5-11-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Lãng phí cái gì? Trước hết là lãng phí ngân sách. Ngân sách không phải từ trên trời rơi xuống, không do đảng và nhà nước đẻ ra, mà là tiền (ngân), từ mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân tạo thành; là tiền thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp; tiền bán tài nguyên đất nước. Lãng phí là có tội. Tội nặng.

Hồng vệ binh

Dương Quốc Chính

4-11-2024

Hôm qua đến giờ mình thấy một loạt page lên bài đăng mấy cái ảnh các cháu trẻ trâu làm mấy hành vi phản cảm trước lá cờ ba sọc ở bảo tàng lịch sử quân đội mới xây.

Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

4-11-2024

Tiếp theo kỳ 1

Đọc toàn bài “Chống lãng phí” của ông Tô Lâm, rà kính soi từng câu từng chữ, tôi không thấy ông ấy đề cập tới những thứ lãng phí đang diễn ra công khai, hằng ngày, những [thứ] lãng phí đã được luật hóa bằng nghị định này, chỉ thị nọ của đảng, nhà nước.

Kẻ thù và giao thiệp

Tuấn Khanh

4-11-2024

Trung Quốc vừa lời trả với tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện các tàu hải cảnh nước này đã tấn công tàu cá ngư dân Việt ở gần Hoàng Sa, đánh đập, bắt cóc, giam thuyền và người. Theo đó, Trung Quốc nói rất trịch thượng là: “Việt Nam cần giáo dục ngư dân của mình không xâm phạm vùng biển của nước khác”.

Tự do học thuật không tự nhiên mà có

Hoàng Hưng

3-11-2024

Tự do học thuật không tự nhiên mà có, phải đấu tranh để có. Một ví dụ lịch sử: Trường Đại học Stanford Hoa Kỳ!

Chương trình 2018 đã thất bại nhãn tiền

Thái Hạo

3-11-2024

Một giáo viên dạy Ngữ văn 12 nhắn cho tôi: “Anh ơi, em thật sự đau xót trước việc học Văn của học sinh. Đề Văn cho ngữ liệu ngoài SGK, tránh học tủ, học văn mẫu, nhưng sự thật học sinh vẫn học văn mẫu không khác gì trước kia. Học sinh tới lớp dạy thêm của giáo viên, giáo viên sẽ cho ba đề thi mà một trong ba đề đó sẽ ra thi. Giáo viên giải ba đề thi đó, cho ba bài văn mẫu, học sinh học thuộc. Vào phòng thi, học sinh chỉ việc viết lại những gì đã học thuộc tại lớp học thêm. Vậy là điểm cao.

Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

3-11-2024

Ông Tô Lâm viết (hoặc ai viết giùm) khi nào thì tôi không rõ, chỉ biết chiều 13.10.2024 báo chí quốc doanh đồng loạt đăng bài “Chống lãng phí” đứng tên ông, ở cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, hai vị trí cao vót trong “bộ tứ”. Điều này có nghĩa, đây là mệnh lệnh của quốc gia.

Nghe mức án của cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến mà giật mình

Thanh Hằng

2-11-2024

Vừa xem mức án của cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến mà giật mình: 4,5 năm tù, cho dù khung hình phạt của ông Chiến từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Elon Musk sẽ làm được trò trống gì nếu ở Việt Nam?

Nguyễn Thọ

1-11-2024

Hôm rồi một cậu bạn đưa tút: “Elon Musk nếu ở Việt Nam sẽ chằng làm được cái quần què gì đâu“.

Khi cường quốc phải nhờ đến tay côn đồ

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

30-10-2024

Cường quốc?

Không phải cho đến bây giờ, không phải gần đây, mà từ xa xưa, những thông tin về một “Liên bang Xô Viết vĩ đại” là thành trì của Chủ nghĩa Xã hội, với những lời khẳng định chắc nịch về tính hơn hẳn trong cuộc “Ai thắng ai” giữa hệ thống XHCN và Tư bản.

Cửa chuồng cọp ở Trại 6 đã “bị phá”

Trịnh Thị Thảo

31-10-2024

Cựu tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức (thứ 3 từ trái) và gia đình dân oan Trịnh Bá Khiêm. Nguồn: Trịnh Thị Thảo

Việt Nam: Hãy hủy bỏ bản án đối với nhà vận động dân chủ

Human Rights Watch

30-10-2024

Đường Văn Thái, người bị bắt cóc ở Thái Lan, nhận bản án 12 năm tù giam

Đường Văn Thái, một nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập. © Duong Van Thai/Youtube

(Băng Cốc) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ bản án mang động cơ chính trị đối với nhà hoạt động dân chủ Đường Văn Thái và phóng thích ông ngay lập tức. Vào ngày 30 tháng Mười năm 2024, một tòa án ở Hà Nội đã xử ông có tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự, và kết án ông 12 năm tù giam.

Đường Văn Thái, 42 tuổi, chạy trốn khỏi Việt Nam vào năm 2019 và đã đăng ký trở thành người tị nạn với Cơ quan về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc. Trong khi đang chờ đi tái định cư ở một nước thứ ba, ông bị một nhóm người không rõ danh tính bắt cóc vào tháng Tư năm 2023 và bị đưa về Việt Nam bằng vũ lực.

“Đường Văn Thái chạy trốn khỏi Việt Nam vì sợ bị chính quyền đàn áp,” bà Patricia Gossman, phó giám đốc ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền các nước trên thế giới nên thừa nhận vụ bắt cóc và xét xử ngụy tạo nhà hoạt động dân chủ này là ví dụ mới nhất về hành vi côn đồ coi thường luật pháp quốc tế và quyền của công dân của chính phủ Việt Nam.”

Đường Văn Thái bị xét xử kín trong một phiên tòa chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ cùng một vài bị cáo khác, được cho là các viên chức nhà nước đã cung cấp tin tức cho Đường Văn Thái. Tòa án kết luận Đường Văn Thái có tội, và xử ông 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Những người còn lại nhận mức án từ 30 tháng đến 5 năm 6 tháng tù giam.

Đường Văn Thái vận động cho dân chủ và nhân quyền trong nhiều năm ở Việt Nam, và từng tham gia biểu tình về môi trường. Báo chí do chính quyền Việt Nam kiểm soát đã đưa tin cáo buộc ông có liên hệ với các nhóm “phản động” ngoài vòng pháp luật như Hội Anh em Dân chủ và Hội Nhà báo Độc lập. Từ tháng Hai năm 2019 đến khi bị bắt cóc vào tháng Tư năm 2023, Đường Văn Thái đăng thông tin trên Facebook và YouTube về tình hình chính trị ở Việt Nam.

Vụ bắt cóc Đường Văn Thái xảy ra trong thời điểm có một làn sóng đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu bộ công an lúc bấy giờ là Tô Lâm, người, vào năm 2024, đã trở thành lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Nhân viên an ninh dưới thời Tô Lâm đã dính líu vào các vụ đàn áp ngoài biên giới Việt Nam khác, bao gồm vụ bắt cóc cựu quan chức của đảng là Trịnh Xuân Thanh ở Berlin vào tháng Bảy năm 2017, và vụ bắt blogger Trương Duy Nhất ở Bangkok vào tháng Giêng năm 2019. Cả hai người này đều bị xử án tù nhiều năm.

Thừa

Nguyễn Thông

30-10-2024

Rất nhiều người Việt, kể cả những lãnh đạo cấp cao, cả những người làm luật, những người chuyên nghề soạn văn bản của nhà nước, lại là người không rành tiếng Việt, không biết dùng chính xác tiếng mẹ đẻ.

Nước đến trôn mới nhảy

Mai Bá Kiếm

30-10-2024

Ngày 26/10, trên trang cá nhân này, tôi viết bài “Lời ai điếu cho thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam“, đưa tin thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thừa nhận: “Mạng Thương mại điện tử (TMĐT) Temu đã vào Việt Nam không xin phép, bán hàng với giá rẻ không ngờ được“!

Chương trình 2018: Từ hy vọng đến thất vọng, và lo sợ

Thái Hạo

29-10-2024

Ở bài này, tôi chỉ nói một điều thôi, trong rất nhiều điều đáng lo. Không những hưởng ứng, mà tôi còn là người “đi tiên phong” khi chương trình 2018 chưa được ban hành. Khi nó ra đời, đối chiếu, thấy nhiều giải pháp mà mình thực hiện là khá tương đồng với chương trình này. Tôi đã viết về điều ấy trong nhiều post và nhiều bài báo đăng rải rác mấy năm nay, xin không nhắc lại nữa.

Vì sao nhỏ không học lớn lên thành… tiến sĩ?

Blog VOA

Trân Văn

28-10-2024

Thượng tọa Thích Chân Quang – thế danh Vương Tấn Việt – tâm điểm của một scandal bằng giả. Hình chụp ngày nhận bằng tiến sĩ luật. (Ảnh: Cổng Thông Tin Điện Tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)

Môn Văn – Một thảm hoạ quốc gia

Thái Hạo

28-10-2024

1. Có lẽ nhiều bạn bè của tôi và anh Hoàng Tuấn Công có biết về hai “ông nhóc” Vĩ và Hạo con qua một số bài viết của hai cháu mà chúng tôi thường xuyên chia sẻ lên trang cá nhân. Hạo con và Tuấn Vĩ, hai đứa rất thân, bằng tuổi, đang học lớp 7.

Công trình đường sắt phơi nắng hai thập niên

BBC

28-10-2024

Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên ở Việt Nam được khởi động từ năm 2005. Đó là tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân (Quảng Ninh) dài 131km, trong đó 43km xây dựng mới và 88km cải tạo, nâng cấp.

Chém gió

Dương Quốc Chính

28-10-2024

Hôm trước, trong buổi thảo luận ở tổ bên thềm Quốc hội, chắc là tổ Hưng Yên của Tổng Bí thư Tô Lâm, ông có phát biểu rất dài, cỡ 45 phút về đủ các vấn đề trong nước và quốc tế. Nếu anh em chú ý lắng nghe, search bản full không che trên Youtube, thì sẽ thấy được nhiều vấn đề về tầm nhìn của Tổng Bí thư.

Biển Đông: Các đảo tiền đồn ngày càng lớn của Việt Nam ở Trường Sa khiến Trung Quốc lo ngại

SCMP

Tác giả: Alyssa Chen

Cù Tuấn, dịch

27-10-2024

Tóm tắt: Theo các chuyên gia, bất chấp các cuộc đối thoại cấp cao, các cuộc đối đầu trên biển giữa Bắc Kinh và Hà Nội không chỉ dai dẳng mà còn có khả năng leo thang trong tương lai

***

Các bước tiến của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và lặng lẽ.

Theo tổ chức nghiên cứu Sáng kiến thăm dò Biển Đông có trụ sở tại Bắc Kinh, chỉ trong năm tháng qua, Việt Nam đã cải tạo được hơn 2km vuông (0,8 dặm vuông) tại quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.

Hà Nội kiểm soát 11 trong số 29 thực thể trong quần đảo này, nơi mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và được Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Theo một số ước tính, nếu Việt Nam duy trì tốc độ xây dựng đảo ở Biển Đông, nước này có thể vượt qua Trung Quốc.

Cho đến nay, phản ứng của Trung Quốc vẫn khá im ắng – đặc biệt khi so sánh các tranh chấp chủ quyền với Philippines trên cùng vùng biển này.

Nhưng các nhà phân tích hàng hải cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ quan ngại về điều này, và trong khi hai bên có kênh liên lạc mở để giải quyết tranh chấp, những khác biệt cơ bản giữa hai nước dự kiến sẽ vẫn tồn tại.

Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cũng đã ghi nhận những nỗ lực mở rộng đảo của Việt Nam.

Trong một báo cáo hồi tháng 6, cho biết, Hà Nội đang trên đà vượt qua các kỷ lục trước đó về xây dựng đảo trong năm nay. Báo cáo cho biết, từ tháng 11 đến tháng 5, Việt Nam đã có thêm khoảng 692 mẫu Anh (khoảng 2,8km vuông) tại 10 thực thể khác nhau ở quần đảo Trường Sa, một dấu hiệu cho thấy sự gia tăng mở rộng lãnh thổ.

Hu Bo, giám đốc SCSPI cho biết: “Hà Nội đã liên tục mở rộng các thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa kể từ thập niên 1970… và đã có sự tăng tốc đáng kể về cả tốc độ và quy mô của những sửa đổi này, kể từ đợt mở rộng mới nhất bắt đầu hồi tháng 10 năm 2021”.

Hu Bo cho biết, Việt Nam – quốc gia chiếm đóng nhiều thực thể nhất trong số các quốc gia có yêu sách ở quần đảo Trường Sa – đã tích cực cải tạo đất trên 11 thực thể đó và không có dấu hiệu ngưng lại.

Những nỗ lực cải tạo đất trên đảo của Việt Nam có khả năng vượt quá quy mô các hoạt động trước đây của Trung Quốc trong khu vực”, Hu nói và nói thêm rằng, Bắc Kinh nên công khai giải quyết vấn đề với Hà Nội, vì “các cuộc phản đối riêng tư là vô nghĩa”.

Chen Xiangmiao, nghiên cứu viên cộng tác tại Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, có trụ sở tại Hải Nam, cho biết, Việt Nam muốn tận dụng hoạt động xây dựng đảo để tăng cường kiểm soát quần đảo Trường Sa, vì có khả năng sẽ thiết lập sự hiện diện liên tục của các tàu thực thi pháp luật trên biển và mở rộng việc triển khai các cơ sở quân sự tại đây.

“Trước đây, Hà Nội duy trì số lượng hạn chế các căn cứ ở Trường Sa, và chúng chỉ có khả năng tiếp nhận các tàu nhỏ. Tuy nhiên, với những nâng cấp gần đây đối với các cơ sở cảng của mình, Việt Nam đang sẵn sàng duy trì sự hiện diện liên tục của lực lượng thực thi pháp luật hàng hải, điều này sẽ tăng cường đáng kể quyền kiểm soát của mình đối với toàn bộ khu vực Trường Sa”, Chen cho biết.

Trong số nhiều rạn san hô do Việt Nam kiểm soát, rạn san hô Barque Canada (tên Việt: Bãi Thuyền Chài) nổi bật là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam và là thực thể lớn thứ tư ở quần đảo Trường Sa. Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền đối với rạn san hô này và lo ngại về việc xây dựng tiền đồn của Việt Nam tại đây.

Báo cáo của AMTI lưu ý rằng, rạn san hô Barque Canada có diện tích 1,66km vuông hồi tháng 5 và là tiền đồn duy nhất do Việt Nam kiểm soát có thể chứa đường băng dài 3km (1,86 dặm) đủ khả năng hạ cánh cho hầu hết các máy bay quân sự của Việt Nam.

Theo SCSPI, rạn san hô này có diện tích 2,66km vuông và một đường băng đang được xây dựng nhanh chóng trên đó, với hơn 410 mét đường băng đã được quan sát cho đến nay.

Những vụ nâng cấp gần đây đối với các tiền đồn đã nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc tiếp nhận các tàu lớn – từ hàng ngàn đến gần 10 ngàn tấn – cho thấy tiềm năng của họ đối với việc neo đậu tàu quân sự trong tương lai“, Chen cho biết. Ông nói rằng các công trình phòng thủ đang được xây dựng, được trang bị doanh trại, pháo binh và các cơ sở quân sự khác.

Quần đảo Trường Sa không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ quốc gia nào mà nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines, cũng như nằm trong phạm vi đường chín đoạn rộng lớn của Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn tuyến đường thủy này.

Ông Chen cho biết, những nỗ lực của Việt Nam nhằm chiếm đóng “bất hợp pháp và vĩnh viễn” các thực thể này sẽ đặt ra thách thức đáng kể cho Trung Quốc vì chúng có khả năng thúc đẩy các hành động tương tự từ Philippines và các quốc gia có yêu sách khác.

Các tàu Việt Nam có thể mạo hiểm đi vào các vùng biển xung quanh các đảo và rạn san hô do Trung Quốc kiểm soát hoặc cố gắng thiết lập sự hiện diện trên một số thực thể chưa bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa”, ông Chen nói.

Những hành động này có thể dẫn đến leo thang tương tác và cạnh tranh trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, gây ra những lo ngại đáng kể cho chính quyền Trung Quốc”.

Ông Chen cho biết, những bất ổn xung quanh việc nâng cấp các đảo tiền đồn của Việt Nam sẽ trở nên phức tạp hơn nữa.

Cho đến nay, Trung Quốc đã đưa ra phản ứng ôn hòa đối với các nỗ lực cải tạo đất của Việt Nam trên vùng biển này, trái ngược với lập trường quyết đoán hơn đối với Philippines. Các chuyên gia cho rằng, sự khác biệt trong cách tiếp cận của Bắc Kinh liên quan đến lòng tin chính trị lẫn nhau giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Trung Quốc duy trì trao đổi chặt chẽ với ban lãnh đạo cấp cao mới của Việt Nam sau một cuộc cải tổ quyền lực. Tuần này, tướng quân đội Lương Cường  được bầu làm chủ tịch nước mới để kế nhiệm Tô Lâm, người đã giữ chức Chủ tịch nước ngay cả sau khi được bổ nhiệm chính thức làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền hồi tháng 8.

Ông Lương Cường đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón trong tháng này và họ đã tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ giữa hai nước. Ông Tô Lâm đã đến thăm Trung Quốc hồi tháng 8, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức và cam kết giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước thông qua đối thoại.

Luo Liang, trợ lý nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, cho biết, vẫn còn quá sớm để nhận định định hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới tại Việt Nam, “tuy nhiên, khả năng thay đổi triệt để lập trường đối với Trung Quốc có vẻ không cao”.

Theo ông Luo, các hành động của Việt Nam đã vấp phải nhiều cuộc đàm phán và phản đối thông qua các kênh ngoại giao nội bộ của Bắc Kinh.

Nhưng sự tương tác thường xuyên giữa các quan chức cấp cao và các kênh liên lạc cởi mở, thông suốt giữa Trung Quốc và Việt Nam đã giúp giải quyết hiệu quả các bất đồng trên biển, giúp giảm thiểu tác động bất lợi đến quan hệ song phương”, Luo cho biết.

Theo ông Luo, bất chấp những nỗ lực này, những bất đồng cơ bản về Biển Đông vẫn tiếp tục là một thách thức.

Hồi năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu một chương trình xây dựng đảo lớn của riêng mình tại quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã xây dựng cả cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự, bao gồm đường băng quân sự, trạm radar, bến cảng và nhà ở cho quân đội.

Bắc Kinh cho biết, chúng được xây dựng trên các thực thể do họ kiểm soát và hành động trên là “hợp pháp và chính đáng”.

Theo một phó giáo sư tại Quảng Châu chuyên về Biển Đông và yêu cầu được giấu tên, những hành động kiên quyết của Việt Nam trong việc bảo vệ các yêu sách của mình có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực trong tương lai của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền lợi của mình ở Biển Đông.

Các cuộc đối đầu trên biển giữa Bắc Kinh và Hà Nội không chỉ dai dẳng, mà còn có khả năng leo thang trong tương lai, học giả này cho biết, trích dẫn một sự cố trong tháng này, trong đó Việt Nam cáo buộc Trung Quốc tấn công 10 ngư dân Việt Nam, khiến ba người bị gãy chân, tay. Cuộc đối đầu cũng dẫn đến thiệt hại cho tàu đánh cá Việt Nam và tàu Trung Quốc đã tịch thu số cá đánh bắt được của họ.

Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này, tuyên bố các tàu thuyền Việt Nam đang đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu vực. Trung Quốc cho biết, họ đã phản ứng một cách chuyên nghiệp và kiềm chế để ngăn chặn các tàu thuyền, và không có thương vong nào xảy ra.

Sau khi tham dự một diễn đàn khu vực tại Lào, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tới Việt Nam để thảo luận với Tổng bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, tạo cơ hội cho Bắc Kinh hàn gắn quan hệ.

Trong văn bản tuyên bố, Bắc Kinh và Hà Nội cam kết “kiềm chế không thực hiện các hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng quy mô tranh chấp”.

Ngoài ra, hai bên đã nhất trí khởi xướng các dự án phát triển hàng hải chung ở những khu vực ít nhạy cảm và cải thiện tương tác giữa các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Cường độ và mức độ nghiêm trọng của cuộc đụng độ tiếp theo giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể vượt qua các sự cố trước đó. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại cấp cao có thể tạm thời ổn định và hạ nhiệt, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi“, các học giả tại Quảng Châu cho biết.

Tàn phá hệ sinh thái mạng

Nguyễn Thọ

27-10-2024

Bài viết trước của tôi về việc nhiều người Việt thích chụp ảnh các buổi ăn nhậu với những cảnh nâng cốc khiến một số bạn khó chịu. Họ coi đó là quyền được bày tỏ niềm vui khi gặp gỡ. Tôi xin lỗi đã làm các bạn mếch lòng.

Những ai được học nghị quyết?

Nguyễn Huy Cường

27-10-2024

Có thể có nhiều câu trả lời nhưng nói gọn nhất là 90% nhân dân không hề biết là ít. Cộng đồng này bận làm ăn, không có điều kiện quan tâm đến nghị quyết gì cả, cứ thấy điều gì tốt là làm.

Tiếp quản

Dương Quốc Chính

26-10-2024

Tướng Doãn Anh được phong thượng tướng là cú vét của Chủ tịch nước Tô Lâm, được có năm ngày là đảo cánh đi bí thư Thanh Hóa! Tức là có ông thượng tướng đi bí thư tỉnh, hình như lần đầu? Trước đây các tướng lên lãnh đạo tỉnh thường từ công an tỉnh hay Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cao lắm là trung tướng.

Những cuộc trò chuyện bí mật của Elon Musk với Vladimir Putin

Wall Street Journal

Cù Tuấn, biên dịch

26-10-2024

Tóm tắt: Những cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa người đàn ông giàu nhất thế giới và kẻ thù chính của nước Mỹ làm dấy lên mối lo ngại về an ninh; các chủ đề nói chuyện giữa hai người bao gồm địa chính trị, kinh doanh và các vấn đề cá nhân.

“Điên rồ. Vô vọng!”

Thái Hạo

26-10-2024

Sáng dậy, mở điện thoại, đã thấy một người anh nhà báo gửi cho bài viết nói về “đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đọc xong, tôi nhắn lại “Điên rồ. Vô vọng!”.

Việt Nam, đã đến thời điểm không cần đầu tư cho biểu diễn dân chủ!

Blog VOA

Trân Văn

26-10-2024

Ông Lương Cường tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, ngày 21 tháng 10, tại Hà Nội. Ông Tô Lâm thôi làm Chủ tịch nước, ông Lương Cường kế nhiệm, không có bất kỳ thông báo nào từ BCH TƯ. Nguồn: AFP

Lời ai điếu cho thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

Mai Bá Kiếm

25-10-2024

Hôm rày, tôi định viết bài “Vắng hàng Việt Nam trong các chợ Việt tại Úc” (Footscray, Inala), trong khi đó chợ Campuchia ở Úc có nhiều hàng Miên! Hôm nay, các báo Việt Nam đồng viết bài: “Temu đại náo (thao túng) thị trường Việt Nam khi chưa có phép“.

Sư Thích Minh Tuệ: Con chỉ ba y, một bát!

Phước Nghiêm Thiện Nguyện

24-10-2024

LGT: Đây là bài đặc biệt phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ ngày 22-10-2024 của kênh YouTube Phước Nghiêm Thiện Nguyện, do cô Phạm Hiền Mây chuyển thành văn bản từ video:

Vụ Vương Tấn Việt xài bằng giả: Trả hết!

Mai Bá Kiếm

24-10-2024

Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân… cùng đặt tựa bài trùng ý nhau “Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 BTVH không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp“.