Bộ Tổng tham mưu và Bộ Nội vụ

Nguyễn Ngọc Chu

3-8-2023

1. Chiến dịch quân sự được tiến hành theo phương án tác chiến của Bộ Tổng tham mưu. Chiến trận giữa hai bên, thắng thua phụ thuộc phần nhiều vào Bộ Tổng tham mưu. Bộ Tổng tham mưu giỏi thì ít địch được nhiều. Bộ Tổng tham mưu kém thì nhiều mà thua ít. Cho nên, một quốc gia muốn có quân đội mạnh thì phải có một Bộ Tổng tham giỏi với một Tổng tham mưu trưởng tài ba.

2. Ở nước ta, về cơ bản, cơ chế vận hành ở lĩnh vực quản trị hành chính tuân theo các quy định có nguồn gốc từ Bộ Nội vụ. Vai trò Bộ Nội vụ trong quản trị quốc gia ví như vai trò Bộ Tổng tham mưu trong chiến tranh. Bộ Nội vụ giỏi thì phương án quản trị quốc gia tốt. Bộ Nội vụ kém thì phương án quản trị quốc gia tồi. Bộ Nội vụ muốn giỏi thì trước hết Bộ trưởng Bộ nội vụ phải là người tài giỏi. Nếu Bộ trưởng Bộ Nội vụ không tài giỏi, thì phương án quản trị quốc gia đưa ra không thể sáng suốt. Một đầu bếp tồi không bao giờ cho ra một bữa tiệc ngon.

3. Những người đã trải qua đào tạo đại học, đều thấy rõ, không có một cơ sở khoa học nào để quy định rằng “đơn vị hành chính cấp quận phải có diện tích tối thiểu 35km2, dân số 150.000 người trở lên” và “trong 2 năm tới, các huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập”.

– Tại sao là 35km2 mà không phải 50km2 hay 100km2?

– Tại sao 150.000 người mà không phải 500.000 người hay 1.000.000 người?

– Tại sao dưới 20% diện tích thì phải sáp nhập mà không phải 25%, 30% hay 50%?

Diện tích quận Hoàn Kiếm là 5,29km2, quận Ba Đình là 9,25km2, quận Hai Bà Trưng là 10,26 km2. Sáp nhập cả ba quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng vẫn chưa đủ tiêu chí 35km2. Nếu thay vì dưới 20% mà nâng lên dưới 30% thì không riêng Hoàn Kiếm, mà cả Ba Đình và Hai Bà Trưng đều phải sáp nhập.

4. Những bất cập của sáp nhập quận, huyện, phường, xã đã được dư luận xã hội phản ánh liên tục và rộng rãi. Nhưng dường như chưa được các cơ quan có thẩm quyền chú tâm đến.

– Hoặc là “thực đơn” của Bộ Nội vụ về sáp nhập quá “tuyệt hảo”?

– Hoặc là sự mê hoặc của các con số giảm biên chế?

– Hoặc là sự bất khả xâm phạm của các nghị quyết?

Giảm biên chế phải dựa trước hết vào ứng dụng công nghệ, và tạo việc làm mới. Chứ không trông chờ vào sáp nhập. Sáp nhập không đơn thuần là phép tính cộng, tạo ra cảm giác được thêm, mà tưởng là vô hại. Sáp nhập có thể huỷ hoại văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, và sự kế thừa tinh hoa.

Các vị đứng đầu nhà nước, cụ thể là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dù rất bận nhiều việc, nhưng rất cần quan tâm đúng mức đến việc sáp nhập quận, huyện, phường, xã, không chỉ dựa chủ yếu vào đề xuất của Bộ Nội vụ. Thông tin trên mạng xã hội cũng là một nguồn dữ liệu quan trọng để soi xét sự đúng đắn các quyết định về quản trị quốc gia. Luật là do con người đưa ra. Đưa ra được thì cũng sửa đổi, hoặc xoá bỏ được. “Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã” cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

5. Nguy cơ xoá bỏ những tên gọi huyền thoại như “Hoàn Kiếm”, “Ba Đình”, “Hai Bà Trưng”, động đến thần linh và lịch sử, cuối cùng sẽ thức tỉnh những cơn mê giáo điều. Nếu sự tự mãn thắng thế thì cũng sẽ bị đời sau bác bỏ.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Gs khả kính Lê

    Ngồi nhà rỗi rãi chẳng biết làm gì nên vào mạng tìm hiểu xem những người đứng đầu Hà Nội kể từ thời đổi mới cho đến nay xem họ là những ai và đã đóng góp gì cho mảnh đất nghìn năm văn hiến.

    Người đầu tiên là ông Hoàng Văn Nghiên, từng là nhà giáo có bằng tiến sĩ, đảm nhận chức chủ tịch Hà Nội từ 1994 tới 2004. Tiếng vang đầu tiên mà ông gây ra với người dân Hà Nội đó là nộp công quỹ khoảng 2 tỷ tiền mà các cá nhân và doanh nghiệp biếu trong dịp Tết đầu tiên khi ông nhận chức là người đứng đầu Hà Nội. Trong nhiệm kỳ của mình dấu ấn mà ông để lại đó là biến vườn đào Nhật Tân thành Ciputra, nơi ở cao cấp của người Việt và người nước ngoài nhiều tiền lắm của. Sau khi nghỉ hưu ông Nghiên còn để lại tai tiếng khi nhiều năm không chịu trả lại nhà công vụ cho Hà Nội.

    Người thay thế ông Nghiên là ông Nguyễn Quốc Triệu, là bác sĩ, có bằng tiến sĩ y khoa, là người đứng đầu Hà Nội từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 9 năm 2007. Ông Triệu cũng không để lại dấu ấn đáng nhớ nào cho Hà Nội. Điều mà người dân cả nước nhớ tới ông là thời gian ông đảm nhận vai trò bộ trưởng bộ y tế với cách phát biểu gây cười trong các kỳ họp quốc hội. Chắc các bạn còn nhớ đề xuất phải chôn mắm tôm của vị bộ trưởng y tế để phòng dịch tả.

    Tiếp bước Nguyễn Quốc Triệu là Nguyễn Thế Thảo, một kiến trúc sư được đào tạo tại trời Tây, ông Thảo đảm nhiệm chức chủ tịch Hà Nội từ 2007 đến 2015. Là kiến trúc sư nhưng hình như Hà Nội chưa được hưởng công trình nào do ông thiết kế. Di sản mà ông Thảo để lại sau 8 năm nắm quyền là quá nhiều cao ốc mọc lên mà không được qui hoạch tổng thể một cách bài bản và khoa học. Việc thay cây ở đường Trần Duy Hưng, biến cây gỗ mỡ thành cây vàng tâm chắc là có công của Nguyễn Thế Thảo.

    Nguyễn Đức Chung, thiếu tướng cảnh sát, tiến sĩ luật, anh hùng lực lượng vũ trang là người ngồi ghế chủ tịch Hà Nội thay Nguyễn Thế Thảo từ tháng 12 năm 2015 đến trước khi bị cách chức vào tháng 8 năm 2020 vì vướng vào vòng lao lý. Vụ “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, vụ “thổi giá cây xanh” và vụ “lợi dụng chức quyền giúp công ty gia đình thắng thầu cung cấp chế phẩm lọc nước cho Hà Nội” đã biến ông Chung từ người hùng thành kẻ tội đồ. Đây là vị chủ tịch đầu tiên của Hà Nội phải ngồi tù.

    Người thay thế Nguyễn Đức Chung là Chu Ngọc Anh. Ông Anh đảm nhiệm chức chủ tịch Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022 trước khi bị cách chức vì liên quan đến đại án Việt Á. Từng là giáo viên, có bằng tiến sĩ, trước khi là chủ tịch Hà Nội ông Anh là bộ trưởng bộ khoa học công nghệ. Ngồi ghế chủ tịch khoảng 1 năm 9 tháng lại đúng thời điểm đại dịch Covid bùng phát tại Hà Nội nên ông Anh chưa để lại dấu ấn gì cho thủ đô. Điều mà người Hà Nội thấy buồn, thấy đau lòng là không biết tại sao một người có sai phạm lớn khi làm bộ trưởng lại được đưa về làm người đứng đầu thủ đô.

    Trần Sĩ Thanh được bổ nhiệm chức chủ tịch Hà Nội từ tháng 7 năm 2022 đến nay. Thời gian ông Thanh ngồi ghế chủ tịch vừa tròn 1 năm. So với một số quan chức kể trên thì ông Thanh mới có bằng cử nhân nhưng trước khi đảm nhiệm chức chủ tịch Hà Nội ông đã đảm nhiệm chức vụ tổng kiểm toán nhà nước. Dân Hà Nội chưa biết nhiều vị tân chủ tịch này nhưng với lá thư ông thay mặt người Hà Nội cảm ơn ban nhạc Blackpink làm cho người Hà Nội thấy buồn xen lẫn xấu hổ vì người đứng đầu Hà Nội. Xem ra ông Thanh lệch chuẩn về văn hóa và không hiểu biết gì về nền kinh tế thị trường. Thượng đế cảm ơn người bán sản phẩm, tư duy kinh tế thị trường là vậy sao, thưa ông chủ tịch?

    Sáu đời chủ tịch có bốn vị có bằng tiến sĩ để lại nhiều tai tiếng như vậy thì buồn cho Hà Nội lắm. Đưa những người tầm thấp, đức thiếu lại không có tâm và bản lĩnh thì làm sao Hà Nội trở thành thủ đô văn minh, lịch sự và hiếu khách trước con mắt của nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế. Nếu thiếu tầm và thiếu bản lĩnh thì trong đợt sáp nhập sắp tới Hà Nội sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường. Không có thiện cảm với chủ tịch Trần Sĩ Thanh nhưng tôi cũng khuyên ông một câu thật lòng khác với đám thư ký khuyên ông viết thư cảm ơn ban nhạc Blackpink . Hãy tỉnh táo và thận trọng khi định sáp nhập Hoàn Kiếm với một quận khác, làm vậy là không hợp với lòng dân đâu thưa ông chủ tịch!

    Nguồn mạng

  2. Xã hội nào mà người có trí lại không có quyền,người có quyền lại thiếu trí,tất sẽ lụn bại.

  3. Bà nội vụ này giỏi nhất là món Xoay Sở cho thằng em ruột ăn bẩn xây biệt phủ thoát án tù. Ngoài ra thì bà là loại dốt toàn tập.

  4. Vài ý

    “Một đầu bếp tồi không bao giờ cho ra một bữa tiệc ngon”

    Nhưng nếu thực khách cũng hổng (cần) biết cái gì ngon hay dở thì đôi khi, chính người đầu bếp tồi lại cho ra những món hợp với khẩu vị của loại thực khách đó .

    “Những người đã trải qua đào tạo đại học, đều thấy rõ, không có một cơ sở khoa học nào để quy định”

    Hahahaha. Oh, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu … Neverfreakinmind. Kể ra vào món ăn chơi, thực tế & nhu cầu . Khoa với chả học . Khoa học là 1 dụng cụ hỗ trợ, chớ hổng phải là thứ để lòe thiên hạ tiến sĩ ui

    “Giảm biên chế phải … tạo việc làm mới”

    Hahaha. Tiến sĩ … Khoa học … Sure man. Chắc chiện này đụng tới bộ đồ đánh golf của ổng

    “xoá bỏ những tên gọi huyền thoại như “Hoàn Kiếm”, “Ba Đình”, “Hai Bà Trưng”

    So, what is wrong with another sin? Nguyễn Thị Minh Khai đá đít Trưng Vương, Trần Đức Thảo ngồi xổm lên Trần Quân Diệu, Nguyễn Văn Trỗi giật mìn nổ tung Trương Minh Giảng … và dân tộc các bác vưỡn ăn nên làm ra .

    “Nếu sự tự mãn thắng thế thì cũng sẽ bị đời sau bác bỏ”

    Nhưng nếu TẤT CẢ mọi người cùng chung tay xây dựng Đảng bền lâu, trường tồn, thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít Ta Lin vĩ đại thì muôn đời sau sẽ mãi tâm niệm “THÓI QUEN TỰ HẠ THẤP MÌNH VÀ TỰ COI THƯỜNG MÌNH PHẢI BỊ XOÁ BỎ

  5. “…Theo tôi, Thăng Long – Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú, hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều.

    Mặt khác, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm.

    Thủ đô Thăng Long – Hà Nội có đủ những yếu tố đủ để xây dựng cho mình một thành phố như thế. Thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học – kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng…”

    Nguồn FB HĐ

  6. Ông Nguyễn Ngọc Chu nói ĐÚNG mà SAI. Đùng là không cố cơ sở trong việc tách nhập.SAI là bảo các ông THƯỞNG+ CHÍNH+HUỆ cần quan tâm đến việc này.
    => TỔng bí thư Nguyễn Phú Trọng mói là nguồn cơn của mọi sự sắp xếp,tách hay nhập!

    • Sợi dây xích màu vàng đã tròng vào cổ rồi, đâu còn cựa được nữa. Sao có thể để Hoàn Kiếm, Hồ Gươm … tồn tại khi nó đang dần là một phần lãnh thổ của bè lũ tập cặn bã, thưa ngài?

    • @Phạm bon
      “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới là nguồn cơn của mọi sự sắp xếp, tách hay nhập!”
      Chuẩn.
      Nguyễn Phú Trọng “có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao” được “bêu tên” trong bia đá sử xanh.
      Vừa rồi Nguyễn Phú Trọng lên truyền hình nói rõ việc ghi câu “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay” vào văn kiện đại hội đảng 14. Đây là sự tiếp theo của mấy câu thơ, dẫu rằng là thơ con cóc, nhưng mang tính khẩu khí của Nguyễn Phú Trọng. Đại khái như:
      “Cố lên các chị, các anh,
      Quê hương vẫn gọi, sử xanh lưu truyền.”
      “Nay đã trở nên “người anh cả”
      Cuộc đời vui bay bổng cánh diều”
      Câu “người anh cả” trong nháy nháy hàm ý gì? Qua câu “chưa bao giờ có” có thể hiểu được ý của Nguyễn Phú Trọng, anh cả ở đây là anh cả của mọi thời đại. Mức độ ngông cuồng, càn rỡ của Nguyễn Phú Trọng thực là xưa nay chưa từng có.
      Có cầu ắt có cung, bọn bậu sậu được cơ hội bày mẹo tâng công, thành dự án thì chia nhau cấu xé, nhất cử lưỡng tiện.
      Tiếc rằng, minh quân thì mới có hiền thần, còn đây hôn quân thì xung quanh toàn nịnh thần tặc tử. Vậy nên Nguyễn Phú Trọng muốn thành Chu Công, Khổng Tử, san định lại sách vở, thì với những đồng minh Phùng Xuân Nhạ, Trần Đình Sử, Nguyên Minh Thuyết … cũng chỉ nặn ra được Cánh Diều, vửa đâm lên đã lộn lèo. Và, tất cả những việc làm trong thời Nguyễn Phú Trọng, sẽ mãi mãi làm trò cười trong sử sách mà thôi.
      Có một điều chắc chắn đi vào lịch sử là “đất nước ta chưa bao giờ có các quan chức bất học vô thuật, tham lam tàn ác, thích diễn hề, nói ngây ngô, như thời Nguyễn Phú Trọng …”.

  7. Ông Nguyễn Ngọc Chu nói đúng mà SAI. ĐÚNG là các tiêu chí sát nhập không khoa học.SAI là bảo mấy ông Thường + Chính+ Huệ quan tâm việc sát nhập này.
    => Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới là nguồn cơn của mọi sự sắp xếp, tách nhập !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây