Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

7-8-2023

Sách mới của tác giả Phan Thuý Hà. Ảnh: FB tác giả

Phan Thúy Hà, nữ nhà văn (tạm coi là cây bút trẻ dù tuổi đã ngoại “tứ thập bất hoặc”), tác giả của những cuốn sách dậy sóng văn đàn và xã hội hơn 6 năm qua như “Đừng kể tên tôi”, “Tôi là con gái của cha tôi”, “Những trích đoạn của các anh”, và nhất là cuốn “Gia đình” (ghi chép từ những nhân chứng sống về cải cách ruộng đất) vừa cho ra mắt “đứa con” mới của chị.

Cuốn “Đoạn đời niên thiếu”, Nhà xuất bản Hội nhà văn, tháng 7.2023. Cũng xin mở ngoặc chút để ghi nhận: Vị giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản này là nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Ông Thiều râu kẽm, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Những cuốn sách của Hà luôn chứa rất nhiều điều để trao đổi, về các mặt. Những cái ấy, sẽ nói sau. Tôi chỉ te tái khoe sớm điều này: Cuốn mới toanh “Đoạn đời niên thiếu” có thể coi như tập 2, hoặc phần 2, của cuốn “Gia đình” lừng danh. Một thứ vĩ thanh nặng trình trịch 250 trang, chứa đầy xót xa, đau buồn về thân phận con người; dựng lại pho lịch sử từ người trong cuộc mắt thấy tai nghe, một thời kỳ lịch sử u ám, đen tối, được tái hiện bởi lối văn phi hư cấu.

“Gia đình” và “Đoạn đời niên thiếu” đều chép về cuộc cải cách ruộng đất, một trang sử bi thương đẫm nước mắt của dân tộc.

Như đã nhắc ở trên, đó là một quá khứ không dễ bị chôn vùi. Nhất là khi nó bị người ta cố ý lãng quên, lờ đi, xóa nhòa dấu tích. Người ta (nhà cai trị) bằng quyền hành của mình, sử dụng “công cụ thời gian” để nó (vết nhơ cải cách ruộng đất) dần dần lặng lẽ trôi qua và biến mất. Những nhân chứng “cải cách ruộng đất” nay đều đã ngoài 75 – 80 tuổi, nói phỉ phui cái miệng, chả mấy nữa sẽ đem tất tật điều tai nghe mắt thấy xuống mồ.

Khi lịch sử chính thống được vo nặn bởi nhà cầm quyền thì nhiều thứ trong dòng lịch sử chỉ mờ mờ ảo ảo, hư hư thực thực, không mấy ai [thuộc] thế hệ về sau biết nó đã diễn ra như thế nào. Cuộc cải cách ruộng đất là mảnh lịch sử dữ dội, kinh hoàng, dù nó chỉ tồn tại trong gần 4 năm trời (1953-1956) cách nay hơn nửa thế kỷ, cũng chỉ trên nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở ra.

Nói gì thì nói, người miền Nam từ sông Bến Hải trở vào thật may mắn khi không phải chịu kiếp nạn này. Giờ cả bắc lẫn nam chẳng mấy ai còn nhớ. Nhà cầm quyền lúc đắc thế gọi nó là “cuộc cách mạng vĩ đại long trời lở đất”, còn cái tên gọi bình dân của nó là “cải cách ruộng đất”.

Viết về cải cách ruộng đất – thứ đề tài nhạy cảm, khó chịu, khó được bộ máy quyền lực chấp nhận, cũng đã lẻ tẻ có trong hơn nửa thế kỷ nay. Nói lẻ tẻ bởi tác phẩm về nó chỉ trên đầu ngón một bàn tay, cả dạng công khai lẫn “bất hợp pháp”. Những ghi chép của “đám nhân văn” Trần Dần, Phùng Quán, báo cáo của luật sư Nguyễn Mạnh Tường… ngay sau sự kiện “long trời lở đất” người ta ngấm ngầm chuyền cho nhau đọc, chả mấy ai biết.

Đáng kể hơn là 3 cuốn “Ba người khác” của Tô Hoài, “Cuồng phong” của Nguyễn Phan Hách, “Kiến, chuột và ruồi” của Nguyễn Quang Lập công khai vượt trên sự che giấu cấm đoán để phơi bày sự thực, chỉ có điều chúng dạng tiểu thuyết nên không tránh khỏi sự hư cấu, giảm độ tin cậy, văn chương nghệ thuật át cả lịch sử. Còn dạng biên chép về cải cách của nhà sử học Hoàng Văn Chí ở miền Nam thì dân ngoài vĩ tuyến 17 gần như mù tịt (xin nhớ rằng ông Hoàng Văn Chí, người Mường, xứ Thanh, là anh em cọc chèo với nhà văn Vũ Ngọc Phan và tướng Nguyễn Sơn, đều là những đấng bậc của một thời).

Điểm lại như thế để thấy cô gái hậu sinh Phan Thúy Hà đã làm được điều mà người đi trước không làm được, không dám làm. Tất nhiên cũng phải kể tới sự may mắn khi thời cuộc đã ít nhiều thay đổi, sự cấm đoán không còn tác oai tác quái như trước.

Đọc “Gia đình” và “Đoạn đời niên thiếu”, cũng như mấy cuốn tôi kể ở trên của Phan Thúy Hà, không thể nào coi một mạch. Mở sách trong sự háo hức biết thêm sự thật, nhưng cũng trong tâm trạng buồn bã, đau đớn, ngậm ngùi, căm giận. Thậm chí cứ mươi trang, hoặc đôi phần, lại phải dừng. Có gì đó cứ ứ lên cổ, bốc lên óc, không thể tiếp được.

Và khóc. Khóc thương cho dân mình, đất nước mình chịu kiếp nạn quá kinh khủng. Mỗi chữ, mỗi dòng như xé lòng, dựng trước mắt ta thứ lịch sử chân thật như nó vốn có. Hà không làm văn chương. Cô ấy đã viết sử, làm cái điều mà những nhà sử học quốc doanh vì lý do gì đó đã cúi đầu không dám làm.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (Kỳ 1)
    Nguyễn Thông
    7-8-2023

    Chỉ có bọn man rợ Tần-MAO-Tập mới hoang tưởng chôn vùi QUÁ KHỨ chôn vùi sĩ tử sách vở như thằng TẦN thủy hoàng đẻ ra quái thai Tần Cối…MAO Xếnh Xáng từng đốt sách phá đền khổng chết trong Cắt mạng VÔ văn hóa giao cho mụ vợ GIANG THANH nhóm bè lũ 4 tên Giang còn đạp trống với cả Hoa c..uốc Fong con rơi của MAO …đúng là HOA THƠM giang mai BỐ CON mao xếnh xáng CHẾT CẢ CỤM … giờ tư tương TÀU Tập đa đa muốn XÓA QUÁ KHỨ thiên an môn thành hậu môn quan …

    Bài học này vịt cộng áp dụng đốt sách “mỹ ngụy” mà trung tâm chính là HỌC ĐẠI vạn hạnh hang ổ và sào huyệt vịt cộng do thích đủ thứ thích minh châu nắm đầu !!!!

    Cố viết hết sức dốc hết tâm tình qua Tâm bút chấp bút đi THÔNG ơi !!!
    Cậu DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH thật tuyệt cú mèo trên cả tuyệt vời … Ngày mai và Mai sau sẽ nhớ đến NGUYỄN THÔNG như 1 nhân chứng Việt sử
    Cố viết hết sức dốc hết tâm tình qua Tâm bút chấp bút đi THÔNG ơi !!!

    *******************************

    Hoa Nắng Cố đô Sài Gòn không bao giờ tàn phai trong Tim Anh

    ********************************

    Anh biết Hàng Lá Me xanh Phố Duy Tân
    Nhưng Trường Luật xưa Em đã mất Anh
    Luân lạc lưu vong cuốn theo trong bao Cơn Bão lốc Việt Sử
    Anh biết lắm… Anh biết Em còn nhớ mãi Tình Chúng mình
    Như chúng Anh còn tâm nguyện mãi mãi Mầu Hoàng kỳ Dân chủ Lý tưởng
    Chiều Sài Gòn còn đôi tay nắm chặt bát phố Bến Chương Dương
    Em ơi nhớ Dáng xưa Người cũ Cố nhân vẫn còn đọng trong Tâm tưởng

    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9c/Rue_de_Sa%C3%AFgon_Paris.jpg
    Phố nhỏ Sài Gòn của Paris gần cạnh Phố Lauriston số nhà 20 tôi ở 1984-1987 ba năm Hạnh phúc Paris nay trở thành Khách sạn sang trọng hào nhoáng Peninsula Paris

    Chiều qua Phố nhỏ Sài Gòn của Paris con đường gợi nhớ Cố đô Miền Nam
    Chân vô tình lạc bước Trung tâm Ngoại giao Nước Pháp
    Một thời Hoà đàm Ba Lê Bốn bên Cuộc chiến âm thầm
    Nhưng nóng bỏng Paris Thủ đô Ngoại giao Thời Chiến tranh Lạnh
    Nội chiến Quốc-cộng tương tàn Anh em núi xương sông máu tanh

    https://www.youtube.com/watch?v=-xmtb-blmGg

    Peace Talks On Vietnam – Hòa đàm về Việt Nam (1969) tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế gần Đại lộ Champs-Elysées gần Phố Lauriston số nhà 20 tôi ở 1984-1987 ba năm Hạnh phúc Paris nay trở thành Khách sạn Quốc tế sang trọng hào nhoáng *** Peninsula Paris

    Bên kia Bán cầu Nam Sài Gòn vẫn còn Không-Thời gian trong lành
    Cho chúng mình cùng hàng triệu đôi tình nhân tự viết nên Tình sử
    Như phim Chuyện Tình LoveStory rồi đến phim Bác sĩ Zhivago
    Dấu hiệu mộng triệu điều chẳng lành báo điềm gỡ
    Sài Gòn thất thủ Tháng Tư Đen Thủ đô Tự do Miền Nam chúng mình
    Hàng triệu gia đình ly tán chia ly như Đàn Chim Việt vỡ tổ ấm
    Nửa ở lại nửa ngơ ngác bàng hoàng trên boong tầu
    Hàng không mẫu hạm Hạm đội Bảy ngoài khơi Biển Đông
    Chuyển hướng về Bờ Tây Thái Bình Dương cặp bến Cali
    Hàng trăm ngàn Đồng bào ta tay trắng trắng tay xây lại Sài Gòn Nhỏ bên ấy
    Đời lưu vong lưu đày trên Đất Mỹ nhập Dòng Chính Giấc mơ Hoa Kỳ
    Phố Bolsa Sài Gòn Nhỏ nhưng Ai đó chẳng quên Tà áo Trắng trinh nguyên
    Em bước ra như Cánh Bướm hay Thánh nữ Anh chẳng còn biết nữa !
    Từ Nhà thờ Đức Bà xây gạch hồng mầu sắc hồng tươi như Môi Em ấy…
    Em yêu dấu dấu yêu ơi !
    Anh phải ra đi nhưng không giờ quên Cố nhân Người cũ Dáng xưa
    Em ở lại giữ chặt Ước mơ Thời Trinh nữ từng thổ lộ với Anh
    Mẹ Việt Nam rồi Bà ngoại Bà nội
    Âm thầm nuôi con dạy cháu ươm lại Giấc mơ Chung
    Mùa Xuân Việt Nam bất tử bất diệt Tự do Dân chủ Ấm no

    https://www.youtube.com/watch?v=ecy8nUn-YZM
    Nắng Paris, Nắng Sài Gòn (Ngô Thụy Miên – Vũ Khanh)

    Em yêu dấu dấu yêu ơi !
    Hoa Nắng Cố đô Sài Gòn cùng Hoàng kỳ chắc chẳng bao giờ phai nhòa đâu
    Dù Tình Chúng mình duyên tiền định gẫy nhịp sang ngang Sử Việt lỡ qua cầu
    Nhưng Em ơi Tình ấу dành cho Sài Gòn bất tử bất diệt
    Chắc chắn có ngày Hội Non Sông:
    Mùa Xuân Việt Nam Tự do Dân chủ Ấm no
    Em hóa thành Bà vẫn mở tung Khung cửa Hẹp chúng ép gần Thế kỷ
    Gió Xuân về nở Hoa Tự do hướng dương Dân chủ
    Cho Đàn cháu hàng chục triệu nghèo nhưng hiếu học có Tương lai
    Cùng xây lại Giấc mơ Việt Nam phương Bắc cùng tay sai cố tận diệt gần Trăm năm
    Anh tưởng tượng bàn taу mười ngón ngọc ngà ngày ấy nay gầy guộc
    Em giờ hóa thành Bà vội mở toang Khung cửa Hẹp chúng ép gần Thế kỷ
    Chào đón Gió mới Xuân về nở Hoa Tự do hướng dương Dân chủ
    Cho Đàn cháu hàng chục triệu nghèo nhưng hiếu học có Tương lai
    Dù hàng triệu Hạnh phúc từng bỗng tan vỡ trong Biến cố Việt Sử sắp gần Nửa Thế kỷ
    Nhưng Mối tình Chung Việt Nam bất diệt bất tử còn đó giữa Lòng Sài Gòn
    Hay ngay cả giữa Trái tim Hà Nội Giấc mơ Thăng Long vẫn mãi còn đó !
    Ɲhư Sông Hồng nghìn năm ngàn năm cuồn cuộn hàng hàng lớp lớp Sóng Hồng vỗ
    Vẫn chung thủy vỗ về ôm Lưu vực Sông Hồng con đê Yên Phụ của Em của Anh
    Từng chôn nhau rốn cắt của Chúng mình từ thuở Mẹ khai sinh

    https://www.youtube.com/watch?v=MHHcd58I_0M
    Mưa Sàigòn Nắng Cali – Ngọc Lan

    Em yêu dấu dấu yêu ơi !
    Hoa Nắng Cố đô Sài Gòn cùng Hoàng kỳ chắc chẳng bao giờ phai nhòa đâu
    Dù Tình Chúng mình duyên tiền định gẫy nhịp sang ngang Sử Việt lỡ qua cầu
    Nhưng Em ơi Tình ấу dành cho Sài Gòn bất tử bất diệt
    Chắc chắn có ngày Hội Non Sông:
    Mùa Xuân Việt Nam Tự do Dân chủ Ấm no
    Em hóa thành Bà vẫn mở tung Khung cửa Hẹp chúng ép gần Thế kỷ
    Gió Xuân về nở Hoa Tự do hướng dương Dân chủ
    Cho Đàn cháu hàng chục triệu nghèo nhưng hiếu học có Tương lai

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.youtube.com/watch?v=kYKP8oVuBHA
    **** The Peninsula Paris

    https://fr.wikipedia.org/wiki/Rue_de_Sa%C3%AFgon
    Phố nhỏ Sài Gòn của Paris gần cạnh Phố Lauriston số nhà 20 tôi ở 1984-1987 ba năm Hạnh phúc Paris nay trở thành Khách sạn sang trọng hào nhoáng Peninsula Paris

    https://fr.wikipedia.org/wiki/Rue_Lauriston
    Con Phố Lauriston số nhà 20 tôi ở 1984-1987 ba năm Hạnh phúc Paris nay trở thành Khách sạn sang trọng hào nhoáng Peninsula Paris

  2. Chào mừng NT trở lại!
    Lâu quá cứ tưởng ông vô trại tạm giam rồi vì một loạt bài dồn dập bạo phổi.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây