Đã có đảng và nhà nước lo rồi…

Trương Nhân Tuấn

5-8-2019

Người Việt bây giờ có đủ lý do để thờ ơ với đất nước. Bận cái áo có đề chữ HS-TS-VN (Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam) mà cũng bị bắt ở tù 8 năm. Trước kia có cô Phạm Thanh Nghiên cũng ở tù 4 năm đơn thuần vì công an khám xét bắt được các tài liệu về chủ quyền lãnh thổ.

Những người biểu tình phản đối TQ năm 2014 vụ HD981 có người đến nay ở tù chưa ra. Nhiều người tham gia biểu tình bị đánh đập, mình đầy thương tích. Công an có thể dán cho họ đủ thứ tội, tụ tập trái phép, phá hoại trật tự công cộng v.v…

Người biểu tình giương biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối TQ tại công viên đối diện với Ðại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, ngày 11/5/2014. Ảnh: VOA

Nhưng thế nào thì “động lực” ban đầu thúc đẩy họ “phạm tội” là lòng yêu nước. Những vụ biểu tình phản đối Formosa, động lực cũng là lòng yêu nước. Những người biểu tình hầu hết là ngư dân, nông dân… họ biểu tình không phải chống nhà nước mà họ chỉ muốn bảo vệ nguồn nuôi sống họ và gia đình.

Đảng độc quyền yêu nước, ai yêu nước bằng cách khác là phản động, là phạm tội.

Thì bây giờ, vụ Tư Chính-Thanh long, tàu bè TQ hàng trăm chiếc xà quần trong vùng kinh tế độc quyền của VN từ đầu tháng 7 đến nay, dân chúng thờ ơ để mặc cho đảng lo liệu.

Nghĩ cũng phải. Đảng khai thác hay TQ khai thác các mỏ dầu khí trên thềm lục địa của VN, kết quả cũng đâu có khác chi nhiều?

Từ 1975 đến nay, các mỏ dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu đã đem lại cho đảng bao nhiêu tiền? Nếu không hàng ngàn tỉ thì cũng vài trăm tỉ đô la. Số tiền này về đâu?

Dân miền Nam đến nay đa số các làng quê vẫn không có nước ngọt (nước máy) để uống. Cầu cống vẫn còn là những chiếc cầu khỉ. Nếu không có những phong trào của những người hảo tâm xây cầu thì miền Nam có sở hạ tầng không có chi cả.

Miền Nam, miệt ĐBSCL còn mệnh danh là “vùng trũng giáo dục”. Gọi dân ở đây là “dân ngu” cũng phải. Trai thì đi làm mướn. Gái thì đi làm vợ xứ Trung, xứ Đài… còn không thì lên Sài gòn làm đĩ, làm con ở… Còn vụ xây “đường cao tốc”, người ta chỉ thấy “trên giấy tờ” hàng vài chục năm nay.

Tài nguyên quốc gia ở những xứ khác, ngay cả ở những xứ phung phí nhứt, thì nguồn dầu khí thu hoạch được vẫn ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bởi vì tài nguyên hút được hôm nay cũng thuộc quyền của các thế hệ mai sau. Chỉ có hình thức đầu tư vào hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, điện nước, giáo dục… mới là hợp lý, các thế hệ sau này cũng hưởng được thành quả.

Tiền thu từ dầu khí của miền Nam đi đâu?

Bởi vậy người dân có đủ lý do để thờ ơ với mọi vấn đề của đất nước. Nghĩ lại cũng nhân-quả mà thôi.

Có điều quan trọng cần nhắc ở đây (cho những người còn có lòng với đất nước). Là tất cả những hành vi nhượng cho TQ chủ quyền lãnh thổ, hay nhượng các quyền về kinh tế trên thềm lục địa (quyền chủ quyền), nếu được chuẩn nhận bằng một kết ước giữa hai quốc gia, thì việc hiệu quả pháp lý của kết ước này không dễ dàng hủy bỏ.

Theo Luật quốc tế (Công ước Vienne về việc kế thừa các công ước 1979) tất cả những kết ước liên quan đến “lãnh thổ” hay những kết ước mà hủy bỏ nó có thể làm thay đổi đường ranh giới, thì nhà nước kế thừa không có quyền từ khước kế thừa.

Tức là nếu ta để mặc kệ nhà nước muốn làm sao làm, nhượng đất, nhượng biển cho TQ đều không sao cả. Thì chúng ta cũng là người có trách nhiệm.

_____

Ghi chú: Tựa bài do Tiếng Dân đặt

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. (Xin trích)
    Theo Luật quốc tế (Công ước Vienne về việc kế thừa các công ước 1979) tất cả những kết ước liên quan đến “lãnh thổ” hay những kết ước mà hủy bỏ nó có thể làm thay đổi đường ranh giới, thì nhà nước kế thừa không có quyền từ khước kế thừa.
    (Hết trích)
    Rất hay tác giả à. Anh rất hay.
    Tôi không có điều kiện để tôi nghiên cứu các công ước Quốc tế. Nhưng tôi nhận thấy việc anh nghĩ thế nào là kết ước.
    Một loại đảng phái dùng sự lừa bịp để dụ dân chúng cướp chánh quyền cho bọn chúng. Bọn chúng chưa bao giờ chính danh để quyết định về lãnh thổ đất nước. Trong suốt 44 năm cầm quyền, chúng tôi chưa hề cầm lá phiếu bầu cho chúng. Do đó, không có lý do gì bắt chúng tôi phải kế thừa các kết ước bán nước của bọn chúng.
    Hơn nữa, các kết ước giữa các nước chỉ được xem là hợp pháp để có thể chiếu theo công ước Quốc tế phải minh bạch công bố không những cho toàn dân biết mà còn phải cho cả Quốc tế biết. Những thể loại kết ước bán nước được ký kết lén lút dưới gầm bàn mà chánh quyền nào lật đổ bọn vẹm phải kế thừa là điều rất phi lý.
    Tôi hoàn toàn tin rằng xét về mặt pháp lý, những kết ước bán nước ký kết lén lút không có giá trị gì theo công ước Quốc tế. Nhất là bọn vẹm dùng vũ lực để cướp chánh quyền thì làm sao phải kế thừa những thỏa thuận của bọn cướp nước chúng tôi.
    Nói đơn giản là chúng đến cướp nước của chúng tôi xong đem bán thì chúng tôi phải kế thừa (phải chấp nhận) các kết ước bán nước của bọn chúng ?

      • Xin cảm ơn bạn.
        Nếu bạn đã thấy tôi đúng thì con đường lật đổ bọn vẹm mà tôi chọn không được trãi thảm và rắc đầy hoa. Nó là một con đường đầy chông gai, gian khổ và thấm đẫm máu của chúng ta.
        Tôi tự hỏi liệu rằng bạn có quyết tâm cùng tôi đi hết con đường này không ?

  2. Lực lượng vũ trang đã tích cực đàn áp người biểu tình chống TQ xâm lược cùng đội ngủ DLV,lực lượng 47, hội cờ đỏ ,mặt trận và các đoàn thể của đảng hãy ra vùng Tư chính mà đấu tranh với bon TQ đang hoành hành tại đấy,đảng sẽ lãnh đao,chính quyền sẽ chỉ huy,dân thường miễn tham gia!

Comments are closed.