16-10-2022
Nhờ Clip “Nghèo đừng theo lớp này” lên TikTok bàn dân thiên hạ mới biết, từ tháng 8/2022, hiệu trưởng PHAN THÚY TRANG đã nhận 14 triệu đồng từ tay bà Phạm Thị Kim Tuyến.
Tuy là phó ban đại diện cha mẹ HS lớp 2/7 niên học 2021-2022, nhưng lớp học kết thúc, đang nghỉ hè, nên bà Tuyến không còn tư cách “đại diện” để “cưỡng chế” cha mẹ HS phải “cống nộp” cho hiệu trưởng 14 triệu đồng.
Hành vi này vi phạm nghiêm trọng Thông tư 55/2011/TT – BGDĐT, gây ra cuộc đấu tố “đại bàng phụ huynh” Phạm Thị Kim Tuyến tại cuộc họp đầu năm học!
Theo nguồn tin của tôi, giáo viên đang bị bà Trang chỉ đạo phải hợp thức hóa gấp hồ sơ thu chi của quỹ lớp nhằm đối phó với Thanh tra!
Được biết, năm 2013 bà Trang chuyển từ trường Kim Đồng về đây đã dẫn theo hai “đệ” ruột là thầy Nguyễn Ngọc Hoài làm Tổng phụ trách Đoàn Đội và cô Lê Ngọc Mỹ.
Bà Trang cho phép thầy Hoài lấy Phòng Kế toán ở sảnh chính giữa trường làm phòng Đoàn Đội, vừa làm nơi ở của thầy Hoài, vừa làm nơi nuôi chim cảnh. Ban ngày, thầy Hoài mang chục lồng chim ra ngoài phơi nắng, tối đem chim vào phòng.
Phòng rất lớn, mở máy lạnh “seven eleven” tạo nên mùi “combo” cứt chim + thuốc lá, mỗi lần giáo viên ghé phòng thầy Hoài nộp phí đoàn, đội phải nín thở.
Sau khi thầy Hoài cưới cô Ngọc Mỹ, rồi có con 6 tháng tuổi, họ đặt luôn cái nôi trong phòng làm việc, để vừa làm vừa chăm sóc con, nhất cử lưỡng tiện, ở phía ngoài chừa một chỗ khiêm tốn, kê cái bàn cho thầy Lê Quý Tùng (Tổng phụ trách phụ) ngồi làm việc.
Bà Trang coi phong thủy, không dùng phòng hiệu trưởng cũ (ngay sảnh chính đối diện với phòng kế toán – biến thành phòng đoàn đội + nhà riêng thầy Hoài) lấy phòng hiệu trưởng làm nơi chứa học bạ!
Bà Trang lấy phòng chứa đồ của Đội ở lầu 1, sảnh chính và cắt thêm 1 phòng học liền kề để xây thành phòng hiệu trưởng (gồm phòng khách, phòng ngủ và phòng vệ sinh). Do vị trí này không có ống xả phân xuống hầm cầu, nên phải làm riêng hệ thống cống cho nhà vệ sinh của hiệu trưởng. Phòng hiệu trường mới rộng gấp hai và ở ngay trên đầu phòng hiệu trưởng cũ cho hợp phong thủy, mới chịu!
Hiệu trưởng Trang còn đặt ra quy định giáo viên không được ngồi trong suốt giờ đứng lớp, ghế bàn của giáo viên để trống mới hợp phong thủy. Nhiều giáo viên ngày đó không có tiết bộ môn phải đứng từ 7g sáng đến 10g30 trưa hoặc chiều từ 12g45 đến hơn 4 giờ chiều, ngoại trừ giờ ra chơi (25’) mới được ngồi. Nếu GV vi phạm sẽ khiển trách hoặc nặng hơn (Ban giám hiệu bắt gặp nhiều lần) bị lập biên bản.
Sở GD&ĐT còn chờ gì mà chưa lập đoàn thanh tra toàn diện đối với hiệu trưởng Trường tiểu học An Hội?
Học giả NĐK
(“Hội phụ huynh” là cách gọi trước đây, còn tên chính thức trên văn bản giấy tờ bây giờ là “Ban đại diện cha mẹ học sinh”, giống kiểu như “thu phí” với “thu giá” vậy).
Với kinh nghiệm 3 năm liền làm Trưởng ban đại diện CMHS lớp, Phó trưởng ban đại diện CMHS trường (ở một trường tiểu học tại TP.HCM) tôi cho rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo nên cân nhắc bỏ hẳn cơ cấu “Ban đại diện CMHS” hiện nay tại tất cả các trường công.
Theo dõi câu chuyện lạm thu hơn 15 năm nay ở các trường (kể từ khi mới bước chân vào nghề báo, cho đến khi thực tham gia trực tiếp vào hoạt động của ban đại diện CMHS mới đây) tôi thấy hoạt động chủ yếu, tích cực và xuyên suốt của hầu như tất cả các ban đại diện chỉ có một, đó là: THU TIỀN QUỸ.
Thực ra cũng không cần trải nghiệm thực tế, chỉ để ý quan sát một chút cũng thấy ngay, đầu mối của tất cả các khoản lạm thu được phản ánh trên báo chí những năm trước và thời gian gần đây đều ở một chỗ đó là: BAN ĐẠI DIỆN CMHS (HỘI PHỤ HUYNH).
Vậy mà, thật đáng ngạc nhiên, bấy lâu nay chưa thấy ai đặt câu hỏi về việc có nên hay không để tồn tại một cơ cấu ban đại diện CMHS này trong các trường công?
Qua trải nghiệm ba năm trong ban đại diện của mình quả thực tôi thấy vai trò của ban đại diện CMHS trong việc phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong việc nuôi – dạy các con là vô cùng hạn chế. Hạn chế đến mức, tôi có thể nói chắc rằng có hay không ban đại diện CMHS cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy – học và hoạt động của học sinh tại trường.
Vậy tại sao các Ban đại diện CMHS vẫn được lập ra? Và ai sẽ là người sốt sắng lập nên Ban đại diện CMHS này nhất? – Xin thưa, tất cả những ai từng có con học trong hệ thống trường công đều có thể dễ dàng trả lời ngay đó là: BAN GIÁM HIỆU.
Như đã nói ở trên, nếu không có cơ cấu gọi là ban đại diện CMHS các ban giám hiệu các trường chắc chắn sẽ gặp khó khăn với các khoản tiền cần “xã hội hóa” hàng năm để: mua máy chiếu, mua tivi, mua rèm cửa… vân vân và vân vân. (Một điều kỳ lạ là năm nào cũng có những khoản kiểu như thế này, như thể sau mỗi năm học, qua một kỳ nghỉ hè, ngôi trường lại rơi vào thế giới của Kafka, trang thiết bị năm cũ đột nhiên biến mất hết không một dấu tích vậy).
Mỗi lần nghe các vị lãnh đạo các trường lên báo chí giải thích về các khoản thu của cha mẹ học sinh đều là “tự nguyện”, “đồng thuận”… nói thật tôi thấy buồn nôn kinh khủng (“mắc ói dễ sợ” – nói theo kiểu miền Nam).
Cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị là gì?
– Là bóng gió gợi ý (nhiều khi là thẳng tuột luôn), là giả đò lấy ý kiến, rồi phổ biến cho ban đại diện trường, rồi đưa xuống cho giáo viên chủ nhiệm, đưa xuống cho ban đại diện lớp, rồi lấy biểu quyết ở lớp theo cùng một mô-típ như sau: Sẽ có vài vị phụ huynh có điều kiện đứng lên ủng hộ nhiệt thành, thậm chí còn đòi tăng thêm các khoản đóng góp. Sẽ một vài ý kiến yếu ớt chất vấn, hay phản đối. Sẽ nói qua nói lại một hồi, rồi hết thời gian họp phụ huynh. Biểu quyết. Đa số đồng ý. Xong.
Khốn thay, trong một trường, hay một lớp học bao giờ cũng thế, những gia đình, những phụ huynh có điều kiện nhất là những người mạnh miệng (lớn tiếng) nhất. Ở chiều ngược lại, những gia đình, những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn nhất lại chính là những người ít có tiếng nói nhất. Họ là những người yếu thế. Họ không dám lên tiếng. Hoặc có thể tệ hơn, vừa nghe đến những khoản thu kiểu như vậy thì họ đã ngay lập tức xây xẩm mặt mày, vội nghĩ cách xoay xở cho ra cái khoản đó để kịp đóng góp cho con, chứ làm gì đã nghĩ đến chuyện lên tiếng phản đối hay chất vấn.
Như thế, cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị thực ra chỉ là “ném đá giấu tay”, mượn tay ban đại diện thực hiện các mục tiêu của mình, và lấy đa số (to tiếng) áp đặt thiểu số (yếu thế) không có tiếng nói.
Nói đến đây tôi chắc phải dừng lại một chút, để có vài lời thanh minh. Thứ nhất, tôi không nói tất cả các trường, các ban giám hiệu đều như thế (bản thân tôi cũng đã có may mắn gặp được những thầy, cô giám hiệu thực sự hết lòng vì các con), nhưng hầu như chắc chắn các trường có chuyện lạm thu phụ huynh đều như thế. Thứ hai, có lẽ mọi phụ huynh đều nghĩ những khoản quỹ đóng góp cho ban đại diện CMHS là để lễ tết thầy cô, để tỏ lòng biết ơn. Nhưng thực tế, như cá nhân tôi nhìn nhận, quả tình thầy cô cũng không có mặn mà gì với các món quà của phụ huynh đâu, họ thường cảm thấy miễn cưỡng, khó xử khi nhận được các món quà này hơn là thích thú. Trong đa số trường hợp, thầy cô, nhất là thầy cô chủ nhiệm cũng là nạn nhân của nạn lạm thu này (vừa chịu o ép từ trên ban giám hiệu, vừa phải chịu tiếng oan o ép phụ huynh)
Nói tiếp về chuyện lạm thu. Việc lạm thu của Ban đại diện CMHS diễn ra ở tất cả các cấp học, nhưng nó đặc biệt tệ hại với cấp tiểu học và trung học cơ sở. Nhà nước đã chủ trương miễn học phí để mọi trẻ em đều có thể đến trường, phổ cập tiểu học (tiến tới phổ cập trung học cơ sở), thế nên, việc lạm thu đầu năm ở các trường không gì khác là phá hoại chính sách đúng đắn, nhân văn này.
Điều cuối cùng, nếu cần có tiếng nói, có sự tham gia của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái tại trường, chúng ta có thể cân nhắc thiết lập một mô hình khác hiệu quả hơn đó là thiết lập các học khu (có thể phân theo phường, xã), mội học khu sẽ có một Ban giám học là đại biểu nhân dân, giáo chức về hưu hoặc những nhà chuyên môn khác có quan tâm đến giáo dục, để hỗ trợ, theo dõi, giám sát hoạt động giáo dục tại tất cả các trường công trong phạm vi học khu của mình. Tôi tin, “Ban giám học” này sẽ có nhiều chuyên môn, trách nhiệm và sẽ có khả năng mang lại hiệu quả hỗ trợ, giám sát, nâng cao chất lượng giáo dục các trường công tốt hơn nhiều các “Ban đại diện CMHS” hiện nay.
Nguồn Mạng.
Học Giả Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Học Giả: BÙI CHÍ VINH
Xưa học hành miễn phí
Giờ vượt 7 hàng rào
Chẳng lẽ tiên học lễ
Hậu học toàn gươm đao
Xưa không có đồng nào
Vẫn ung dung đến lớp
Giờ không có hầu bao
Thì coi như trớt quớt
Xưa vua quan sĩ tốt
Đều trên dưới một lòng
Bệnh có nhà thương thí
Học có trường vì dân
Không phải đóng tiền ăn
Không đóng tiền mua sữa
Đến trường khỏi băn khoăn
Nghèo giàu đều như rứa
Giờ thì đóng thả cửa
Hết tiền xây dựng trường
Rồi đến tiển quỹ lớp
Đủ thứ tiền bất lương
Tiền bán trú không buông
Tiền đồng phục cũng lấy
Tiền chìm hội phụ huynh
Tiền nổi có trời thấy
Tiền bảo hiểm y tế
Tai nạn cũng bảo kê
Tiền, tiền, chết mặc kệ
Không có tiền thì… về
Xưa học ở đồng quê
Trẻ con còn huýt sáo
Giờ học chốn thị thành
Trẻ con toàn mất máu
Xưa, đâu thèm nói xạo
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Chỉ cần đi đến lớp
Học trò là… bông hoa !
Nguồn Mạng.
Sự khốn nạn của một bộ phận không nhỏ các quan chức trong ngành giáo dục đang làm băng hoại nền giáo dục nước nhà. Đất nước này, dân tộc này đã đang và sẽ phải chịu hậu quả vì loại quan chức khốn nạn đó.
Đã có hiệu trưởng dẫn gái là học trò cho quan trên, hiệu trưởng ngồi trên taxi vào trường làm gãy chân học trò nhưng lại trơ trẽn tìm cách chối tội đến hiệu trưởng chủ trương thu tiền mỗi suất nghỉ trưa 15.000 đồng thì không còn gì để nói về một bộ phận không nhỏ các quan chức quản lý nền giáo dục nước nhà. Ai cho phép vị hiệu trưởng trường trên biến các lớp học của trường thành phòng trọ rẻ tiền?. Còn biết bao nhiêu vị hiệu trưởng từ cấp tiểu học đến cấp đại học đang biến trường học thành nơi mình thực hiện uy quyền và trục lợi khi đang tại chức? Ai phải chịu trách nhiệm vì đã đề bạt, bổ nhiệm những kẻ thiếu nhân cách lên làm hiệu trưởng?. Những hiệu trưởng khốn nạn đó học trò biết, phụ hunh biết, giáo viên biết lẽ nào quan chức giáo dục các cấp cao hơn không biết!
Thưa các thầy các cô ở những trường có loại hiệu trưởng khốn nạn nói trên, lẽ nào các vị không thấy xấu hổ với học trò mình, không thấy xấu hổ với con cái mình? Thiếu sự dũng cảm phê phán những việc làm sai trái tới mức khốn nạn của lãnh đạo trường liệu các vị có đủ tư cách dạy cho trò cách làm người tử tế?
Nguồn Mạng.