Tuyên Bố Thủ Thiêm 4

I. Tình hình

Sau hai mươi năm ròng rã đợi chờ và đấu tranh đòi công lý, sau hai năm đợi chờ theo hứa hẹn của nhà nước, của bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân với câu nói nổi tiếng “tôi không gạt bà con đâu”, ngày 26 tháng 6 năm 2019, người dân Thủ Thiêm cùng với toàn thể quốc dân mới chứng kiến việc công bố bản thông báo của Thanh tra Chính phủ mang số 1041 TB-TTCP. Nội dung bản thanh tra này gồm hai vấn đề:

1. Khẳng định sai lầm, vi phạm cố ý của UBND thành phố HCM và các ban ngành kể cả trung ương đã không thực hiện dự án đô thị mới Thủ Thiêm theo quy hoạch của chính phủ, cố ý vi phạm pháp luật và các quy định của thủ tướng chính phủ; tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích băm nát dự án đô thị mới Thủ Thiêm thành các dự án bất động sản manh mún để kinh doanh kiếm lời.

2. Khẳng dịnh sai lầm, vi phạm nói trên đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 26 ngàn tỷ đồng và nhiều thiệt hại khác

Tuy nhiên, bản thông báo đã không đề cập gì đến việc 15 ngàn hộ dân bị di dời ở 5 khu phố 3 phường nằm ngoài ranh theo Quyết định 367; không đề cập gì đến 4,3 ha của phường Bình An nằm ngoài ranh qui hoạch; không đề cập gì đến 160 ha tái định cư biến mất; không đề cập gì đến việc 115 người dân ký tên khiếu kiện tập thể, một núi đơn khiếu nại kiện tụng của nhân dân Thủ Thiêm đã xếp xó.

Rõ ràng là: Thông báo thanh tra vẫn chỉ đề cập đến cách điều hành quản lý nhà nước trong nội bộ Đảng và nội bộ chính quyền mà không đề cập gì đến nguyện vọng và những khiếu kiện của người dân Thủ Thiêm. Thêm một điều khó hiểu: vì sao, sau khi đã có kết luận thanh tra thể hiện qua thông báo 1041 TB- TTCP, Thanh tra Chính phủ đã không làm công việc phải làm là chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo luật pháp? Ai cũng có quyền nghĩ rằng bản thông báo này chỉ có mục đích tiếp tục xoa dịu nỗi thống khổ của người dân theo kịch bản quen thuộc “cứt trâu để lâu hóa bùn” và cũng để phục vụ việc tranh quyền đoạt lợi trong nội bộ nhà cầm quyền.

Người dân Thủ Thiêm phải kêu gào kiện tụng đến bao giờ nhà cầm quyền mới trả lại mảnh đất mà cha ông họ đã khai phá canh tác từ xa xưa, đã được chinh quyền Thực dân Pháp và các chính quyền kế thừa chứng nhận? Chừng nào người dân Thủ Thiêm mới được bồi  thường thiệt hại mà chính quyền hiện nay đã gây ra trong 20 năm qua? Còn gì cay đắng và vô đạo hơn khi chính quyền tước đoạt mảnh đất mà trên đó đời ông đời cha và chính họ đã che giấu bảo vệ nhiều lớp người mệnh danh là “Cộng sản”?

II. Nguyên nhân

Sự “kiêu ngạo Cộng sản” của những người lãnh đạo khi có chính quyền trong tay đã không còn đặt quyền lợi của người dân là trung tâm của mọi chính sách, áp đặt chính sách ruộng đất sai lầm phi thực tế, phản dân chủ phản tiến bộ.

Sự vụ lợi và vô trách nhiệm của nhiều tầng lớp lãnh đạo qua nhiều thời kỳ, đã thấy sai nhưng vì quyền lợi bản thân phe nhóm nên không chịu sửa. Khi đất nước chuyển qua kinh tế thị trường thì đất đai trở thành nguồn lợi to lớn, trong khi nguyên tắc mang tính hình thức “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và thể chế lãnh đạo độc tôn đã tạo nên hệ thống tham ô làm giàu bất chính.

Tòa án xử theo nghị quyết của chính quyền sở tại, luật pháp thực thi tùy tiện trở thành công cụ bảo vệ bè lũ tham nhũng và đàn áp những người dân đen.

III. Tuyên bố

Trước tình hình trên , các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự có tên dưới đây, tuyên bố:

1. Chính quyền thành phố HCM phải khẩn trương giải quyết đơn khiếu nại của 115 người dân Thủ Thiêm, trả lại đất hoặc đền bù theo giá thị trường hiện nay cho những hộ nằm ngoài ranh qui hoạch; bồi thường hỗ trợ cho những hộ dân trong quy hoạch; trả lại 160 ha đất tái định cư cho dân để dân xây dựng lại nhà cửa ổn định cuộc sống.

2. Phải có luật sư độc lập do dân chọn làm đại diện trong ban bồi thường hỗ trợ tái định cư. Chính quyền phải thường xuyên đối thoại với dân giải quyết khiếu nại.

3. Phải chuyển ngay thông báo 1041 TB – TTCP ngày 26 tháng 6 năm 2019 cho cơ quan điều tra xử lý theo luật pháp. Phải trừng trị những ai đã vi phạm pháp luật gây đau khổ, mất đất mất nhà, thiệt hại về  tinh thần và vật chất cho người dân Thủ Thiêm dù những kẻ đó ở bất kỳ cấp nào, còn làm việc hay đã về hưu. Phải trừng trị những tên sử dụng quyền lực và cơ chế vơ vét tài sản làm giàu bất chính cho cá nhân và phe nhóm.

4.- Phải sửa lại luật đất đai, xác lập chế độ đa sở hữu về đất đai bao gồm sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể, và sở hữu nhà nước. Xóa bỏ vĩnh viễn nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbothuthiem4@gmail.com. Bản Tuyên bố sẽ chấm dứt nhận chữ ký vào hồi 24h00  ngày 20/07/2019  (giờ Việt Nam).

Ngày 07 tháng 7 năm 2019

A. Các t chức XHDS

CLB Lê Hiếu Đằng, Đại diện Lê Thân/Chủ nhiệm CLB

Diễn đàn xã hội dân sự, Đại diện Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Nhóm Lập Quyền Dân, Đại diện Nguyễn Khắc Mai

Hội Bầu bí Tương thân: Đại diện Nguyễn Lê Hùng

Diễn Đàn Dân chủ Đuốc Việt, Đại diện: KS Lưu Hoàn Phố. San Jose, CA Hoa Kỳ

Nhóm Hoạt Động Ủng Hộ Quốc Dân Việt, San Jose, CA Hoa Kỳ, Đại Diện: Đoàn Văn Lập

Diễn đàn Bauxite Việt Nam, đại diện GS Phạm Xuân Yêm

B. Các cá nhân

TS Nguyễn Quang A, Hà Nội

Nguyễn Đăng Quang Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.

Nguyễn Khắc Mai, TT Minh triết, Hà Nội

Đào Công Tiến, PGS nguyên Hiệu trưởng đại học Kinh tế TP.HCM, TV CLB LHD

Hoàng Hưng, nhà thơ- dịch giả, Sài Gòn

Trần Bang, kỹ sư, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn

Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM

Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, (CLB Phan Tây Hồ)

Nguyễn Đăng Hưng. Giáo sư danh dự Đại học Liege, Bỉ. Sống ở Sài Gòn

Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội

12.André Menras-Hồ Cường Quyết, Nhà giáo Pháp Việt, TV CLB LHĐ, Pháp.

Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn

Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, TV CLB LHĐ

Nguyễn Ngọc Lãnh – Nguyên GS học Y Hà Nội, NGND

Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn

Kha Lương Lợi, Hưu trí, Sài Gòn

Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, TV CLB LHĐ, SG

Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An

Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội

Tôn Quang Trí, cán bộ hưu trí – nguyên PGĐ sở Công nghiệp tp HCM

Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ, TV CLB LHĐ

Tô Linh Giang, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tô Lê Sơn, Kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG

Nguyễn Phú Yên, hưu trí, Sài Gòn

Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn

Võ Văn Tạo. Nhà báo tự do. Nha Trang, Khánh Hòa

Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn

Hà Quang Vinh, hưu trí ở tại Q11

Phan Quốc Bình, Nhà thơ, TP Vinh -Nghệ An

Nguyễn Thái Minh, Kinh Doanh, Nha Trang

Vương Quốc Toàn – Nhiếp ảnh gia ở tại Hải Phòng

Nguyễn Công Hiệp, Kinh doanh, Sài Gòn

Inrasara, Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, Sài Gòn

Nguyễn Kế Quang, KSXD, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Nguyễn Trọng Bách, Kĩ sư, Nam Định

Trương Minh Thủy, người lao động, quận Tân phú, TPHCM

Đỗ Duy, Chuyên viên kỹ thuật, Bà Rịa – Vũng Tàu

Trần Vũ Việt Trung, Kỹ sư cơ khí, TP HCM

Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy, Tp.Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng.

Nguyễn Thanh Trúc, KD, Hà Nội

Trần Đăng Quang, quản lý tại dịch vụ, Hà Nam

Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Thành viên CLB Lê Hiếu Đăng

Nguyễn Tiến Dân, giáo viên, Hà nội

Trần Trung Hậu, Giảng viên, TP.HCM

Nguyễn Văn Lịch, nghỉ hưu, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Hồ Quang Huy, Cty CP Đường sắt Phú Khánh, Nha Trang.

Phạm Mai Hiền, Hà Nội

Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TV CLB LHD

Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà nội

Đinh Văn Chinh, Nhà văn ở Hà Nội

Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do – Sài Gòn

Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ Sĩ – Sài Gòn

Cao Lập, Hưu trí, California, Hoa Kỳ

Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Hà Nội.

Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, Cộng hòa liên bang Đức

Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Genève, Thụy Sĩ

Mai Thanh Sơn PhD, Viện KH & XH vùng Trung bộ – Viện Hàn lâm KH-XH VN

Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, Q.Tân Binh, TP.HCM

Tô Minh Chánh, Sài Gòn

Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo Sài Gòn, thành viên CLB LHĐ

Đỗ Anh Tài, cựu giáo chức Sài Gòn – VNCH

Nguyễn Tuệ Hải, Hưu trí, Canberra-Australia

Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Q.Thủ Đức ,Tp HCM

Lê Khánh Luận TS, nguyên giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM, TV CLB LHĐ

Vũ Trọng Khải, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường QLCB, Bộ NN&PTNT, TPHCM, TV CLB LHĐ.

Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Pháp

Trần Công Thạch, Nhà giáo về hưu, Quận 5, Tp HCM

Nguyễn Chí Công, TS, Hà Nội

Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

Nguyễn Trọng Hùng, P.Đông Vệ, Tp.Thanh Hóa

Trần Tư Bình, Cựu giáo viên, Sydney – Australia.

Đoàn Khắc Xuyên, Nhà báo, Tp HCM.

Nguyễn Văn Đức, San Jose, California. USA

Phạm Thế Cường, Chủ nhiệm CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng.

Nguyễn Hồng Kiên, Nghiên cứu viên, Hà Nội.

Trần Khuê, chuyên gia NC Văn hoá, TP.Hồ Chí Minh

Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, 50858 Cologne – CHLB Đức.

Võ Xuân Tòng, hội viên Hội nhà văn Hà Nội, hiện cư trú Sài Gòn

Dương Khánh Lâm, Kỹ thuật, Q.10-Tp.HCM

Thái Kế Toại, Nhà văn, Đại tá an ninh Bô Công an

Đặng Bích Phượng, Hưu trí, ở Hà Nội

Phạm Nguyên Trưởng, Dịch giả, Vũng Tàu

Hà Trọng Tấn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT – TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

Nguyễn Nguyên Bình – Nhà văn, Hà Nội

Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội

Nguyễn Kim Khánh, Nhà báo, Tạp Chí Thương Gia

Lương Cao Nam Khánh, Hưu trí, Sài Gòn

Lê Trần Nhật Quân, Kỹ Sư, Bắc Ninh

Đợt 2

91. GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học VN, Sài Gòn

92. Bến Văn Nguyên, viết văn

93. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp

94. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp

95. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội

96. Vinh Anh, CCB, Đống Đa-Hà Nôi

97. Đỗ Thị Bắc Giang, Kế toán, Quận 1

98. Nguyễn Mai Oanh, Sài Gòn

99. Nguyễn Quang Nhàn, CB Hưu trí-Đà Lạt

100. Lê Thị Phương Mai, q.Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

101. Trương Minh Tuấn, Kinh doanh tự do, Tp. Biên Hoà. Đồng Nai

102. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức

103. Phạm Duy Hiển; CCB phường hội thương, Tp pleiku

104. Đặng Doan – kinh doanh, ở Gia Nghĩa, Đăk Nông

105. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

106. Nguyễn Tâm, Kỹ sư Cơ điện. Tp HCM

107. Nguyễn Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội

108. Huỳnh nhật Hải, hưu trí-Dalat

119. Huỳnh nhật Tấn,hưu trí –Dalat

110. Lê Thăng Long, Cựu TNLT, tư vấn quản trị chiến lược, Sài Gòn.

111. Trần Kế Dũng Electrolux  Australia

112. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

113. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

115. Chu Sơn  – nhà thơ tự do – Thủ Đức – Sài Gòn

116. Nguyễn Thị Kim Thoa – Bác sĩ – Thủ Đức – Sài Gòn

117. Trần Hưng Thịnh, Kỹ sư,đã nghỉ hưu, Hà Nội

118. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà báo, Sài Gòn

Phạm Ngọc Trường, Tours FRANCE

120. Võ Ngọc Ánh, Cựu phóng viên, bang Washington, Hoa Kỳ.

121. Nghê Lữ, Phóng Viên, San Jose, California, Hoa Kỳ

122. Ý Nhi, Nhà văn, TP HCM

123. Trần Công Tâm, hưu trí, sài gòn

124. Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Toán học, Hà Nội

125. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

126. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo, Sài Gòn

127. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám độc Sở GDĐT Lâm Đồng, hưu trí ở Đà Lạt

128. Lưu Hồng Thắng -công nhân – Hoa Kì

129. Nguyễn Thị Ngọc Trai, Nhà văn – nhà báo, Hà nội.

130. Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận

131. Nguyễn Đào Trường, Hưu trí, Hải Dương

132. Hà Trần Phương, Hà Nội

133. Nguyễn Quốc Thắng, Hà Nội.

134. Nghiêm Sỹ Cường, Kinh doanh, Hà Nội

135. Nguyễn Anh Tuấn, Giáo viên, Nha trang

136. Trần Quốc Trọng, Diễn viên, đạo diễn điện ảnh, Hà Nội

137. Trần Vũ Việt Trung, Hà Nội

138. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội

139. Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Hà Nội

140. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn

141. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris – Pháp

142. Nguyễn Huỳnh Giang, Kỹ Sư, Bạc Liêu

143. Lê Hữu Trí, Công nhân, Sài Gòn

144. Hồ Minh Di, Giáo Viên nghỉ hưu, Tây Ninh

145. Nguyễn Minh Phụng, Nhà Thơ – Họa Sỹ, Bình Dương

146. Ngô Gia Kiều, Kinh doanh tự do, Bình Dương

147. Lê Nam Hà, Hưu trí, Sài Gòn

148. Lê Nam Long, Hưu trí, Sài Gòn

149. Cao Văn Lộc, Diễn viên, Lâm Đồng

150. Sầm Tú Lâm, Nghệ nhân, Sài Gòn

151. Đỗ Thị Nga, Kinh doanh tự do, Đồng Nai

152. Đồng Văn Nam, Luật gia, Bình Phước.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Nguyễn Duy

    con ơi mẹ dặn câu này
    cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)

    Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
    cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
    có con dấu đóng đỏ tươi
    có còng có súng dùi cui nhà tù

    cướp xưa lén lút tù mù
    cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
    con trời bay lả bay la
    cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng

    dân oan tuôn lệ ròng ròng
    mất nhà mất đất nát lòng miền quê
    tiếng than vang động bốn bề
    cướp từ thôn xóm tiến về thành đô

    ai qua thành phố Bác Hồ
    mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
    bây giờ mẹ phải dặn thêm
    quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

    Nguồn Mạng.

  2. Thực ra Luật pháp Việt Nam cũng được những người có học xây dựng nên nếu đọc cũng chưa dễ thấy điểm yếu kém – ví dụ đọc Điều 3. Nguyên tắc xử lý trong Bộ Luật hình sự:
    „1. Đối với người phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, …, thành phần, địa vị xã hội; c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, … lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, ….“.
    Bạn đọc cần chú ý hơn câu gần đầu: MỌI HÀNH VI PHẠM TỘI … PHẢI ĐƯỢC PHÁT HIỆN KỊP THỜI, XỬ LÝ NHANH CHÓNG. Và nội dung thì như vậy, nhưng nếu gắn với vụ Thủ Thiêm thì cho thấy dân kêu từ hơn 20 năm thì bình thường như các nước Cơ quan tố tụng điều tra với nguyên tắc độc lập và BẮT BUỘC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT (Vì không truy cứu hành động trái pháp luật thì nhân viên tiếp nhận tố cáo nào đó từ dân hay ai đó sẽ tự động phạm pháp) phải sẵn sàng khởi tố điều tra từ lúc manh nha có dấu hiệu phạm pháp – tức là đáng lý phải sẵn sàng điều tra khởi tố cách đây hơn 20 năm, thì nay dù có kết luận như vậy mà Cơ quan Thanh tra vẫn còn đưa ra quan điểm dền dứ: „Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.“ cho thấy Cơ quan thanh tra không làm theo quy định của Bộ luật hình sự và mọi người chớ quên chính cơ quan này cách đây 1 thời gian (trước khi thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung Ương 1/2/2013) là Cơ quan chủ chốt về phòng chống tham nhũng. Và với cách làm việc theo LỆ này có thể suy ra vì sao Tham nhũng – đặc biệt thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng phát triển nhanh, mạnh khủng khiếp như vậy!

    • Luật đó chỉ dùng cho dân . Quan Cộng Sản thì phải khác, không thể áp dụng luật thường cho quan được . Nhưng ngay cả luật đó cũng thiếu xót, và interpretation về những gì được xem là “tội” lại rất tùy tiện . Luật này cần phải dẹp đi, nhưng mọi người lại kêu gọi tôn trọng nó … hết nói!

  3. hồ sơ khiếu nại Thủ Thiêm đã có 20 năm, Nguyễn Phú Tọng đã là chủ tiệm cuốc hại năm 2006, và liên tục nắm các chức vụ cao nhất trong cả nước từ đó đến nay, tức là Tọng đã phải biết, nhưng Tọng đã quyết tâm không làm gì để giải quyết nhà đất cho dân.

    Với bề dầy lịch sử như thế, nay có thêm một tuyên bố nữa về Thủ Thiêm thì chắc cũng chẳng có ích gì.

    Để tạo cơ hội cho nhiều tuyên bố hơn nữa trong tương lai, Giái sư Thiến sĩ Nguyễn Tiện Nhân đã tạo ra một hồ sơ mới: Lộc Hưng. Miệng thì nói không “gạt bà con,” nhưng hành động thì dối nhân dân, đúng là tầm cỡ lãnh đạo cao cấp của đảng, cho dù có được học có bài bản từ Đức, Mỹ về.

    Chỉ hy vọng là có những người thế hệ sau như Nguyễn Thuỳ Dương may ra có được cái tâm, quyết tâm, hiểu biết thực địa và thời gian để giật sập cái chế độ này.

  4. Võ Văn Thưởng không trị được đám đảng viên thối nát này thì … ai tin anh Thưởng & ban tiên láo nhà ảnh … chết ráng chịu .

Comments are closed.