Nghiêm Huấn Từ
10-7-2020
VI. Chế độ ta sống sót sau chiến tranh lạnh
1- Từ sau năm 1945 không thể xảy ra chiến tranh nóng
Đại chiến II kết thúc năm 1945, để lại sự tàn phá khủng khiếp. Do vậy, mặc dù thế giới chia làm hai phe đối địch TBCN và XHCN, nhưng không bên nào dám gây chiến tranh nóng, vì đó là sự tự hủy của chính mình.
Trong hoàn cảnh Việt Nam bị chia cắt khi đó, miền Bắc XHCN chủ động tiến hành chiến tranh nóng để chiếm miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sứ mạng được phe XHCN trao. Cả hai miền ở VN được hai phe hỗ trợ mọi kinh phí, chỉ phải đóng góp bằng xương máu lấy từ 30 triệu dân (dân số lúc ấy).
Có quan điểm cho rằng, đây là cuộc nội chiến, trong đó hai phe đem vũ khí hiện đại ra thử nghiệm trên đầu dân Việt. Kết thúc bằng thắng lợi của miền Bắc XHCN năm 1975. Miền Bắc vinh dự là tiền đồn, xung kích của phe ta. Cả phe ta hân hoan, phấn khởi. Cả nước đi lên CNXH. Những tưởng phen này CNXH sẽ lan tỏa toàn cầu.
2- Chiến tranh lạnh kết thúc theo chiều ngược lại
Không lâu sau thắng lợi của chiến tranh nóng ở vùng đất hẹp, chiến tranh lạnh giữa hai phe đã kết thúc theo chiều ngược lại: Đó là sụp đổ của cả phe XHCN rộng lớn (kể cả thành trì là Liên Xô) với hàng tỷ dân. Té ra, nếu cọ sát lý luận và thi đua hòa bình, sự diễn biến sẽ tất yếu dẫn đến sụp đổ của các chế độ độc tài.
Cuộc sống phải diễn biến, không thể cứ đứng yên tại chỗ. Cũng do vậy, bốn chữ “diễn biến hòa bình” là cái rất đáng sợ với những nước phe ta may mắn sống sót sau chiến tranh lạnh. Khốn nỗi, toàn thế giới lại thấy “diễn biến không hòa bình” mới thật đáng sợ.
3- Vì sao sống sót sau chiến tranh lạnh?
Những nước XHCN dân trí càng cao, càng sớm diễn biến để chuyển sang chế độ dân chủ. Nhờ dân trí cao, khi CHXN lâm vào khủng hoảng (cả lý luận và kinh tế) người dân rất sớm nhận ra, sớm tỏ thái độ và sớm phản kháng “con đường đi lên CNXH”.
Sự thực hiện tam quyền phân lập khiến ĐCS ở các nước này không thể trở lại cầm quyền qua bầu cử. Số đảng viên giảm nhanh, chủ yếu chỉ còn người già, nhiều đảng thoi thóp, kể cả tự giải thể, vì đảng phí không thể nuôi đảng. Đó là ở châu Âu.
Những nước XHCN sống sót là nhờ dân trí thấp (nông dân chiếm đa số). Dễ hiểu, vì sao đó là ba nước ở châu Á.
4- Việt Nam khi đó
Liên Xô sụp đổ năm 1991. Lúc này nước ta mới ra khỏi chiến tranh được 16 năm, ra khỏi sai lầm kinh tế được 5 năm; nông dân vẫn chiếm tới 80% dân số. Khủng hoảng kinh tế khiến đời sống đi xuống, nhưng so với thời chiến tranh vẫn là cao, hoặc vẫn trong khả năng chịu đựng. Do vậy, sự bất mãn chưa đủ cao.
Đa số trí thức vẫn tin tưởng chủ nghĩa Mac-Lenin; nhất là vẫn thấy “quyền làm chủ tập thể” là đầy hứa hẹn; vẫn công nhận việc thống nhất đất nước là công lao và thấy số đảng viên hy sinh trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao và thật sự là những tấm gương. Nông dân là lực lượng hy sinh nhiều nhất trong chiến tranh, do vậy hàng triệu gia đình được cấp bằng Gia Đình Liệt Sĩ, đầy vinh dự, cha mẹ hoặc con cái được hưởng trợ cấp… CHXH vẫn còn rất hứa hẹn. Trong hoàn cảnh đó, Nhà nước VN chao đảo, nhưng không thể sụp đổ.
5- Buộc phải hòa nhập vào thế giới tư bản
Điều tréo ngoe: Thoát chết trong chiến tranh lạnh, nhưng sau đó để khỏi chết thật, chết vì cô lập, lạc lõng, nghèo đói… Việt Nam chúng ta miễn cưỡng phải hòa nhập vào sân chơi thế giới tư bản. Ví dụ, phải thực hiện kinh tế thị trường, phải giải thể hợp tác xã…
Thời đó, cái câu: Hòa nhập chứ không hòa tan; đổi mới mà không đổi màu nói lên sự lo lắng, chần chừ. Hơn nữa, thời đó hai chữ “tư bản” vẫn mang khái niệm đe dọa, đối địch. Do vậy, hòa nhập của VN khác xa hòa nhập của Nhật ở thời Minh Trị. Tức là càng sớm, càng nhanh, càng nhiều, càng tốt. VN thì ngược lại.
Phe XHCN sụp đổ tới nay đã được gần 30 năm, nhưng VN vẫn đang… hòa nhập.
Ngay sự hòa nhập về mặt khái niệm đã rất khó, do ý thức hệ ngăn trở. Ví dụ, “tự do” là từ ngữ chúng ta nhập nội về dùng; lẽ ra, nếu lương thiện, phải tôn trọng nghĩa gốc của những từ ngữ mà chúng ta vay mượn. Nhưng ở Việt Nam, người ta phân biệt tới mức đối địch “tự do kiểu tư sản” với “tự do XHCN”.
Nói gì nói, Việt Nam dứt khoát KHÔNG TAM QUYỀN PHÂN LẬP.
VII. Một câu nói… để đời
1- Vì nó “lạ lẫm”
Đó là cái câu 8 chữ, được dùng làm nhan đề cho bài này: “Nhà nước ta không tam quyền phân lập“. Nó như một Tuyên Ngôn, thể hiện ý chí “thà chết” và phải được một nhân vật quan trọng phát ngôn chính thức, trong một không khí long trọng, trang nghiêm tối đa.
Tuy nhiên, nó lạc lõng, chính vì thời điểm ra đời của nó: Năm 2012, khi nhân loại đã bước sâu vào thế kỷ XXI, thế giới đã “phẳng” ra rất nhiều (toàn cầu hóa). Các nước giống ta thời xưa đã hóa rồng, hóa hổ. Các chế độ độc tài bị thế giới soi chiếu, chỉ còn cách bưng bít, trá hình, để dân mình ở quốc nội chấp nhận. Chấp nhận trong bao lâu, tùy thuộc dân trí.
2- Khẳng định, sau vài dòng biện minh
Cái câu 8 chữ này nhằm để “tóm lại” nội dung một đoạn văn – khoảng trăm chữ (nằm trong một bài quan trọng, mà các báo lớn phải đăng đầy đủ, dài tới nhiều ngàn chữ). Đây là đoạn văn mang tính giãi bầy, cắt nghĩa (cũng ra vẻ “phân quyền”) để biện minh cho sự tập quyền.
Mời đọc để thấy trình độ, tâm trạng và ý đồ của tác giả đoạn văn này:
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nhà nước ta không tam quyền phân lập. |
3- Chỉ xin có vài ý nhận xét về đoạn văn trên
a- Câu đầu (Quyền lực nhà nước là thống nhất) hàm ý không phân quyền. Câu cuối (Nhà nước ta không tam quyền phân lập) là khẳng định.
b- Những câu ở giữa: có nhiệm vụ vòng vo cắt nghĩa. Nhưng rốt cuộc là: Đảng nắm Lập Pháp (đảng đẻ ra Quốc Hội, gồm 96% đại biểu là đảng viên). Quốc Hội đẻ ra Chính Phủ (Hành Pháp) và đẻ ra nốt Tòa Án (Tư Pháp). Thể hiện ở cái câu các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra.
c- Nực cười: Cái này đẻ ra cái kia, thì làm gì có chuyện chúng ngang nhau (trong câu có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực…) về địa vị, để mà cân bằng quyền lực, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau?
d- Cách biện bạch quanh co chứng tỏ tác giả biết rõ dân trí VN thấp mức nào.
đ- Đoạn văn trên “yếu” tới mức, sau đó phải xuất hiện vô số bài (đều do GS, TS viết ra) để chứng minh, giảng giải và ca ngợi nó.
Ai quan tâm, hoặc quá rảnh rỗi, nên tìm đọc các bài ca ngợi này (đầy rẫy trên internet).
4- Để đời, lưu danh
Hậu thế khi viết Lịch Sử về chế độ chính trị cận đại ở VN nhất định phải trích dẫn và bàn luận câu danh ngôn 8 chữ này. Xin không dài dòng.
(Còn tiếp)
Không là tiếng nói đối lập gắt gao mà là những lời đối thoại chân tình ,nồng ấm.
..“ …độc đảng là sai,
đa nguyên là tiến bộ,
dân chủ tự do là quyền cơ bản Con người.
phản bội lẽ này,
chúng ta sai.
nhận đi!
đừng nói với tôi,
về Dân chủ tự do.
khi nói thật,
vẫn phải ngoái đầu nhìn lại.
đất nước mình không có Tự do.
nếu có một bức tường Hà Nội,
như Béc-lin,
ta sẽ xô đổ,
Hà Nội sẽ vẫn còn.
như Béc-lin,
bức tường đã đổ.
họ cũng như mình,
họ cũng đã từng sai. NĐK
Thân chào bạn DoVan,
Nghe cách phản hồi của bạn tôi đoán chắc bạn là người của Ban Biên Tập Tiếng Dân, lên tiếng để chấn chỉnh một vấn đề thuộc lĩnh vực thảo luận nghiêm túc giữa tôi và tác giả Nghiêm Huấn Từ. Xin phép được trao đổi vơi bạn DoVan về nhũng khúc mắc sau:
1)- Đề nghị bạn cho tôi biết “tôi đã dùng lời lẽ bất lịch sự” ở chỗ nào ? Diễn Đàn này là nơi để tranh luận phản biện đem kiến thức thực tiễn ra bàn luận là chuyện không tránh khỏi, tại sao lại có chuyện giới hạn truy kiến thức và đặt nhiều câu hỏi ở đây ?
2)- Mỗi người có một văn phong riêng, là khẩu khí riêng, tại sao phải đặt ra điều lệ “Khai Dân Trí với lời lẽ rất bình dân dễ hiểu”. Phản hồi của tôi trên báo từ một tháng nay có lời lẽ “bất lịch sự” chỗ nào ? Bài nào ? Với ai ? Nhờ bạn DoVan chỉ ra, cám ơn vô cùng;
3)- Bạn mong mỏi tôi viết bài chính thức …với lời lẽ thích hợp với Tiếng Dân ??? Vậy thì thế nào là thích hợp với Tiếng Dân, nhờ bạn đưa ra tiêu chuẩn trước ?
4)- Tôi đã từng hiện diện trên nhiều Trang Mạng Dân Chủ (Talawas, BoXitVN, DânLamBao, DanChimViet, NguoiViet, RFA) từ hơn 20 năm nay, viết khá nhiều bài dài, nhưng chưa hề nghe ai lên tiếng chấn chỉnh đòi hỏi “phải thích hợp với tờ báo” ?
5)- Tôi là người sống và làm việc thực tiễn trong xã hội tư bản Bắc Mỹ, đấu tranh cật lực hàng ngày để mưu sinh và học hỏi kinh nghiệm, đâu phải loại “lý thuyết xuông”, cho nên đối thoại trực tiếp vào thẳng vấn đề là một phong cách sống, đâu có gì sai mà phải phủ nhận che dấu. Tôi bức xúc trước những hiện tượng vô cảm kéo dài trong chế độ CSVN này (Hồ Duy Hải, Đồng Tâm, Lương Hữu Phước vv…và chủ quyền biển đảo HS-TS) gây thảm họa cho dân tộc, cho nên tôi lên tiếng lời lẽ “nhạy cảm” với tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN, tôi có sai không, nhờ các bạn đọc chỉ ra.
Cám ơn nhiều,
Lê Quốc Trinh, Canada
Cám ơn lời nhắc nhở của bạn DoVan (Báo Tiếng Dân)
Dân tộc VN ta đã bị thụt lùi hơn 100 năm so với nhân loại tiến bộ, những câu hỏi của tôi đâu phải để truy kiến thức khoa học mà chủ yếu là những sự kiện, những vấn đề nóng hổi của lịch sử liên hệ mật thiết với thân phận người dân Việt. Sau cùng mục tiêu tối hậu vẫn là kêu gọi mọi người cùng nhau suy ngẫm, đó chính là Khai Dân Trí để xướng lên Dân Quyền đó bạn.
Sau cùng bạn mong tôi viết bài với lời lẽ thích hợp với Tiếng Dân. Xin phép hỏi thế nào là thích hợp với Tiếng Dân. Đến giờ phút này các bạn độc giả khác theo dõi phản hồi của tôi mỗi ngày có thấy tôi sử dụng ngôn từ “hạ cấp” “bất lịch sự” hay “sách mé khiêu khích” không ? Có nặng lời gây gổ với bất cứ ai hay không ? Ngoại trừ đối với những vị lãnh tụ đáng kính của nước VNCHXHCN như bà Kim Ngân, ông NX Phúc hay ông Chánh Án thích xử tử hình NH Bình, thì tôi không thể uốn lưỡi tâng bốc được. Xin thứ lỗi cho
Lê Quốc Trinh, Canada
Gửi bác Lê Quốc Trinh
– Đừng đặt quá nhiều câu hỏi với tác giả (như truy kiến thức).
Tác giả viết bài “nhân có câu Tuyên Ngôn của của Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư): Nhà Nước ta không tam quyền phân lập.
Nếu tác giả đi ra ngoài chủ đề, hoặc là chưa bàn thấu đáo, hãy góp ý. Khỏi cần nói góp ý một cách xây dựng và tôn trọng.
– Không quen biết nhau, không hiểu vốn kiến thức của nhau, mỗi bên không có quyền bất lịch sự với nhau. Có lẽ, bài 3 chưa kết thúc loạt bài.
– TiengDan với phương châm Khai Dân Trí, bài này dùng lời lẽ rất bình dân dễ hiểu.
– Mong được đọc bài chính thức của bác Lê Quốc Trinh, với lời lẽ thích hợp với TiengDan. Mong lắm lắm và lắm lắm. Thành tâm
– Đã đến bài 3, đủ thấy nội dung bài là sự tổng kết rất cô đọng về cái gọi là “Nhà Nước ta không tam quyền phân lập”
Có lẽ cần đợi xem Lợ(n) nghiemnv có định đưa tác già Nghiem Huân Tứ vô danh sách Lợ của nó hay không. Ai viết nhiều cho tiengdan y như rằng bị nó sủa.
– Đợi, coi thử ngọng Muỗi có vo ve gì hay không
Cộng Sản vs Tư Bản tại Việt Nam
Khái niệm Tam Quyền Phân Lập tại các nước tư bản tiến bộ và màn kịch Tam Quyền Tập Trung ở VN đã giết chết VN ngay từ ngày 30-04-1975. Tôi đã từng góp ý nhiều lần qua phản hồi trong báo rồi.
Giờ tôi xin lạm bàn về đề tài Tư Bản và Cộng Sản
Tôi muốn hỏi rằng tác giả, bạn Nghiêm Huấn Từ, đã thật sự hiểu biết và kinh nghiệm thế nào là Cộng Sản và Tư Bản chưa ? Hiểu từ lý thuyết cho đến sống trong thực tiễn (ứng dụng) trong hai môi trường đó chưa ?
1)-Bạn có khái niệm rõ ràng thế nào là quan hệ sản xuất dựa trên nền tảng “bóc lột sức lao động” chưa, trong môi trường sản xuất tư bản cho đến cộng sản không ?
2)-Bạn hiểu thế nào là sản xuất công nghiệp nặng kỹ nghệ hóa và hiện đại hóa để đưa kinh tế phát triển có nền tảng vững chắc và hỗ trợ tất cả mọi ngành sản xuất khác, bao gồm cả dịch vụ ?
3)-Bạn có nhận thấy rằng chỉ ở những nước theo chủ nghĩa CS cứng ngắc thụt lùi mới phát sinh tệ trạng đạo đức suy đồi, mất hẳn tình người, văn hóa đồi trụy vì không theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại, như VN ?
4)-Bạn có bao giờ dám so sánh VN với vài nước Á Châu: Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Nhật phát triển vượt bực về kinh tế, văn hóa, an sinh, đạo đức …trong khi VN thì lạc hậu muôn mặt ?
5)-Bạn có bao giờ thắc mắc Hoa Kỳ đã từng can thiệp trực tiếp và giúp đỡ viện trợ kinh tế, giáo dục, y tế, quân sự cho VNCH (miền Nam) cùng thời điểm với Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan …Nhưng tại sao giờ này VN trở thành một nước CS, tụt hậu nghèo đói, ngửa tay xin nợ nần, sống kiếp nô tài cho thế giới và những nuớc kia thì phát triển vượt bậc ?
6)-Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao CS Bắc Hàn không thể xâm nhập phá hoại Nam Hàn kể từ năm 1950 ? Tại sao phải cần những vị lãnh tụ độc tài khét tiếng (Pak Chung Hy, Tưởng Giới Thạch) để dẹp sạch đám phiến quân CS gieo rắc khủng bố phá hoại kinh tế …để rồi ngày nay xã hội họ sống yên bình hoan lạc ?
7)-Bạn có hiểu tại sao ct Mao Trạch Đông bắt buộc phải mời tt Nixon sang thăm TQ (1972), mở đầu màn ngoại giao Ping-Pong, chấm dứt căng thẳng, hứa hẹn mở cửa thị trường lao động béo bở và đẩy CSVN vào thế kẹt chết dần mòn với khối CA Liên Xô-Đông Âu (sau 1975) ? Tại sao Đặng Tiểu Bình phải thân chinh sang thăm HK đội nón cao bồi bắn súng Colt đì đùng để chiêu dụ tư bản giàu có Mỹ sang TQ đầu tư ào ạt (thành quả của đạo luật Tối Huệ Quốc), đến giờ TQ nghiễm nhiên trở thành một cường quốc thứ hai, đứng sau HK ?
8)-Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có phong trào phản kháng của sinh viên TQ dẫn đến màn tàn sát dã man Thiên An Môn 1989 ?
Thú thật tôi còn rất nhiều câu hỏi muốn trao đổi với bạn, nhưng vì giới hạn bài viết nên tôi tạm ngưng ở đây, hẹn lần sau.
Sau cùng, tôi xin phép tự giới thiệu là một du học sinh tự túc năm 1968, đến từ SaiGon, VNCH, sau khi thi đỗ Tú Tài I và II. Tôi là kỹ sư cơ khí làm việc liên tục 40 năm trong công nghiệp nặng Canada (khai khoáng, luyện kim và dầu hỏa) tôi từng vào nhà máy lạnh lẽo, dơ bẩn, ồn ào để xử lý thiết bị hạng nặng, tôi từng làm việc trong phòng thiết kế, vẽ sơ đồ nhà máy, tính toán chi ly cho dự án, tôi từng ra công trường xây dựng kỹ nghệ nặng để xây nhà máy đãi vàng và luyện nhôm. Tôi từng làm kỹ sư cho SNC-Lavalin lâu năm và suýt chết hai lần trên xa lộ mùa Đông tuyết rơi đầy, trơn trợt ở Quebec
Bao nhiêu đó đủ để trao đổi với bạn Nghiêm Huấn Từ chưa ?