Hội nghị Trung ương 10

Hồng Hà

11-5-2019

Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng. Photo Courtesy

Hội nghị Trung ương 9 đã chọn danh sách 247 người, quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Sự lựa chọn này được cho là thực hiện theo “quy trình 4 bước” cực kỳ khắt khe.

– Bước 1: Tập thể lãnh đạo (ở địa phương là Ban Thường vụ, ở các Bộ ngành là Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng) tiến hành rà soát, đánh giá từng trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo hướng dẫn. Từ đó, thông qua danh sách dự kiến những người được giới thiệu quy hoạch.

– Bước 2: Hội nghị cán bộ chủ chốt của địa phương, cơ quan cho ý kiến. Có thể giới thiệu người ngoài danh sách chuẩn bị. Sau đó, Hội nghị bỏ phiếu kín, người được chọn phải > 30% phiếu, lấy từ cao xuống cho đủ số lượng.

– Bước 3: Hội nghị lãnh đạo mở rộng xem xét danh sách bước 2, có thể giới thiệu thêm. Chọn người > 50% phiếu; lấy từ cao xuống đủ số lượng được duyệt trước đó.

– Bước 4: Hội nghị tập thể lãnh đạo xem xét danh sách giới thiệu của hội nghị bước 3 và các vấn đề mới nảy sinh.

Danh sách có số dư này, sẽ bầu chọn ra 200 Uỷ viên Trung ương khoá XIII, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4/2021.

Vào 16/5/2019 sắp đến, Hội nghị Trung ương 10 sẽ khai mạc tại Hà Nội. Đây là Hội nghị quan trọng, đánh dấu sự trở lại của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng sau một thời gian dài vắng bóng vì bệnh.

Xuất hiện sau hơn một tháng điều trị tại Quân y viện 108, ông Trọng sẽ có bài phát biểu quan trọng trong phiên khai mạc. Hội nghị dự kiến làm việc trong 3 ngày (16/5- 18/5/2019).

Nội dung:

1. Quy hoach Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho Đại hội khoá XIII.

2. Bỏ phiếu kỷ luật cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị:

Cựu Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Văn Hiến, cựu Chính uỷ QCHQ trung tướng Nguyễn Văn Tình… mở đường cho việc điều tra mở rộng, khởi tố và bắt giam một số cán bộ cao cấp dính dáng đến các đại án tham nhũng.

3. Một số vấn đề quan trọng khác:

Hội nghị lần này xem xét thông qua danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khoảng 45 người. Vậy những ai sẽ là đề cử xuất sắc được chọn từ 247 ứng viên BCH Trung ương đã nói trên?

Quan điểm của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng khá rõ ràng. Ông cho rằng, quy hoạch BCT, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026 chưa phải là “làm nhân sự” cụ thể cho nhiệm kỳ tới, nhưng là một bước chuẩn bị rất quan trọng, là cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ XIII của Đảng. Vì thế, trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực.

Lò ông Trọng sẽ đốt đến cuối năm 2020 là chấm dứt. Với vấn đề sức khoẻ, ông Trọng chắc chắn sẽ rút lui khỏi chính trường vào mùa hè năm 2021. Một thế hệ trẻ hơn sẽ đảm nhiệm “tứ trụ” và thăng bằng lại cán cân quyền lực.

Trong một diễn biến khác. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 14 sẽ nhóm họp. Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20/5/2019, dự kiến bế mạc vào ngày 13/6/2019.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp là 19 ngày. Trong đó, Quốc hội làm việc về xây dựng luật trong 9,75 ngày, về giám sát tối cao và các vấn đề quan trọng khác trong 7 ngày.

QH sẽ thông qua 6 Luật và xem xét 8 dự án Luật được trình.

Chiều 29/5/2019 tới, Quốc hội sẽ nghe Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Tiếp đó, Quốc hội cũng sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Báo cáo thuyết minh và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc gia nhập Công ước số 98 của ILO.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Những thành phần não trạng tăm tối, kể mà có phương tiện tiêu hủy thì xã hội đỡ dơ dáy.

  2. Những thành phần não trạng tăm tối, kể mà có phương tiện tiêu hủy thì xã hội đỡ dơ dáy.

  3. Cọng sản không cần mất nhiều thời gì gian để tuyển chọn hạt giống để trồng người lãnh đạo. Cứ vào bệnh viện tâm thần tuyển chọn những bệnh nhân nặng nhất, xong đem về huấn luyện trong một năm thôi các bệnh nhân này sẽ có đủ kiến thức, kinh nghiệm để điều khiển đất nươc vn như các vị lãnh đạo hạt giống đỏ như hiện thời

  4. Quốc Hội bù nhìn hay gia nô mà làm như có quyền lực CAO NHẤT,nên
    tác giả naỳ quan trọng hóa qúa đáng cái chức năng mà QH.không hề
    có trong thực tế,khi cố nhét thêm vào phần cuối bài.
    Thật ra là đảng CS.chi phối và chỉ huy mọi hoạt động về nhân sự qua
    hội nghị trung ương đảng này,còn QH.chỉ là gật,gật và gật !

  5. Ah, Hồng Hà, tác giả của loạt bài “tố cáo” Trương Duy Nhất . Chắc Đảng phân công cho tồng chí đăng bài trên báo phản động để “giải độc dư lợn”. Khéo, không phải chó nhưng nằm chung cũng lây rận . Hy vọng lý tưởng cộng sản cách mạng của đ/c Hồng Hà vẫn đủ kiên định nhằm cưỡng lại những cám dỗ ngon ngọt của bọn phản động mà đ/c có vẻ mên mến .

    Cho tớ hỏi bác Tổng-Chủ cái lày . Ừ thì là mà rằng “không để lọt vào quy hoạch những người … có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc”. Câu hỏi của tớ là những người kêu gọi phát triển “kinh tế tư nhân” -ngôn ngữ nhịu của “tư bẩn”- có thể gọi họ là “có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc” được không ạ ? Rồi những người kêu gọi “hội nhập quốc tế”, aka tư bẩn nữa, có thể coi là “có quan điểm lệch lạc”?

    Cho tớ hỏi thêm, “đổi mới nhưng không đổi màu”, nhưng nhạt màu có được không ạ ? Pha màu hoặc pha loãng nó (lỡ) thành màu khác thì nàm thía nào ạ ? Thui đành “nhắm mắt xuôi tay” hay vớt vát “nước vỏ lịu, máu mào gà”?

    Bác Hồ yêu quý của chúng ta đã được phong làm “doanh nhân”, aka chiên da bóc lột giá trị thặng dư của giai cấp lao động, chừng nào ta mới đưa “bóc lột giá trị thặng dư” thành 1 phần “không thể thiếu được” của tư tưởng Hồ Chí Minh ? Và nhân tiện bấm nút xả cầu tiêu cho lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ ?

Comments are closed.