Tâm sự với trí thức Việt tộc về tự do (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

26-3-2019

Tiếp theo phần 1

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tự do giữa nhân tình

Tự do quyết định thân thể và tư tưởng, tự do quyết đoán luôn cho cá nhânbản thể, tự do quyết nghiệm luôn cho tư duytự lợi, như vậy tự do không những đẩy xa mê tín và dị đoan, nó còn đẩy lùi luôn thượng đế và tôn giáo nếu thượng đế và tôn giáo không thuyết phục được nó trên đường đi tìm sự thật, để hiểu chân lý, từ đó tạo ra lẽ phải.

Tự do có thể đi tìm sự thật từ chính trị qua kinh tế, từ tâm linh qua tôn giáo, từ dấn thân qua cách mạng, nhưng kẻ đòi tự do cho sự thật phải trả giá cho sự chọn lựa của mình. Mỗi chuyện trên đời này qua chọn lựa của mỗi cá nhân đều có cái giá của nó, và tự do chân chính luôn đòi hỏi chuyện: đúng giá! So với các giá trị mà mình muốn vương tới, đi tới.

Tự do luôn có tri thức sống động để chống lại chuyện: quá giá phá giá! Vì tự do luôn mang lý trí sinh động chống lại tham ô, tham nhũng của bọn tham quan, tham quyền sống nhờ quá giá phá giá, mà nội chất của bọn này là: cờ gian, bạc lận.

Tự do có thể đi tìm chân lý, từ nghiên cứu qua điều tra, từ điền dã qua kiểm tra, từ so sánh qua tổng kết, nhưng kẻ đòi tự do tìm chân lý phải trả giá cho sự lao tác của mình. Mỗi khám phá, mỗi phát minh, mỗi kết quả đều có cái giá của nó, và tự do chân chính luôn yêu cầu: “có thực mới vực được đạo”, mà thực trong hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) không phải là thực phẩm mà là sự thực (sự thật). Chính sự thựcgốc, rễ, cội, nguồn của khoa học, luôn chứng thực để chứng minh, và sự thựcnền, cột, trụ, móng cho chân lý được ra đời và được công nhận.

Tự do có thể đi tìm lẽ phải, từ đạo lý qua đạo đức, từ luân lý qua giáo dục, từ kinh nghiệm qua trải nghiệm. Nhưng kẻ đòi tự do cho lẽ phải phải trả giá cho sự liêm chính của mình, mỗi hành vi liêm sĩ, mỗi hành động liêm minh, mỗi hành tác đều có cái giá của nó, và tự do chân chính luôn chu đáo trong chuyện: được mắt ta ra mắt người, trong đó tư lợi cá nhân không được thủ tiêu công lợi của tập thể.

Chính lẽ phải đưa công bằng vào công lý, giao pháp lý cho pháp luật. Chính phương trình công bằngcông lýpháp lýpháp luật là phương pháp luận hỗ trợ cho định nghĩa về tự do để tự do này không được đập, phá, thiêu, hủy các tự do khác!

Tự do kề nhân phẩm

Tự do cận kề nhân phẩm, khi nó nhận ra chính nhân phẩm hay, đẹp, tốt, lành sẽ cứu nhân thế còn nhiều điều xấu, tồi, tục, dở, khi chính tự do dùng nhân phẩm để xem, xét, khảo, tra nhân loại còn lắm chuyện thâm, độc, ác hiểm, trong đó nhân sinh vẫn còn là nạn nhận của nhân tình, khi nó đã mất nhân tính.

Tự do song hành cùng nhân đạo, khi nó chọn đạo lý để giữ khoan dung, đạo đức để nắm rộng lượng, luân lý để nâng vị tha, khi cái bạo (bạo lực, bạo động, bạo hành) còn đang tung hoành bởi cái độc (độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị) qua độc đảng, đang ngày ngày làm kiệt quệ sinh lực của hệ hiệu (hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả) vì cái độc này đã giết ngay trên thượng nguồn hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) chính là định nghĩa năng động nhất của tự do: tự do sáng tạo!

Tự do luôn là tự do có điều kiện, điều kiện nhân phẩm dùng nhân lý, nhân tri, nhân trí để cũng cố, để thăng hoa nhân nghĩa, nhân từ, nhân đạo, để đưa nhân tình, nhân thế, nhân loại vào đúng quỹ đạo của nhân quyền: sống chung vì đáng sống. Nếu tự do không có điều kiện sẽ là tự do trong tự sát, vì nó biến cuộc sống thành địa ngục, cuộc đời thành âm phủ, chính thi hào Nguyễn Du đã nhận thức rõ điều này trong Văn tế chúng sinh: “Cõi dương còn thế chi là cõi âm”.

Tự do luôn là tự do có điều kiện vì nó muốn lánh địa ngục, xa âm phủ, vì nội chất của nó là sống hay, sống đẹp, sống tốt, sống lành, chớ không phải sống tồi, sống tục, sống dở, sống nhục. Chính Trịnh Công Sơn chối bỏ và lên án loại cuộc sống này, mà nhạc sĩ gọi là: “Kiếp cỏ hèn mọc đầy núi sông!”

Tự do đón nhân tri

Tự do đón nhân tri như tự do đón nhận kinh nghiệm tới từ cuộc sống, biến kinh nghiệm thành kiến thức, rồi đưa đạo lý vào tri thức để có ý thức về cuộc đời, có nhận thức giữa sự sống và cái chết, từ đó chọn sự sống trong cái sống đúng rồi biến nó thành cái sống cho đáng.

Tự do đón nhân tri như tự do đón tiếp thử thách tới tự các khó khăn mà ta gặp ngay trong cuộc sống, giải quyết các khó khăn, bằng tự do của chính mình, tự chọn lựa cách giải quyết tới quyết định các phương tiện để vượt thoát (và vượt thắng) các khó khăn. Tự do xử lý các khó khăn tương đối qua cải cách (giữ sân chơi, nắm trò chơi, và chỉ cần đổi luật chơi) để vượt khó khăn, đó là tự do cải cách. Tự do cũng xử lý các khó khăn tuyệt đối (xóa sân chơi, dẹp trò chơi, bỏ luôn luật chơi) để làm lại mới hoàn toàn, đó là tự do cách mạng.

Tự do đón nhân tri như tự do chấp nhận thăng trầm, chấp nhận nghèo khổ nhưng luôn phấn đấu để vươn lên, cam chịu tiết kiệm để lập vốn, cáng đáng cần lao để phát triển, phát minh để làm cho bằng được chuyện thay đời đổi kiếp theo hướng đi lên; trong đó có tự do “cắn răng” chịu cực để hy sinh cho con cái, cho các thế hệ mai sau thành đạt trong học hành, thành tựu trong nghề nghiệp, thành công trong kinh tế.

Tự do bồng thử thách, cõng thăng trầm luôn là tự do của dự phóng, muốn biến ngày mai phải đẹp hơn, hay hơn, tốt hơn, lành hơn hôm nay. Và, tự do của dự phóng luôn là tự do của chương trình được tính toán, được xếp đặt, được tổ chức, được quản lý, được thực hiện qua thời gian và qua không gian do chính tự do có ý thức chọn lựa.

Tự do có ý thức, không hề là loại tự do thụ động, “ba phải”, “nữa vời”, “lúc thế này, khi thế khác”, mà chính ý thức của tự do sản sinh ra ý định thực hiện dự phóng, ý muốn tổ chức chương trình, để hình thành ý nguyện phải thành công qua chiến lược lâu dài, chiến thuật ngắn hạn, kể cả sách lược được dựng nên qua mưu lược. Tất cả tạo nên ý lực cho hệ quyết (quyết định, quyết đoán, quyết tâm).

Tự do có ý thức, có dự phóng, có chương trình qua phương trình ý thức-ý định-ý muốn-ý nguyện-ý lực là điều kiện, là tiền đề, là thượng lưu của tự do muốn thay đời đổi kiếp của Việt tộc. Vì có ý thức nên chúng ta thấy cái bất công của xã hội do lãnh đạo bất tài dựa độc tài của ĐCSVN với sự xuất hiện của dân đen, dân oan. Chính phương trình ý thức-ý định-ý muốn-ý nguyện-ý lực này sẽ giúp Việt tộc đón nhận nhân tri để có nhân trí mà chống đối, mà đấu tranh, mà phấn đấu cho tương lai của đất nước!

Tự do giữa nhân tính

Tự do giữa nhân tính được thể hiện từ nhân loại tới nhân sinh, nó không thể được định nghĩa ngoài nhân tính, tự do là tự do của nhân tính, có nhân đạo, hiểu nhân nghĩa, thấu nhân từ, vững nhân tâm. Có những kẻ lợi dụng tự do cá nhân để biển lận, có tham quan lạm dụng tự do của quyền lực để tham nhũng, đó là lạm quyền. Đây chỉ là loại tự do trục lợi để bòn rút, nó đe dọa tới tiềm năng tự do của tha nhân, nó xói mòn tự do của đồng loại, nó thiêu rụi tự do phát triển của đất nước, nó làm quỵ gục tự do được sống yên, sống lành, sống đẹp của đồng bào ta.

Loại tự do này rất đê hèn, vì nó quá thấp với định nghĩa về tự do mà chúng ta muốn tìm tới, chẳng hạn như tự do tổng kết về cuộc đời của mình, khi thấy đồng bào và chính thân phận mình đang trong ngõ cụt, rồi bi quan trước số phận của dân tộc, của đất nước, đó là lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời cùng ngồi xuống và tha thứ cho nhau…”.

Tự do giữa nhân tính xa lạ với tất cả loại ngữ văn “tự do phải tuyệt đối”, tất cả loại ngữ pháp “tự do là muốn làm gì thì làm”. Tất cả kiểu phát biểu này đều đáng ngờ, vì loại ngôn từ này lạm dụng tự do để dễ dàng ích kỷ, lợi dụng tự do để dễ bề trục lợi. Loại ngôn ngữ này chỉ muốn hiểu tự do một cách thô thiến nhất để đánh tráo, đánh lận con đen, mà quên đi các điều kiện của nhân tính luôn làm gốc, rễ, cội, nguồn cho mọi định nghĩa về tự do, cùng lúc các điều kiện của nhân tính này nâng, che, cõng, bồng tự do, chỉ để bảo vệ tự do được sống và phải sống bền trong nhân tính.

Tự do giữa nhân tính, khẳng định quyền sống giữa nhân sinh, quyền được tồn tại trong nhân loại, và nhất là quyền có kiến thức đúng về nhân thế, trong đó nhân tính luôn cần nhân trí để có nhân tri, mà tri thức không tự nhiên có trong não bộ của cá nhân mà tri thức tới tự tha nhân. Đây là cơ sở để hình thành xã hội học: một cá nhân sống riêng lẻ, biệt lập trong rừng không có đời sống xã hội, không có sinh hoạt xã hội, không có quan hệ xã hội, thì không biết là mình phải chết! Tức là không có tri thức về cái chết.

Và, khi cá nhân đó sống trong xã hội, thấy tha nhân chết trước mắt của mình, khi sự sống không còn thì thân thể chỉ là thi thể, lúc đó cá nhân đó mới có tri thức về cái chết, và tri thức đó tới tự tha nhân. Như vậy xã hội là môi trường giữa sự sống và cái chết, trong đó tự do không thể đơn phương độc mã, một cách vô điều kiện, mà quên đi nhân sinh trong đó có tha nhân có cùng một điều kiện nhân loại với mình, có cùng một môi sinh trong cùng một nhân tính với mình.

Tự do của nhân chủ

Tự do của nhân chủ, là tự do có thế đứng và thế đi, có hành động và hành tác trong thế thăng bằng của nhân quyềndân chủ (nhân quyền trong dân chủ, và dân chủ bằng nhân quyền). Ngữ pháp nhân chủ phải dựa trên định nghĩa về chủ thể, không chỉ là cá nhân hay cá thể, mà chủ thể khi hiểu đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) rồi, khi thấu luân lý (bổn phận và trách nhiệm) rồi, thì có tự do trong sáng kiến để cải thiện điều kiện làm người của mình. Có tự do trong sáng lập để gây dựng các phương án cho tương lai, vì muốn được thăng hoa trong cuộc sống, có tự do trong sáng tạo.

Và, tự do trong sáng tạo không những để thành công trong học đường, thành quả trong nghề nghiệp, thành tựu trong xã hội, mà còn sáng tạo từ văn hóa qua nghệ thuật, từ lao động để chế tác ra nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan cho riêng mình, để có tư duy riêng, để có tư tưởng riêng, mà không quên đồng loại, luôn song hành với mình trong cuộc sống.

Tự do của nhân chủ qua nội hàm của chủ thể luôn là tự do có ý thức, một ý thức tới từ tha nhân, tới từ xã hội, một ý thức về kinh nghiệm trong thực tế (thí dụ như không được giết người, vì sẽ bị người giết qua báo thù, qua luật pháp, qua tù ngục, qua tử hình…). Như vậy, ý thức tới từ ngoại cảnh, mà ngoại cảnh thì thuộc về phạm trù của hiện tượng luận.

Nhưng, tự do có ý thức cũng chứa các điều kiện của nội tâm, thuộc về bản thể học, trong đó ý thức xếp đặt lại quá khứ, tổ chức lại kỷ niệm, quản lý luôn hồi ký, trong đó các ký sự giúp chủ thể nhận rõ ra các quy luật của biện chứng: hạnh phúc đối nghịch lại với khổ đau; những cái hay, đẹp, tốt, lành đối ngược lại với những cái xấu, tồi, tực, dở; trong đó đạo lý, đạo đức, luân lý đối đầu để chống lại những cái thâm, độc, ác, hiểm đang đe dọa tự do của chúng ta.

Thí dụ như chuyện bọn Tàu tặc đầu độc dân tộc ta qua thực phẩm, ô nhiễm môi trường ta qua công nghiệp bẩn thỉu của chúng, nhất là thao túng ĐCSVN. Chúng lại còn cấu kết với vài bọn bán nước trong lãnh đạo, để âm mưu xâm lăng, thôn tính, đồng hóa Việt tộc ta, thì chúng ta phải sử dụng mọi mức độ, mọi trình độ của tự do nhân chủ của chủ thể có ý thức để đề kháng, để chống đối âm mưu tồi tệ này của Tàu tặc!

___

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ trên Tiếng Dân đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp hai tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale), qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

Mời đọc lại các bài cùng tác giả tại đây.

Bình Luận từ Facebook