Góp ý với các nhà báo: Lọt, bao gồm, mạnh thường quân, tối đa (Phần 1)

Nguyễn Thông

12-9-2023

Người làm báo, giỏi cái gì (nghề chẳng hạn) chưa cần bàn, nhưng trước hết phải giỏi, thạo về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ chuyển tải những điều họ chứng kiến, suy nghĩ, bày tỏ thái độ. Cũng như người nông dân phải thạo dùng cái cày mới có đường cày, sá cày thẳng thớm vậy. Nhà báo kém về ngôn ngữ, không chỉ đẻ ra tác phẩm báo chí tệ, mà nguy hại nhất là làm hỏng ngôn ngữ – thứ sản phẩm tinh túy của con người.

Ông hàng xóm nhà tôi rất nhiều lần phàn nàn về trình độ tiếng Việt của các nhà báo xứ này, có lần còn nói tục (tôi xin phép ghi lại), đèo mẹ, làm hỏng, phá nát tiếng Việt không phải ai khác chính là đám nhà báo, bọn báo in, báo điện tử, bọn phát thanh, truyền hình.

Tôi nhặt ra rất nhiều trường hợp sai trong dùng từ hoặc diễn đạt trên các báo, sẽ lần lượt đưa lên cho thiên hạ tỏ tường.

Đầu tiên là từ “lọt”. Ta thấy nhan nhản trên các báo những cái tít, những dòng tin như “Lọt chung kết”, “Lọt top 5, top 10”, “Lọt nhóm quốc gia”, v.v… Chẳng hạn: “Ông Phạm Nhật Vượng có thêm 1,5 tỉ USD, sắp lọt top 100 giàu nhất hành tinh” (VNN), “Việt Nam có 5 trường đại học lọt top hàng đầu thế giới” (báo Chính phủ), “Sa Pa lọt top những thị trấn đẹp nhất thế giới” (Tiền Phong), “Việt Nam lọt top 4 xuất khẩu châu Á chip bán dẫn vào Mỹ” (Tuổi Trẻ), “35 người đẹp lọt chung kết hoa hậu” (VTV), “Việt Nam lọt top 20 nền giáo dục tốt nhất trên thế giới” (báo Hà Nội mới)…, nhiều không kể xiết.

Những người dễ tính, xuê xoa, và tất nhiên không có ý thức về sự trong sáng của tiếng Việt thì tặc lưỡi chuyện nhỏ, viết sao cho người ta hiểu nội dung là được; thậm chí chê tôi hay bới móc. Tôi kệ, tôi chỉ làm theo lời cụ Phạm Văn Đồng, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

“Lọt” là động từ, theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, GS Hoàng Phê chủ biên, cuốn từ điển được coi là nghiêm túc, chuẩn nhất về tiếng Việt), thì “lọt” có nghĩa cơ bản là “qua chỗ hở, chỗ trống, khe, lỗ nhỏ của cái gì đó để từ bên này qua bên kia”. Lọt là động tác qua, còn qua thế nào luôn có những từ kèm theo bổ nghĩa cho nó, chẳng hạn lọt vào, lọt ra, lọt qua, lọt xuống, lọt mất.

Lọt luôn đi với đối tượng ngăn trở, ví dụ cửa (có khe cửa), sàng (có lỗ sàng), nền (có khe nứt), vòng thi vòng đấu (có thi, có đấu). Thành ngữ có câu “lọt sàng xuống nia” để chỉ hạt gạo lọt qua cái lỗ của sàng rơi xuống cái nia, nghĩa bóng là của vẫn còn đó, không mất đi đâu mà sợ. Những vòng chung kết, top này top nọ, theo cách diễn đạt của đám báo nói trên, nếu hiểu đúng trật tự tiếng Việt thì chỉ là cái sàng chứ không phải cái nia.

Thi tới vòng chung kết (ví như cái sàng) mà “lọt chung kết” thì phải hiểu là lọt ra, bị loại, bị văng, không vào được vòng chung kết, chứ không phải là đạt, thành công, vào. “Lọt vào” khác với “lọt”, nghĩa tương phản hoàn toàn. Lọt tùy từng trường hợp, có nghĩa lọt ra hoặc lọt vào. Nếu diễn đạt đúng cái ý mà nhà báo định nêu thì phải viết là “lọt vào chung kết”, “lọt vào top”, hoặc ngắn gọn hơn thì “vào chung kết”, “vào top”.

Nhưng họ cứ thích viết tắt, viết ẩu, như thách thức tao cứ viết thế đấy, kệ tiếng Việt, kệ chuẩn, làm gì được nhau.

Xứ này có hẳn trường dạy người ta làm báo (Học viện báo chí tuyên truyền, với tinh giáo sư tiến sĩ) nhưng hình như họ không quan tâm đến việc dạy tiếng Việt cho các nhà báo tương lai. Có nhẽ ông hàng xóm nhà tôi nhận xét chẳng hề sai.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. ” mà cả ở hải ngoại cũng phạm phải các sai lầm này”
    Một thí dụ: Mới đây, trong một chương trình VietFace TV, nhà báo & xướng ngôn viên đã bắt chước từ ngữ vc đổi đời trong nước, gọi, bằng tiếng Việt, chức vụ “Chief of Naval Operations – CNO” của Mỹ, dịch theo kiểu “mot a mot & word for word”, là “Chỉ huy trưởng các cuộc hành quân hải quân”.

    Chức vụ “Chief of Naval Operations” của Mỹ, trong tiếng Việt truyền thống đã có sẵn từ tương đương, rất rõ ràng, ngắn gọn, là “Tư Lệnh Hải Quân”.

  2. “… làm hỏng, phá nát tiếng Việt không phải ai khác chính là đám nhà báo, bọn báo in, báo điện tử, bọn phát thanh, truyền hình.” Không phải chỉ có báo chí trong nước, mà cả ở hải ngoại cũng phạm phải các sai lầm này, điển hình là ngôn ngữ của BBC và VOA. Vấn đề đã được đề cập nhiều.
    Gần đây tác giả Đào Văn Bình có cho ra mắt sách TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ĐỔI ĐỜI, Sách phê bình tiếng Việt ngày nay, do nhà Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation ấn hành năm 2023. Sách có nêu lên nhiều thí dụ cụ thể, ghi thành bảng so sánh tiếng Việt truyền thống và tiếng Việt đổi đời xếp theo thứ tự A,B,C… Sách rất bổ ích cho người quan tâm đến ngôn ngữ.
    Báo Tiếng Dân là một điểm son về mặt sử dụng ngôn ngữ, nhưng còn một thảm họa là có một nhà bình luận chuyên nghiệp vẫn còn lai căng, chen tiếng Anh ba rọi. chứng tỏ là kém tiếng Việt, nên cuối cùng đã góp phần phá hoại tiếng Việt. Dù là đã bị phê bình, nhưng nhà bình luận cố ý không hề sửa chữa các ngọng ngịu và xả rác bừa bải trên BTD. Thật đáng tiếc cho sự siêng năng, nhưng nội dung các bình luận này không bổ ích cho độc giả.

  3. Trước 1975, nói dến nhà báo, người ta cảm thấy ngưỡng mộ vì nghĩ đó là những người có tri thức rộng, nói thông, viết thạo một, hai ngoại ngữ ( còn tiếng Việt thì tất nhiên , không ai bắt bẻ họ khi viết bài ) . Nay, thấy nhà báo cũng xoàng, kiến thức cũng tầm tầm . Nhất là ngoại ngữ vẫn hay đọc theo kiểu phiên âm của báo ND cách đây ba, bốn mươi năm gì đó . ( ví dụ đồng chí Phi-đen-cát-tờ-rô hoặc nhà viết kịch người Anh là Sếch-xi-pia…) .
    Có anh cũng tốt nghiệp học viện báo chí ấy chứ . Anh ta làm tuyên huấn huyện ( chỉ một bước nữa là về tuyên giáo tỉnh ) . Khi bồi dưỡng chính trị cho GV cấp ba dịp hè ,anh giảng “cái con mẹ Dương Thu Hương là đồ phản động . Nó viết Những thiên đường mù” là để nói xấu XHCN, nó bảo “một ngàn con đường” của phe XHCN chúng ta đi đều là mù cả “.
    GV nghe trong bụng khùng khục chỉ bụm miệng thôi . Dám cười giảng viên chính trị à, chỉ có thứ phản động thôi .

  4. Bọn lều báo viết theo “chỉ dụ” của đảng, càng loạn cào cào càng hay, để người đời nhao vào bàn tán mấy cái trò nhảm nhí. Tiếng Việt cũng nằm trong dụng ý ấy, càng mơ hồ càng tốt, còn dễ bề xoay sở.
    Mà bọn lều báo dẫu có kém về trình độ, đã có ánh sáng của đảng soi đường rồi, lo gì.
    Cứ xem việc Nguyễn Phú Trọng đọc câu của William Butler Yeats bằng tiếng Việt:
    “Khi nghĩ về khởi đầu và kết thúc của những vầng sáng đẹp,
    tôi nói rằng đó là nơi của những người bạn tôi.”
    Thì biết rõ từ trên xuống dưới, từ giữa đến xung quanh, đã, đang, và sẽ như thế nào.
    Nguyên văn:
    “Think where man’s glory most begins and ends,
    and say my glory was I had such friends.”
    Huống chi mấy lều lá cải.

  5. Ông Nguyễn Thông góp ý với các nhà báo, nhất là các nhà báo bưng bô cho Đảng csVN, với hy vọng tiếng Việt sẽ được nhà báo sử dụng cách chính xác và trong sáng. Sự góp ý của ông Nguyễn Thông có tính cách xây dựng, mang nhiều thành ý. Tôi rất đồng tình.
    Nhưng điều cần thiết là chỉ ra nguyên nhân đưa đến vấn nạn sử dụng tiếng Việt lôi thôi – cẩu thả – thiếu trình độ sơ đẳng của số đông nhà báo quốc doanh.
    Thử hỏi, nhà báo quốc doanh làm sao có thể nghiêm túc cho được khi họ là công cụ tuyên truyền của Đảng csVN, mà Đảng csVN thì xú danh muôn thuở với việc “có nói không – không nói có” – “trắng nói đen – đen nói trắng” “nói bừa – nói tục” – “đạo đức giả – vô trách nhiệm” (tức là cái Đảng chuyên dối trá – mỵ dân). Nhân nào quả nấy đấy thôi!

  6. “Xứ này có hẳn trường dạy người ta làm báo”, báo cô, báo c̣âu, báo đ̀ơi, nhưng đã có thằng chó nào dám dạy tuổi trẻ hiểu sự thật về cái thứ chủ nghĩa xã hội là miếng bánh đem chia, miếng bánh mà chúng nó nói đến phải chăng là mồi hôi, xương máu của ngườ dân lành

  7. lũ mọi đỏ đói trí tuệ nhưng giàu lớp mỡ đần độn. vì là độc tài phát xít toàn tập nên tha hồ phát triển đỉnh cao ngủ.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây