Chiến lược phòng thủ ba mặt của Mỹ để chuẩn bị cho cuộc chiến ở châu Á, châu Âu và Trung Đông

Foreign Affairs

Tác giả: Thomas G. Mahnken

Đỗ Kim Thêm dịch

5-6-2024

Dưới thời các Tổng thống Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden, chiến lược phòng thủ của Hoa Kỳ đã được xây dựng dựa trên quan niệm lạc quan rằng, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cần chiến đấu nhiều hơn một cuộc chiến trong cùng một lúc.

Dưới thời chính quyền Obama, đứng trước tình trạng tiết kiệm ngân sách, Bộ Quốc phòng đã từ bỏ chính sách lâu đời là sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong hai cuộc chiến lớn để tập trung vào việc có được các phương tiện chiến đấu và chỉ giành chiến thắng trong một cuộc chiến. Hành động đó đã đẩy nhanh xu hướng, hướng tới một quân đội Mỹ nhỏ hơn. Nó cũng thu hẹp các lựa chọn khả dụng cho giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ, vì việc cam kết cho Hoa Kỳ tham chiến ở một nơi sẽ ngăn cản hành động quân sự ở nơi khác.

Sự chuyển đổi này lúc đó đã sai lầm, nhưng ngày nay nó đặc biệt lỗi thời. Hoa Kỳ hiện đang can dự vào hai cuộc chiến – Ukraine ở châu Âu và Israel ở Trung Đông –  trong khi phải đối mặt với viễn cảnh về một cuộc chiến thứ ba liên quan đến Đài Loan hoặc Nam Hàn ở Đông Á.

Đối với lợi ích của Hoa Kỳ, cả ba đấu trường đều quan trọng và đan xen nhau. Những nỗ lực trước đây nhằm loại bỏ ưu tiên châu Âu và rút khỏi Trung Đông đã làm suy yếu nền an ninh Mỹ. Ví dụ, việc Mỹ rút quân ở Trung Đông đã tạo ra một khoảng trống mà Tehran háo hức thay thế. Sự thất bại để đáp trả việc gây hấn ở một đấu trường có thể được giải thích là dấu hiệu yếu kém của Mỹ.

Ví dụ, các đồng minh trên khắp thế giới đã mất niềm tin nơi Washington sau khi chính quyền Obama không thực thi “lằn ranh đỏ” ​​nhằm chống lại Syria, khi nước này sử dụng vũ khí hóa học. Và các đối thủ của Hoa Kỳ đang hợp tác nhau: Iran bán dầu cho Trung Quốc, Trung Quốc gửi tiền cho Triều Tiên và Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga. Hoa Kỳ và các đối tác phải đối mặt với một trục độc tài trải dài trên lục địa Á-Âu.

Washington may mắn có được những đồng minh và thân hữu có năng lực ở Đông Á, châu Âu và Trung Đông. Nói chung, họ có sức mạnh để giúp Mỹ kiềm chế trục độc tài. Nhưng để thành công, họ phải hợp tác tốt hơn. Washington và các đồng minh cần phải có thứ mà giới hoạch định quân sự gọi là có khả năng tương tác: Có khả năng gửi nhanh chóng các nguồn lực qua một hệ thống đã được thiết lập cho bất kỳ đồng minh nào cần đến chúng nhiều nhất. Đặc biệt là phương Tây phải tạo ra và chia sẻ nhiều đạn dược, vũ khí và căn cứ quân sự hơn. Hoa Kỳ cũng cần phác thảo các chiến lược quân sự hoàn hảo hơn để chiến đấu bên cạnh các đối tác. Nếu không, Hoa Kỳ có nguy cơ bị áp đảo bởi những kẻ thù ngày càng có năng lực và đan xen nhau.

Đặt các thân hữu lên hàng đầu

Nỗ lực đầu tiên mà Hoa Kỳ và các đồng minh phải đẩy mạnh là sản xuất quốc phòng. Phương Tây từ lâu đã là gốc gác cho những loại vũ khí hiện đại và tinh vi nhất trên thế giới. Nhưng hiện tại, đơn giản là phương Tây không sản xuất đủ trang thiết bị.

Hãy xem vấn đề đạn dược. Các cuộc chiến tranh ở cả Gaza và Ukraine cho thấy rằng, xung đột hiện nay đang sử dụng rất nhiều đạn dược và kéo dài. Quân đội Ukraine bắn hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày, đôi khi vượt xa khả năng sản xuất của các nhà cung cấp. Israel đã trải qua hàng ngàn đợt tấn công bằng xe tăng và bắn nhiều loại đạn dẫn đường chính xác trong cuộc chiến với Hamas kể từ ngày 7 tháng 10. Nói chung, các nỗ lực chiến tranh của Ukraine và Israel do Mỹ hỗ trợ đã đạt đến mức chi tiêu mà các doanh nghiệp sản xuất vũ khí phương Tây đang phải cật lực đấu tranh để đáp ứng. Kết quả là, Hoa Kỳ và các đồng minh đã phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về loại đạn nào họ có thể gửi cho các nước thân hữu và loại nào họ cần giữ cho riêng mình.

Là thành viên chủ yếu và là nước mang lại an ninh chính của liên minh, Hoa Kỳ phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu của quân đội mình và các đồng minh. Để làm như vậy, chính phủ Hoa Kỳ nên cung cấp cho các doanh nghiệp quốc phòng loại nhu cầu ổn định cần thiết để thúc đẩy sản xuất. Quốc hội đã thực hiện một bước quan trọng theo hướng này hồi năm ngoái, khi ủy quyền cho Lầu Năm Góc mua vũ khí có giá trị trong nhiều năm, cung cấp cho các nhà sản xuất những hợp đồng dài hạn. Nhưng do không nhanh chóng thông qua ngân sách, Quốc hội đã làm suy yếu nỗ lực đáng khen ngợi này nhằm tạo ra nhu cầu ổn định về đạn dược. Quốc hội nên uỷ nhiệm cho Bộ Quốc phòng thiết lập mức dự trữ đạn dược tối thiểu và tạo ra cơ chế bổ sung tự động sau khi đạn dược được bán hoặc sử dụng để cân bằng tình trạng cung và cầu.

Tuy nhiên, để có vị thế tốt hơn cho chính mình và các đồng minh, Washington phải làm nhiều việc hơn ngoài việc chỉ sản xuất nhiều đạn dược. Washington cũng phải làm hoàn hảo hơn trong việc tạo ra một tiến trình phân phối liên tục. Các đơn đặt hàng về vũ khí của Mỹ cho trong và ngoài nước đều được thực hiện thông qua cùng một hệ thống dây chuyền, nhưng về mặt thủ tục, việc bán vũ khí ra nước ngoài được tách biệt khỏi việc bán vũ khí cho Mỹ, việc bán vũ khí ra nước ngoài trước đây do Bộ Ngoại giao kiểm soát và sau đó việc bán vũ khí cho Mỹ, do Bộ Quốc phòng kiểm soát. Sự phân chia này có thể gây khó khăn cho việc điều chỉnh nguồn cung cấp để đáp ứng nhu cầu.

Bộ máy hành chánh quan liêu làm cho tiến trình thương vụ quân sự ra nước ngoài trở nên chậm chạp và rườm rà. Và ngay cả khi các thương vụ như vậy được chấp thuận, các đồng minh thường bị đứng vào cuối bảng danh sách, họ có thể đợi hàng năm để có được vũ khí mà họ đã trả tiền và cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công sắp xảy ra. Để giải quyết vấn đề này, Hoa Kỳ phải hợp lý hóa và đẩy nhanh tiến trình xử lý đối với khách nước ngoài. Việc này sẽ cho phép Bộ Quốc phòng đưa thương vụ ngoại quốc như một phần của tín hiệu về nhu cầu mà bộ này gửi tới ngành công nghiệp và cắt giảm các quy tắc khiến các đồng minh phải chờ đợi sau các hợp đồng của Mỹ.

Việc hoàn thành vụ bán vũ khí cho nước ngoài trước khi đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ có vẻ có hại cho lợi ích của Mỹ, ngay cả khi các quốc gia đó mua hàng trước tiên. Chắc chắn có những thời điểm mà nhu cầu của Washington cần được ưu tiên. Nhưng việc cho phép các doanh nghiệp quốc phòng vận chuyển đến Đài Loan hoặc Ba Lan trước Fort Bragg (Căn cứ quân sự của Mỹ lớn nhất thế giới, nằm ở tiểu bang North Carolina) khi cần thiết có thể tăng cường an ninh của Mỹ, đặc biệt là khi chính Mỹ không tự mình tham gia vào các cuộc chiến quan trọng.

Ví dụ, nỗ lực cung cấp cho Ukraine thực sự là một công việc của nhiều quốc gia, có sự tham gia của Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này trong khối NATO cũng như khắp châu Âu và châu Á. Bằng cách kiểm soát sự xâm lược của Nga, các nước này thúc đẩy an ninh của Washington cũng như của chính họ. Các đồng minh của Mỹ cũng đã mở rộng ngành công nghiệp đạn dược của mình để giúp cho Ukraine chống lại Moscow; cuối cùng, điều này làm giảm bớt các yêu cầu đối với Mỹ. Washington có thể khuyến khích các nước này tiếp tục mở rộng sản xuất bằng cách bảo đảm rằng, họ biết rằng khi họ thực sự cần đến hàng Mỹ, đơn đặt hàng của họ sẽ không bị coi là của loại khách hạng nhì.

Cái gì của tôi là của bạn

Hoa Kỳ có rất nhiều vũ khí có thể bán cho bạn bè của mình. Hoa Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về chiến đấu cơ tiên tiến, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, năng lực không gian và phần mềm, và Hoa Kỳ nên phát triển nhiều năng lực này với mục đích xuất khẩu chúng. Ví dụ, máy bay ném bom B-21 Raider tối tân của Không quân Mỹ có thể hữu ích cho các đồng minh của Mỹ như Úc là nước cần khả năng tấn công tầm xa, nhưng việc miễn cưỡng xuất khẩu công nghệ tiên tiến cản trở việc cung cấp cho các đối tác thân thiết những thiết bị tốt nhất hiện có. Chính sách của Mỹ cần bảo đảm rằng, các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ có quyền lựa chọn cung cấp những hệ thống tiên tiến như vậy cho các đồng minh thân cận.

May mắn thay, Washington có kinh nghiệm quý báu trong việc chia sẻ công nghệ quân sự của mình. Ngoài Hoa Kỳ, bảy nước gồm Úc, Canada, Đan Mạch, Ý, Hà Lan, Na Uy và Vương quốc Anh, là đối tác trong chương trình chiến đấu cơ F-35 và có thêm chín quốc gia đã đồng ý mua máy bay. Những chiếc máy bay này được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng nhẳm bảo trì và hậu cần trong toàn cầu. Thỏa thuận của khối AUKUS đưa ra một ví dụ khác, mở đường cho Úc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và giúp Vương quốc Anh tăng cường năng lực dưới nước của mình. Khối AUKUS cũng đã giúp đỡ Washington bằng cách trình bày những hạn chế của công nghiệp đóng tàu. Thỏa thuận này cho thấy rõ rằng, các nhà sản xuất Mỹ không đủ lớn hoặc không đủ khả năng để hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm Mỹ cũng như đóng tàu ngầm cho Úc, khiến Úc phải đầu tư 3 tỷ đô la để mở rộng cơ sở công nghiệp tàu ngầm của Mỹ. Kết quả sẽ phục vụ lợi ích của cả Mỹ và Úc.

Các đồng minh cũng có thể giúp đỡ căn cứ quốc phòng của Hoa Kỳ theo những cách khác nhau. Hoa Kỳ là nước dẫn đầu trên  toàn cầu trong một số lĩnh vực sản xuất quốc phòng, nhưng nhiều đồng minh của nước này có lợi thế để so sánh ở những lĩnh vực khác. Mặc dù ngành đóng tàu của Mỹ đã bị thu hẹp, nhưng Nhật Bản và Nam Hàn vẫn có những nhà máy đóng tàu đầy ấn tượng mà Washington có thể khai thác. Israel sản xuất các hệ thống phòng không và tên lửa xuất sắc như Vòm Sắt (Iron Dome), còn Na Uy sở hữu các tên lửa chống chiến hạm tuyệt vời.Washington nên làm việc nhiều hơn nữa để khuyến khích các đồng minh này chia sẻ những công nghệ hàng đầu của họ.

Việc mở rộng hợp tác như vậy sẽ không dễ dàng. Ngành công nghiệp quốc phòng – cùng công ăn việc làm và nguồn tài trợ đi kèm – là vấn đề nội chính, cả ở Washington và các nước đồng minh. Đó là lý do tại sao ngay cả trong những lĩnh vực mà Quốc hội tìm cách thúc đẩy hợp tác, các quan chức quốc phòng vẫn gặp phải những trở ngại về thủ tục hành chánh. Úc, Canada và Vương quốc Anh được coi là một phần của điều mà luật pháp Hoa Kỳ gọi là Cơ sở Công nghệ và Công nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ, bao gồm dân chúng và các tổ chức tham gia trong hoạt động nghiên cứu và an ninh quốc gia, nghiên cứu, phát triển và sản xuất lưỡng dụng.

Tuy nhiên, các yêu cầu tìm nguồn cung ứng trong nước và thủ tục vận hành theo tiêu chuẩn vẫn cản trở sự hợp tác sâu đậm giữa những người bạn này. Có những động cơ chính trị mạnh mẽ để duy trì những rào cản như vậy, chẳng hạn như những lo ngại về việc làm trong nước, nhưng các quan chức Mỹ sẽ khôn ngoan nếu đứng lên chống lại áp lực này và xóa bỏ chúng. Việc buộc các doanh nghiệp phải mua mọi thứ hàng ở trong nước là một điều hấp dẫn, nhưng người Mỹ cuối cùng sẽ an toàn và thịnh vượng hơn nếu đất nước họ thâm nhập ngày càng nhiều các sản phẩm quốc phòng tốt hơn, bất kể xuất xứ của chúng từ đâu.

Di chuyển đồng bộ

Hoa Kỳ sở hữu một mạng lưới căn cứ quân sự toàn cầu vô đối, mạng lưới đã cho phép nước này phô trương sức mạnh trong hơn một thế kỷ. Một số căn cứ này nằm trên lãnh thổ Hoa Kỳ, từ Guam ở Tây Thái Bình Dương đến Maine ở Bờ Đông Hoa Kỳ. Những căn cứ khác nằm trên lãnh thổ của đồng minh, được thiết lập để trấn an bạn bè và răn đe kẻ thù của Hoa Kỳ. Nhưng tất cả các căn cứ này trở nên dễ bị tổn thương hơn, vì các đối thủ đã có được khả năng tấn công chính xác ở khoảng cách rất xa (như Iran và Nga đều làm trong sáu tháng qua). Do đó, để có thể tương tác toàn diện, Hoa Kỳ và các đối tác sẽ cần phải bảo vệ căn cứ của họ và di chuyển nguồn lực của mình tốt hơn.

Trong những năm gần đây, Không quân Mỹ đã phát triển điều mà họ gọi là “chiến thuật tác chiến nhanh nhẹn” như một cách để chống lại một đối thủ có năng lực. Chiến lược này đòi hỏi phải điều khiển máy bay chiến đấu từ các căn cứ phân tán để chúng không dễ bị nhắm làm mục tiêu một cách dễ dàng. Tương tự như vậy, Hải quân Hoa Kỳ đã bắt đầu học cách tấn công các mục tiêu từ các tàu, máy bay và tàu ngầm phân tán. Nhưng hiệu quả của những khái niệm này, và cuối cùng là sức mạnh của Hoa Kỳ, phụ thuộc vào các căn cứ tiền phương và hỗ trợ hậu cần, kể cả trên lãnh thổ của đồng minh. Do đó, Washington và các đối tác phải tìm thêm nhiều địa điểm để đóng quân và tồn trữ vũ khí.

Ở Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản cung cấp một số địa điểm đầy hứa hẹn cho các hoạt động phân tán. Nước này có nhiều cảng, sân bay và cơ sở hỗ trợ gắn liền với mạng lưới đường bộ và đường sắt của Nhật Bản. Nhưng các thỏa thuận hiện tại hạn chế quân đội Nhật chỉ được sử dụng một phần nhỏ trong số các cơ sở này, và lực lượng Mỹ thậm chí còn bị hạn chế ở một phần nhỏ hơn. Hoa Kỳ nên khuyến khích chính phủ Nhật Bản mở rộng quyền tiếp cận của quân đội hai nước tới các sân bay và các bến cảng hữu ích về mặt quân sự, thay vì hạn chế phần lớn ở các căn cứ được chỉ định của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Hoa Kỳ có thể điều động thêm quân qua miền bắc Úc. Úc đủ xa Trung Quốc để có thể an toàn trước hầu hết các mối đe dọa từ trên không và tên lửa của Trung Quốc, nhưng vẫn đủ gần để tiến hành và hỗ trợ các hoạt động trong một cuộc xung đột tương lai ở Tây Thái Bình Dương. Và đã có tiền lệ: Trong Thế chiến thứ hai, cảnh quan phía bắc Úc rải rác các sân bay nơi các phi công Mỹ và Úc chiến đấu chống Nhật Bản. Tàn tích của nhiều cơ sở này vẫn còn tồn tại, sẵn sàng để phục hồi. Úc và Hoa Kỳ chỉ cần canh tân và mở rộng chúng.

Hoa Kỳ và các đồng minh cũng cần cải thiện khả năng bảo vệ các cơ sở của mình trước loại tên lửa ngày càng mạnh hơn. Họ phải vượt ra khỏi cách tiếp cận truyền thống về phòng không và tên lửa, vốn phụ thuộc vào việc sử dụng số lượng nhỏ thiết bị đánh chặn đắt tiền, để chuyển sang cách tiếp cận vũ khí năng lượng định hướng (như tia laser hoặc vũ khí xung điện từ), một số lượng lớn tên lửa đánh chặn giá rẻ và các cảm biến có thể cung cấp thông tin cần thiết để đánh bại các cuộc tấn công lớn và phức tạp, chẳng hạn như cuộc tấn công mà Iran phát động chống lại Israel hồi tháng 4. Úc, Nhật và Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ khi kêu gọi phát triển hệ thống phòng không và tên lửa mạng lưới để bảo vệ lẫn nhau. Bây giờ họ phải thực hiện điều này.

Việc mở rộng căn cứ sẽ góp phần tăng cường khả năng tương tác. Bằng cách huấn luyện và hoạt động chặt chẽ hơn với nhau trong thời bình, các lực lượng của Mỹ và đồng minh sẽ phát triển thói quen hợp tác mà có lợi cho họ trong thời chiến. Ví dụ, các đồng minh có thể đạt được thỏa thuận cho phép họ nhanh chóng tăng cường lực lượng và nguồn lực đến các căn cứ trên khắp các chiến trường khi cần thiế,  để ngăn chặn các mối đe dọa hoặc đáp trả các hành vi xâm lược.

Chia sẻ là quan tâm

Hoa Kỳ và các đối tác cần hợp tác chặt chẽ hơn về đạn dược, căn cứ quân sự và ngành công nghiệp quốc phòng một cách rộng rãi hơn. Nhưng khả năng tương tác có nhiều ý nghĩa hơn là trao đổi nguồn lực về vật chất. Phương Tây cũng cần cải thiện hơn trong việc đưa ra các khái niệm và chiến lược chung. Washington phải có những cuộc trò chuyện thẳng thắn với các đồng minh, nhằm làm rõ các giả định về mục tiêu, chiến lược, vai trò và nhiệm vụ, mang lại sự hiểu biết tốt hơn về cách thức làm việc tập thể tốt nhất.

Ví dụ về việc phát triển các đường lối mới của chiến tranh. Trong Chiến tranh Lạnh, lục quân và không quân đã phát triển các chiến lược nhằm đánh bại cuộc tấn công của Liên Xô vào khối NATO ở Trung Âu, một số trong đó vẫn được sử dụng. Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ đang phát triển một loạt các khái niệm tác chiến nội bộ mới, phù hợp với chiến tranh hiện đại. Nhưng Washington nên mở rộng tiến trình này cho các đồng minh thân cận, vừa để học hỏi họ, vừa bảo đảm rằng họ có vị thế tốt nhất để tác chiến với Mỹ trong thời điểm xung đột. Ví dụ, Hoa Kỳ và các đồng minh chủ chốt như Úc, Nhật và Philippines phải tìm ra cách hợp tác để cùng nhau đối phó với mối đe dọa xâm lược của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Tất nhiên, Hoa Kỳ không thể chia sẻ tất cả mọi thứ – vật chất hay ý tưởng – với các đối tác của mình. Một số vũ khí sẽ không bao giờ được chia sẻ. Lịch sử chứng minh rằng, người Mỹ thể hiện tốt nhất khi chiến đấu kề vai sát cánh cùng đồng minh. Họ có nhiều khả năng giành chiến thắng trong các cuộc chiến trên nhiều mặt trận khi làm việc với nhiều đối tác. Khi Washington đối mặt với những mối nguy hiểm ngày càng tăng ở ba khu vực, nước này phải học cách hợp tác và chia sẻ tốt hơn với nhiều bạn bè của mình. Trong các cuộc chiến quy mô, không một quốc gia nào, kể cả cường quốc mạnh nhất thế giới, có thể đơn độc chiến đấu.

_______

Tác giả: Thomas G.Mahnken là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách. Ông cũng là giáo sư nghiên cứu lâu năm tại trường Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao, ĐH Johns Hopkins.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nội dung bài bình luận (Tô Lâm) không liên quan gì đến đề tài bài chủ (Chiến lược phòng thủ ba mặt của Mỹ). Không thể hiểu được hiện tượng này lại xuất hiện quá nhiều ở BTD. Đây là một sụ lạm dụng diễn đàn bình luận một cách có ý thức để cố gây thu hút nơi độc giả, mà thật ra không ai quan tâm. Nhà bình luận chuyên nghiệp nên phản tỉnh về văn tài và trách nhiệm của mình khi muốn gây ảnh hường đến độc giả bằng cách viết một bài độc lập thay vì tìm cách núp lùm như vây. Kính

  2. Hoa kỳ nên liên minh chặt chẽ với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu tư tưởng Hồ Chí Minh sang các nước thuộc trục phát xít Moscow – Bắc Kinh – Bình Nhưỡng – Teheran. Khi tư tưởng này ngấm sâu vào trục, nó sẽ làm cho trục mục ruỗng và tan rã. Kế sách ấy gọi là “bất chiến tự nhiên thành”.


  3. Tư thế “nhà nước” mà lại muốn chơi hết cả NATO lẫn BRICS như gái gú nhà Thổ khu đèn đỏ Ankara ********************************

    Nay Chính trường Thế giới ngổn ngang
    Thế n..à “nhà nước” nhà Thổ lại triệu đảm đang !
    Như đồng ch..ấy Trung..g C..uốc chơi hai cửa
    Đặt cược bài cào ngư ông đắc lợi cả hai mang !
    Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi NATO nếu vào BRICS
    Ankara ngày càng tồi “tống tiền” vụ di dân
    Móc túi không tha moi tiền Âu châu chôm bạc
    Eo ơi ! Chao ôi ! cái gọi n..à “nhà nước” nhà Thổ
    Công luận Quốc tế cấm bọn cơ hội đi hai hàng !
    Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang đuổi Thổ
    Hết bợ Tàu lẫn bưng bô Nga : đúng gái gú đảm đang
    Như xứ Vệ muốn “chơi” với Chú Sam lẫn chú chệt !
    Đúng vô đạo chính CHỊ chính EM khu đèn đỏ bày hàng
    Đồ của em dưới nội y như mắm tôm hôi thối rữa nát
    Ôi cái Thời Hoang tưởng chống Mỹ cứu …Tàu khoe mẻ đảm đang
    Nay “nhà nước” nhà Thổ còn ảo tưởng Chính trường Thế giới
    Tưởng bở ngổn nnagng thòi món c..uốc tuý ẩm thực hết đát BÒ DÁT VÀNG
    Cứ mời thử xem N(l)..ão Tô đại Tô lớn tận bên Hà L..ội phố
    Dư luận Nhân Dân như triều cường đáng chi giá bữa BÒ DÁT n..ÀNG !
    So với ăn cướp hàng triệu tỉ Hồ tệ Vạn thịnh Phát mụ xẩm Trương Muội
    Đáng chi tham nhũng hối lộ ĐOM ĐÓM vương đình huệ VỊT Á xuân fuc*k xúc fân
    Bố bảo N(l)..ão Tô đại Tô lớn Tô hô tận bên Hà L..ội phố
    Dư luận Nhân Dân như triều cường ƠI đáng chi giá bữa BÒ DÁT n..ÀNG !
    Giờ Bác Tô Lâm đang muốn đi vào mãi trong Lòng Dân tộc cùng Việt Sử
    Đầu đàn chim Câu Hưng Yên vừa thanh toán nhậu chúng như Bồ câu ra ràng

    TỶ LƯƠNG DÂN + HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây