45 năm chiến tranh biên giới Việt – Trung, vài điều muốn nói

Lê Đức Dục

16-2-2024

Gần 20 năm qua, không tháng 2 nào mình không lên biên, kể cả tháng 2 năm 2020 khi đại dịch Cúm Tàu bắt đầu bùng lên. Năm nay vì vài lý do, mình chưa lên được (chưa chứ không phải không).

Và trên không gian Facebook, những sự tưởng niệm của cộng đồng về ngày 17-2 lại hiện lên qua những avatar, những ảnh bìa, những status…

Mình nhớ mùa xuân 2009, ở Vị Xuyên, ở Đồng Văn, ở Mèo Vạc giữa ngàn ngàn bia mộ xám rêu lặng lẽ, mình đã viết “những bông hoa không cần chỉ thị, cứ ra giêng rụng thắm đất anh nằm”.

15 năm sau câu chuyện những mộ bia hoang lạnh ấy, giờ đây Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có tầm vóc như một Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia của cuộc chiến Việt – Trung 1979-1989.

Ảnh 1 và 2: Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hiện nay. Nguồn: Lê Đức Dục

Những mộ bia tên tuổi anh hùng liệt sĩ nức nở trong câu chuyện cũ, nay đã hiện diện thành tên đường, tên phố và giúp mình đoạt giải A báo chí Quốc gia năm 2023 về câu chuyện: “Dòng tên trên đá núi, đã thành tên phố phường”. (*)

Năm 2014, báo Tuổi Trẻ viết về những cựu binh Vị Xuyên sư đoàn 356, họ mất phiên hiệu sư đoàn nhưng vẫn dựng cái am nhỏ để vọng thờ đồng đội. Xem ảnh 3:

Cái am nhỏ thờ vọng hương hồn anh em nằm lại ấy hôm nay đã thành quần thể tưởng niệm bề thế giữa trập trùng đá núi Vị Xuyên. Ảnh 4:

Cũng 15 năm qua, hàng chục bài báo nhắc đến Tổng Chúp, nơi quân Tàu thảm sát dân ta có nguy cơ bị xóa sổ khi tấm bia tưởng niệm sơ sài bị rơi xuống. Ảnh 5:

Và ba hôm nữa [19-2-2024], khu tưởng niệm Tổng Chúp sẽ được khánh thành trên diện tích gần 5.000m2 với kinh phí giai đoạn I là 10 tỷ đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Ảnh 6:

Dĩ nhiên còn nhiều điều đáng nói, đáng kêu, nhưng sau 15 năm, chuyên đi biên giới, mình thấy rõ ràng câu chuyện đã khác rất nhiều.

“Nhân dân sẽ không quên” là dòng chữ trên avatar nhiều bạn khi nói về ngày 17-2-1979. Nhưng mình biết: “Lãnh đạo cũng không quên”.

Có dịp mình sẽ viết kỹ về những lãnh đạo ấy, những người mà không có họ chắc chắn sẽ không có những tấm ảnh 2, 4 và 6 như bạn thấy!

Nhưng chúng ta mãi mãi không quên!

Và mình nghĩ chúng ta cũng nên tiếp tục làm chi đó cho biên ải để xứng với máu xương những người đã nằm lại giữ từng tấc đất biên cương.

_____

Ghi chú: * Báo Tuổi Trẻ giành giải A Giải Báo chí quốc gia năm 2022 (TT)

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Mong mún của tớ, cũng là của những người mún học tập tư tưởng Phan Chu Trinh, là nên chuyển hóa nghĩa trang này như 1 thứ nghĩa trang quốc gia Arlington, đưa hài cốt của TẤT CẢ những chiến binh của cả 2 bên đã hy sinh trong cuộc nội chiến Nam-Bắc nồi da xáo thịt vào nghĩa trang này để thờ chung . Và chọn ngày lành tháng tốt, 19-5, 2 hào của tớ, ví dụ vậy, lãnh đạo 2 đảng Cộng Sản sẽ tới đây thắp nhang, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì Tổ quốc . Nhớ, rót riệu rùi mới thắp nhang, or vice versa, i cant Phúc Kđinh tell. Nhớ tham khảo ông tiến sĩ phát xít Nguyễn Xuân Diện để mũi ổng phồng to lên 1 tẹo, và để hắn đỡ càm ràm

    Và nhớ chăm lo chu đáo gia đình, họ hàng tử sĩ của cả 2 bên . Tưởng Năng Tiến nói níu Đảng thiếu sót trong đền ơn đáp nghĩa thì hổng xứng đáng lãnh đạo đất nước & dân tộc . Fo once, i agreed

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây