“Xin đừng đổi tên, xin đừng tách nhập”

Hiệu Minh

3-8-2023

Chuyện quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập đang nóng trên mạng nhưng Cua Times “có niềm tin sắt đá trong lỗ” rằng, Hoàn Kiếm cũng như Ba Đình, sẽ không bao giờ thay đổi.

Hồi mới sang DC (1995) cảm giác ban đầu tôi thấy thủ đô Mỹ bé bằng cái lỗ mũi, chả bằng Hà Nội nhà mình nuốt cả Hà Tây và cắt Hòa Bình. Thời lập quốc, Bộ Chính trị Mỹ đã cắt một ít của cô gái còn trinh (Virginia) và góc tam giác của nàng Mary (Maryland), thành cái hình vuông 10miles x 10miles (16km x 16km) và gọi đó là thủ đô Washington DC. Ở giữa có hai con sông Potomac và Anacosta chạy qua, tha hồ lắm nước.

Sau này, phần Arlington bị cắt trả về Virginia do muốn xây nhà cao tầng, nên DC từ vuông thành… méo, kiểu cái quạt của Hồ Xuân Hương.

Hơn 200 năm qua, chưa bao giờ Quốc hội Mỹ cho phép mở rộng để đua với Hà Nội to đùng. Dân số DC khoảng 1 triệu, hầu hết là da mầu, nhưng vào ngày làm việc, khoảng 800k dân tinh hoa từ Maryland và Virginia đổ vào DC làm việc, hết giờ lại về “quê”, nên buổi tối, thủ đô Mỹ im phắc.

Tách, nhập, mở rộng, đổi tên, gây bao hệ lụy cho dân, cho nên Hoa Kỳ có kiểu đặt tên phố theo vần ABC, 123, và tên người thông dụng (Andrew, James…) kèm theo hướng đông tây nam bắc… vô hồn nhưng thực dụng.

Ảnh trên mạng

Họ hạn chế dùng tên người nổi tiếng cho các tên phố hay đại lộ, tránh mầu sắc chính trị trên đường, tên phố đã đặt là không làm lại biển một lần nào nữa. Zip code phân ranh giới không bao giờ được đổi, mỗi quận, mỗi bang có một số zip code không thay đổi từ thời lập quốc.

Chả là hôm nay “nhân dân” cho rằng anh Adam X có công với nước nên cố tìm bằng được một phố để đặt tên. Bao nhiêu giấy tờ, địa chỉ, hộ khẩu, sổ đỏ, chứng minh thư (CMT)… của dân đều liên quan đến phố đó.

Chục năm sau, đám con cháu phát hiện X là kẻ trộm cắp, thế là tên bị xóa, kéo theo bao hệ lụy. Hàng chục triệu dân phải thay lại địa chỉ, thay lại CMT, rồi cơ sở dữ liệu, làm lại sổ đỏ, đâu phải câu chuyện đổi tên trên tờ A4 là xong.

Nước mình đang trong quá độ tiến lên 4.0, quản lý dân cư thông qua bỏ hộ khẩu, cải tiến CMT/CCCD, xây dựng Cơ sở dữ liệu dân cư, nghe nói sắp được hoan hô, chỉ còn vài bất cập nữa là xong.

Nghị định Chính phủ về CMND đã xác định “Mỗi công dân chỉ được cấp một số CMND riêng” nhưng trong thực tế, kha khá công dân có nhiều CMT/CCCD.

Ai có CMT cũ gồm 9 số có vân tay, được cấp từ sau 1975, thì rất nhiều “tài sản” ăn theo số CMT này như sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn, mã số thuế, hộ chiếu, sổ tiết kiệm, số tù của vụ giải cứu kể cả giấy báo tử.

Bỗng một hôm “ta thích thì ta đổi tên” tỉnh, tên huyện, tổ thành nhóm, xã thành phường, tách nhập. Tôi có nguyên quán là huyện Gia Khánh (Ninh Bình), xa nhà hàng chục năm, về quê mới biết huyện đã đổi thành Hoa Lư.

Đổi CMT sang căn cước công dân (CCCD) vẫn cần nguyên quán, thế là tôi có hai nguyên quán. Ai bảo đảm 20 năm nữa người ta còn nhớ Gia Khánh là Hoa Lư, chưa chừng nhập huyện với Nho Quan, đố đoán được.

Sổ đỏ được đăng ký theo số CMT cũ nên dù đã làm CCCD 12 số gắn chip nhưng mỗi lần giao dịch phải trưng cả hai, chưa kể CCCD chưa gắn chip tôi vẫn giữ, mất cái này còn cái kia.

Trong ví luôn có 3 cái CMT/CCCD vì sợ công an hỏi, đăng ký xe theo CCCD và bằng lái xe theo CMT dù đã cắt góc, không chứng minh được “hai thằng Cua” là một, thì “bác tính sao đây”. Hộ khẩu của tôi được ghi chú thay đổi địa chỉ “dù hộ khẩu được khai tử” nhưng thử hỏi, đi giao dịch dân sự không có hộ khẩu thì liệu có xong.

Bao nhiêu thông tin cá nhân đi theo địa chỉ, số CMT/CCCD, thế mà “bố thích là bố đổi”, không hề nghĩ đến dân méo mặt vì giấy tờ.

Cái vụ CMT 9 số và CCCD 12 số cũng loạn (hôm nào viết riêng), lẽ chỉ cần 9 số là đủ cho 999tr dân, nhưng lại thích 12 số (vì bên nước ngoài họ làm thế), bỏ đi 90 triệu số CMT cũ để làm lại từ đầu cho 12 số mới để có 4.0, rồi cái gì cũng muốn đưa vào chip quản cho hiện đại, cơ sở dữ liệu dân cư chưa xong, giờ lại tách nhập.

Hôm nay nghe sáp nhập mà kinh. Gần 100 triệu dân Việt Nam, cả đời đi làm lại giấy tờ vì ai đó thích.

Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Gs Lê

    Ngồi nhà rỗi rãi chẳng biết làm gì nên vào mạng tìm hiểu xem những người đứng đầu Hà Nội kể từ thời đổi mới cho đến nay xem họ là những ai và đã đóng góp gì cho mảnh đất nghìn năm văn hiến.

    Người đầu tiên là ông Hoàng Văn Nghiên, từng là nhà giáo có bằng tiến sĩ, đảm nhận chức chủ tịch Hà Nội từ 1994 tới 2004. Tiếng vang đầu tiên mà ông gây ra với người dân Hà Nội đó là nộp công quỹ khoảng 2 tỷ tiền mà các cá nhân và doanh nghiệp biếu trong dịp Tết đầu tiên khi ông nhận chức là người đứng đầu Hà Nội. Trong nhiệm kỳ của mình dấu ấn mà ông để lại đó là biến vườn đào Nhật Tân thành Ciputra, nơi ở cao cấp của người Việt và người nước ngoài nhiều tiền lắm của. Sau khi nghỉ hưu ông Nghiên còn để lại tai tiếng khi nhiều năm không chịu trả lại nhà công vụ cho Hà Nội.

    Người thay thế ông Nghiên là ông Nguyễn Quốc Triệu, là bác sĩ, có bằng tiến sĩ y khoa, là người đứng đầu Hà Nội từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 9 năm 2007. Ông Triệu cũng không để lại dấu ấn đáng nhớ nào cho Hà Nội. Điều mà người dân cả nước nhớ tới ông là thời gian ông đảm nhận vai trò bộ trưởng bộ y tế với cách phát biểu gây cười trong các kỳ họp quốc hội. Chắc các bạn còn nhớ đề xuất phải chôn mắm tôm của vị bộ trưởng y tế để phòng dịch tả.

    Tiếp bước Nguyễn Quốc Triệu là Nguyễn Thế Thảo, một kiến trúc sư được đào tạo tại trời Tây, ông Thảo đảm nhiệm chức chủ tịch Hà Nội từ 2007 đến 2015. Là kiến trúc sư nhưng hình như Hà Nội chưa được hưởng công trình nào do ông thiết kế. Di sản mà ông Thảo để lại sau 8 năm nắm quyền là quá nhiều cao ốc mọc lên mà không được qui hoạch tổng thể một cách bài bản và khoa học. Việc thay cây ở đường Trần Duy Hưng, biến cây gỗ mỡ thành cây vàng tâm chắc là có công của Nguyễn Thế Thảo.

    Nguyễn Đức Chung, thiếu tướng cảnh sát, tiến sĩ luật, anh hùng lực lượng vũ trang là người ngồi ghế chủ tịch Hà Nội thay Nguyễn Thế Thảo từ tháng 12 năm 2015 đến trước khi bị cách chức vào tháng 8 năm 2020 vì vướng vào vòng lao lý. Vụ “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, vụ “thổi giá cây xanh” và vụ “lợi dụng chức quyền giúp công ty gia đình thắng thầu cung cấp chế phẩm lọc nước cho Hà Nội” đã biến ông Chung từ người hùng thành kẻ tội đồ. Đây là vị chủ tịch đầu tiên của Hà Nội phải ngồi tù.

    Người thay thế Nguyễn Đức Chung là Chu Ngọc Anh. Ông Anh đảm nhiệm chức chủ tịch Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022 trước khi bị cách chức vì liên quan đến đại án Việt Á. Từng là giáo viên, có bằng tiến sĩ, trước khi là chủ tịch Hà Nội ông Anh là bộ trưởng bộ khoa học công nghệ. Ngồi ghế chủ tịch khoảng 1 năm 9 tháng lại đúng thời điểm đại dịch Covid bùng phát tại Hà Nội nên ông Anh chưa để lại dấu ấn gì cho thủ đô. Điều mà người Hà Nội thấy buồn, thấy đau lòng là không biết tại sao một người có sai phạm lớn khi làm bộ trưởng lại được đưa về làm người đứng đầu thủ đô.

    Trần Sĩ Thanh được bổ nhiệm chức chủ tịch Hà Nội từ tháng 7 năm 2022 đến nay. Thời gian ông Thanh ngồi ghế chủ tịch vừa tròn 1 năm. So với một số quan chức kể trên thì ông Thanh mới có bằng cử nhân nhưng trước khi đảm nhiệm chức chủ tịch Hà Nội ông đã đảm nhiệm chức vụ tổng kiểm toán nhà nước. Dân Hà Nội chưa biết nhiều vị tân chủ tịch này nhưng với lá thư ông thay mặt người Hà Nội cảm ơn ban nhạc Blackpink làm cho người Hà Nội thấy buồn xen lẫn xấu hổ vì người đứng đầu Hà Nội. Xem ra ông Thanh lệch chuẩn về văn hóa và không hiểu biết gì về nền kinh tế thị trường. Thượng đế cảm ơn người bán sản phẩm, tư duy kinh tế thị trường là vậy sao, thưa ông chủ tịch?

    Sáu đời chủ tịch có bốn vị có bằng tiến sĩ để lại nhiều tai tiếng như vậy thì buồn cho Hà Nội lắm. Đưa những người tầm thấp, đức thiếu lại không có tâm và bản lĩnh thì làm sao Hà Nội trở thành thủ đô văn minh, lịch sự và hiếu khách trước con mắt của nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế. Nếu thiếu tầm và thiếu bản lĩnh thì trong đợt sáp nhập sắp tới Hà Nội sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường. Không có thiện cảm với chủ tịch Trần Sĩ Thanh nhưng tôi cũng khuyên ông một câu thật lòng khác với đám thư ký khuyên ông viết thư cảm ơn ban nhạc Blackpink . Hãy tỉnh táo và thận trọng khi định sáp nhập Hoàn Kiếm với một quận khác, làm vậy là không hợp với lòng dân đâu thưa ông chủ tịch!

    Nguồn mạng


  2. Vọng về Cố quận Hoàn Kiếm !!! Vọng về Cố thôn Cầu Gỗ ơi !!!
    **************************

    https://www.youtube.com/watch?v=BTWsuGMylmM

    Hướng Về Hà Nội [Hoàng Dương & Tuấn Ngọc]


    Theo bóng Chim Câu theo Mây về Bán cầu Nam
    Trí tưởng băng qua Nỗi nhớ Không-Thời gian mênh mông
    Rì rầm bao Biến cố xa xăm Biển Đông
    Tự tình Hồ Gươm trăn trối kể trong không trình chuyến bay đêm
    Và khi chiều tàn đổ bóng tà dương
    Trên cầu Thê Húc nhìn Tháp Bút ghi Hiện Sử
    Vào khung trời Hà Nội thiên thanh
    Đôi Sâm Cầm như hai cánh Uyên-Ương
    Từ Hồ Tây về lại Tổ ấm trên Tháp Rùa Hồ Gươm
    Dầu trong bao Giấc mộng Ngày Paris
    Lẫn bao Giấc mơ Đêm nơi Thủ đô Ánh sáng Lưu vong
    Cố quận Hoàn Kiếm ơi ! Cố thôn Cầu Gỗ ơi !!!
    Làm sao Anh có thể quên Em chốn ấy chốn này?
    Niềm thương Quê Mẹ & Nỗi nhớ Quê Hương
    Qua áng mây chiều gởi theo Cánh mây vờn Tháp Eiffel
    Qua dòng Seine về Đại Tây Dương qua Biển cả Thái Bình
    Rồi đến Biển Đông dậy sóng đỏ từ phương Bắc
    Nơi Phố Cổ Ngư xưa bên bếp lửa
    Mẹ nấu bánh chưng Đêm trừ tịch Giao thừa
    Bố vừa chuyển từ nhà tù Hỏa Lò
    Về căng Đoạn Xá Hải Phòng
    Me sắp lại thăm nuôi Bố trong tù
    Đêm nhìn Trăng qua song sắt mong Đoàn tụ gia đình
    Cùng ngày Đất Nước độc lập hoà bình

    Dầu trong bao Giấc mộng Ngày Paris
    Lẫn bao Giấc mơ Đêm nơi Thủ đô Ánh sáng Lưu vong
    Cố quận Hoàn Kiếm ơi ! Cố thôn Cầu Gỗ ơi !!!
    Làm sao Anh có thể quên Em chốn ấy chốn này?

    Rằng Cầu Gỗ phố Sinh từ khôn lớn lên từ đây
    Hà Hồi gò Đống Đa nuôi Tình Non Nước được Tinh anh Hôm nay
    Tâm tình tôi Hồn Việt rạng rỡ sáng ngời
    Khát khao da diết tha thiết hướng về Hà Nội
    Bầu trời cao xanh viễn phương có lẽ sắp muộn màng quá rồi

    Dầu trong bao Giấc mộng Ngày Paris
    Lẫn bao Giấc mơ Đêm nơi Thủ đô Ánh sáng Lưu vong
    Cố quận Hoàn Kiếm ơi ! Cố thôn Cầu Gỗ ơi !!!
    Làm sao Anh có thể quên Em chốn ấy chốn này?
    Làm sao có thể nào quên lãng quên quên nơi Bên kia Bán cầu Nam ấy ?

    Người Em gái Tràng An xõa mái tóc thề huyền
    Như làn sóng Vịnh Hạ Long biển xanh ngọc thần tiên vỗ về
    Chân tình yêu Anh mãi mãi từ mảnh đất Ngàn Năm Văn vật Đất Thăng Long
    Xin đa tạ ơn Em là điểm tựa là la bàn
    Thắt chặt Chỉ hồng Tình yêu Núi Sông

    Dầu trong bao Giấc mộng Ngày Paris
    Lẫn bao Giấc mơ Đêm nơi Thủ đô Ánh sáng Lưu vong
    Cố quận Hoàn Kiếm ơi ! Cố thôn Cầu Gỗ ơi !!!
    Làm sao Anh có thể quên Em chốn ấy chốn này?
    Làm sao có thể nào quên lãng quên quên nơi Bên kia Bán cầu Nam ấy ?
    Thăng Long hỡi ! Đông Đô ơi ! Hà Nội hỡi !
    Cố quận Hoàn Kiếm ơi ! Hà Nội phố Sinh từ ơi !
    Dầu trong bao Giấc mộng Ngày Paris
    Lẫn bao Giấc mơ Đêm nơi Thủ đô Ánh sáng Lưu vong
    Cố quận Hoàn Kiếm ơi ! Cố thôn Cầu Gỗ ơi !!!
    Làm sao Anh có thể quên Em chốn ấy chốn này?
    Làm sao có thể nào quên lãng quên quên nơi Bên kia Bán cầu Nam ấy ?
    Chỉ trừ bệnh già quên mãng lãng quên
    Hôm nay nghe hung tin Anh vô cùng giận dữ
    Sài Gòn Nhỏ Cali Em ơi
    Nội thù giặc trong giờ muốn xóa toang Quận Hoàn Kiếm lịch sử của Anh
    Ngay cả Đức quốc xã không bao giờ dã tâm xóa tan Quận Nhất Paris
    Nhà độc tài Hitler còn đến tận chân Tháp chiêm ngưỡng trầm tư trước Eiffel
    Sau 3 KHÔNG rồi lại 4 KHÔNG về Biển Đông
    Nội thù giặc trong nguy hiểm gấp triệu lần ngoại thù Mao-Tập giặc ngoài
    Hà Nội yêu dấu dấu yêu của Em của Anh ơi !
    Sài Gòn Lớn – Hòn ngọc Viễn Đông của chúng mình ơi !!!
    Dầu trong bao Giấc mộng Ngày Paris
    Lẫn bao Giấc mơ Đêm nơi Thủ đô Ánh sáng Lưu vong
    Cố quận Hoàn Kiếm ơi ! Cố thôn Cầu Gỗ ơi !!!
    Làm sao Anh có thể quên Em chốn ấy chốn này?
    Làm sao có thể nào quên lãng quên quên nơi Bên kia Bán cầu Nam ấy ?
    Chỉ trừ bệnh già quên mãng lãng quên

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. “…Theo tôi, Thăng Long – Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú, hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều.

    Mặt khác, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm.

    Thủ đô Thăng Long – Hà Nội có đủ những yếu tố đủ để xây dựng cho mình một thành phố như thế. Thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học – kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng…”

    Nguồn FB HĐ
    Nguồn Mạng.

  4. Tui có a bạn ,nhà a ko thay đổi, mấy đứa con sinh ra cũng nơi đó mà làm khai sinh thì mỗi đứa sinh một nơi khác nhau (tên gọi). Chuyện nhập vào rồi tách ra, tách ra rồi lại nhập vào cũng một tay chúng nó làm chứ còn ai nữa. Dân chỉ còn biết nói câu ĐM tụi mày.

  5. Cho phép tớ được phản biện đồng chí Hiệu Minh

    – Đồng chí chỉ hoạt động chủ yếu ở DC, là địa bàn được Đảng chỉ định, nên có đi đâu cũng chỉ như cưỡi lên đầu lên cổ giai cấp cùng khổ mà xem hoa thui . Điều đồng chí nói (chỉ) đúng cho DC, được xem là đầu não của Đế quốc Mỹ, aka Thủ Đô . Có điều ra ngoài 1 tẹo, mọi chiện khác hẳn . Twin Cities, Minneapolis & St Louis. Metroplex Dalworth gồm 3 vùng to vãi là Dallas, Arlington & Fort Worth. Dade County gồm Miami muốn nuốt chửng cả Ft Lauderdale, & muốn tiến lên tới cả West Palm, nhưng hổng được . Vì West Palm toàn giới thượng liu, hổng mún mix up với thủ phủ tỵ nạn của dân Ku Bố là Miami. Its called Metroplex, gồm hơn 1 thành phố lớn góp gạo thổi cơm chung . Đó là xu hướng của nước Mỹ hiện nay . OK, Ohio & cả vùng Seattle cũng đang rục rịch rùi .

    “Hoa Kỳ có kiểu đặt tên phố theo vần ABC, 123, và tên người thông dụng (Andrew, James…) kèm theo hướng đông tây nam bắc… vô hồn nhưng thực dụng

    How about thực dụng nên vô hồn ? Cái này là Mỹ, lối sống thực dụng & (khá là) vô hồn, chưa kể hỗn láo . Việt Nam mình nên tránh xa . Trịnh Cộng Sơn nói về 1 lũ lai căng, chính là thứ này đây

    “Chục năm sau, đám con cháu phát hiện X là kẻ trộm cắp, thế là tên bị xóa, kéo theo bao hệ lụy”

    Cái này gọi là Woke-ism, VN mình hổng nên bắt chước, và có mún (bắt chước) cũng chả được . Bây giờ có thể lấy tên Hoàng Phủ Ngọc Tường đặt tên đường cho Huế được gòi . Dàn chuyên viên chích đùi đã có thêm Lê Học Lãnh Vân & Nguyễn Đức Tường, và “Giải khăn sô cho Huế” đã trở thành 1 chứng tích của nham hiểm, thâm độc & ti tiện . Điều quan trọng là tất cả những ai có lương tri đều phải tâm niệm “Cứu Đảng là cứu nước, cũng chính là cứu mình”, phải làm hết sức mình để Đảng trường tồn cùng dân tộc các bác

    Sáp nhập đang là xu hướng của thế giới . Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng khẳng định xu hướng liên kết Bắc-Nam . Then, Nếu có sáp nhập, đâu phải bởi mùa thu . Oh, và xin đừng day dứt, cũng hổng nên bức xúc

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây