Lại nói chuyện thiết chế và cá nhân

Thái Hạo

20-4-2023

Sau khi tôi đăng cái tus nói về ông Nguyễn Quang Tuấn và cơ chế, có một số bạn vào tranh luận, lại vẫn luẩn quẩn câu chuyện con gà – quả trứng. Ở đây nói thêm cho rõ.

Ông Montesquieu – một nhà triết học chính trị khai sáng lỗi lạc, nói: dân sống lâu dưới quyền chuyên chế thì không biết đến đạo đức là gì nữa. Từ nhận thức này, những người như ông mới đề xướng lên cái thuyết tam quyền phân lập, để phá vỡ chuyên chế, xây nên nền dân trị mà cải tạo mọi mặt của đời sống, trong đó có con người.

Nếu không có cái hiểu biết căn bản mà nay đã trở nên thường thức ấy, có lẽ ông và Âu – Mỹ nói chung đến giờ vẫn còn mở lớp dạy đạo đức cho cán bộ… Và rồi cả thế giới vẫn đang chìm đắm trong các giáo điều vô ích, mà xã hội thì cứ băng hoại vô phương cứu vãn.

Như thế, Chí Phèo khi nói “Ai cho tao lương thiện” là đã gần như đạt đến độ minh triết xuất thần trong một khắc, đến mức chẳng có mấy cách biệt với nhà triết học lỗi lạc kia! Nhiều người sẽ nói rằng, nhưng Chí Phèo là một thằng bần cố nông say rượu, còn ông Tuấn là một giáo sư, sao có thể mang ra mà so sánh! Không, ở đây chúng ta phải nhìn con người và xã hội trong tất cả chiều kích của nó: sự tha hóa, chứ không phải chỉ chuyện tham nhũng.

Chí ban đầu vốn không phải là một thằng nát rượu, Chí hiền như đất, Chí có ước mơ bình dị mà lương thiện, Chí chăm chỉ làm việc, Chí không phải kẻ lưu manh. Lúc còn trai tráng, trước sự quyến rũ của bà Ba, Chí chỉ thấy nhục nhã chứ không sung sướng gì. Nhưng rồi Chí tha hóa, từ một người lương thiện, Chí trở nên lưu manh, rồi thành quỷ dữ, sau 7 – 8 năm bị quyền lực của Bá Kiến (kẻ đại diện cho nền cai trị) đẩy vào tù.

Ừ thì đấy là nông dân thất học, nhưng còn Hộ, còn Thứ, cũng của Nam Cao, thì sao? Tất cả đều tha hóa. Một kẻ nhân hậu có tài và có khát vọng cao đẹp chỉ muốn tạo lập một sự nghiệp để đời, nhưng rồi miếng ăn và sự tàn nhẫn của xã hội đã đẩy Hộ trượt dài. Hắn đã viết những thứ văn chương nhạt nhẽo bất lương để kiếm tiền nuôi miệng và cứu vợ con. Rồi từ một người lấy tình thương làm lẽ sống, hắn trở nên vũ phu, hắn đánh vợ đuổi con, hắn thành một con thú dữ. Nam Cao cảnh cáo chúng ta cách đây gần một thế kỷ về sự hủy hoại con người bởi một chế độ/xã hội bất công và vô luân. Và Chí Phèo trở thành cái loa phát ngôn cho ông. Những người có đầu óc lành mạnh đều hiểu được cái chân lý ấy. Hãy đọc Nguyễn Huy Thiệp những năm 80 thì rõ thêm, sự tha hóa đã ăn vào tận sâu vào bọn tiến sĩ và tầng lớp có học nói chung. Trong Tướng về hưu, một cô vợ bác sĩ khoa sản mang thai nhi về nuôi chó becgie kinh doanh trước mặt một ông chồng ươn hèn là nhà vật lý nổi tiếng. Trong cái thế giới “không có vua” ấy, người ta chỉ thấy một bầy người gồm đủ cả đồ tể đến trí thức, nhưng sống như súc vật, “Ai đồng ý bố chết thì giơ tay”.

Hãy nhìn vào lịch sử Việt Nam suốt gần một thế kỷ qua. Những Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường có phải là những trí tuệ sáng chói của dân tộc ta? Những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm…, có phải là những tài năng lớn của dân tộc ta? Một Nhân văn – Giai phẩm đủ giết chết cả một thế hệ tài hoa và khí phách bậc nhất. Ai đã đánh họ? Chính những cây bút lừng lẫy như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, v.v., đã hạ thủ dưới sự chỉ đạo của bề trên. Cả hai thế hệ ưu tú ấy đã bị hủy hoại theo những cách không giống nhau, một là con mồi và một là đồ tể.

Hãy nhìn rộng ra, ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới mà chuyên chế/độc tài ngự trị, ở đó lụi bại, đặc biệt là nhân tính. Sự lụi bại không chỉ thô thiển như việc tham nhũng, nó có muôn ngàn lối khác nhau: hoặc là trở nên lưu manh tha hóa, hoặc là trở nên độc ác tàn nhẫn, hoặc là hèn đi, hoặc vô cảm, zombie… Xã hội có một sức mạnh hủy diệt mà không một cá nhân đơn độc nào có thể chống lại được. Hữu Loan có thể coi là một nhân cách kiên cường bậc nhất trong thế kỷ 20 của Việt Nam, ông không bị hư hỏng về tư cách như những người cùng thời nhưng ông đau khổ và đầy lòng bi phẫn. Bản thân điều đó cũng đã là một sự phá hủy lương thức của con người rồi. Đó là chưa nói tới một tài năng như ông, nếu không rơi vào vũng bùn ấy thì có thể ông còn nhiều, nhiều nữa những “màu tím hoa sim” để để lại cho đời, chứ không đến nỗi ngày ngày vào núi thồ đá kiếm ăn và chết mòn nơi thôn cùng xóm vắng. Hãy đọc những “Người xa lạ”, “Huyền thoại Sisyphe” của A. Camus; “Hóa thân”, “Vụ án” của F.Kapka; “Buồn nôn” của J.P. Sartre… để thấy tình trạng này ở chiều kích nhân loại trong các hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nó.

Trong tiếng thét của các nhà tư tưởng và tiếng khóc của các nhà văn, chúng ta sẽ luôn nghe thấy giọng phê phán xã hội một cách dữ dội và tiếng kêu hãy cứu lấy con người bằng cách thay đổi cái xã hội tàn bạo đã ăn thịt con người. Chỉ có những kẻ điếc mới không nghe thấy những thanh âm ấy.

Xã hội cũng giống như một bàn cờ, ở đó giá trị của mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào cái cấu trúc (thế cờ) của cả bàn cờ ấy. Việc dịch chuyển bất kỳ một quân cờ nào cũng sẽ lập tức làm thay đổi giá trị của tất cả. Một thế cờ tốt nhất chính là một thiết chế xã hội mà tất cả những quân cờ đều phát huy được ý nghĩa và sức mạnh của mình. Trong hiểu biết cơ bản này, không kẻ ngu ngốc nào lại cố đi tìm cách thay một quân cờ gỗ bằng một quân cờ kim cương để hi vọng rằng mình sẽ chiến thắng trong cuộc đấu.

Tại sao nhân tài đổ về nước Mỹ còn chất xám thì chảy khỏi Việt Nam? Tại sao chúng ta không có phát minh sáng chế, tại sao chúng ta không có thành tựu khoa học kỹ thuật, tại sao chúng ta nghèo nàn lạc hậu, tại sao và tại sao? Ta hay nhắc câu của Tản Đà, “Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”, là vì sao? Con người ở đâu trên thế giới thì cũng cơ bản giống nhau, không có chủng tộc nào ưu việt; những đất nước có một dân chúng khỏe khoắn, văn minh, trí tuệ và trưởng thành là bởi họ được sống trong các thiết chế tiến bộ. Cũng là một dân tộc đấy, tại sao Hàn Quốc và Triều tiên lại khác nhau đến thế, cả về mọi mặt của xã hội đến phẩm chất con người?

Bất cứ kẻ nào cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, tất nhiên, điều ấy chẳng cần phí thời gian bàn cãi làm gì. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó và yên tâm rằng, bỏ tù hay rao giảng đạo đức là đủ, thì bao nhiêu cuộc cách mạng mà nhân loại đã đổ máu, tù đày, thống khổ, là vì cái gì? Các nước dân chủ Anh, Pháp, Mỹ v.v., đâu phải từ trên trời rơi xuống, đó là thành quả của những cuộc cách mạng gian nan và trường kỳ. Không ai biện minh cho Chí Phèo cả, Chí Phèo đáng chết. Nhưng Bá Kiến còn đáng chết hơn. Và quan trọng là điều này: nếu không có Bá Kiến thì rất có thể sẽ không có Chí Phèo; nhưng một khi đã có Bá Kiến thì chắc chắn Chí Phèo được sinh ra, không chỗ này thì chỗ khác, không kẻ này thì kẻ kia. Không gì có thể bào chữa cho Hộ cả, nhưng nếu không muốn có hàng triệu anh Hộ trong cuộc đời thì hãy thay đổi cái bàn cờ nơi Hộ chỉ là một quân cờ. Việc mang anh ta ra giáo huấn hay đấu tố, được thôi, nhưng chẳng có ý nghĩa gì hết cho những thằng Hộ khác trong hiện tại và cả tương lai.

Con người là một sản phẩm của hoàn cảnh, “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, đó là chân lý. Thức ngộ cái chân lý ấy để làm gì? Không phải để buông xuôi, cũng không phải để đi sửa từng trái trái dưa, mà là thay/phá cái khuôn. Không lựa bầu hay ống nữa, phải để mỗi loài cây trái được phát triển tự nhiên trong một môi trường rộng lớn, khoáng đạt và tự do để chúng phát huy hết vẻ đẹp và sự hữu ích của mình.

Việc phê phán mỗi cá nhân hay phê phán dân chúng nói chung chỉ có ý nghĩa chừng nào sự phê phán ấy nhằm đánh thức nơi mỗi người cái ý thức cải tạo môi trường, cải tạo xã hội. Phan Châu Trinh đã dành cả đời để làm công việc này. Ông không “chửi dân” một cách chung chung như chửi những những kẻ xấu xa tồi tệ, ông chỉ ra cho họ thấy rằng, họ tệ như vậy là vì xã hội, và muốn thay đổi cái xã hội ấy thì họ phải trở thành những công dân mang ý thức công lợi để rồi cùng nhau thiết lập một thế cờ mới. Chỉ có như thế, đời họ, đời con cháu họ mới được sống trong lẽ công bằng, tự do và tốt lành.

Nếu Phan Châu Trinh chỉ hô hào bỏ tù những kẻ làm sai hay thuyết giáo “độc thiện kỳ thân” thì ông đã chẳng đáng được hậu thế nhắc đến. Cái vĩ đại của ông là ở chỗ, không ngừng phê phán dân tộc mình, nhưng là để họ gắng gỏi mà đứng dậy tự gánh vác lấy một cuộc đổi thay. Thảm hại thay, ngày nay hậu duệ của ông đã không mấy ai còn nhớ đến điều ấy nữa, họ vẫn chỉ muốn đập chết những con ruồi bẩn thỉu chứ không muốn dọn đống rác, vì dọn đống rác thì vất vả và nguy hiểm, lại không có cơ hội nói đạo lý mà làm sang cho mình.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. nt: NĐK

    Hãy khóc cho chúng ta, cho con cháu chúng ta với những cơ hội đã, đang và sẽ bị tước đoạt mất.

    Chính chúng ta, chính con cháu chúng ta, những thường dân, mới là những nạn nhân khốn khổ nhất của “cơ chế này”, chứ không phải những “bác sĩ Tuấn” hay “Trần Quí Thanh” đâu.

    Đừng lầm.

    Bác sĩ giỏi ư? Quý hiếm thật đấy, nhưng mất một “bác sĩ Tuấn” có phải là mất hết đâu, còn bao nhiêu người khác nữa ngoài kia. Kẻ nào tham ô, tham nhũng của công dù chỉ một đồng cũng đáng bị b.ắn bỏ.

    Doanh nhân giỏi ư? Quý hiếm thật đấy, nhưng còn bao nhiêu người khác ngoài kia. Chưa kể, rất nhiều khả năng, trong số họ, có những người thực tài thực lực mà không thể nào ngóc đầu lên được bởi những chính sách (thậm chí cả luật pháp) bị bóp méo, bị lũng đoạn bởi những kẻ gọi là “doanh nhân giỏi” tiền bạc, quan hệ đầy mình kia.

    Vậy nên, nếu có khóc, đừng khóc cho họ, hãy khóc cho chính chúng ta.

    Nhưng có lẽ cũng không nên khóc nữa, mà hãy suy tư đi. “Hãy can đảm sử dụng lý trí của mình”* đi. Một xã hội vẫn để cho cảm xúc dẫn dắt là một xã hội chưa trưởng thành vậy.
    ——–
    (*) Câu này mượn của I.Kant và thành ngữ la tinh “Sapere aude”/”Có can đảm dám biết, dám tri thức”.

    Nguồn Mạng

  2. Tiếp

    – Nhân Văn-Giai Phẩm chính là 1 biểu hiện của nền dân chủ mà những người như idol Cao Huy Thuần của Thái Hạo muốn thiết lập cho cả nước . Có nghĩa đa số -nói cho rõ- người Việt, những người đã hy sinh & đóng góp phần mình cho giải phóng miền Nam, đã xem chế độ với NV-GP là thành tích chính là thứ dân chủ, nhân văn mà họ mong muốn . Mà đa số dân Việt đã muốn thì Trời cũng hổng cản nổi . Và nền văn hóa đó, TH cũng hổng ít thì nhiều mến mộ tới độ mê mẩn . Nếu đúng-sai được quyết định bởi số đông, ai thắng thì người đó nắm chân lý, WTF can you do? Nền văn hóa đó chắc chắn sẽ đưa ra những hiện tượng như Lữ Phương được giải văn hóa mang tên Phan Chu Trinh, & Nguyên Ngọc trở thành nhà văn hóa vì đã trao giải văn hóa cho Lữ Phương .

    – Chuyện “ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới mà chuyên chế/độc tài ngự trị, ở đó lụi bại, đặc biệt là nhân tính” không hẳn là vậy . Những “lụi bại” về nhân tính, nếu có thể gọi, xảy ra dưới bất cứ 1 chế độ nào, ngay cả ở Mỹ hiện nay . Những biểu hiện về “lụi bại của nhân tính” ở VN hổng thấm thía gì so với tư bửn . Chỉ nói thía này, chỉ khi Liên Sô bước vào perestroika mới xuất hiện Chikatilo, 1 hiện tượng đặc trưng của tư bửn . Cứ thử google về nổ súng ở trường học hay ở nơi công cộng thì biết “lụi bại về nhân tính” liền ngay thui

    – Nhận định “nhân tài đổ về nước Mỹ còn chất xám thì chảy khỏi Việt Nam” sai hoàn toàn . Đúng, nước nào cũng có di trú favoring những diện “trí thức” thật sự, nhưng đa số di dân vào Mỹ hổng phải loại đó . Thường họ thuộc loại undesirables ở những nước xíthole xứ sở của mình, như tớ là 1 ví dụ . Nhưng môi trường của Mỹ cải hóa họ thành những người có những cống hiến cho nước Mỹ, và vì vậy hopefully, cho thế giới . Chất xám không chảy khỏi VN, vì VN quan niệm “chất xám” khác nên những chất phi-xám bị đuổi khỏi VN. Chỉ còn những thứ được VN các bác công nhận là “chất xám” mới được phép ung dung tồn tại . Cứ nhìn quanh quẩn những người được-xem-là “trí thức” ở VN mà Thái Hạo là 1 sẽ thấy . GET THE PHÚC OUT! Đọc thêm định nghĩa về “Tinh Hoa” rùi giáo dục của Gs Nguyễn Đình Cống … i mean, Phúc, nước VN như thế này là may gòi . it couldve been worse, much worse. Giáo dục VN mà áp dụng những đề xuất như chửi nhau của các “trí thức” nhà mềnh … Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại được Ngô Nhân Dụng ca tụng vì dựa trên chủ nghĩa Mác, Phạm Toàn là người soạn sách, và cả Hồ Ngọc Đại lẫn Phạm Toàn đều được giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục . Xít go on & on & on & on … ad infinitum e ad nauseam.

    Vứn đề hổng phải ở thể chế . Thể chế chỉ là physical manifest của tư di đám trí thức nhà bác . Một lần nữa tớ nhấn mạnh, thể chế/chế độ … is not an abstract thing. Nó bao gồm rất nhiều cá nhân cả nội bộ lẫn ngoại vi, & tất cả họ đều đóng góp cho sự hình thành, bền vững & tiếp nối của nó . Lớp cha trước, lớp con sau . Cao Huy Thuần đấu tranh, Nguyễn Ngọc Giao thông dịch, Võ Văn Kiệt liệng lựu đạn vào dân, Lường Tú Tuấn đoạt giải thưởng của cục các chị cho tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh, tác phẩm đó được truyền bá & giảng dạy … Những đóng góp của Nguyên Ngọc cho tuyên giáo, nếu quên sẽ là lỗi hệ thống . Vì vậy, phải nhớ . Rùi đọc Nguyễn Hữu Liêm biện hộ cho chế độ này … Cứ mỗi người đóng góp a piece into the puzzle, và cuối cùng ta có được 1 bức tranh toàn cảnh mà các bác gọi là thể chế/chế độ . Và tất cả những cái tên nêu ra đều được vinh danh, được xem là trí thức, chất xám, có nghĩa those dont fit chỉ còn 2 chọn lựa . 1 tẩu vi thượng sách, hoặc kiếm đại nghề ngỗng gì đó, vì cuối cùng, anh vẫn phải sống . Những gì được-xem-là “chất xám” chưa bao giờ ra khỏi VN, họ không cả muốn rời khỏi VN. Gs Mạc Văn Trang, Ts Nguyễn Ngọc Chu, Ts Chu Mộng Long, Lơ Huyền Ái Mỹ … Những thứ chạy khỏi VN đúng là loại cặn bã bị xh của các bác đào thải . Nước Mỹ nhận họ rùi cải tạo thành những thứ có lợi cho nó, thía thui . Hổng thiếu những người ở VN đầu trộm đuôi cướp, qua tới Mỹ thành kỹ sư điện hay nhân viên thảo chương phần mềm . Vì ở VN, những người như Thái Hạo được coi trọng . Đơn giản là vậy thui

    “tại sao Hàn Quốc và Triều tiên lại khác nhau đến thế”

    Tại sao hổng lấy VN làm ví dụ ? Lê Minh Dũng nghĩ người Việt hải ngoại đang tự sướng với Grammy & Oscar, nhưng nàm thao bằng được trí thức nước nhà được giải thưởng Hồ Chí Minh . Tưởng Năng Tiến mong muốn người Việt hải ngoại đọc những thứ như “Rừng Xà Lu” của Nguyên Ngọc . Thà tớ đọc tác phẩm lên án văn hóa Ngụy đồi trụy phản động của Lữ Phương . Ít ra nhà văn hóa Nguyên Ngọc của các bác chứng nhận nó là “khách quan & khoa học”.

    Và với những định nghĩa về nghệ thuật & nghệ sĩ của Đoàn Bảo Châu … Yeah, chất xám của VN chả có chảy đi đâu cả . Hổng nên lo lắng lắm

    Nhắc tới Phan Chu Trinh là rất hay . Là tác giả của tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh, hy vọng Lường Tú Tuấn sẽ ủng hộ 1 sự kết hợp tư tưởng của cả Phan Chu Trinh lẫn Hồ Chí Minh . Chỉ có vậy thì Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa mới thống nhứt & VN cũng theo thế nước mà lên

  3. Cho tớ đặt cục gạch trước

    Xã hội Việt Nam có cái hay là nói Thái Hạo đúng cũng không đúng, mà nói Thái Hạo sai cũng không sai

    – TH trích Camus, Sartre, Kafka … có nghĩa không cứ phải 1 hình thức chế độ nào đó mới tạo ra sự thoái hóa của cá nhân . Và hiện tượng này hổng phải mới đây, mà đã từ lâu . Phật giáo giải thích đó là do tham lam, Marx cũng đi tới cùng 1 kết luận, xem tư bửn bóc lột là manifest cực đoan của thói tham lam, hám lợi . Và TẤT CẢ những tư tưởng gia đáng giá từ cổ xưa tới giờ đều muốn giải quyết vấn nạn này . Phật thì muốn cá nhân tự đè nén các dục vọng của mình, Marx muốn lập ra 1 chế độ mới, quản xã hội 1 cách có lý hơn để diệt bỏ tham lam, bóc lột . Bảo đảm cho tất cả mọi người không còn bị ràng buộc vào vật chất, mà giải phóng sáng tạo

    – Những thứ Thái Hạo đổ riệt vào, be it xã hội, chế độ hay thiết chế … Its all boiled down to cá nhân . Xã hội bao gồm những cá nhân, Đảng bao gồm những đảng viên mà thành, chế độ cũng nhờ có tất cả những bộ phận riêng rẽ mà thành, những bộ phận đó đều có nhân viên … Gs Mạc Văn Trang cũng đã lên tiếng, nếu quên sự đóng góp của Nguyên Ngọc cho tuyên giáo sẽ là lỗi hệ thống, là 1 ví dụ . Nền giáo dục nào sản xuất ra những sản phẩm của riêng nó, nó có thầy cô riêng của nó là những công nhân tạo ra những sản phẩm mà nó designed to do . Mỗi cá nhân trong xã hội, nếu có tinh thần trách nhiệm, đều góp phần của mình để bảo vệ & xây dựng chính cái xã hội mà mình tạo ra . Không muốn confrontin them own heap of xít, the bestest way is to look the other way, & thuyết phục mọi người làm như mình . Thats what youve been doin fo so long. Keep up the good work

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây