100 năm Văn Cao (Kỳ 3)

Phạm Đình Trọng

11-11-2023

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Văn Cao và đạo diễn điện ảnh Đinh Anh Dũng ở làng Thổ Hà, Bắc Ninh.

KỲ CUỐI: BUỔI SÁNG CÓ TRONG SỰ THẬT

Mùa xuân năm 1960, Văn Cao viết bài thơ Năm Buổi Sáng Không Có Trong Sự Thật.

Buổi sáng ngọn lửa chiến tranh nung mảnh đất dưới chân thành gạch đỏ:

Ngủ dậy một sáng

Cả phố biến đâu mất

Không một bóng người đi.

Im lặng hồ nước sâu thăm thẳm

Mặt đất đỏ mầu gạch nung

Buổi sáng cả cuộc sống bị tống vào ngục tù. Cả âm thanh, cả tiếng động cũng bị cầm tù:

Giữa thành phố mọi người im lặng

Tại sao? Tại sao? Không tiếng nói

Không tiếng động, không sự sống

Tại sao thành phố sa mạc

Không nghe gió thổi

Hình như nơi đây

Bị đày trong im lặng

Buổi sáng con người bị chia rẽ, xung đột, hận thù. Ngay trong mỗi con người cũng có hai thái cực khác nhau, xung đột nhau, mưu hại nhau:

Hai kẻ thù nhau

Hai thái cực tâm hồn

Hai người ấy trong một người chịu đựng

Mưu hại lẫn nhau

Không biết ngày đêm, không biết giả thật

Từ phút ấy tôi không còn thật nữa.

Buổi sáng con người phải sống giả dối, phải đeo mặt nạ đi giữa cuộc đời:

Buổi sáng nay cả phố phường như mở hội

Mỗi con người đeo mặt nạ đi chơi

Ảnh Văn Cao của Phạm Đình Trọng

Năm buổi sáng bi thương bởi lòng hận thù, sự đố kị, hẹp hòi, nhỏ nhen. Văn Cao ước nguyện là năm buổi sáng đó không có trong sự thật.

Nhưng buổi sáng ngày mồng mười, tháng bảy, năm một ngàn chín trăm chín mươi nhăm, buổi sáng Văn Cao ngừng sáng tạo, rời bỏ cuộc đời ra đi mãi mãi vào hư vô thì có thật rồi.

Buổi sáng có trong sự thật ấy còn là những buổi sáng bắt đầu một ngày âm thầm tư duy sáng tạo của Văn Cao để mang lại cho cuộc đời còn nhiều gian nan, cay đắng những giai điệu dìu dặt nâng đỡ tâm hồn con người.

Buổi sáng có trong sự thật ấy là buổi sáng mùa đông rét mướt, Văn Cao trở về một vùng đất kỉ niệm. Chiếc áo len màu đất lụng thụng, trông ông như một gốc cây xù xì, như một khối tư duy, một khối khổ đau, dồn nén chịu đựng. Bóng ông run rảy khi chân bước vào kí ức xa xăm và cõi lòng chạm vào kỉ niệm rưng rung vô cùng gần gũi.

Buổi sáng có trong sự thật ấy là buổi sáng mùa xuân cuối cùng của Văn Cao. Ông cùng người bạn đời yêu thương, dịu dàng và bền bỉ Thúy Băng trôi giữa dòng người trong chợ hoa Hàng Lược, Hà Nội, ngắm sắc hoa đào Nhật Tân, ngắm gương mặt cuộc đời, gương mặt nhân dân, gương mặt niềm vui, gương mặt hạnh phúc, ngắm cuộc sống gian nan, vất vả mà yêu thương, say dắm. Khuôn hình đặc tả cận cảnh gương mặt Văn Cao dãn ra, sáng lên trong sắc hoa đào, trong tiết xuân náo nức, trong niềm vui muộn mằn, hiếm hoi. Niềm vui của Văn Cao, nhân vật của phim cũng chính là niềm vui của người thực hiện bộ phim, quay phim và đạo diễn Đinh Anh Dũng vì chính Dũng tổ chức đưa ông bà Văn Cao đến chợ hoa Hàng Lược này.

Tận dụng mọi cơ hội ghi hình Văn Cao, Dũng đã có hình ảnh Văn Cao ở Hải Phòng, nơi Văn Cao để lại tuổi niên thiếu cắp sách đến trường. Dũng đã có hình ảnh Văn Cao với những nẻo đường tám năm kháng chiến chống Pháp.

Văn Cao với Hà Nội là gian gác nhỏ nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, nơi có một mùa đông với những đêm Văn Cao thức chong chong nghe hơi lạnh thấu qua lớp chăn mỏng, thấm vào cơ thể. Nghe tiếng xe bò lọc cọc đi nhặt xác người chết đói ngoài phố mà thấm thía nỗi đau của kiếp đời nô lệ mất nước, mà nung nấu trong lòng nỗi khát khao: Cờ pha máu chiến thắng mang hồn nước – Đứng đều lên gông xích ta đập tan… (Lời ca khúc Tiến Quân Ca) Ca khúc Tiến Quân Ca của Văn Cao, của non nước Việt Nam vững bền được viết ở căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, trong mùa đông lạnh thấu xương đó.

Văn Cao bên đàn piano trong phòng khách nhà ông, 108 phố Yết Kiêu, Hà Nội, và bên tượng bán thân Văn Cao do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tạc. Nguồn: Phạm Đình Trọng

Văn Cao với Hà Nội là Nhà Hát Lớn, nơi người dân mất nước tụ lại thành khối, thành thác đổ, thành sóng gầm, thành sức mạnh cùng ngẩng cao đầu hát vang bài Tiến Quân Ca rồi trùng trùng đội ngũ như đất chuyển, như bão giông ầm ầm cuốn theo đường Tràng Tiền đến Phủ Bắc Bộ, cuồn cuộn theo đường Tràng Thi đến Phủ Toàn quyền Đông Dương giành lại chính quyền, giành lại đất nước. Nhà Hát Lớn Hà Nội còn là nơi ca khúc Tiến Quân Ca của Văn Cao đi vào lịch sử, trở thành quốc ca của một nhà nước vừa ra đời, nơi quốc hội của nhà nước đó trong phiên họp thứ nhất, khoá đầu tiên chọn Văn Cao là nhạc sĩ của hồn thiêng sông núi.

Đó là Hà Nội trong cuộc đời chính trị, trong sự nghiệp Văn Cao. Còn Văn Cao trong đời thường với Hà Nội? Suy nghĩ mãi Đinh Anh Dũng thấy cần có hình ảnh Văn Cao cùng người bạn đời Thúy Băng trong chợ hoa Tết Hàng Lược. Thế là giáp tết Ất Hợi 1995 trong khi mọi người tìm về với gia đình thì Đinh Anh Dũng lại xa vợ con ở thành phố phương Nam, xách camera lên máy bay ra Hà Nội. Quả thật Dũng rất có duyên với Văn Cao. Ghi được hình ảnh Văn Cao trong mùa xuân cuối cùng của cuộc đời ông là nhờ cái duyên đó.

Đinh Anh Dũng rất thành công khi thực hiện thể đối trong bộ phim. Cô ca sĩ trẻ mười bảy tuổi Thanh Thúy sinh ra và phát triển tài năng ở phương Nam hát bài Mùa Xuân Đầu Tiên, sáng tác của Văn Cao tặng thành phố phương Nam thương nhớ nhân mùa xuân hòa bình đầu tiên 1976. Thanh Thúy vàng rực như tia nắng sớm, như đóa hoa mai mới hé, xinh đẹp, tài năng, lanh lảnh hát: Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về… Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên, đan xen là hình ảnh Văn Cao với gam màu nâu sẫm quen thuộc lặng lẽ giữa dòng đời trong mùa xuân cuối cùng của cuộc đời ông. Đó có phải là vòng tròn tiến hóa, là vòng luân hồi của đạo Phật? Mùa xuân cuối cùng của cuộc đời Văn Cao cũng là mùa xuân đầu tiên của một tài năng thế hệ kế tiếp, của một vòng luân hồi mới. Đó cũng là sự vĩnh cửu, bất tử của những giai điệu Văn Cao, sự vĩnh cửu, bất tử của nghệ thuật đích thực.

Nhạc của Văn Cao là nhạc của lòng người đang xao xác xáo dộng, đang thấp thỏm trước những dự cảm về những biến động lớn lao sẽ đến, đang đến. Tiết tấu của âm nhạc ấy là tiết tấu của tâm trạng, của khát vọng, của lắng đọng chứ không phải là tiết tấu của cuộc sống công nghiệp, sôi sục, cuồn cuộn, dồn dập, hối hả. Là nhà thơ, lời trong ca khúc Văn Cao là nỗi khắc khoải về những lí tưởng thẩm mĩ, bâng khuâng, da diết nhưng cũng dào dạt, mênh mang.

Lời từ ấy mượn một cớ cụ thể chỉ để nói một tâm trạng, một nỗi khắc khoải trước cái đẹp chứ không phải để nói về cái cụ thể đó. Tạo hình cho bài hát Buồn Tàn Thu là hình ảnh người tráng sĩ nâng gươm ngang mày, bái lạy tổ tiên, giã từ người vợ, lên đường rong ruổi! Tạo hình cho bài hát Trương Chi là bộ mặt Trương Chi sần sùi gớm ghiếc… Sự minh họa thô thiển đó đã làm giảm giá trị thẩm mĩ, hạn chế ý nghĩa khái quát và thế giới tâm hồn mênh mang, man mác mà âm nhạc Văn Cao mở ra. Cách phối khí của Buổi Sáng Có Trong Sự Thật với âm thanh mạnh mẽ, rầm rộ của đám đông, của số nhiều, át đi tiếng thì thầm của nỗi lòng nhiều trắc ẩn cũng là cách thể hiện nhạc Văn Cao mà chưa tiếp cận được thế giới âm nhạc Văn Cao.

Dù vậy, Buổi Sáng Có Trong Sự Thật có công rất lớn với Văn Cao. Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng muốn dọn cho người đọc mâm cỗ tết những món ngon, sang trọng, quí hiếm trong cái tết hoà bình đầu tiên đã đặt Văn Cao cùng một số văn nghệ sĩ tên tuổi sáng tác cho số báo tết. Mùa Xuân Đầu Tiên ra đời từ đó và xuất hiện đầu tiên trên báo Sài Gòn Giải Phóng số tết Bính Thìn 1976.

Bom đạn bắn giết, thù hận qua rồi. Sự sôi sục gào thét của bão táp chiến tranh qua rồi. Phải trở về với cái đẹp của cuộc sống. Phải trở về với yêu thương của con người. Cảm hứng của Văn Cao mang lại cho Mùa Xuân Đầu Tiên giai điệu dìu dặt, êm ái nhịp sáu, tám của điệu valse và lời ca Mùa Xuân Đầu Tiên là lời của yêu thương: Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người. Nhưng những người sôi sục sắt máu làm cách mạng vô sản đấu tranh giai cấp, quyết liệt làm chiến tranh đưa cả dân tộc Việt Nam vào bạo lực chuyên chính vô sản, nay đang cao giọng lên án và phát động chiến dịch truy quét thứ văn hoá bị quy kết là đồi truỵ độc hại của miền Nam trước năm 1975 thì không chịu nổi lời ca yêu thương và giai điệu mượt mà, du dương của Mùa Xuân Đầu Tiên, lời ca và giai điệu lạc nhịp với khí thế tiến công cách mạng.

Đến đầu những năm chín mươi thế kỉ hai mươi, Mùa Xuân Đầu Tiên vẫn chìm vào quên lãng. Trước đó, cuối những năm tám mươi, những đêm nhạc Văn Cao đã được tổ chức nhưng Mùa Xuân Đầu Tiên vẫn không được đến với công chúng. Đến phim ca nhạc Buổi Sáng Có Trong Sự Thật của Đinh Anh Dũng được phát hành rộng rãi và Thanh Thuý khi hát Mùa Xuân Đầu Tiên trong Buổi Sáng Có Trong Sự Thật như đồng cảm, như hoà cùng cảm hứng với Văn Cao. Tiếng hát sáng chói như mặt trời lấp lánh trên sóng biển, như giot sương lung linh sớm mai làm đông đảo người nghe bất ngờ, ngỡ ngàng, thích thú, say đắm rưng rưng xúc động. Từ đó Mùa Xuân Đầu Tiên mới rộn ràng, dìu dặt trên sân khấu ca nhạc, trên sóng phát thanh, truyền hình, đi vào đời sống văn hoá đất nước.

Buổi Sáng Có Trong Sự Thật là tác phẩm điện ảnh đầu tiên khám phá di sản âm nhạc Văn Cao sau khi Văn Cao mất. Buổi Sáng Có Trong Sự Thật còn trân trọng giữ gìn những hình ảnh gần gũi, thân thiết của Văn Cao trong mùa xuân cuối cùng của cuộc đời ông để hình ảnh Văn Cao cùng với âm nhạc Văn Cao mãi mãi có mặt trong cuộc đời với chúng ta, cùng chúng ta đi tới những giá trị thẩm mĩ mà ông luôn khắc khoải.

(Hết)

Rút từ tập kí sự Những Cánh Buồm — Chân dung chính trị. Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Virginia, 2022

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. MUÀ XUÂN ĐẦU TIÊN
    *****************

    Mùa Xuân Đầu Tiên
    https://www.youtube.com/watch?v=BxkTYEuLDrE

    Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
    Mùa bình thường mùa vui nay đã về
    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    Một trưa nắng cho bao tâm hồn.

    Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
    Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
    Niềm vui phút giây như đang long lanh.

    Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
    Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
    Từ đây người biết quê người
    Từ đây người biết thương người
    Từ đây người biết yêu người.

    Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
    Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
    Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.

    Nhạc sĩ Văn Cao ( XUÂN 1975)


    LE PREMIER PRINTEMPS
    ********************

    https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw

    Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

    Entendez-vous le Premier Son du Printemps ?
    Dans l’obscurité, les alouettes déploient leurs ailes;
    Leurs voix nous réveillent du sommeil.
    Au bord d’une rivière escarpée, il y a un coq qui chante
    Dès le lever du soleil notre sommeil profond.

    Entends-tu les Premières Notes du Printemps
    Dans le Cœurs des Mères Vietnamiennes qui chantent ?
    Leurs Voix embrassent nos fils avec des Larmes,
    Pour effacer les années où nous vivions dans la peur
    D’un fardeau que personne ne devrait porter.

    Oh, comme c’est triste – cette folie qui est la nôtre !
    Où personne ne gagne.
    Oh, quelle Joie – la fin de cette Deuxième Guerre Civile
    Une Nouvelle Journée commence !

    Maintenant nous connaîtrons-nous ;
    Maintenant, pouvons-nous nous montrer ;
    Maintenant devons-nous nous aimer.

    Chantons notre Premier Chant du Printemps ;
    A travers le vallon, les alouettes déploient leurs ailes.
    Nos Voix apaiseront les Âmes qui dorment
    Alors que la rivière pleure, il y a un coq qui chante
    Dès le lever du soleil notre chagrin profond.

    Nhạc sĩ Văn Cao ( XUÂN 1975)
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT chuyển từ Tiếng Mẹ sang Pháp ngữ

    Ngày mồng 5 Tết QUÝ MÃO 2023, Paris – Ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)
    {Đô đốc Long và Quang Trung Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Kinh thành THĂNG LONG …Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789)…}


    Hình như Mùa Xuân đầu tiên …cho linh cảm Mùa Xuân cuối cùng !
    ***********************************

    https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw
    Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao – Thanh Thúy)

    Mùa Xuân 76 đầu tiên bác vào thăm Bố :
    Ba mươi hai năm anh em xa nhau cơ
    Chiều qua dẫn bác thăm nhà anh Tuấn
    Chiếc xe vespa sau cửa sắt hững hờ
    Đại uý không quân bốn con cùng vợ di tản
    Giờ cuối phi trường Tân Sơn Nhất còn rủ cô !
    Nhìn bác người cha đại úy bên kia mất tất
    Cả trai đầu lòng sinh nơi Paris giờ đôi bờ
    Ba mươi hai năm cha con tạm chia tay trước
    Anh em hai chàng lính Pháp vào phiêu lưu Sử thơ
    Dưới Ngọn cờ Tam Tài chiến đấu vì Mẫu Quốc
    Rồi về lại Cố hương .. Quê Hương thôi thúc bất ngờ
    Cả hai thành tử tội trước Toà quân sự vì phản bội
    Tống giam ngay chờ giờ hành quyết hạ ngục Hỏa Lò
    Bác sở trường khoét tường đào hầm về bưng trốn thoát
    Bố may mắn giảm án còn chung thân vì có công cơ
    Từ Hoả Lò xuống nhà giam khét tiếng Hải Phòng, Đoạn Xá
    Hiệp định Genève bố ra tù di cư vào Sài Gòn Thủ đô !

    Mùa Xuân 76 đầu tiên bác vào thăm Bố :
    Ba mươi hai năm rồi anh em xa nhau đến giờ
    Chỉ thấy nhiều nước mắt vỡ thầm thay lời nói
    Cuộc đoàn viên xum họp bi hùng chất Sử thơ !
    Như hàng triệu xum vầy rồi lại chia ly ly tán
    Vào nhà tù lao cải mọc lên như nấm độc đã ngờ
    Vượt biên trên Biển Đông chuyến hành trình nguy hiểm

    https://www.youtube.com/watch?v=uNslGBQlFV0
    Ly Rượu Mừng – Xuân Miền Nam

    Mùa Xuân 76 đầu tiên …linh cảm Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
    70 Mùa Xuân giã từ Hà Nội nơi chôn nhau không một lần trở lại
    Đây hương đây nhớ đây thương hoài hương giao thoa bất ngờ !

    Mùa Xuân 76 đầu tiên …tiên cảm Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
    51 Mùa Xuân giã từ Đà Nẵng dấu yêu cũng không một lần trở lại
    Đây hương đây nhớ đây thương hoài cảm đan bện chẳng chờ !

    Mùa Xuân 76 đầu tiên … mộng triệu Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
    42 Mùa Xuân giã từ Sài Gòn Tự do cũng không một lần trở lại
    Đây hương đây nhớ đây thương hoài niệm quyện đan tình cờ !

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28


  2. Trăm năm Cánh Hạc Lạc Hồng còn vọng mãi tận Muôn Năm…
    **********************

    https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw

    Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao – Thanh Thúy)

    Hết Đàn hết Địch hết Thời Văn Cao :
    Nhân văn giai phẩm toàn máu lệ trào !
    Uất hận Núi xương Cải cách ruộng đất
    Hà Nội vỡ toang hết Thu Năm nào !
    Cuốn mất bao Hy vọng Đại Hồng thủy
    Dương cầm dưới Nguyệt tắt tiếng thanh tao
    Điêu tàn nối tiếp Tang thương Miền Bắc
    Chí meo Hồ ly tinh thòi đuôi Mao
    Hết Đàn hết Văn Cao quanh toàn địch
    Thiên Thai giờ đây Hiện thực ngã nhào !
    Cốc Mao Đài rẻ tìm Quên săn Lãng
    Tự do Sáng tạo chẳng còn là bao
    Chỉ còn tự biên tự diễn tự huỷ !
    Mùa Xuân Đầu tiên lại mơ mộng nào ?
    Thành Xuân Cuối cùng Niềm tin lại vỡ
    Hai Miền Nam-Bắc = gông cùm-xiềng xích !
    Địa ngục trên Trần gian ? Quê Mẹ sao ?!
    Bao giờ c..uốc kỳ c..uốc hiệu thiêu huỷ ?
    Bao giờ c..uốc huy c..uốc khánh đổ nhào ??
    Bao giờ c..uốc thiều c..uốc ca hoàn Chủ ???
    Chắc Cánh Hạc Trăm năm vui trên Cao !…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  3. Văn Cao chỉ là MỘT trong hàng triệu nạn nhân bị CSVN đánh lừa, giai đoạn 1945-30/4/1975 và quán tính bị lừa kéo dài sau đó thêm vài năm nữa, mong vớt vát chút hy vọng có đổi thay…
    Rồi tất cả bừng tỉnh: 1000 phần ngàn bị lừa!

    Phần còn lại, gồm bọn mù quáng, cuồng tín, lỡ mang tội ác không dám quay lại với lẽ phải, và đám vô liêm sỉ thời nào cũng có, thì chìm trong biển phồn vinh hưởng thụ cá nhân nhờ ăn cắp của công, tham nhũng lớn; chấp nhận thân phận tay sai, tụng ca và xả thân vì CS…là loại súc vật hoá miễn bàn.

    Phần bị bần cùng hoá thành nô lệ cho bản năng sinh tồn, gồm cả trí thức, dân có học cao và vừa…tất cả đêu đói trong những năm cùng nhau ăn gạo mục, bobo; một số nhỏ có điều kiện vượt biên, số đành ở lại thì không màng bất cứ chế độ nào, miễn sao sống được qua ngày tháng.
    Số nầy đã xơ cứng với chính trị, thời cuộc. Trong đó sẽ có một bộ phận lưu manh hoá vẫn đạp lên người khác mà tồn tại, sống tốt, được cường quyền xử dụng cơ bắp để đàn áp dân đấu tranh.

    Văn Cao thuộc loại chỉ biết nghệ thuật và trung thành, tư chất bạc nhược nên bị thất sủng thì cam chịu, bằng lòng để tàn lụi theo thời gian, không ý chí phản kháng; đổ thừa cho đám cầm quyền CS hậu sinh làm rách việc (tức là mình đã đúng khi theo CM).
    VC có yêu tự do không? Có thì sao VC không phấn đấu vào Nam mà sống, vì bầu không khí văn hoá trong Nam vẫn dễ chịu hơn, không cần giữ mồm miệng như ở ngoài ấy. Đó là thực tế!
    Phạm Duy biết đối phó với nghịch cảnh khi bị xúc phạm vì sáng tác không đúng ý đảng, sao VC lúc còn trẻ trung lại không không?
    Sự thật là: VC vẫn đắc chí, hãnh diện với Tiến quân ca và khẩu súng sáu bác vô vàn kính yêu của ông tặng ngay sau đó!
    VC thà chết oan, yểu…chứ không bỏ bác và đảng!

    Chúng ta xót xa cho một kiếp đầu thai lầm địa lý và thời thế của một thiên tài âm nhạc.
    Nói đến thiên tài âm nhạc VN thì đừng quên PD, TCS…chưa kể hàng chục ngôi sao nhấp nháy khác “mỗi người một vẻ” mà ta từng say mê một thời nào đó!
    Nhưng cái thiên tài nầy không yêu tự do nhân bản và khai phóng. Ông ta yêu vinh quang cách mạng mùa Thu, nói trắng ra là thứ hư danh toát ra từ bài quốc ca VNDCCH, là sự thăng hoa tột cùng của bài Tiến quân ca làm ông ngây ngất mỗi đêm, và ông thề sống chết giữ cho nó trọn vẹn!
    Hay sự thật tầm thường hơn, là VC không hề có chí lớn và sức mạnh tinh thần đủ để đứng lên rũ bỏ tất cả ảo tưởng hào quang, bằng cách ít nhất là đáp chuyến tàu, lên chiếc ghe nào đó, cùng với hàng triệu đồng bào di cư vào Nam hồi 1954!
    Bảo vì VC thể chất ốm yếu?
    Đừng quên khẩu súng được tặng có liên quan gì đó với công tác trong đội diệt tề trừ gian mà đảng giao cho ông!

  4. Khi viết những lời “….từ đây người biết thuơng người, từ đây người biết yêu người…”,
    tức là ông Văn Cao có ý nói một cách gián tiếp rằng trước khi đất nước thống nhất như
    thế này thì chưa hề có việc người VN. biết thương yêu nhau chăng ?
    Tôi nghĩ là có phần đúng như vậy thật khi ông VC.đã trải qua một thời gian dài phải chịu
    đựng biết bao gian khổ, nhất là bị mất cả danh dự, nhân phẩm vì bị cả các văn nghệ sĩ
    quen biết, thâm chí bạn văn chương a dua nhảy vào xỉa xói mà hạ nhục ông để “lấy điểm”
    với đảng hầu… thăng quan tiến chức ! Ôi thật là cái thời…đồ đểu tung hoành !

    • VC coi Bắc Việt, hay VNDCCH, là thế giới của ổng. Chỉ có thế giới đó, nơi Tiến quân ca được trang trọng chào và hát vang vinh danh; không còn thế giới nào khác.
      Thế nên, chỉ khi ông hít thở được chút tự do quanh ông tại đất SG để ký hợp đồng theo đơn đặt hàng của báo SG Giải phóng nhờ ông viết ca khúc nầy, thì ký ức ông toàn là về thế giới vốn có, miền Bắc, ở đó lâu nay đâu có người biết thương người, ít nhất dưới cảm xúc tâm hồn của ông, dù một đảng viên cuồng nhiệt khác thì sẽ lớn tiếng nói lên tình đồng chí, đồng đội, đồng rận trong cùng chăn vv.. thì chả thương là gì. Anh ta quên khuấy rằng mình đã báo cáo tổ chức về tội một chị giết một con gà làm thịt mà không báo cáo htx!

      Thế đấy. Miền Bắc sẵn đầy tình đồng chí, chứ không có tình thương!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây