Tri luận: Nói chuyện với tuổi trẻ của Việt tộc (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

5-1-2019

Tiếp theo phần 1

Tuổi… yêu.  Tình âm dương chan chứa xoay trong vòng tử sinh – Phạm Duy.

Tuổi một… thành đôi. Khi gặp tình yêu, một người tự do bỗng nhiên thành hai người chung một nhịp đời, rồi có chung một hướng nhìn, rồi cùng một hướng đi, để cả hai nhìn cuộc sống cùng một nhân sinh quan mới, theo hướng xây dựng một thế giới quan mới, để biết sẻ chia.

Chuyện sẻ chia trong tình yêu mang một chân lý thật đặc sắc: hai kẻ rất khác nhau, gặp nhau trong ngẫu nhiên, chấp nhận nhau, rồi vượt mọi khác biệt của mỗi bên trong thử thách, để cảm nhận (và cam nhận) gồng gánh các thăng trầm, để sự sẻ chia sự trưởng thành qua chung lưng đấu cật, qua sóng gió… giờ đây: đi đâu… xin đi cùng, mặc dầu có khi đi về phía không gian vô định, về phía thời gian vô biên. Đi đến… bạc đầu chưa hết tình đâu! (Trịnh Công Sơn). Tình yêu biến chuyện gặp gỡ ngẫu nhiên thành chuyện chấp nhận mọi “thử lửa”, để biết đá vàng, vì tình yêu luôn ẩn dụ một niềm tin là hạnh phúc sẽ được sáng tạo bởi tình yêu luôn đi trên lưng, trên vai, trên cao mọi con tính ích kỷ cá nhân.

Tuổi tuyệt… thành đối.  Tình yêu đòi hỏi sự tuyệt đối, chỉ yêu một người và yêu cả đời, sự tuyệt đối tình yêu có ngay trong tuyên bố của tình yêu: yêu suốt kiếp… yêu để chia kiếp. Tình yêu tuyệt đối cấm yêu nhiều người, và triệt để cấm các lời nói tương đối: xin chỉ được yêu một ngày, xin chỉ được yêu một tháng, xin chỉ được yêu một năm, mà phải yêu cả đời, yêu cả kiếp. Vì nếu lấy thời gian hạn chế để định vị tình yêu thì không phải là tình yêu, mà chỉ là sự bông đùa, giỡn cợt, mông lung, mà Bùi Giáng tạm gọi là “rỡn”: Anh xin em rỡn một ngày. Rồi xin ngừng rỡn suốt ngày hôm sau. Tuổi tuyệt… thành đối, lấy tuyệt diệu tình yêu để thử thách mọi đối trọng, và không có đối trọng nào khi cân, đo, đong, đếm xong có thể khỏa lấp, có thể tương đối hóa được tình yêu.

Tình yêu mang trong tự thân của nó một chân lý: sự tuyệt đối của hai kẻ hoàn toàn khác biệt, giờ đã thành đôi, đủ sức biến cái không có của mỗi người thành cái chung có: chung đời và chung chăn, chung nhà rồi chung con, chung bổn phận vì chung trách nhiệm… Chuyện ham muốn nhau một giờ, đam mê nhau một ngày, say đắm nhau một tháng để rồi xa nhau khi ham muốn, đam mê, say đắm không còn, đó không thể gọi là tình yêu. Ta cứ gọi tên bình thường của chúng: ham muốn, đam mê, say đắm. Vì tình yêu thật sự luôn có nội công, có bản lĩnh, có tầm vóc để tái tạo ham muốn, đam mê, say đắm, bất chấp không gian, bất kể thời gian.

Tuổi tránh an... xua toàn Cuộc sống hiện tại trong xã hội hiện nay tưởng là hiện đại nhưng đang đưa quan niệm tình yêu xuống thấp, khi chuyện tìm bạn bốn phương, biến chuyện đi tìm người yêu thành chuyện đi tìm sự an toàn, không muốn có trắc trở trong tình yêu, đòi hỏi người mà mình muốn gặp phải là người giống mình, theo mình, hiểu mình, ủng hộ mình, thỏa mãn mình… đó là chuyện đi tìm sự tự thỏa mãn cho riêng cá nhân mình, chớ không phải đi tìm tình yêu… Chưa yêu mà đã đặt ra bao điều kiện bảo hiểm, bảo hành, bảo đảm… để bắt, để bó, để buộc kẻ “bị yêu” vào khuôn vị kỷ của sự tự thỏa mãn mình: kể lể trong lý lịch cá nhân trong hồ sơ chọn bạn “để yêu” là tôi thích cái này, ghét cái kia… đây không phải là tình yêu!

Tình yêu là sự gặp gỡ của hai cá thể khác biệt biết khám phá sự khác biệt để khám phá tình yêu, khi một giờ đã thành đôi trong tình yêu; nên mọi tư lợi giờ đã bị đẩy lùi xuống hàng thấp, để tình yêu được thăng hoa trong sự khám phá lẫn nhau. Nếu tìm tình yêu để áp đặt cái giống, mà không nhận cái khác mình, thì chỉ là chuyện đi tìm cái vị kỷ của mình ở người khác, rồi đẩy kẻ “bị mình yêu” sa vào nhà tù của mình. Chính nhờ nội tính vô tư lợi của tình yêu, nên tình yêu luôn mang nội lực cho nghệ thuật, từ tiểu thuyết tới thi ca, tự hội họa tới ca khúc… vì tình yêu dường như là một sinh hoạt độc nhất của nhân sinh khi kẻ yêu chấp nhận nhận toàn bộ, tiếp nhận trọn vẹn sự khác biệt của người được yêu, để từ đó được chia đời, chia kiếp, để được trao thân, gởi phận.

Tuổi tình… tuổi tin. Tình yêu đòi hỏi được dựng xây một cuộc đời đôi mới giữa hai cuộc đời thường, trong cuộc đời mới này, tình yêu đòi hỏi một niềm tin tuyệt đối: lòng tin lẫn nhau, để vượt thoát thử thách, vượt thắng thăng trầm. Khi lòng tin lẫn nhau không còn thì tình yêu sẽ bị đe dọa, từ hoạn bịnh tình cảm tới ung thư tình thương. Nếu lòng tin lẫn nhau chỉ còn đơn phương một bên, thì thử thách sẽ tàn phá cái đơn phương này cho tới khi tình yêu thật sự mất, thật sự chết.  Khi yêu thì nhân sinh quan của mỗi kẻ yêu nhau được thay đổi, thế giới quan của mỗi kẻ yêu nhau được hoán chuyển, cùng lúc làm biến đổi nhiều quan hệ xã hội chung quanh, nên khi tình yêu bị đe dọa bởi chuyện mất lòng tin, thì sẽ có sự khủng hoảng không những quan hệ của hai kẻ yêu nhau, mà mang theo sự suy thoái về nhân sinh quan, thế giới quan, quan hệ xã hội… Thất tình như trời sập!

Tuổi … tuổi ẩn. Có loại tình yêu như lửa muốn thiêu rụi tất cả, nhưng cũng có tình yêu kín đáo, biết gói niềm tin của tình yêu qua sự thân tín của thầm lặng, thân mật trong lắng đọng, giúp tình yêu biết giữ vì muốn bền, biết soi vì muốn sáng, biết thức vì biết tỉnh.  Loại tình yêu bền bỉ trong thân mật trong thầm lặng này, muốn xây mà không muốn đốt, muốn dựng mà không muốn thiêu, lấy sáng suốt để đối phó các thử thách của thời gian, đó là loại tình yêu bền bỉ, giờ đã biến thành tình yêu có hậu. Chỉ vì thời gian là thử thách lớn nhất của tình yêu, đẩy tuổi trẻ qua tuổi già, đẩy ham muốn qua chán chường. Chán nhau sẽ bỏ nhau, tình yêu sẽ chấm dứt! Tình yêu có hậu là tình yêu biết có đôi khi bạc đầu, Trịnh Công Sơn biến câu chuyện bạc đầu qua một nhân sinh quan cao, sâu, xa, rộng bằng quan hệ hay đẹp, tốt, lành, giữa người này với người kia, hai người riêng rẽ giờ đã thành đôi:  “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” – (Hạ Trắng) “Bao nhiêu năm em nợ bạc đầu, trả nợ bạc đầu chưa hết tình đâu”… (Xin trả nợ người).

Tuổi đậu… tuổi bay. Tình yêu như cành – lúc chắc, lúc yếu – là nơi đậu của hai con chim quấn quýt nhau trong tình yêu, vì tình yêu… Cành sẽ không không thấy nặng, khi lứa vẫn còn đôi, nhưng thật lạ: cành này sẽ gãy khi có một trong hai bỏ bay xa… Một thành hai, lứađôi khi tình yêu còn, nhưng khi tình yêu mất, tình yêu bay, tình yêu chết, thì nhiều đất trời chung quanh cành này cũng gãy sụp theo, nắng sớm mưa chiều để giờ đây vật đổi sao dời, nhiều chuyện đời chung quanh hai kẻ từng yêu nhau cũng xoay theo hướng khác, hướng lạ… Tình yêu lạ lùng và vô lường, nó ham phỏng đoán những chuyện không bao giờ xảy ra; nó mê dự đoán những chuyện không bao giờ có được, vì tình yêu dựa vào sự mong cầu, mơ ước, tâm nguyện… lấy ý nguyện đôi thay nhân thế, lấy ý lực cặp thay nhân tình. Nguyễn Du thấy rõ chuyện thay lòng đổi dạ trong tình yêu, khi sự phản bội xé cái đôi để cái lẻ giờ thành cái riêng: Trong khi chắp cánh liền cành Mà lòng rẻ rúm đã giành một bên… Cái lẻ giờ đã rẻ rúm: mất tình yêu kiếp người rẻ hẳn đi!

Tuổi giăng… tuổi đan. Tình yêu khi xây dựng thế giới đôi, vũ trụ lứa, không gian cặp, tình yêu tạo ra những thói quen mới, thói quen đam mê nhau, thói quen say đắm nhau, thói quen mê mệt nhau… nghiện nhau không rời, vì yêu nhau để nhập thân, vì yêu nhau để chung kiếpThói quen mới nghiện nhau này không những là lâu đài tình yêu luôn đóng kín cửa, chẳng muốn ai vào, vì không chia sẻ được với người khác. Loại tình yêu này mà có ma lực xua nhân thế xa tình yêu, đuổi nhân sinh, gạt nhân tri, sự hiểu biết đời giờ đã bị thay bởi sự mê người để quên đời, mà thi sĩ Cung Trầm Tưởng thấy yêu nhau là đan kín cõi yêu lại, kẻ lạ không nên vào: …Hai tâm linh giăng kín lại… (Bên ni, bên nớ). Tình yêu đưa đẩy hai kẻ yêu nhau thói quen nghiện nhau, như ma lực, như ngọn lửa thiêu dần, có thể thiêu rụi sự sáng suốt, thiêu hết sự tỉnh táo, thiêu tan sự bình tâm rất cần thiết để nuôi tình yêu qua thời gian, lấy năm dài tháng tận chống lại ma lực nuốt tình, xua đời. Tình yêu sẽ bất lực trước hai kẻ yêu nhau vì nghiện ngập nhau, vì đây là thói quen khó bỏ nhất, trừ khi một trong hai người muốn dứt nó, trước người kia…

Tuổi… nghệ thuật… yêu. Trên đời, không còn gì tuyệt đối hơn khi chính mắt kẻ mới yêu thấy tình yêu nở giữa cuộc đời mình, tình yêu dẫn dắt kẻ mới yêu này phải biết bảo vệ tình yêu đang chớm lớn giữa đời người, không chỉ bằng tình cảm mà phải bằng nghệ thuật của tình cảm (ngôn ngữ, thái độ, hành vi…) giờ đây đã mang tên: tình yêu! Nghệ thuật của tình yêu này đòi hỏi kẻ đang yêu phải biết nghĩ, biết nói, biết làm những chuyện gây xúc động hay, cảm xúc đẹp của kẻ được yêu mà không làm vỡ tim, nát lòng kẻ được yêu này. Aristote khuyên: “Yêu ai thì mang những điều hay, đẹp, tốt, lành tới người mình yêu”. Kant còn biết khuyên ta hãy lấy tình yêu để giáo dưỡng nhân sinh: “Nếu chỉ biết yêu mình, mà không biết yêu ai ngoài mình, thì đây chính là nguồn cội của cái ác!”. Tình yêu đặt mỗi kẻ muốn yêu trước một thử thách: gạt cá nhân tính của mình để đón nhận một kẻ lạ giờ đã thành người yêu của mình, xua cái vị kỷ xa ra để tiếp nhận một kẻ khác giờ đã là người mình yêu.

Tuổi… yêu thật.  Tình yêu thật của hai kẻ yêu nhau là khát cùng lúc, đói cùng phút, chớ không phải là loại tình cảm khống chế nhau, áp đặt nhau, để kẻ này có thể ăn tươi, nuốt sống kẻ kia, biến kẻ “được yêu” thành “bị yêu” rồi thành nô bộc, nô tỳ, nô lệ. Tình yêu thật biết biến chuyện yêu nhau thành chuyện chung nhau, biến cái ngẫu nhiên thành cái tâm giao, biến tâm linh thành đắc khí, biến ý hợp, tâm đầu thành ý lực “tát bể đông cũng cạn”. Tình yêu thật thản nhiên sống giữa nhân thế đang cạn nhân tính, giữa nhân tình đang mất dần nhân tri, tình yêu biết nuôi dưỡng nhân tâm giữa nhân loại đang như sa mạc của sự dửng dưng, sự thờ ơ, sự lãnh đạm, nơi mà ích kỷ lấy tư lợi làm nhân tri. Tình yêu thật biến thân mật thành gần gũi, biến chung đời thành chung kiếp, nơi mà tình yêu đã điều khiển được ngôn ngữ, biến Việt ngữ thành tuyệt ngữ, khi hai hai kẻ yêu khi thành vợ, thành chồng, họ gọi nhau: “mình ơi!”.

Tuổi… yêu người. Yêu nhau mà chỉ thấy nhau thì là loại tình yêu chật hẹp, mơ thì sớm nở khi chán thì tối tàn. Nhưng yêu nhau mà biết cùng nhau nhìn về một phía, thấy được chân trời mới, để sáng tạo ra một dự phóng, chế tác ra một tương lai, để nuôi dưỡng cho bằng được tình yêu với thời gian, đây đích thị là đúng là tình yêu đã vượt qua ham muốn đơn thuần của dục tính. Tình yêu cũng có thể bị hạn hẹp hơn nếu các con tính của mai sau chỉ dựa trên sự ích kỷ của mỗi bên, loại tình yêu này càng ngày càng “lộ liễu” trong xã hội tiêu thụ hiện nay, chưa nhai đã nuốt, trong bối cảnh của sự lên ngôi quá đáng chủ nghĩa cá nhân, nhất là loại cá nhân thích tranh giành chụp giựt hơn là đồng cam, cộng khổ với tha nhân. “Yêu nhau chín bỏ làm mười”, đó là nội công của vị tha, nội lực của khoan dung, mà động từ “xí xóa” sẵn sàng có mặt trong tình yêu lấy nội chất của rộng lượng để cứu tình yêu, cùng lúc cứu người mình yêu. Tình yêu là thượng nguồn của tình thương, yêu người yêu để yêu (tất cả) mọi người, trong nhân sinh. Cứ đi theo Trịnh công Sơn, sẽ rõ: “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ…” “Tôi yêu mọi người cỏ cây, nhân loại….” “Tôi là ai mà yêu quá đời này…”

_____

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ trên Tiếng Dân đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp hai tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale) http://bit.ly/2OMGXH9 qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

Mời đọc lại các bài cùng tác giả tại đây.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Báo quân đội có bài này

    “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên báo chí Công an nhân dân” (http://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/nang-cao-chat-luong-hieu-qua-cong-tac-dau-tranh-phan-bac-quan-diem-sai-trai-thu-dich-tren-bao-chi-cong-an-nhan-dan-559567)

    có vài điểm

    Đầu tiên, dạo này báo Đảng bán cái cho nhau kỹ quá . Từ tạp hý Cộng sản của anh Đoàn Minh Huấn từ chối làm cơ quan ngôn luận của Đảng, đá sang báo quân đội, và bây giờ quân đội bán cái cho công an . Có vẻ lý luận tư tưởng là ổ kiến lửa không cơ quan báo chí của Đảng nào muốn đứng ra ôm cục nợ đó vào người .

    “cũng đề xuất một số giải pháp về chính sách đãi ngộ, cơ chế bảo vệ đội ngũ phóng viên, nhà báo làm công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên báo chí”

    “chính sách đãi ngộ” Ah, vòi tiền của Đảng . Vấn đề ló dư thế lày, nếu có chính sách đãi ngộ sẽ không bảo đảm được chất lượng, đơn giản vì sẽ có (rất) nhiều người gia nhập chỉ vì “chính sách đãi ngộ”. Theo tớ, thì không nên có bất cứ 1 chính sách đãi ngộ nào hết để weed out những kẻ cơ hội . Có nghĩa những ai gia nhập chỉ vì tiếng gọi của lý tưởng .

    “cơ chế bảo vệ đội ngũ phóng viên” Haha, cái này thì tớ không nhịn được cười . Nếu có cái thứ cơ chế này “đội ngũ phóng viên” tha hồ viết bậy vì không sợ bị kỷ luật . Với 2 thứ “chính sách đãi ngộ” & “cơ chế bảo vệ” tạo thành perfect recipe for disaster. Chắc sẽ lại “rút kinh nghiệm” dài dài, và còn rút nhiều lần nữa chứ chẳng chơi . Giải pháp tình thế: nâng trách nhiệm & liability cho những cán bộ biên tập . Trong những cuộc họp phân công tác, các cán bộ biên tập cần có 1 chương trình cụ thể ai sẽ viết cái gì & viết như thế nào, có nghĩa nhà báo chỉ cần mông má thêm những ý được cán bộ biên tập chuyển giao . Có (ít nhất) 1 bản ký tên cả 2 người với nội dung đã được phổ biến . Sau khi viết xong, sẽ đưa cho cán bộ biên tập đọc & duyệt, bản duyệt cũng mang 2 chữ ký . Để nếu có vấn đề về nội dung tư tưởng, cán bộ biên tập sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ.

    “Bởi kết quả từ các cơ quan nghiên cứu sẽ hỗ trợ, giúp các cơ quan báo chí nói chung và báo chí công an nói riêng chủ động hơn trong đấu tranh phản bác”

    Tớ không chắc điều trên sẽ xảy ra . Với những gì ta thấy từ IDS của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, họ giúp tất cả các cơ quan khác chủ động trong phản bội, chứ chả giúp được gì trong phản bác . Với đời thủ tướng khác có khác không tớ có inkling, nhưng đời thủ tướng này … i can du!

    “lấy “cái đẹp”, dẹp “cái xấu”

    Với điều kiện các đồng chí xem thế nào là “đẹp”. Lấy cái “đẹp” của “đổi mới & hội nhập” để dẹp “nạn đói”, “nguy hiểm tiềm tàng cho chế độ của mô hình cũ” … i beg to differ. Tớ bảo đảm nếu có 1 “đổi mới” nữa, các đồng chí tuyên giáo sẽ lại moi ra những “nạn đói” & “nguy hiểm tiềm tàng cho chế độ của mô hình cũ” của mô hình (đang còn xử dụng) này để “lấy “cái đẹp”, dẹp “cái xấu” thui .

    1 kiến nghị duy nhất .

    Để không giẫm chân lên nhau như hiện giờ trên báo quân đội -1 thì kêu gọi không nên thấy cây suy ra rừng, 1 thì đưa ra số liệu chừng 50.000 cái cây . 3 cây chụm lại nên hòn núi cao; 50 000 cây ? Rặng Himalaya sừng sững- việc đầu tiên ban tuyên giáo phải xác định cho được đó là tư tưởng chủ đạo . Fair warning: không có “nhưng” hoặc “và” ở đây . Với “nhưng” hoặc “và” sẽ còn confusion, tớ gọi là hài kịch beckettian. Còn “nhưng” hoặc “và” … đừng trách tớ . Chỉ có xác định được tư tưởng chủ đạo thì mới xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai & cái gì là âm miu hiểm độc để biến “sai” thành “đúng”.

    Sau đó chỉ còn act accordingly.

    Tất nhiên, nếu toàn Đảng chọn “đổi mới & hội nhập” & ráng quên cho bằng được chủ nghĩa xã hội, lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ vĩ đại … well, hết nói!

Comments are closed.