Ban Biên tập EAF
Song Phan chuyển ngữ
28-10-2024
Bên ngoài nước Mỹ, người ta thường nghe rằng khả năng tiếp tục tranh cử của Donald Trump — bất chấp việc ông ngày càng kêu gọi tới sự cố chấp và khinh miệt rõ ràng đối với pháp quyền và các chuẩn mực của sự công bằng dân chủ — cho thấy rằng có điều gì đó đặc biệt bị phá vỡ trong xã hội Mỹ.
Đây là một quan điểm vừa quá bi quan vừa quá nhuốm màu bởi chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ. Trong mọi nền dân chủ lớn, luôn có một nhóm cử tri có sở thích chính trị phi tự do hoặc thậm chí là độc đoán, và thường có phần lớn những người giảm nhẹ hoặc bào chữa cho những hành vi sai trái của một nhà lãnh đạo mà họ cảm thấy đang bảo vệ lợi ích của họ. Ở châu Á, những thành công trong bầu cử của Joko Widodo ở Indonesia (và người kế nhiệm ông, Prabowo Subianto), Rodrigo Duterte ở Philippines và Narendra Modi ở Ấn Độ đều là minh chứng cho động lực này.
Rõ ràng là rất đáng buồn khi thấy chủ nghĩa dân túy độc đoán này ăn sâu vào một trong những đảng lớn ở quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới, dù Trump thắng hay thua. Quan điểm lạc quan của nhiều người Mỹ về một chính trị gia bị chính cựu chánh văn phòng của mình dán nhãn là phát xít, thật đáng lo ngại. Nhưng điều này không phải là duy nhất khi xem xét trong bối cảnh chính trị phi tự do toàn cầu — và đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng những đe dọa đối với nền dân chủ ở phương Tây chủ yếu xuất phát từ bên trong, không phải từ Bắc Kinh hay Moscow.
Hoa Kỳ đặc biệt không may mắn trong số các nền dân chủ giàu có trên thế giới khi có một số đặc điểm trong hệ thống chính trị của mình — một hệ thống sơ bộ không có điều khoản loại trừ, trong đó một người ngoài cuộc theo chủ nghĩa dân túy có thể đánh bại đa số ủng hộ chế độ nhưng chia rẽ, và hệ thống đại cử tri đoàn có thể tạo ra những chiến thắng bất ngờ cho người thua cuộc ở phiếu phổ thông — phù hợp với các chiến lược của Trump. Các phân tích về những gì Trump ‘nói về nước Mỹ’ cần phải tính đến cách mà sự bất bình và phân cực vốn đã đưa Trump lên bản đồ chính trị tương tác với các yếu tố thể chế này.
Điều này không nhằm giảm nhẹ thiệt hại mà Trump phải gánh chịu nếu ông ta thắng cử vào ngày 5 tháng 11. Lý lẽ (tương đối) bình tĩnh về Trump luôn là, khi đưa ra những hứa hẹn kỳ quặc ông ta không thật sự có ý như vậy, hoặc ông sẽ không bao giờ có thể thực hiện chúng vì bản thân bất tài và lười biếng, hoặc vì có sự cản trở của những nhà kỹ trị bảo thủ chính thống hơn xung quanh ông.
Quan điểm đó bị phá vỡ bởi thực tế là Trump thực sự đã thực hiện các lời hứa kinh tế cốt lõi của mình vào lần trước — một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cắt giảm lớn thuế và những nỗ lực chính trị hóa tình trạng luật lệ và tư pháp của Hoa Kỳ. Cay đắng vì thất bại năm 2020 và khả năng phải chịu hậu quả pháp lý cho những nỗ lực lật ngược nó, và tách xa với những nhân vật chính sách kinh tế và an ninh quốc gia của Đảng Cộng hòa thông thường đã từng xuất hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, sự bất tài và tội phạm của Trump có khả năng sẽ được đưa ra một cách nguyên vẹn trong một nhiệm kỳ thứ hai.
Đó là lý do tại sao những suy nghĩ bốc đồng của Trump về kinh tế, từ thuế quan toàn diện đến trục xuất hàng loạt, đến làm suy yếu tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang, cần được xem xét nghiêm túc như một bản kế hoạch kinh tế tiềm năng — một kế hoạch sẽ làm lạm phát tồi tệ hơn, kìm hãm tăng trưởng và gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tất cả những ai quan tâm đến nền dân chủ Hoa Kỳ và muốn duy trì sự phục hồi chủ nghĩa quốc tế của Hoa Kỳ như một triển vọng thực tế, sẽ cầu mong chiến thắng — và càng có tính quyết định càng tốt — cho Kamala Harris và Tim Walz.
Nhưng như Peter Drysdale và Liam Gammon viết trong bài báo chính của tuần này, một cuộc tính sổ trung thực về những rủi ro dính dáng đến cuộc bầu cử này đối với châu Á trong ngắn hạn đến trung hạn, đặc biệt là về kinh tế, sẽ kết luận rằng cuộc bầu cử này không như những gì chúng ta thấy.
Họ nói rằng, ‘Ngay cả khi Hoa Kỳ xoay xở để tránh thảm họa – cho các thể chế dân chủ, sự gắn kết xã hội và vị thế quốc tế – một nhiệm kỳ thứ hai của Trump, thì ‘thực tế khắc nghiệt vẫn là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã thay đổi cơ bản cách các nhà chiến lược chính sách kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương phải suy nghĩ về vai trò của Hoa Kỳ trong chế độ thương mại toàn cầu’, theo những cách cũng sẽ định hướng cho chính sách của chính quyền Harris.
Chính sách thương mại ‘lấy người lao động làm trung tâm’ (worker-centric) hiện đang được Joe Biden áp dụng chỉ đơn giản là một sự đổi tên có tính tiến bộ của chủ trương ‘Nước Mỹ trước hết’ (America First). Trước đây, ngoại giao kinh tế quốc tế ‘lấy người lao động làm trung tâm’ chỉ có nghĩa là nhấn mạnh vào sự hội tụ trong tiêu chuẩn lao động giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại đa phương, như người ta đã thấy trong cách tiếp cận của chính quyền Obama đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Giờ đây, tất cả dường như là một kỷ nguyên vàng cho sự lãnh đạo của Hoa Kỳ về thương mại và sự tham gia kinh tế với Châu Á – Thái Bình Dương. Sự tập trung được cho là vào người lao động trong chính sách thương mại ‘lấy người lao động làm trung tâm’ ngày nay không bao hàm việc sử dụng quyền tiếp cận thị trường Hoa Kỳ như một con bài mặc cả để thúc đẩy các cải cách thân thiện với lao động ‘phía sau biên giới’ ở nước ngoài trong khuôn khổ tự do hóa đa phương, theo kiểu những năm thời Obama. Thay vào đó, nó có nghĩa là “sự đồng thuận Washington mới” do Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đưa ra – được đánh dấu bằng thuế quan, chính sách công nghiệp và việc sử dụng lá bài thoát khỏi nhà tù an ninh quốc gia dể bảo vệ các khu vực ‘chiến lược’.
Điều đó đã áp đặt nhiều chi phí lên nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và sẽ áp đặt chi phí cao lên Hoa Kỳ trong dài hạn, dù trong ngắn hạn có thúc đẩy một số nền kinh tế trong khu vực của chúng ta từ ‘việc tích hợp sản xuất các nước bạn vào hệ chuỗi cung ứng trong nước’ (friend-shoring) và sự thúc đẩy việc làm tại Hoa Kỳ và đầu tư vào khu vực tư nhân được ghi nhận là nhờ ‘chuyển việc làm về nước’ (re-shoring) của các ngành công nghiệp được trợ giúp bởi chính sách công nghiệp và bảo vệ thương mại thời Biden.
Thank you Dai Viet ,agree 100% ,
Hề… hề… Nước Mỹ nói riêng và cả cái đám Âu Mỹ nói chung (thêm cả Nhật, Hàn đã TÂY PHƯƠNG HÓA TOÀN DIỆN ké vào đó) đều là những nước đã và đang bị BỌN CHÍNH TRỊ GIA HÀNH NGHỀ BẰNG LỖ MỒM (LỖ TRÔN) thao túng: Thứ nhất, các lời hứa với dân trong khi tranh cử thì rất rõ tấm lòng vì dân vì nước, nhưng, sau khi đã thắng cử thì các lời hứa trên coi như không có mà chỉ tận tâm tận ý ra mọi chính sách có lợi nhất cho băng đảng của mình. Thứ hai, bọn LỖ TRÔN này rất cao ngạo, những tưởng mình LÀ NƯỚC LỚN để có quyền phán xét về số mệnh và tương lai của các dân tộc nhỏ khác (như trường hợp Ukraine đã đang và sẽ phải chiến đấu với thằng giặc lợn hình người Putin mà lại bị CÁC ÔNG LỚN trói tay trói chân). Cho nên, bầu cử ở Mỹ hay ở đâu chăng nữa, nếu dân chúng u mê bầu cho LỖ TRÔN làm LÃNH TỤ thì chẳng riêng gì nước Mỹ gặp thảm họa thôi đâu. Nhớ nhé!!!?