Tác giả: Kevin Williams
Dương Lệ Chi, dịch
14-12-2022
Công ty khởi nghiệp xe hơi điện đã đưa tôi đến trụ sở chính ở Việt Nam để lái chiếc xe điện đầu tiên dành cho thị trường Hoa Kỳ. Đó là trải nghiệm kỳ lạ nhất trong đời tôi.
Stuart Anderson phỏng vấn GS Brian D. Taylor
Trúc Lam, dịch
15-12-2022
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga ở Ukraine và sự phản kháng của người Ukraine đối với cuộc xâm lược đó vẫn là sự kiện quốc tế quan trọng nhất trong năm 2022. Ngoài ý nghĩa quân sự, cuộc xâm lược đã dẫn đến tình trạng hàng triệu người Ukraine tị nạn, khiến nhiều người đàn ông trong độ tuổi quân sự phải rời khỏi Nga, ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng, lương thực, thực phẩm và thay đổi nền kinh tế Nga.
Tác giả: Yaroslav Trofimov và Matthew Luxmoore
Cù Tuấn, dịch
9-12-2022
Tóm tắt: Ngoại trưởng Ukraine nói Kiev có quyền tấn công vào trong đất Nga để tự vệ, từ chối thỏa hiệp về lãnh thổ và không thấy triển vọng đàm phán hòa bình với Nga.
Tác giả: Jamey Keaten
Cù Tuấn dịch
9-12-2022
Tiếp theo Phần 1
Văn phòng này tuần trước cho biết, họ sẽ triển khai “chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn nhất trong lịch sử” ở Ukraine, với tổng trị giá 1,7 tỷ USD cho 6,3 triệu người. Văn phòng này cũng cho biết kinh nghiệm ở các quốc gia khác đã cho thấy việc phân phát tiền trực tiếp cho người dân để mua thực phẩm, quần áo và các nhu yếu phẩm khác là một chiến lược hiệu quả.
Tác giả: Jamey Keaten
Cù Tuấn dịch
9-12-2022
Khi các lực lượng Nga phát động một chiến dịch quân sự chống lại cơ sở hạ tầng ở Ukraine gần hai tháng trước, họ đã mở một mặt trận với các cuộc tấn công dọc theo đường dây điện, đường ống dẫn nước và hệ thống sưởi đến các gia đình, trường học, văn phòng và nhà thờ.
Cù Tuấn, dịch
8-12-2022
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 và Phần 5
Tôi hỏi: liệu lịch sử này theo một cách nào đó đã củng cố Ukraine như một quốc gia, góp phần vào quyết tâm chống lại cuộc chiến hiện tại với Nga hay không. Zelensky đáp trả tôi với một cái nhìn xuyên thấu. “Một số người có thể nói điều đó làm chúng tôi trở nên cứng rắn hơn. Nhưng tôi nghĩ nó đã lấy đi rất nhiều khả năng phát triển của Ukraine”, Zelensky nói. “Đó là một cú đánh nối tiếp sau một cú đánh khác, loại khó nhất. Chuyện đó đã làm chúng tôi trở nên cứng rắn ra sao? Mọi người hầu như chỉ được gọi là tồn tại. Cái đói đã đánh gục họ. Nạn đói đã đè bẹp tâm lý của người dân, và tất nhiên điều đó còn để lại dấu vết”.
Tác giả: Simon Shuster từ Kyiv
Cù Tuấn, dịch
8-12-2022
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 và Phần 4
Phần lớn thời gian trong năm nay, Zelensky sống xa vợ và hai con của họ. Lý do chính là an ninh; sự hiện diện của Zelensky sẽ khiến vợ con ông gặp rủi ro cao hơn. Nhưng Zelensky cũng cảm thấy sẽ là sai lầm nếu tiếp tục thói quen sống cùng gia đình trong khi rất nhiều gia đình Ukraine vẫn bị chia cắt bởi chiến tranh. Hàng triệu người tị nạn từ Ukraine đang sống ở nước ngoài, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, trong khi nam giới trong độ tuổi chiến đấu bị cấm rời khỏi Ukraine nếu không có sự cho phép đặc biệt, vốn không được cấp dễ dàng theo các điều khoản của thiết quân luật.
Tác giả: Simon Shuster từ Kyiv
Cù Tuấn, dịch
8-12-2022
Zelensky đã gọi đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos và hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. Ông đã trả lời phỏng vấn của những người dẫn chương trình talk show và nhà báo, đồng thời tổ chức các cuộc trò chuyện trực tiếp với sinh viên tại Stanford, Harvard và Yale. Ông đã tận dụng danh tiếng của các siêu sao giải trí để khuếch đại lời kêu gọi hỗ trợ quốc tế của mình. Jessica Chastain và Ben Stiller đã đến thăm khu nhà chính phủ kiên cố của ông. Liev Schreiber đã đồng ý trở thành đại sứ cho nền tảng gây quỹ chính thức của Ukraine. Sean Penn đã mang một bức tượng nhỏ Oscar đến Kyiv và để lại nó cho Zelensky.
Một lần, Tổng thống cho phép một nhóm kỹ thuật viên tạo ra một hình ảnh ba chiều 3D về chân dung của ông, sau đó được chiếu tại các hội nghị trên khắp châu Âu. Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống nói: “Nguyên tắc của chúng tôi rất đơn giản. Nếu chúng ta không được thế giới để mắt đến, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm”. Sự chú ý của thế giới đã trở thành một lá chắn bảo vệ.
Hiệu ứng này là một dạng năng lực siêu nhân ảo đôi khi trở nên tẻ nhạt đối với chính người dân Ukraine. Kyrylo Tymoshenko, cố vấn tổng thống, người giám sát chương trình truyền hình marathon truyền tải thông điệp của Zelensky tới các gia đình Ukraine, cho biết: “Chúng tôi luôn tìm kiếm các định dạng mới. Nhưng sớm muộn gì người ta cũng mệt mỏi với hàng loạt tin tức”. Và họ đã bắt đầu điều chỉnh.
Việc giải phóng Kherson đã mang đến cho cả nước một cơ hội hiếm có để ăn mừng. Một đám đông đã tụ tập ở trung tâm quảng trường và ai đó đã hét lên: “Vinh quang thay Ukraine!“. Đáp lại là một điệp khúc, chủ yếu là giọng của phụ nữ: “Vinh quang thay các anh hùng!”. Mặc dù khiến bộ phận an ninh phải lo lắng, Zelensky đã đến chào hỏi người dân, và đám đông tràn về phía trước khi ông đến gần. Các phóng viên lao lên từ phía sau, khóa chặt vị Tổng thống khiến các cận vệ không thể kiểm soát tình huống. Một người lính, quay lưng lại với Tổng thống, ánh mắt trở nên kinh hoàng khi anh ta nhìn lướt qua các khuôn mặt trong đám đông để tìm kiếm những nguy cơ nếu có. Zelensky mỉm cười và vẫy tay với đám đông. “Mọi người có khỏe không?“, ông nói. “Các bạn có sao không?“
Thành công của Zelensky với tư cách là một nhà lãnh đạo thời chiến dựa trên thực tế là lòng can đảm có thể lây lan mãnh liệt. Nó lan truyền qua giới lãnh đạo chính trị của Ukraine trong những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, khi mọi người nhận ra rằng Tổng thống vẫn ở đó và tiếp tục chiến đấu.
Nếu đó dường như là điều tự nhiên đối với một nhà lãnh đạo trong một cuộc khủng hoảng, hãy xem xét tiền lệ lịch sử. Chỉ sáu tháng trước đó, Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani – một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm hơn nhiều so với Zelensky – đã chạy trốn khỏi thủ đô nước này khi lực lượng Taliban tiếp cận. Vào năm 2014, một trong những người tiền nhiệm của Zelensky, Viktor Yanukovych, đã chạy trốn khỏi Kyiv khi những người biểu tình vây kín nơi ở của ông; hiện tại ông ta vẫn sống ở Nga. Vào thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà lãnh đạo của Albania, Bỉ, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Ba Lan, Hà Lan, Na Uy và Nam Tư đã chạy trốn khỏi sự tiến công của Wehrmacht Đức và sống lưu vong trong suốt cuộc chiến.
Không có nhiều điều trong tiểu sử của Zelensky để dự đoán tinh thần sẵn sàng đứng lên và chiến đấu của ông. Zelensky chưa bao giờ phục vụ trong quân đội hoặc tỏ ra quan tâm nhiều đến các vấn đề của quân đội. Ông mới chỉ là Tổng thống kể từ tháng 4 năm 2019. Bản năng nghề nghiệp của ông bắt nguồn từ cả cuộc đời là một diễn viên trên sân khấu, một chuyên gia về hài kịch ứng biến và một nhà sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh điện ảnh.
Trải nghiệm đó hóa ra lại có những ưu điểm của nó. Zelensky có khả năng thích nghi, và đã được huấn luyện để không mất tinh thần trước áp lực. Ông biết cách đọc vị đám đông và phản ứng với tâm trạng cũng như kỳ vọng của họ. Bây giờ khán giả của Zelensky là cả thế giới. Ông quyết tâm không để họ thất vọng. Quyết định ở lại tòa nhà chính phủ ở Kyiv của ông khi đối mặt với khả năng bị ám sát đã thành tấm gương sáng, khiến cấp dưới của ông càng khó có thể bỏ chạy. Ruslan Stefanchuk, người phát ngôn của quốc hội Ukraine, nói với các thành viên của mình vài giờ sau khi cuộc xâm lược bắt đầu: “Bất cứ ai rời đi đều là kẻ phản bội.”
Thay vì cắm cổ chạy thục mạng, nhiều người Ukraine chộp lấy bất cứ loại vũ khí nào họ có thể tìm thấy và xông ra bảo vệ các thị trấn và thành phố của họ trước lực lượng xâm lược được trang bị xe tăng và trực thăng tấn công. “Lý thuyết quân sự không tính đến những anh chàng bình thường với quần thể thao và súng săn”, chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhny, nói với tôi khi kể lại quá trình phòng thủ Kyiv trong những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược.
Zelensky xứng đáng nhận được bao nhiêu công lao cho công cuộc phòng thủ Kyiv đó? Trong những giờ đầu của cuộc xâm lược, vị Tổng thống này được thông báo rằng Nga đang cố gắng đưa hàng nghìn binh sĩ đến sát Kyiv bằng máy bay chở hàng quân sự, và ông đã ra lệnh ngăn những chiếc máy bay đó hạ cánh bằng bất cứ giá nào. Một trong những cố vấn của ông, Mikhailo Podolyak, chưa bao giờ thấy sếp của mình tức giận như vậy. “Ông ấy đưa ra mệnh lệnh khắc nghiệt nhất có thể: Không thương xót. Sử dụng tất cả vũ khí có sẵn”.
(Còn nữa)
Tác giả: Simon Shuster từ Kyiv
Cù Tuấn, dịch
8-12-2022
Tiếp theo Phần 1
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, giao thông đường hàng không tại Ukraine đã bị giới hạn chỉ còn dành cho máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, máy bay ném bom và tên lửa hành trình. Tàu hỏa đã trở thành phương tiện di chuyển đường dài chính của Tổng thống nước này. Nhìn bên ngoài, toa tàu của Zelensky không khác gì một toa xe khách thông thường. Bên trong, những tưởng tượng của tôi về một trung tâm chỉ huy công nghệ cao được lắp đặt tại chỗ, hoặc ít nhất là một quầy bar đầy ắp rượu các loại, đã chứng tỏ là một sai lầm. Không có internet trên toa tàu này, và các tiện nghi là rất khiêm tốn. Một vé hạng nhất trên Amtrak còn có nhiều không gian hơn để khách có thể duỗi chân thoải mái.
Tác giả: Simon Shuster từ Kyiv
Cù Tuấn, dịch
8-12-2022
Văn phòng của Tổng thống nhắn tôi vào tối thứ Bảy: Hãy sẵn sàng để đi vào ngày hôm sau, một phụ tá nói, và mang theo bàn chải đánh răng. Không có thông tin chi tiết về điểm đến hoặc cách để đến đó, nhưng cũng không khó để đoán. Chỉ hai ngày trước đó, vào ngày thứ 260 của cuộc xâm lược Ukraine, quân Nga đã rút lui khỏi thành phố Kherson. Đó là thủ phủ khu vực duy nhất mà họ đã chiếm được kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện vào tháng 2, và Điện Kremlin đã hứa rằng nó sẽ mãi mãi là một phần của Nga. Bây giờ Kherson đã được giải phóng và Volodymyr Zelensky muốn đến đó càng sớm càng tốt.
Tim Bartz và David Böcking thực hiện
Đỗ Kim Thêm dịch
5-12-2022
Der Spiegel phỏng vấn nhà kinh tế nổi danh Nouriel Roubini về cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Sự nóng lên trên toàn cầu, chiến tranh và lạm phát: Thế giới dường như đang ở trong tình trạng khủng hoảng bất tận vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tiên tri tai hoạ Nouriel Roubini xác định 10 “mối đe dọa nghiêm trọng” mà chúng ta đang phải đối mặt và cách đối phó.
Nouriel Roubini sinh năm 1958, là một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới và cũng là người bi quan cùng cực. Giáo sư hồi hưu Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York đã dự đoán được cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, cũng như sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu ngay khi bắt đầu cuộc khủng hoảng dịch Corona. Ông lớn lên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel, Ý, và hiện là công dân Mỹ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
DER SPIEGEL: Thưa Giáo sư Roubini, ông không thích biệt danh là “Tiến sĩ Doom”. Thay vào đó, ông muốn được gọi mình là “Tiến sĩ theo thuyết hiện thực”. Nhưng trong cuốn sách mới của ông, ông mô tả về “Mười Mối Đe Dọa Nghiêm Trọng” gây nguy hiểm cho tương lai của chúng ta. Sách không quá ảm đạm hơn thế nhiều.
Roubini: Những mối đe dọa mà tôi viết là có thật, không ai có thể phủ nhận điều đó. Tôi lớn lên ở Ý vào thập niên 1960 và 1970. Hồi đó, tôi chưa bao giờ lo lắng về một cuộc chiến giữa các cường quốc hay một mùa đông hạt nhân, vì chúng ta đã đạt được tình trạng giảm căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây. Tôi chưa bao giờ nghe thấy những từ về biến đổi khí hậu hay đại dịch toàn cầu. Và không ai lo lắng về việc những người máy đảm nhận hầu hết các công việc.
Chúng ta có nền thương mại tự do hơn và tiến trình toàn cầu hóa, chúng ta sống trong các nền dân chủ ổn định, ngay cả khi không hoàn hảo. Tình trạng nợ rất thấp, dân số không quá già, không có nợ phải trả chưa được tài trợ từ các hệ thống hưu bổng và bảo hiểm sức khỏe. Đó là thế giới mà tôi trưởng thành. Và hiện nay, tôi phải lo lắng về tất cả những điều này, và những người khác cũng vậy.
DER SPIEGEL: Nhưng sao họ lo? Hay là ông cảm thấy rằng giống như tiếng gào trong sa mạc?
Roubini: Tôi đã có mặt trong cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington. Trong một bài phát biểu ở đó, nhà sử học kinh tế Niall Ferguson đã nói rằng, chúng ta sẽ may mắn nếu gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tế giống như trong thập niên 1970, không có một cuộc chiến giống như trong thập niên 1940. Các cố vấn an ninh quốc gia đã lo lắng về việc khối NATO can dự trong cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, và Iran và Israel đang va chạm. Và đúng ngay sáng nay, tôi đã đọc được tin, chính quyền Biden lo Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan sớm hơn là muộn. Thành thật mà nói, Thế chiến thứ ba đã bắt đầu có hiệu quả, chắc chắn là ở Ukraine và trong không gian mạng.
DER SPIEGEL: Các chính trị gia dường như bị choáng ngợp khi nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra cùng một lúc. Họ nên đặt ra những ưu tiên nào?
Roubini: Tất nhiên, họ phải lo cho Nga và Ukraine trước khi cho Iran và Israel hoặc Trung Quốc. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng nên suy nghĩ về lạm phát và suy thoái kinh tế, tức là tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ. Khu vực sử dụng đồng Euro đã rơi vào tình trạng suy thoái, và tôi nghĩ nó sẽ lâu dài và khó khăn. Vương quốc Anh thậm chí còn tệ hơn. Đại dịch dường như đã được ngăn chặn, nhưng các biến thể của COVID mới có thể sớm xuất hiện. Và biến đổi khí hậu là một thảm họa dù chuyển động chậm nhưng đang tăng tốc. Đối với mỗi một mối đe dọa trong số 10 mối đe dọa mà tôi mô tả trong sách, tôi có thể cung cấp cho bạn 10 ví dụ đang xảy ra như chúng ta nói hôm nay, không phải trong tương lai xa. Bạn có muốn nghe một ví dụ về biến đổi khí hậu không?
DER SPIEGEL: Nếu ông phải làm như vậy.
Roubini: Mùa hè này, đã có những đợt hạn hán trên toàn thế giới, gồm cả ở Hoa Kỳ. Gần Las Vegas, hạn hán tệ hại đến mức mà xác của những tên cướp từ thập niên 1950 đã nổi lên trong những hồ nước khô cằn. Ở California, hiện nay nông dân đang bán quyền sử dụng nước của họ vì nó có lợi hơn là trồng bất cứ thứ gì. Và ở Florida, bạn không thể mua bảo hiểm cho những ngôi nhà trên bờ biển nữa. Một nửa số người Mỹ cuối cùng sẽ phải chuyển đến vùng Trung Tây hoặc Canada. Đó là chuyện khoa học, không phải do suy đoán.
DER SPIEGEL: Một mối đe dọa khác mà ông mô tả là Hoa Kỳ có thể gây áp lực buộc châu Âu hạn chế mối quan hệ kinh doanh với Trung Quốc để không gây nguy hiểm cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên lục địa này. Chúng ta còn bao xa nữa từ kịch bản đó?
Roubini: Chuyện này đã xảy ra. Mỹ vừa thông qua các quy định mới cấm xuất khẩu chất bán dẫn sang các doanh nghiệp Trung Quốc để họ sử dụng thông minh nhân tạo hoặc điện toán lượng tử hoặc sử dụng quân sự. Người châu Âu muốn tiếp tục kinh doanh với Mỹ và Trung Quốc, nhưng điều đó sẽ không thể thực hiện được vì các vấn đề an ninh quốc gia. Thương mại, tài chính, công nghệ, internet: mọi thứ sẽ chia làm hai.
DER SPIEGEL: Tại Đức, hiện nay đang có một cuộc tranh luận về việc liệu các phần của hải cảng Hamburg có nên bán cho Cosco, một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc không. Lời khuyên của ông sẽ là gì?
Roubini: Bạn phải suy nghĩ về mục đích của một thỏa thuận như vậy là gì. Đức đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi dựa vào năng lượng của Nga. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ không sử dụng các cảng của Đức về mặt quân sự, như họ có thể làm như vậy ở châu Á và châu Phi. Nhưng lập luận kinh tế duy nhất cho loại thỏa thuận này là chúng ta có thể phản công lại một khi các nhà máy châu Âu bị tịch thu ở Trung Quốc. Nếu không, đó không phải là một ý tưởng quá thông minh.
DER SPIEGEL: Ông cảnh báo rằng, Nga và Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một giải pháp thay thế cho đồng đô la và hệ thống SWIFT. Nhưng cho đến nay, hai nước này đã thất bại.
Roubini: Đó không chỉ về hệ thống thanh toán. Trung Quốc đang đi khắp thế giới để bán các công nghệ loại 5G được trợ cấp mà nó có thể được sử dụng cho mục tiêu gián điệp. Tôi đã hỏi vị tổng thống của một quốc gia châu Phi là tại sao ông nhận được công nghệ 5G từ Trung Quốc mà không phải từ phương Tây. Ông ta nói với tôi, chúng tôi là một quốc gia nhỏ, vì vậy dù sao cũng sẽ có người theo dõi. Rồi thì tôi cũng có thể chọn công nghệ của Trung Quốc, vì nó rẻ hơn. Trung Quốc đang phát triển về sức mạnh kinh tế, tài chính và thương mại ở nhiều nơi trên thế giới.
DER SPIEGEL: Nhưng liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thực sự thay thế đồng đô la về lâu dài?
Roubini: Việc này sẽ mất thời gian, nhưng người Hoa rất giỏi trong suy nghĩ về lâu dài. Họ đã đề nghị với Ả Rập Xê Út rằng, họ định giá và tính chi phí cho số dầu bán ra bằng đồng nhân dân tệ. Và họ có hệ thống thanh toán tinh vi hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Alipay và WeChat pay được một tỷ người Trung Quốc sử dụng mỗi ngày cho hàng tỷ các giao dịch. Tại Paris, bạn đã có thể mua sắm tại cửa hàng Louis Vuitton và thanh toán bằng WeChat.
DER SPIEGEL: Vào thập niên 1970, chúng ta cũng đã có một cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát cao và tăng trưởng trì trệ, được gọi là tình trạng vừa lạm phát và vừa đình trệ. Hiện nay, liệu chúng ta có đang trải nghiệm điều gì đó tương tự như vậy không?
Roubini: Hiện nay còn tệ hơn. Hồi đó, chúng ta không có nhiều nợ công và tư như chúng ta có ngày nay. Hiện nay, nếu các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lạm phát, nó sẽ dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp thoi thóp, (hoạt động cầm chừng chỉ đủ để trả lãi, không trả được nợ chính: ND), các ngân hàng hoạt động trong bóng tối và các tổ chức chính phủ. Bên cạnh đó, ngày nay, cuộc khủng hoảng dầu mỏ gây ra một vài cú sốc địa chính trị còn nhiều hơn. Và chỉ cần tưởng tượng ra tác động của cuộc tấn công Đài Loan của Trung Quốc, nơi sản xuất 50% tổng số chất bán dẫn trên thế giới và 80% các chất bán dẫn cao cấp. Đó sẽ là một cú sốc toàn cầu. Chúng ta phụ thuộc nhiều vào chất bán dẫn ngày nay hơn là dầu.
DER SPIEGEL: Ông chỉ trích gay gắt các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ lỏng lẻo của họ. Có ngân hàng trung ương nào làm đúng trong lúc này không?
Roubini: Dù sao thì họ cũng bị chê trách. Hoặc là họ chống lạm phát với chính sách lãi suất cao và gây ra một cuộc hạ cánh đầy khó khăn cho nền kinh tế thực và các thị trường tài chính. Hoặc là họ mềm dẻo và thông qua, không tăng lãi suất và giữ cho tình trạng lạm phát tiếp tục tăng. Tôi nghĩ Ngân hàng Trung ương Mỹ và châu Âu sẽ nhắm mắt thông qua, như Ngân hàng Trung ương Anh đã làm.
DER SPIEGEL: Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cao cũng có thể hữu ích vì chúng chỉ đơn giản là thổi phồng nợ đi mất.
Roubini: Vâng, nhưng họ cũng làm cho khoản nợ mới đắt hơn. Bởi vì khi lạm phát tăng, những người cho vay tính lãi suất cao hơn. Một ví dụ: Nếu lạm phát tăng từ 2 đến 6%, thì lãi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ sẽ phải tăng từ 4 đến 8% để tiếp tục mang lại các doanh lợi tương tự; và chi phí vay tư nhân cho mục tiêu thế chấp và kinh doanh sẽ còn cao hơn nữa. Điều này làm cho nó đắt hơn nhiều đối với nhiều doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp phải đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều so với trái phiếu của chính phủ, vì nó được coi là an toàn. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều nợ đến nỗi một cái gì đó giống như có thể dẫn đến một sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế, tài chính và tiền tệ. Và chúng ta thậm chí không nói về siêu lạm phát như thời Cộng hòa Weimar, chỉ là tình trạng lạm phát một con số.
DER SPIEGEL: Rủi ro quan trọng nhất mà ông mô tả trong sách là biến đổi khí hậu. Không phải việc nợ ngày càng tăng là thứ yếu khi nhìn về hậu quả có thể xảy ra của thảm họa khí hậu sao?
Roubini: Chúng ta phải lo lắng về mọi thứ cùng một lúc, vì tất cả những mối đe dọa lớn này được kết nối nhau. Một ví dụ: Hiện tại, không có cách nào để giảm đáng kể số lượng khí thải CO2 mà không làm thu hẹp nền kinh tế. Và mặc dù năm 2020 là cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 60 năm qua, nhưng số lượng khí thải phát ra với hiệu ứng nhà kính chỉ giảm 9%. Nhưng nếu không có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chúng ta sẽ không thể giải quyết vấn đề nợ. Vì vậy, chúng ta phải tìm cách phát triển mà không có chuyện khí thải.
DER SPIEGEL: Với tất cả những cuộc khủng hoảng song song này, làm thế nào để ông đánh giá các cơ hội của nền dân chủ sống sót để chống lại các hệ thống độc đoán như Trung Quốc hay Nga?
Roubini: Tôi rất lo lắng. Các nền dân chủ rất mong manh khi có những cú sốc lớn. Luôn luôn có một số người táo bạo nói ”Tôi sẽ cứu đất nước” và người đổ lỗi mọi thứ cho người nước ngoài. Đó chính xác là những gì mà Putin đã làm với Ukraine. Tổng thống Erdogan có thể làm điều tương tự với Hy Lạp vào năm tới và cố gắng tạo ra một cuộc khủng hoảng vì nếu không ông có thể thua trong cuộc bầu cử. Nếu Donald Trump tái tranh cử và thua cuộc, ông ta có thể công khai kêu gọi những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng lần này gây bạo loạn tại Điện Capitol. Chúng ta có thể thấy bạo lực và một cuộc nội chiến thực sự ở Mỹ. Hiện nay, ở Đức, mọi thứ có vẻ tương đối tốt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu về mặt kinh tế, mọi thứ trở nên tồi tệ và mọi người bỏ phiếu nhiều hơn cho phe đối lập theo cánh hữu?
DER SPIEGEL: Ông được biết đến không chỉ với tư cách là nhà tiên tri tai ương, mà còn cho các tiệc tùng. Ông vẫn còn cảm thấy muốn có tiệc tùng trong lúc này?
Roubini: Tôi luôn tổ chức các sự kiện về nghệ thuật, văn hóa và giới thiệu sách, không chỉ là các sự kiện xã hội. Và trong thời kỳ đại dịch, tôi đã khám phá lại nguồn gốc Do Thái của mình. Hôm nay, tôi thích mời 20 người đến một bữa tiệc tối Shabbat với một buổi lễ tốt đẹp và có nhạc sống. Hoặc chúng tôi làm một sự kiện buổi tối mà tôi hỏi một câu hỏi nghiêm túc và mọi người phải trả lời, những cuộc trò chuyện sâu sắc về cuộc sống và thế giới nói chung, không phải là tán gẫu. Chúng ta nên tận hưởng cuộc sống, nhưng cũng nên làm một chút gì để cứu thế giới.
DER SPIEGEL: Ý ông muốn nói gì?
Roubini: Tất cả lượng khí thải carbon của chúng ta đều quá lớn. Một phần đáng kể của tất cả các lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính chỉ đến từ chăn nuôi. Đó là lý do tại sao tôi trở thành một người từ bỏ thịt, bao gồm cả thịt gà.
DER SPIEGEL: Ông từng nổi tiếng vì đã đi bộ trên đường trong thời gian ba phần tư một năm.
Roubini: Tôi vẫn đi liên tục. Nhưng tôi sẽ nói với bạn một điều: Tôi yêu New York. Trong thời gian xảy ra đại dịch, tôi đã không chạy trốn đến Hamptons hay Miami như nhiều người khác. Tôi ở lại đây, tôi thấy các cuộc biểu tình của Black Lives Matter, tôi tình nguyện giúp đỡ những người vô gia cư. Tôi thấy hàng ngày sự tuyệt vọng của nhiều người bạn nghệ sĩ, những người bị mất việc làm và thu nhập, không đủ khả năng trả tiền thuê nhà. Và ngay cả khi có một cơn bão khác giống như Sandy ở New York có thể dẫn đến bạo lực và hỗn loạn, tôi sẽ ở lại. Chúng ta phải đối mặt với thế giới như nó vốn có. Ngay cả khi có một cuộc đối đầu hạt nhân. Bởi vì sau đó quả bom đầu tiên sẽ rơi xuống New York và quả tiếp theo là Moscow.
____________
Bài liên quan: Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra?
Phụ chú của người dịch: Theo nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 sẽ giảm xuống 3,2% và 2,7% vào năm 2023, nghĩa là một trong những mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001.
Mức lạm phát sẽ tăng từ 4,7% vào năm 2021 lên 8,8% vào năm 2022, chỉ giảm xuống 4,1% vào năm 2024. Về lãi suất, trong 11 tháng đầu năm 2022, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã tăng tiền lời từ 0,08% lên 3,75-4,0%.
Nhìn chung, ba nền kinh tế Hoa Kỳ, Liên Âu và Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đình trệ và nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm 2022 và 2023, các viễn cảnh chung là không khởi sắc.
Tác giả: Steve Strazer, nhà phân tích quân sự
Kim Văn Chính, lược dịch
2-12-2022
Nỗ lực suốt 4 tháng qua của quân đội Nga để chiếm một thành phố không có tầm quan trọng chiến lược như Bakhmut mà không thành công, chứng tỏ tại sao Putin sẽ không thể chống lại được NATO.
Tác giả: John Halpin
Đỗ Kim Thêm dịch
28-11-2022
Sự dịu giọng khi nhân danh tự do không phải là xấu. Sự tách biệt âm thầm trong chủ thuyết phi tự do thuộc phe cánh tả và hữu của Francis Fukuyama.
26-11-2022
Lời giới thiệu: Nước Nga đã không dưới 1 lần, khi sa hoàng tỏ ra yếu đuối hoặc thất bại, người phụ nữ đã lên cầm quyền, trong đó nổi tiếng nhất là nữ hoàng Ekaterina II là một người Đức, con dâu của nhà Romanov.
Phỏng vấn: Stephan Reich
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
18-11-2022
Cựu tuyển thủ quốc gia Tabea Kemme sẽ có mặt tại World Cup ở Qatar với tư cách là một chuyên gia truyền hình và tư vấn về sáng kiến cho sự đa dạng hơn trong bóng đá. Trong cuộc phỏng vấn này, cô ấy giải thích lý do tại sao cô lại đến Qatar mặc dù là một phụ nữ đồng tính, cách cô ấy nhận ra những sai lầm của DFB (Hiệp hội Bóng đá Đức) ngay tại thang máy ở Frankfurt như thế nào và tại sao tẩy chay World Cup là đối đáp sai lầm.
Tác giả: Daron Acemoglu
Đỗ Kim Thêm dịch
28-10-2022
Việc ông Tập Cận Bình xiết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế, chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể không có gì quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng.
Trung Quốc nhấn mạnh đến một vấn đề đã được tranh luận từ lâu về phát triển kinh tế: Liệu chế độ chuyên chế chỉ huy từ thượng tầng xuống cơ sở có thể vượt trội hơn các nền kinh tế thị trường tự do theo chiều hướng đổi mới và tăng trưởng?
Từ năm 1980 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Trung Quốc là hơn 8%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế phương Tây nào, và trong những năm 2000, với việc sử dụng công nghệ của phương Tây, quỹ đạo kinh tế của nước này vượt quá mức bắt kịp về tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu đầu tư công nghệ của riêng mình, sản xuất bằng sáng chế và ấn phẩm học thuật, đồng thời tạo ra các doanh nghiệp sáng tạo như Alibaba, Tencent, Baidu và Huawei.
Một số người phản đối đã nghĩ rằng, chuyện đó khó xảy ra. Trong khi nhiều kẻ chuyên quyền chủ trương về sự mở rộng kinh tế nhanh chóng, mà chưa bao giờ có một chế độ phi dân chủ nào tạo ra sự tăng trưởng dựa trên đổi mới, bền vững, một số người phương Tây đã bị mê hoặc bởi sức mạnh khoa học của Liên Xô trong thập niên 1950 và 1960, nhưng thường thì họ diễn đạt những thành kiến của riêng mình. Đến thập niên 1970, Liên Xô rõ ràng đã tụt hậu và trì trệ, do không có khả năng đổi mới trên một số lĩnh vực.
Đúng vậy, một số nhà quan sát nhạy bén của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, sự kìm kẹp sắt đá của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là dấu hiệu không tốt cho triển vọng của đất nước. Nhưng quan điểm phổ biến hơn cho rằng, Trung Quốc sẽ duy trì sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của mình. Mặc dù đã có những cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc sẽ là một lực lượng lành tính hay ác tính trên toàn cầu, nhưng có rất ít bất đồng rằng sự tăng trưởng của nước này là không thể ngăn cản. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có thói quen dự đoán tốc độ tăng trưởng trước đây của Trung Quốc trong tương lai, và những cuốn sách có tựa đề như When China Rules the World (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) lan tộng khắp nơi.
Trong nhiều năm, người ta cũng nghe thấy những lập luận rằng, Trung Quốc đã đạt được trách nhiệm “giải trình mà không có dân chủ”, hoặc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ít nhất bị hạn chế bởi các giới hạn về nhiệm kỳ, sự cân bằng quyền lực và các ngăn chận cho việc quản trị tốt đẹp khác. Trung Quốc đã nhận được lời khen ngợi vì đã thể hiện đức tính của việc lập kế hoạch cai trị và đưa ra một giải pháp tương ứng, thay thế cho chủ trương Đồng thuận Washington. Ngay cả những người đã công nhận mô hình của Trung Quốc là một hình thức của “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, với tất cả những mâu thuẫn kéo theo, cũng dự đoán rằng, tình trạng tăng trưởng sẽ tiếp tục mà phần lớn không suy giảm.
Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất là Trung Quốc sẽ kiểm soát thế giới bằng khả năng đạt được sự thống trị toàn cầu trong trí tuệ nhân tạo. Với việc truy cập vào rất nhiều dữ liệu từ dân số khổng lồ của mình, với ít hạn chế về đạo đức và quyền riêng tư hơn so với những hạn chế mà các nhà nghiên cứu ở phương Tây phải đối phó và với rất nhiều đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc được cho là có lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực này.
Nhưng lập luận này luôn bị nghi ngờ. Người ta không thể đơn giản cho rằng, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ là nguồn chủ yếu của lợi thế kinh tế trong tương lai; chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép nghiên cứu chất lượng cao đang tiến hành trong lĩnh vực này; hoặc các doanh nghiệp phương Tây bị cản trở đáng kể bởi quyền riêng tư và các quy định về dữ liệu khác.
Ngày nay, các triển vọng của Trung Quốc trông có vẻ kém khởi sắc hơn nhiều so với trước đây. Sau khi đã loại bỏ nhiều cơ chế kiểm tra nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc để bảo đảm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có (không có các giới hạn nhiệm kỳ trong tương lai), và xếp sắp những người ủng hộ trung thành vào trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực.
Sự củng cố quyền lực này đang diễn ra, bất chấp những sai lầm nghiêm trọng của ông Tập mà nó đang kéo nền kinh tế đi xuống và làm giảm tiềm năng đổi mới của Trung Quốc. Chính sách “Zero COVID” của ông Tập phần lớn có thể tránh được và đã phải trả cái giá quá đắt, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Thậm chí ngày càng có nhiều sai lầm ngớ ngẩn hơn có thể xảy ra sau đó khi ông Tập nắm giữ quyền lực không được kiểm soát và được bao quanh bởi những người tùng phục, những người sẽ tránh nói với ông những gì ông cần phải nghe.
Nhưng sẽ là một sai lầm nếu kết luận rằng, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang sụp đổ chỉ vì người lên ngôi không phù hợp. Việc chuyển hướng sang một đường lối kiểm soát cứng rắn hơn bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập (sau năm 2012) là không thể tránh khỏi.
Tình trạng tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc trong thập niên 1990 và 2000 được xây dựng dựa trên các đầu tư khổng lồ, chuyển giao công nghệ từ phương Tây, sản xuất xuất khẩu và áp chế tài chính và tiền lương. Nhưng sự tăng trưởng dựa trên việc xuất khẩu như vậy chỉ có thể đi xa đến như vậy. Như Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, công nhận vào năm 2012 là sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phải trở nên “cân bằng, phối hợp và bền vững hơn”, với sự phụ thuộc ít hơn vào nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.
Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia tin rằng, ông Tập sẽ đáp trả thách thức bằng một chương trình cải cách đầy tham vọng để du nhập nhiều khích lệ năng động dựa trên thị trường hơn. Nhưng những diễn giải này đã bỏ qua một vấn đề quan trọng cho chế độ Trung Quốc: Làm thế nào để duy trì sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đối mặt với tầng lớp trung lưu đang được trao quyền về kinh tế và mở rộng nhanh chóng. Câu trả lời rõ ràng nhất và có lẽ là câu trả lời duy nhất là, sự đàn áp và kiểm duyệt lớn lao hơn, đó chính xác là con đường mà ông Tập đã theo đuổi.
Trong một thời gian, ông Tập, giới cận thần của ông, và thậm chí nhiều chuyên gia từ bên ngoài tin rằng, nền kinh tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thắt chặt kiểm soát từ trung ương, kiểm duyệt, truyền bá giáo điều và đàn áp. Một lần nữa, nhiều người coi lĩnh vực thông minh nhân tạo như một công cụ mạnh mẽ chưa từng có để giám sát và kiểm soát xã hội.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ông Tập và các cố vấn đã hiểu sai về tình hình, và Trung Quốc đã sẵn sàng trả một cái giá nặng nề về kinh tế cho việc kiểm soát càng gia tăng của chế độ. Sau các cuộc tảo thanh về quy định sâu rộng đối với Alibaba, Tencent và các doanh nghiệp khác vào năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tập trung vào việc duy trì xin những ân huệ tốt đẹp của chính quyền chính trị, thay vì đổi mới.
Tình trạng kém hiệu quả và các vấn đề khác được tạo ra bởi việc phân bổ tín dụng có động cơ chính trị cũng đang chồng chất, và sự đổi mới do nhà nước lãnh đạo đang bắt đầu đạt đến giới hạn của nó. Mặc dù có sự gia tăng lớn trong sự hỗ trợ của chính phủ kể từ năm 2013, chất lượng nghiên cứu học thuật của Trung Quốc được cải thiện còn chậm chạp. Ngay cả trong lĩnh vực thông minh nhân tạo, ưu tiên khoa học hàng đầu của chính phủ, những tiến bộ đang tụt hậu so với các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu – hầu hết trong số họ ở Mỹ.
Nghiên cứu gần đây của riêng tôi cùng với Jie Zhou của MIT và David Yang của Đại học Harvard cho thấy rằng, sự kiểm soát từ trên xuống trong giới học thuật Trung Quốc cũng đang bóp méo chiều hướng nghiên cứu. Nhiều giảng viên đang chọn lĩnh vực nghiên cứu của họ để ủng hộ cho giới lãnh đạo ban ngành hoặc các khoa trưởng, những người có quyền lực đáng kể trong sự nghiệp của họ. Khi họ thay đổi các ưu tiên của mình, bằng chứng cho thấy, chất lượng nghiên cứu tổng thể đang bị ảnh hưởng.
Sự siết chặt của ông Tập đối với khoa học và nền kinh tế có nghĩa là những vấn đề này sẽ gia tăng. Và đúng như trong tất cả các chế độ chuyên chế, không có chuyên gia độc lập hoặc phương tiện truyền thông nào trong nước lên tiếng về các phát triển sai lầm mà ông đã đặt ra.
______
Tác giả: Daron Acemoglu là giáo sư Kinh tế học tại MIT, đồng tác giả với James A. Robinson trong cuốn sách: Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty (Profile, 2019) và The Narrow Corridor: States, Societies, and the Fate of Liberty (Pengiun, 2020).
Tác giả: Paul Farhi
Dịch giả: Dương Lệ Chi
15-11-2022
Một bài viết về những lời bình luận không mang tính ngoại giao của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bị thu được khi ông nói chuyện qua micro đã lan truyền nhanh chóng — trước khi hãng tin [VOA] do Hoa Kỳ tài trợ, đã bị gỡ bỏ sau khi có khiếu nại từ đại sứ quán của ông ta.
Cù Tuấn, dịch
15-11-2022
Tóm tắt: Ở Kherson, các bài hát Ukraine bị cấm, nói tiếng Ukraina có thể bị bắt và học sinh được bảo rằng họ là người Nga.
Tác giả: Sven Hansen
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
3-11-2022
Ngoại trưởng Hoekstra ra lệnh đóng cửa hai văn phòng công an bất hợp pháp của Trung Quốc. Chúng được lập ra nhằm mục đích đe dọa những người bất đồng chính kiến.
BERLIN taz | Chính phủ Hà Lan hôm thứ Ba đã yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc đóng cửa ngay lập tức hai văn phòng công an Trung Quốc ở Amsterdam và Rotterdam. Theo hãng tin ANP, những chỗ này chưa bao giờ có sự chấp thuận của các nhà chức trách Hà Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Wopke Hoekstra cho biết. Do đó, chúng “không thể chấp nhận được”.
Hôm thứ Tư, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã phủ nhận sự tồn tại của các văn phòng công an Trung Quốc ở Hà Lan. Tuy nhiên, theo Reuters, ông thừa nhận sự tồn tại của các “trung tâm dịch vụ”.
Tuần trước, truyền thông Hà Lan lần đầu tiên đưa tin về các văn phòng công an Trung Quốc. Từ đó, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ gây áp lực lên những người bất đồng chính kiến tị nạn, dưới chiêu bài cung cấp các dịch vụ như cấp giấy chứng nhận kết hôn hoặc gia hạn giấy phép lái xe.
Chính phủ Hà Lan sau đó đã công bố một cuộc điều tra, theo Bộ trưởng Hoekstra, nhằm tìm hiểu chính xác những điều mà các văn phòng ở Hà Lan, vốn được coi là bất hợp pháp, đang thực sự làm gì.
Sở công an hải ngoại là văn phòng cấp tỉnh
Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông, các văn phòng đã có ở đó từ năm 2018. Văn phòng ở Amsterdam do hai công an tỉnh Chiết Giang điều hành. Còn văn phòng ở Rotterdam nằm trong một căn hộ và do một người lính tỉnh Phúc Kiến chỉ huy.
Cả hai tỉnh miền đông Trung Quốc đều được biết đến với tỷ lệ người nhập cư cao. Cũng không có gì lạ khi chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng các hiệp hội đồng hương và lấy đó làm chính trị cho các tỉnh tương ứng hoặc toàn bộ nước Cộng hòa Nhân dân. Các hiệp hội ở hải ngoại thường là tay sai của các sứ quán.
Nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Vương Tịnh Du (Wang Jingyu), là người tị nạn chính trị ở Hà Lan, nói với báo Guardian của Anh rằng, ông đã được văn phòng công an Trung Quốc ở đó liên lạc ngay khi đến Rotterdam.
“Họ yêu cầu tôi quay trở lại Trung Quốc. Tôi cũng được bảo rằng hãy nghĩ về cha mẹ mình”, Vương nói. Sau đó anh ấy đã bị gây áp lực qua những tin nhắn và các cuộc gọi. Và anh đã bị dọa giết.
Tuần trước, tin tức về các đồn công an Trung Quốc như vậy đã xuất hiện ở một số thành phố, chủ yếu ở châu Âu, bao gồm London, Glasgow, Dublin, Paris, Madrid, Valencia, Prague, Porto và Frankfurt am Main.
Báo cáo của tổ chức Tây Ban Nha gây rúng động
Nguồn chính là một bài tường thuật của tổ chức phi chính phủ về nhân quyền Tây Ban Nha Safeguard Defenders vào cuối tháng Chín. Trong đó, tổ chức này đã liệt kê 54 văn phòng công an như vậy ở 25 thành phố của 21 quốc gia, phần lớn là ở châu Âu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bênh vực các văn phòng này vào tuần trước và bác bỏ mọi cáo buộc. Họ là những trợ thủ đắc lực trong đại dịch khi công dân Trung Quốc không thể về nhà như thường lệ.
Các văn phòng cũng phục vụ cho việc chống tội phạm xuyên biên giới, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt chủ quyền của nước sở tại.
Văn phòng công an Trung Quốc ở Frankfurt?
Tường thuật của Safeguard Defenders nêu tên một văn phòng tại Frankfurt am Main ở Đức mà không cho biết thêm chi tiết. Tuần trước, Bộ Nội vụ Hessen thông báo, sẽ điều tra bài tường thuật.
Theo Safeguard Defenders, lần đầu tiên Trung Quốc thành lập các văn phòng công an như vậy ở nước ngoài vào năm 2018. Mục đích của họ là hạn chế gian lận qua Internet và điện thoại. Nhiều kiều bào Trung Quốc bị liên lụy trong việc này, thường là vì chính họ từng là nạn nhân của những lời hứa hão huyền và tống tiền.
Theo Safeguard Defenders, cơ quan công an Trung Quốc khoe rằng, từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022, có tổng cộng 230.000 công dân của họ đã “được thuyết phục” quay trở lại Trung Quốc.
Điều này thường xảy ra với áp lực lớn đối với các thành viên trong gia đình, bao gồm cả việc cấm con cái của họ hàng đến trường. Tuy nhiên, theo bài tường thuật, các vụ lừa đảo qua Internet và điện thoại của bọn tội phạm Trung Quốc chủ yếu đến từ 9 quốc gia, trong đó 7 quốc gia ở Đông Nam Á và miền bắc Miến Điện và Campuchia là trung tâm, thì các văn phòng công an ở nước ngoài không tập trung ở đó, mà chủ yếu ở châu Âu.
Giới quan sát cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng các văn phòng trái phép này cung cấp thêm bằng chứng, cho thấy, chính quyền Bắc Kinh, với quyền lực chính trị và kinh tế ngày càng tăng, ngày càng ít có xu hướng tuân thủ các quy tắc hành xử theo luật pháp quốc tế.
Tác giả: Mitchell Lerner
Thục Quyên, phỏng dịch
26-10-2022
Lời người dịch: Bắc Triều Tiên đã phóng hơn 40 tên lửa các loại và tầm bắn khác nhau trong năm 2022. Sáu trong số các vụ thử đó diễn ra trong tháng 10–2022, bao gồm vụ phóng hai tên lửa hành trình bay hơn 1.200 dặm trước khi đâm xuống Biển Đông ngày 12–10–2022. Mới nhất là vụ bắn ngày 28–10–2022. Các hành động đối ngoại khiêu khích nhất của Bình Nhưỡng thường xảy ra trong bối cảnh các vấn đề căng thẳng trong nước.
Tác giả: Andreas Landwehr
Việt Hùng dịch
20-10-2022
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine, Vladimir Putin đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc – đôi khi lớn tiếng hơn, đôi khi im lặng hơn. Tuy nhiên, nó đang ngày càng ít đi. Trung Quốc ngày càng khó chịu trước sự leo thang của chiến tranh. Nhưng các kế hoạch riêng của Trung Quốc cũng vấp phải sự chỉ trích, chẳng hạn ở Đức.
Tác giả: Timothy Snyder
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
16-10-2022
Với lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, Putin đã gài công chúng phương Tây vào một trò chơi tâm lý nhằm che phủ sự phán đoán rõ ràng của họ. Nếu bạn muốn biết chiến tranh có thể kết thúc như thế nào, bạn nên theo dõi dấu vết của logic quyền lực trong Điện Kremlin.
Tác giả: Kai Stoppel
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
14-10-2022
Đức vừa cung cấp cho Ukraine Iris-T SLM, một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới. Các chuyên gia và các chính trị gia rất phấn khởi. Nhưng điều gì làm cho hệ thống này trở nên đặc biệt? Và nó có đáp ứng được những gì nó hứa hẹn?
Nga tiến sang khủng bố từ trên trời chống lại Ukraine. Hàng loạt hỏa tiễn, hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái chiến đấu tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Theo phòng không Ukraine, họ đã bắn rớt nhiều hỏa tiễn, nhưng nhiều hỏa tiễn khác lọt qua được. Nhiều người chết, nguồn cung cấp điện lực có lúc bị gián đoạn.
Đức hỗ trợ thiết bị công nghệ cao: Hệ thống phòng không đầu tiên IRIS-T SLM đã đến Ukraine. Phản ứng từ Kyiv rất hào hứng, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksij Resnikow nói về một “kỷ nguyên phòng không mới“. Các cựu sĩ quan quân đội Đức cũng lạc quan. Họ cho đó là một “bước nhảy lượng tử”. Nhưng điều gì thực sự làm cho hệ thống này trở nên đặc biệt?
***
Một điểm mạnh của Iris-T SLM là radar 360 độ của nó, có thể được kết hợp với các cảm biến hồng ngoại trong hỏa tiễn để ghi nhận và theo đuổi mục tiêu, Markus Reisner, Đại tá của Quân đội Áo và Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển tại Học viện Quân sự Theresia ở Wiener Neustadt, nói với NTV.de. Một lợi thế khác: Với Iris-T SLM, “một số mục tiêu có thể được ghi nhận và bắn phá cùng một lúc”, Reisner nói.
“Iris-T hiện thời là hệ thống hiện đại nhất trên thế giới”, Ralph Thiele, một cựu Đại tá quân đội Đức giải thích trong một cuộc phỏng vấn với NTV. Rốt cuộc, nó vừa mới được đưa ra thị trường. Ngay cả Bundeswehr (quân đội Đức) cũng không có một hệ thống như vậy. Nhà sản xuất Diehl Defense từ Überlingen bên hồ Bodensee đã “tham gia vào việc phát triển các hệ thống phòng thủ chiến thuật trong nhiều thập kỷ”, Thiele nói. Diehl là nhà sản xuất dẫn đầu trên tất cả về độ chính xác mà các mục tiêu có thể bị bắn trúng.
Như con mắt của một con tắc kè hoa
IRIS-T SLM có thể được sử dụng để chống lại hỏa tiễn và hỏa tiễn hành trình của Nga, chẳng hạn như những hỏa tiễn được sử dụng trong cuộc tấn công hàng loạt gần đây nhất. Và tất nhiên, nó cũng có thể được dùng để bắn rớt máy bay và trực thăng đối phương bay từ trên trời. Toàn bộ hệ thống bao gồm ba đến năm phương tiện di chuyển. Thiết bị điều hành cả hệ thống được đặt trong một chiếc, một chiếc khác có radar, cộng với một đến ba chiếc, mỗi chiếc có tám hỏa tiễn đánh chặn. Khả năng di chuyển nhanh chóng là một ưu điểm khác của hệ thống. Tất cả các thành phần có thể thay đổi địa điểm nhanh chóng để không bị đối phương khám phá và phá hủy.
Đây là cách nó hoạt động: Khi radar 360 độ ghi nhận một hỏa tiễn của đối phương, một hỏa tiễn đánh chặn được bắn thẳng đứng từ một thùng chứa trên mặt đất (S trong SLM là viết tắt của Surface Launched, phóng từ mặt đất). Với sự trợ giúp của GPS và điều hướng quán tính, hỏa tiễn bay về hướng mục tiêu, nhưng trên đường đi nó có thể được radar cập nhật dữ liệu về vị trí của mục tiêu.
Chỉ ở đoạn tiếp cận cuối cùng, thiết bị tìm kiếm hồng ngoại nằm ở phần đầu hỏa tiễn Iris-T (IRIS là viết tắt của Infra Red Imaging System: Hệ thống Hình ảnh Hồng ngoại) mới được mở lộ ra và sử dụng. Giống như mắt của một con tắc kè hoa, nó có thể xoay theo một góc rộng để tìm kiếm và ghi nhận mục tiêu. Hỏa tiễn sẽ khó bị gây ảnh hưởng. Ví dụ, xử lý hình ảnh thông minh có thể phân biệt giữa nguồn nhiệt của mục tiêu và vật thể hồng ngoại đánh lừa. Hỏa tiễn cũng được cho là miễn nhiễm phần lớn với các biện pháp gây nhiễu điện tử.
Iris-T đánh chặn, mà hỏa tiễn đất đối không IRIS-T SL phát triển từ đó, bay với tốc độ gấp ba lần âm thanh và theo Bundeswehr, vẫn đạt được “khả năng cơ động độc đáo”. Nó nhờ có một vòi phun có thể xoay (tiếng Anh: Tail/Thrust Vector-Controlled đuôi/lực đẩy điều khiển vector – đó là những gì T đứng trong Iris-T) và cánh được tối ưu hóa. Khi tiếp cận mục tiêu, cuối cùng nó nổ tung ra nhiều mảnh để phá hủy hỏa tiễn tấn công.
Bảo vệ toàn thành phố lớn
Toàn bộ hệ thống IRIS-T SLM có thể bao phủ bán kính 40 km và tấn công các mục tiêu lên tới độ cao 20 km. M trong SLM là viết tắt của phạm vi trung bình, Medium Range. Ngoài ra còn có một phiên bản với phạm vi ngắn hơn (SLS) đạt tới 25 km mà hỏa tiễn không đối không Iris-T được sử dụng. Một tên lửa phòng thủ đường dài đang được phát triển.
Toàn bộ một thành phố lớn có thể được bảo vệ chống lại các cuộc không kích bằng IRIS-T SLM, Thủ tướng Liên bang Olaf Scholz ca ngợi. Vậy Ukraine hiện nay có an toàn trước các cuộc tấn công khủng bố của Nga? Theo quan điểm của Đại tá Reisner, vẫn chưa rõ liệu hệ thống phòng không này có đáp ứng được kỳ vọng cao hay không: “Hiệu quả thực tế sẽ chỉ được thể hiện trong hoạt động”. Cho đến nay, hệ thống đã không được chứng tỏ khả năng trong một cuộc chiến thực sự.
Ngoài ra, bán kính hoạt động 40 km mặc dù đủ để bảo vệ một thành phố, nhưng Ukraine là một quốc gia rộng lớn – phòng không toàn diện sẽ không thể thực hiện được với một số ít IRIS-T SLM. Theo quan điểm của cựu Đại tá Thiele, hệ thống này là một “phần quan trọng của tổng thể”. Với nó, “các trung tâm chính phủ, cơ sở hạ tầng và trung tâm hậu cần quan trọng” có thể được bảo vệ.
Ba hệ thống IRIS-T SLM nữa sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong năm tới. Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Christine Lambrecht hứa: “Chúng tôi đang làm mọi thứ để nó có thể được thực hiện càng sớm càng tốt”. Tuy nhiên, “các hệ thống hiện đại, phức tạp cao” như IRIS-T SLM lại mất nhiều thời giờ để sản xuất. Điều tương tự cũng áp dụng với NASAMS của Mỹ, một hệ thống phòng không tương đương mà Mỹ muốn chuyển giao cho Ukraine – hai trong số đó được chuyển ngay lập tức, sáu hệ thống khác sẽ được chuyển trong thời gian dài hơn.
Nga dựa vào máy bay không người lái Kamikaze
Nhưng ngay cả IRIS-T SLM cũng không được coi là không thể vượt qua. Rốt cuộc, một hệ thống chỉ có tối đa 24 hỏa tiễn sẵn sàng phóng cùng lúc. Với số lượng hỏa tiễn tấn công cao, trên thực tế nó có thể bị áp đảo. Theo các chuyên gia, mặc dù có những dấu hiệu cho thấy Nga đang dần đạt đến giới hạn của mình, ít nhất là về kho dự trữ tên lửa hành trình chính xác. Nhưng số lượng vũ khí tầm xa chính xác cao đến mức nào thì không ai có thể đánh giá được.
Phía Ukraine cũng báo cáo rằng, Nga cũng đã sử dụng máy bay không người lái kamikaze từ Iran trong cuộc tấn công hàng loạt gần đây nhất. Ví dụ, máy bay không người lái Shahed-136 thường tấn công cặp đôi vào một mục tiêu, tương đối nhẹ và bay thấp đến mức chúng rất khó phát hiện bởi hệ thống phòng không Ukraine, một chỉ huy Ukraine nói với Wall Street Journal. Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Moscow đã đặt hàng 2.400 chiếc máy bay không người lái này từ Iran.
IRIS-T SLM cũng có thể làm điều gì đó chống lại máy bay không người lái? Điều đó có thể xảy ra, cựu tướng Erhard Bühler nói với MDR. “Bạn phải quyết định ngay tại chỗ có bắn một tên lửa rất đắt tiền như vậy vào một máy bay không người lái của Iran hay không”. Ít nhất thì phiên bản không đối không IRIS-T có giá khoảng 400.000 Euro cho mỗi tên lửa. Không có thông tin về giá cả hỏa tiễn phát triển mới IRIS-T SL. Toàn bộ hệ thống sẽ có giá khoảng 140 triệu Euro.
Nhưng có thể có một giải pháp khác cho mối đe dọa từ máy bay không người lái: NATO đã thông báo rằng họ dự định cung cấp cho Ukraine hàng trăm thiết bị gây nhiễu để chống lại máy bay không người lái. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, những thiết bị này có thể giúp làm cho các máy bay không người lái do Nga và Iran sản xuất không còn hiệu quả.