Hôm nay 19 tháng 5!

Lê Huyền Ái Mỹ

19-5-2024

Trên báo Sài Gòn Giải Phóng hôm nay đăng bài bình luận “Lan tỏa văn hóa Hồ Chí Minh” của bà Phạm Phương Thảo – nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM. Bài viết có đoạn “Những ngày này, nhiều hoạt động có ý nghĩa đã và đang diễn ra trên khắp địa bàn TPHCM nói riêng, cả nước và cả trong kiều bào nước ngoài để kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự tiếp bước đi lên theo lý tưởng cao đẹp của Người”.

Tôi nghĩ cụm từ thành kính, biết ơn thôi chưa đủ; thậm chí trước khi nói biết ơn, để tỏ rõ lòng thành kính, cán bộ, đảng viên – lãnh đạo nên nói lời xin lỗi và có hành động chuộc lỗi trước ông cụ và nhân dân. Đọc hầu hết các trước tác của Hồ Chủ tịch, nhất là các bài nói chuyện, bài viết với cán bộ, đảng viên ông tập trung phân tích những cái chưa được, những biểu hiện của các “căn bệnh” của đảng cầm quyền, trách nhiệm từ chính phủ đến bộ máy cấp ủy, chính quyền cơ sở. Khen hay chê, ông đều chỉ rõ cụ thể từng sự việc, con người, không khen “copy”, “eco”… Nhiều cái các nơi tự khen, ông đặt lại câu hỏi; tự phê, ông hỏi mở rộng.

Vậy với hiện trạng của đất nước trong những tháng vừa qua, là công dân, không ít người – trong ấy có tôi – đi từ “ngỡ ngàng” này đến “bàng hoàng” nọ. Tuyệt vẫn không có lấy một lời xin lỗi nhân dân, dù vẫn biết sự đã rồi, rồi sự cũng sẽ rồi như thế mà thôi.

Gần 80 năm trước, trên báo Cứu Quốc, số 411, ra ngày 20-11-1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh viết: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”.

Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới vừa được báo chí đăng tải hôm qua, nhiều người chú mục câu “thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín”. Nó như một sự đúc kết sau những biến động “thượng – đình” vừa qua. Nhưng, làm sao để thấy khả năng ấy đã không đủ trước khi có chức, lên chức để tổ chức, nhân dân không mất công, nhọc sức, phí thời gian cho bao nhiệm kỳ, nhiệm vụ rồi bỗng chốc “hóa vàng” tức tưởi!

Cũng nhân dịp 19-5, phong trào trồng cây lại rộ lên. Cũng là ông cụ, về thăm đồng bào, lãnh đạo tỉnh báo cáo thành tích trồng cây, ông cụ gật gù rồi bảo, trên đường Bác đến đây thấy nhiều cây chết quá, các chú chỉ cắm cây xuống cho đạt số lượng mà không quan tâm đến việc nó có sống được hay không, rồi so tỷ lệ chặt cây phá rừng với tỷ lệ trồng mới, trồng sống được là bao nhiêu.

Nhắc chuyện trồng cây, hẳn là để ông nói chuyện trồng người, trồng đâu xa, trồng ngay trong lời thật, làm thật, bớt hình thức, bày biện, lãng phí, tốn kém, đó cũng là một lời sám hối trước tiền nhân.

Cũng hôm nay, trên Tuổi trẻ có bài “65 năm đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, đúng ngày này, 65 năm trước, một con đường quyết sinh đã được mở. Tôi vừa trở về từ đó, nơi trọng điểm của trọng điểm, nơi “túi bom” của con đường máu 20 – Quyết Thắng. Từ đền Cà Roòng – ATP, phóng mắt qua dãy núi trước mặt, những hố bom hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên đó, “người giữ đền” nói với tôi, mấy tháng trước, trong khi rừng đang bị cháy thì có mấy quả bom đã nổ.

Chiều xuống bản Tuộc, trưa qua bản Troi, sáng ghé bản 61 nằm sát đồn biên phòng Cà Roòng, tất cả mọi thứ của dân bản đều do bộ đội biên phòng chăm, lo, từ gạo, nước sạch, thuốc men, còn phải “dòm ngó” luôn đến những bóng ma của hủ tục, tệ nạn có thể quay lại. Nơi đây vẫn chưa có điện nên vô bản nào cũng cả đàn con nít, nhà nào cũng sinh 5, sinh 6, có hộ sinh 9, sinh 10!

Đêm, từ trên ban thờ Cà Roòng, ngay trong lòng Trường Sơn mà nhìn về Trường Sơn, 65 năm rồi vẫn còn nhiều thể phách lẫn tinh anh gửi lại trong cỏ, trong cây, trong đất, trong đá, và cả những người đang sống, như đám trẻ bản Tuộc, bản Troi, bản Aki, 61 vẫn lấm lem, lầm lũi, chào bọn trẻ, ngoái nhìn những con mắt dài dại đang chìm trong bóng tối rừng già…

65 năm đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tự hào, biết ơn thôi chưa đủ. Phải cúi đầu xin lỗi Trường Sơn, xin lỗi cả người chết lẫn người còn sống, đang sống.

_______

Một số hình ảnh của tác giả chụp trên đường đi:

Một số hình ảnh miền núi mà tác giả chụp lại khi đi qua
Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Đọc bài này của Lơ Huyền Ái Mỹ làm tớ rất cảm động . Cứ đọc những đứa con bất hiếu phọt phẹt vào chiền thống gia đình cách mạng của mình như Ngô Huy Cương … Thiệt tình, rầu thúi rụt

    “Phải cúi đầu xin lỗi Trường Sơn, xin lỗi cả người chết lẫn người còn sống, đang sống”

    Rất đồng ý, mà hổng chỉ có Trường Sơn . Phải tạ lỗi cả Bác Sĩ Trần Hữu Nghiệp, người kiến nghị đặt tên Bác cho Saigon sau khi giải phóng, vì thành phố mang tên Bác đã trở thành 1 cái nhà xí mà tư tưởng của Người chỉ là giấy chích đùi nằm lăn lóc

    “túi bom” của con đường máu 20 – Quyết Thắng”

    Níu có tạ lỗi với Trường Sơn, nên gộp thim chiện quân lọi mời giặc lái Mỹ wa nói chiện zìa kinh nghiệm chiến đấu . Phải tạ lỗi với cả những hương hồn nam thanh nữ tú đã bị bom đạn Mỹ cướp đi trong chiến dịch bỏ bom miền Bắc. Quê hương hiền hóa, Mỹ xâm lược nên xuất hiện những “con đường máu”, tỏ rõ hy sinh của nhân dân & tội ác của Mỹ, tư di sai lầm 5000 đảng viên < 1 người dân Ngụy của chúng

    "nhà nào cũng sinh 5, sinh 6, có hộ sinh 9, sinh 10"

    Không nên trách họ . Nghèo lại đông con hổng phải là cái tội . Chỉ mong các bậc cha mẹ, níu bán con thì nhớ chọn nhà tử tế . Đảng viên lại càng tốt . Họ có thẻ Đảng làm bùa hộ mạng, mún làm chi cũng được hít

    "65 năm đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tự hào, biết ơn thôi chưa đủ"

    Rất đúng . Nhưng chiện xảy ra dư thía lày, Đổi Mới loạn lên … mọi thứ có thỉa bắt đầu từ những kẻ đã không biết ơn còn nhổ toẹt vào những hy sinh đã làm nên đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh đó . Nên chăng Đảng nên giáo dục cho mọi người hổng những biết, còn phải nhớ ơn, song song với trừng phạt những kẻ vong ân bội nghĩa, tệ hơn nữa, những kẻ phản bội, nhổ phọt phẹt lên những hy sinh để làm nên chiến thắng huy hoàng giải phóng miền Nam ?

  2. Phong cách của “Ông cụ” cũng chủ yếu là “diễn” để tuyền truyền: Trong túi cụ luôn có 2 bao thuốc lá, loại tốt để mình hút, loại xoàng khi gặp ” đồng bào, chiến sỹ” thì lấy ra mời. Đồng bào, chiến sỹ cảm động trào nước mắt: Bác giản dị như thế này ư? chỉ hút thuốc lá loại rẻ tiền. Đi thăm đồng bào các tỉnh, bác luôn có một mo cơm độn ngô mang theo, gọi là “mo cơm bác Hồ”. Khi gặp các cháu thanh niên, bác tặng “mo cơm” của bác, nhiều cháu khóc nức nở: Bác của chúng ta đồng cam cộng khổ với đồng bào. Trong khi đó bác đang xài rượu Mao đài của bác Mao tặng cùng sơn hào hải vị với cán bộ địa phương nơi bác đến. Đó, ” bác Hồ của chúng ta” như thế đó. Không bao giờ bác nhận sai lầm. Sai lầm là do cấp dưới, bác luôn luôn đúng. “Cả một đời vì nước, vì non” nên nếu lỡ có con, vợ sẽ bị diết ( Nông Thị Xuân), Con không được thừa nhận ( Nguyễn Tất Trung). Đạo đức của “bác ta” sáng ngời.

  3. Những răn dạy của cụ Hồ . Rồi đến những phát biểu bắt chước cha già dân tộc của ông Trọng đã trở thành sáo ngữ. Khi lời nói không đi với việc làm . Rồi đổ tại cho “ Trên bảo , dưới không nghe”.
    Mặc cho các ngài phát biểu hay đến mấy . Khi quyền lực nằm trong tay các ngài không chịu bất kỳ sự giám sát nào . Thì kết quả trong thực tế luôn đi ngược lại với những gì các ngài nói !
    Trong một chế độ dân chủ , đa nguyên đa Đảng, con người không cần những lời chỉ bảo của cá nhân nào đó . Bởi mọi công dân không phân biệt tôn giáo, chính kiến , tuổi tác và giới tính đều sống và làm việc theo pháp luật !

  4. Cứ nhìn lại cách dùng người của ông cụ trong CCRĐ, giết bà Nguyễn Thị Năm, viết bài báo “Địa chủ ác ghê”, khóc lóc trước quốc hội… lại xúc động xiết bao.
    Di sản của ông cụ còn mãi với sử xanh.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây