Họp Quốc hội: Phớt lờ luật biểu tình, thảo luận luật lao động, tranh luận về người tài…

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Vụ bà Nguyễn Thị Quyết Tâm “nghẹn ngào khóc” khi tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm, BBC có bài: Thảo luận Luật Lao động VN: Cần nhiều hơn là nước mắt cảm thông. Ở Việt Nam, trong khi thời gian làm việc của khối nhà nước là 40 giờ/tuần; doanh nghiệp khối dịch vụ khoảng 44 giờ/tuần, thì các doanh nghiệp sản xuất, chế biến… vẫn áp dụng mức 48 giờ/tuần. Người lao động chân tay chỉ có một ngày nghỉ để phục hồi sức lao động.

Hai ngày trước, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, đã ‘rơi nước mắt‘ khi nói về chuyện làm nhiều giờ của công nhân. Bà Tâm nói: “Rất nhiều công nhân phải gửi con về quê. Có người mẹ, người cha nào muốn xa con hay không? Nhiều người hai năm chưa được về thăm con. Ông bà già rồi vẫn phải giữ cháu để con đi làm việc“.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm bật khóc khi nói về công nhân làm thêm giờ. Photo Courtesy

Facebooker Dang Ngoc Quang góp ý, thay vì khóc lóc, bà Tâm nên thúc đẩy Quốc hội thông qua quyền lập hội, lập công đoàn cho người lao động, để họ có quyền đàm phán và quyết định bán sức lao động của mình cho giới chủ như thế nào.

Ông Quang nói: “Theo tôi hiểu, sự quan tâm tới người lao động của nhà nước thể hiện quan trọng là ở chỗ thúc đẩy nâng cao năng lực đàm phán của công nhân hiện còn rất yếu thế với giới chủ. Muốn người lao động có năng lực đàm phán, họ phải có quyền lập công đoàn độc lập, mà công đoàn phải được liên kết cả theo ngành và lãnh thổ“.

Hơn 4 thập niên sau ngày “giải phóng”, quân Bắc Việt được tiếp nhận một miền Nam giàu có về của cải, nhân lực, vật lực, thế nhưng “năng suất lao động của các nước Đông Nam Á vốn có điều kiện tự nhiên và văn hóa tương đồng với Việt Nam, như Malaysia, Thái Lan, Indonesia hay Philippines vẫn gấp hai, gấp ba thậm chí gấp năm lần so với Việt Nam”.

Chuyện sử dung người tài, trang Infonet dẫn lời ĐBQH Tăng Thị Ngọc Mai: Nói đến sử dụng người tài lại ngao ngán. Bà Mai bình luận: “Theo tôi, việc tuyển dụng người tài nên làm một cách minh bạch, công khai. Làm thế nào để mọi người kiểm soát được chứ không phải một nhóm người trong hội đồng làm và ra câu hỏi, tự chấm, tự làm để rồi có chuyện mờ ám cũng không ai biết được. Đó là vấn đề mà mọi người khi nói đến sử dụng người tài họ lại ngao ngán”. Nói thì dễ nhưng làm mới khó, để làm được chuyện này trong chế độ “hồng hơn chuyên” thì đó là chuyện bất khả.

VietNamNet dẫn lời ĐBQH Tô Văn Tám: Cán bộ trẻ hay được hỏi ‘là con đồng chí nào’. Ông Tám nêu thực tế xảy ra tình trạng, khi cán bộ trẻ được quy hoạch hoặc bổ nhiệm thì dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi “đồng chí này là con đồng chí nào”. Nếu người đó là con cán bộ, công chức họ lại được quan tâm hơn.

Ông Tám nói: “Về nguyên tắc, tất cả công chức đều có cơ hội và được tạo cơ hội như nhau trong quá trình thăng tiến, kể cả đó là thành phần xuất thân từ đâu, con cán bộ hay con người dân đều có cơ hội như nhau. Vấn đề ở đây là cần phải công khai, minh bạch trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ”.

Đó là trên danh nghĩa, còn trên thực tế, bộ máy nhà nước CSVN chỉ ưu tiên chọn các “hạt giống đỏ”, “cơ cấu”, hoặc có tiền bỏ ra mua ghế làm lãnh đạo. Cho nên chỉ có những kẻ dựa vào “quan hệ”, “tiền tệ” mới được ngồi vào những cái ghế lãnh đạo, những nơi đó không có chỗ cho người tài.

Báo Tiền Phong dẫn lời ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội: ‘Thạc sĩ grab’, ‘Tiến sĩ thất nghiệp’ liệu có phải nhân tài? Ông Tuấn tự hỏi và tự trả lời: “Chúng ta biết có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó, được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài không? Xin thưa là không”.

Những người mà ông Tuấn nói không thể là người tài vì ở VN không có môi trường để phát triển tài năng của họ. Ở Việt Nam không thể tìm được người tài, bởi không có môi trường cho người tài làm việc, người tài gốc Việt chỉ có thể ở trong tù như doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, hoặc ở nước ngoài như Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, người Việt đầu tiên đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Mỹ, hoặc nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh.

VTC Now có clip: Đâu là “thỏi nam châm” để thu hút người tài?

QH tranh luận: Cắt lương hưu công chức bị kỷ luật?!

Đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp, gây tranh cãi: Công chức đã nghỉ hưu bị kỷ luật: Cần giảm, cắt lương hưu, báo Lao Động đưa tin. Nghị Hiển cho rằng, các cán bộ đã nghỉ hưu, bị xử lý kỷ luật, cần có thêm hình thức kỷ luật là tước bỏ hoặc cắt giảm lương hưu, cắt giảm chế độ chính sách đang được hưởng.

Ông Hiển còn dẫn kinh nghiệm từ Đức trong việc xử lý các công chức đã nghỉ hưu, báo Một Thế Giới đưa tin. Ông Hiển đề xuất: “Phải kỷ luật cái hiện hữu đang có là giảm và truất lương hưu, hệ quả của nó là tác động đến lợi ích vật chất và tinh thần của người bị kỷ luật, bao gồm lương hưu và các chức danh, chức vụ, danh xưng… đã có trước khi nghỉ hưu. Người bị kỷ luật không còn quyền tự giới thiệu và được giới thiệu với chức danh đã đảm nhiệm”.

Nhà báo Ngọc Vinh bình luận: “Tay đại biểu này ngu kinh hoàng luôn, vậy mà cũng được vào ngồi ở cái hội trường 6000 tỷ đồng xây từ tiền thuế của dân. Ngu thế thì sao hắn đại diện được cho dân nhỉ? Lương hưu là tiền của chính đương sự đóng cho BHXH khi còn làm việc cùng một phần hỗ trợ bắt buộc từ đơn vị sử dụng lao động.

Cơ quan BHXH được giao trách nhiệm giữ dùm và trả lại cho đương sự khi nghỉ hưu theo tỷ lệ % đã được quy định bởi luật lao động. Tiền hưu đó không phải của đảng hay của nhà nước mà là của cá nhân. Đương sự có tội thì cứ trị, còn lương hưu của người ta thì bất khả cắt giảm. Cái gì ra cái đó, hiểu chưa đồ ngu?

Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Người Pháp sau khi rút khỏi miền Bắc vẫn nhớ việc trả lương hưu và bảo hiểm xã hội cho những công chức, binh lính đã phục vụ chính quyền của họ, mặc dù không ít người hai mang, hoạt động cách mạng chống họ. Nghĩa là đâu ra đấy, không nhập nhèm lôi thôi.

Lương hưu là tiền của chính người lao động mà nhà nước (dù là chính quyền thực dân Pháp) đã giữ hộ, tới khi cần phải trả thì trả sòng phẳng, dù người ấy đang là kẻ thù của mình. Nói như thế để thấy rằng lương hưu không phải là thứ mà các đại biểu quốc hội cũng như đảng, nhà nước có thể cư xử, quyết định tùy tiện, muốn làm gì thì làm, muốn cắt thì cắt. Có thể lôi ai đó ra bắn nếu không thích, nhưng lương hưu vẫn phải trả cho họ nếu họ có lương hưu“.

______

Mời đọc thêm: Cắt lương hưu, cắt chức vụ & “cắt” Luật…? (RFA). – Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm, truất lương hưu của cán bộ bị kỷ luật (VOV). – Bị kỷ luật thì không gọi là nguyên bộ trưởng, truất lương hưu vĩnh viễn (VNN). Đề xuất cắt lương hưu của cán bộ bị ‘xóa tư cách chức vụ’ (VNE). – Cắt lương vĩnh viễn cán bộ nghỉ hưu có sai phạm? (Zing). – Về hưu bị kỷ luật: Phải giảm, truất lương hưu (VnEconomy).

Quốc Hội CSVN lại ‘phớt lờ’ Luật Biểu Tình (NV). – Bà Quyết Tâm, ông Tiến Lộc thử ăn cơm, làm công nhân một lần (VNN). – Tăng giờ làm việc, nhân văn hay bất bình đẳng? (TN). – Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Làm việc 9 tiếng/ngày thì không thể có hạnh phúc (VTC). – Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: ‘So với thế giới, Việt Nam chậm 80 năm về giảm giờ làm’ (VNF).

Đại biểu Quốc hội tranh luận về trọng dụng nhân tài (VNE). – “Thạc sĩ xe ôm, thạc sĩ Grab không phải là nhân tài!” (DT). – Ông Dương Trung Quốc nói về nhân tài, Giám đốc bệnh viện Tim ‘sốc’ (VNN). – Cán bộ công chức là người tài chỉ cần “đánh máy giỏi để khỏi ảnh hưởng đến Thủ trưởng thôi” (NĐT). – Người tài trong nhà nước: Phải yêu nước hay chỉ cần đánh máy giỏi? (TN).

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Đừng bao giờ ” XÔNG LÊN” khi cái nồi cơm nhà mình đang còn. Đấy mới là trí tuệ xhcn

  2. nghiemnv viết
    Tử huyệt của Dân chủ trong xhcn nước đảng là BẤT BẠO ĐỘNG, ÔN HÒA , TRÍ THỨC ( NHẤT LÀ TRÍ THỨC ĐC ĐÀO TẠO DƯỚI MÁI HIÊN XHCN ĐÃ ĐỔI MÀU NHƯNG VẪN GIỮ NGUYÊN MÙI)
    KINH TẤT CẢ

    Quả thật là các trí thức (chống xhcn) có vẻ đấu tranh ôn hòa thật – như bác nghiemnv nhận xét. Khốn nỗi họ già rồi, làm sao có thể dùng cách bạo lực?
    Như vậy, có lẽ nghiemnv cho rằng nếu muốn có dân chủ cho VN thì mọi người phải “xông lên”.

    Riêng tôi, tôi chỉ biết tỏ thái độ đồng tình và khâm phục bất cứ ai dám đối đầu với CS. Đối đầu ôn hòa hay bạo lực tôi cũng kham phục. Còn chuyện “xông lên” tôi chả dám.

    Các bác thấy nên làm thế nào? Ôn hòa hay bạo động với CS?
    Bác nào muốn bạo động có sẵn sàng dẫn đầu không? Hay là chỉ núp ở diễn đàn này để chê bọn trí thức ôn hòa?

    Nếu nghiemnv (không phét lác) mà hô mọi người “xông lên” các bác có “xông lên” theo tiếng hô của nghiemnv hay không?
    Xin các bác cho ý kiến

    • Có khi phải nhờ cadc vị trí thức nhà mình mở hội thảo ” bất lực và biểu tình” cho mọi ng tỏ tường. Chớ nhét chữ vào mồm nhau như vậy

  3. Nếu cán bộ đương chức bị phát hiện vi phạm khi đang làm việc thì hiển nhiên bên cạnh việc có thể phạt hình sự thì người đó cũng có thể bị cách chức, giảm bậc lương, thậm chỉ cho nghỉ việc. Vậy thì theo nhà báo Ngọc Vinh thì người cán bộ đó (nói nặng nhất) bị cho thôi việc – tức là không còn hưởng lương thời kỳ người đó „hư hỏng“ (thực tế không làm cái gì có lợi mà chỉ có hại cho nước, cho dân) cách đây 20 chục năm trước khi nghỉ hưu mà vị nhà báo này (Ngọc Vinh) vẫn bảo vệ quyền lợi cho con người này hưởng 20 chục năm vô lý vậy sao?! Tôi không hề bênh vực ý kiến của ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (nghe tên lần đầu), nhưng việc xử lý không thu hồi tiền lương 20 năm hại dân hại nước là đã quá nhân đạo và nay ai lại nghe lời nhà báo này định trả bình thường tiếp cho kẻ ăn hại và phá tan đất nước khủng khiếp trong cả 1 thời gian dài lương hưu như trả cho những người hiền lành, đạo đức, làm việc có chất lượng thì ai ngu – ai khôn xin độc giả bình tâm xem xét, đánh giá.

  4. Tôi tin chắc chỉ có Việt nam mới đấu tranh đòi ban hành Luật biểu tình – điều các quốc gia khác không có, không làm như Việt Nam, vì với họ quyền hội họp (trong đó có biểu tình) là quyền phổ quát của nhân loại (Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền ngày 10/12/1944 mà VN thừa nhận) và ở nước nào được hiến định thì Luật hội họp hay biểu tình chỉ là hệ quả mà nếu không có nó thì dân xứ đó chỉ có thể biểu tình theo ý muốn nên thông thường nhu cầu nhà nước cần ban hành luật hội họp (trong đó có biểu tình), chứ không phải như VN người dân (thậm chí chuyên gia luật) cũng đòi có luật biểu tình. Tóm lại về vấn đề này nếu đúng như tôi nói (xin mời các chuyên gia thông thạo luật quốc tế lên tiếng) thì Việt Nam cũng thêm 1 điểm KHÔNG GIỐNG AI – trái ngược với quốc tế vì như thế ở VN Luật biểu tình to quyền hơn Hiến pháp VN, có giá trị quyết định hơn Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc! Và tôi cũng nói thật là quốc gia nào vì sợ lật chế độ thông qua biểu tình thì sẽ càng ngày càng sợ và tương lai dân nước đó cũng sẽ ngày càng khó khăn khi muốn đòi quyền cơ bản về hội họp, biểu tình. Còn quốc gia nào hàng ngày dân được tự do hội họp, biểu tình – thì dù nhiều lúc tình hình biểu tình có căng thẳng cao độ chăng nữa – nhưng mặt khác các chính khách chính trị cao nhất đứng đắn của họ vẫn bảo đảm bằng mọi giá quyền con người xứ họ như quyền biểu tình phải được bảo vệ, nhà nước không bao giờ được dùng thủ thuật hay kể cả dối trá, thủ đoạn để hạn chế quyền này – thì ở quốc gia đó không bao giờ có chuyện lo dân lật chế độ, mà họ biểu tình là cho 1 mục tiêu nhất định, ngược lại biểu tình lật đổ sẽ bị xử lý khác hẳn (Các cơ quan an ninh phải lo). Chưa kể chế độ nhiều đảng nên họ nắm quyền lực giai đoạn này và phải tính tới mất quyền lực giai đoạn tới nếu làm dở – nên chuyện thay đổi quyền lực đối với họ không phải và cũng không thể giữ lại bằng mọi giá, – chưa kể như đã thấy ở nhiều nước chính khách của họ rút lui khỏi ghế khi mất tín nhiệm thấy dễ dàng, chứ không cực kỳ khó khăn hay đúng hơn là không có chuyện bỏ ghế như chính khách Việt Nam.

    • Sóng Ngầm phải nên biết mọi công dân xhcn đã được bác và đảng dạy dỗ cẩn thận muốn nói, muốn làm gì thì phải họp, đưa ra lí luận, rồi viết thư gom đủ chữ ký, rồi trình đảng xem xét. Tiếp đưa ra cuốc hội bàn thảo lấy ý kiến, tiếp đưa chính phủ xây dựng đề án, đưa ra luật phù hợp, rồi lại trình đảng xem xét phê duyệt và… đút vào ngăn kéo.

  5. Tử huyệt của Dân chủ trong xhcn nước đảng là BẤT BẠO ĐỘNG, ÔN HÒA , TRÍ THỨC ( NHẤT LÀ TRÍ THỨC ĐC ĐÀO TẠO DƯỚI MÁI HIÊN XHCN ĐÃ ĐỔI MÀU NHƯNG VẪN GIỮ NGUYÊN MÙI)
    KINH TẤT CẢ

  6. Tử huyệt của chế độ CS là BIỂU TÌNH
    cho nên chúng ta đừng bắt nó ra luật Biểu tình

  7. Quyền lợi chính đáng của thợ và chủ đều phải được tôn trọng.
    Cách giải quyết tốt nhất là hai bên thương lượng với nhau. Thương lượng phải trên cơ sở coi quyền lợi của đất nước là tối cao.
    Hiện nay, thợ rất lép vế trong thương lượng, thậm chí chẳng có vị thế nào để thương lượng vì không được lập hội.

    Yêu cầu số 1 của thợ là quyền lập hội (nghiệp đoàn).
    Ở VN, thợ thuộc giai cấp lãnh đạo, nhưng đội tiên phong của thợ éo cho phép giai cấp lãnh đạo lập nghiệp đoàn (chỉ công nhận cái Hội do đảng lập ra).
    Té ra, quyền lập hội của thợ VN lại do tư bản nước ngoài lo cho.

  8. Khi nào giải tán cái bang thì mới được dùng luật biểu tình. QH thối tha!

Comments are closed.