Ngoại trưởng Trung Quốc mất chức sau một thời gian dài mất tích

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

26-7-2023

Tóm tắt: Niềm kiêu hãnh và sự sa ngã của nhà ngoại giao kiểu mẫu thời Tập Cận Bình.

Sự gần gũi với Tập Cận Bình – được hỗ trợ bằng sự pha trộn vừa vặn của sự quyến rũ trần tục và sự khinh bỉ bài phương Tây – đã đẩy Tần Cương (trong ảnh) lên vị trí đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc với tốc độ đáng kinh ngạc. Vào ngày 25 tháng 7, ông Tần đã mất chức Bộ trưởng Ngoại giao sau khi biến mất khỏi tầm mắt công chúng trong 30 ngày.

Ảnh: Cựu ngoại trưởng Tần Cương tại Berlin hồi tháng 5/2023. Nguồn: Getty Images

Cuối cùng, khi thông báo chính thức được đưa ra, mọi suy đoán khác về số phận của ông Tần vẫn còn là bí ẩn. Không có đề cập nào về các vấn đề sức khỏe không xác định đã được đưa ra dù là nửa vời, như một lời giải thích cho sự vắng mặt của Tần Cương. Sự không rõ ràng một cách ngoan cố này của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí phải trả giá bằng sự xấu hổ về ngoại giao trên toàn thế giới, hiện tại là điểm chốt duy nhất trong câu chuyện u ám này.

Tần Cương, 57 tuổi, đã thăng tiến với tốc độ phi thường sau một thời gian làm phụ tá thân cận của ông Tập, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Sự biến mất của ông là một cuộc khủng hoảng đối với bộ máy nhà nước vì ông Tần được nhiều người coi là người được Chủ tịch đảng bảo trợ.

Với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao trong bảy tháng qua, và trước đó là đại sứ Trung Quốc tại Washington, ông Tần đã hoàn thành xuất sắc chỉ thị của ông Tập đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc. Ông Tần đã thể hiện sự ngạo nghễ, tự tin và tinh thần chiến đấu nhiều hơn—đặc biệt là khi thuyết phục khán giả phương Tây, hoặc giải thích với nước ngoài rằng tại sao nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang suy tàn. Sự gia tăng nhanh chóng đó cũng khiến ông Tần trở thành mục tiêu của sự ghen tị, điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều thành viên của giới quyền lực ở Bắc Kinh đã dành những tuần gần đây để chia sẻ những tin đồn ngày càng khó tin hơn về sự biến mất của ông, nhiều tin đồn trong số này liên quan đến đời tư của ông.

Cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã đưa ra một thông báo ngắn gọn, rằng ông Tần đã được thay thế bởi Vương Nghị, người tiền nhiệm của ông và là người giữ chức Bộ trưởng ngoại giao từ năm 2013 đến năm 2022. Ông Vương dường như vẫn giữ chức vụ khác cấp cao hơn trong đảng, giờ phải đóng thêm vai trò nhà ngoại giao hàng đầu của Đảng Cộng sản. Ở tuổi 69, ông Vương, một ủy viên Bộ Chính trị cầm quyền, có thể sẽ không giữ được cả hai nhiệm vụ nặng nhọc đó trong thời gian dài. Tuy nhiên, sau sự nhầm lẫn lộn xộn trong tháng trước, kinh nghiệm lâu năm và cách cư xử khéo léo nhưng không kém phần nghiêm khắc của ông Vương khiến ông trở thành một lựa chọn an toàn.

Tháng vừa qua là một tháng khó hiểu đối với các nhà ngoại giao nước ngoài có trụ sở tại Bắc Kinh. Các đại sứ ban đầu thông cảm với các báo cáo rằng ông Tần có thể bị ốm nặng, sau khi Bộ Ngoại giao đột ngột xóa lịch trình gặp gỡ dày đặc của ông sau các cuộc họp công khai vào ngày 25 tháng 6, bao gồm cả với một phái viên Nga đến thăm.

Ai cũng hiểu xu hướng giữ bí mật của đảng về sức khỏe của các quan chức cấp cao, đặc biệt là trong một hệ thống mà các nhà lãnh đạo được kỳ vọng phải thể hiện sức mạnh thể chất. Các đại sứ sẽ nhớ ông Tần rất nhiều. Mặc dù ông có khả năng gây hấn thực sự, đưa ra những lời đe dọa ngấm ngầm đối với các chính phủ đã khiến Trung Quốc tức giận theo một cách nào đó, nhưng ông cũng có thể thẳng thắn và thực dụng một cách khác thường.

Là người nói tiếng Anh lưu loát, ông được đào tạo tại một trường đại học ưu tú, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo của Trung Quốc và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là nhà nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc cấp cho United Press International, một hãng thông tấn của Mỹ. Là một người bảnh bao, thích áo khoác truyền thống của Trung Quốc, cũng như những bộ com-lê được cắt may tinh xảo của phương Tây, Tần Cương đã dựa trên những bài đăng trước đây của mình ở nước ngoài để thảo luận về thể thao với khách nước ngoài, cũng như đưa ra quan điểm về sự đạo đức giả của các chính trị gia lớn ở phương Tây và thậm chí cả các thể chế tôn giáo. Ông cũng đưa ra ý kiến ​​về các phương tiện truyền thông nước ngoài khác nhau, cho mọi người biết rằng ông đã đăng ký mua chúng ngay cả ở Bắc Kinh.

Khi những ngày im lặng kéo dài thành hàng tuần, các đại sứ nước ngoài – và không chỉ từ các nền dân chủ tự do cảnh giác với Trung Quốc – ngày càng giật mình rằng, nước chủ nhà của họ thà để tin đồn lan truyền hơn là đưa ra bất kỳ gợi ý nào về những gì đã xảy ra với Bộ trưởng Ngoại giao của đất nước mình. Thật vậy, nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời, bao gồm cả về các vị trí cấp cao khác của ông Tần với tư cách là ủy viên Hội đồng nhà nước và ủy viên Trung ương đảng. Ngay sau khi cơ quan lập pháp của Trung Quốc bỏ phiếu thay thế Tần Cương, mọi dấu vết về sự nghiệp cấp bộ trưởng của ông bắt đầu biến mất khỏi trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo một cách nào đó, những bí ẩn trong tháng vừa qua cung cấp một cửa sổ rõ ràng khác thường về bản chất quyền lực ở Trung Quốc của ông Tập. Tuy nhiên, tập phim đã kết thúc, là một lời nhắc nhở rằng: Bắc Kinh, với tất cả những tòa nhà chọc trời lấp lánh và những đoàn xe điện kêu leng keng, là thủ đô của một chế độ theo chủ nghĩa Mác-Lênin và vận hành theo những quy tắc tàn nhẫn của riêng nó.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Giang hồ mạng bên Tàu ầm ỹ việc Tần Cương có thêm thằng cu con ngoài luồng từ năm ngoái, giờ này còn ốm với đau.
    Đồn rằng Phó Hiểu Điền 傅曉田 là phóng viên Đài truyền hình Phượng Hoàng-Hồng Kông, đầu năm 2022 đẻ một thằng cò bên xứ Cờ Hoa, sau khi giám định gen, lại là con anh Tần Cương. Phó Hiểu Điền được cho là nhân viên của Hoa Nam, nhưng sau nảy ra ba bốn mang. Nhiệm vụ chính của Phó là ve vãn gài bẫy các chính trị gia phương Tây, nay lại làm đội nhà ngã ngựa, quả là gậy ông đập lưng ông.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây