Thành công và phản ứng từ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính

BBC

Joaquin Nguyễn Hòa

19-5-2022

Tối ngày 17/5/2022, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, cùng đoàn tùy tùng, rời San Francisco trở về Việt Nam, kết thúc chuyến làm việc tại Mỹ kéo dài từ ngày 11/5/2022.

Mục đích chính của chuyến làm việc này là tham gia vào cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Asean (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) tại Washington D.C. trong hai ngày 12 và 13/5/2022.

Cuộc họp thượng đỉnh này được giới quan sát đánh giá rằng, nhằm để khẳng định sự hiện diện của Mỹ tại Đông Nam Á cũng như vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong chiến lược toàn cầu của Washington cạnh tranh với cường quốc đang lên là Trung Quốc.

Ông Phạm Minh Chính lên đường sang Mỹ ngay sau khi kết thúc hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5, khóa 13 (Đại hội toàn quốc lần thứ 13), vào ngày 10/5/2022. Không có thay đổi gì ở tầng lớp lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam sau hội nghị này, mà trước đó có nhiều lời đồn đoán rằng người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức vì tuổi cao.

Ông Phạm Minh Chính, xuất thân từ ngành công an, bắt đầu đảm nhiệm chức vụ thủ tướng từ năm 2021, và đây là chuyến thăm nước Mỹ đầu tiên của ông.

An ninh và Thương mại

Bên cạnh cuộc họp chung cùng với các nguyên thủ quốc gia khối Asean với chính quyền Mỹ của tổng thống Biden, ông Phạm Minh Chính đã có một cuộc gặp gỡ tay đôi với cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, ông Jake Sullivan. Cuộc gặp gỡ kéo dài hơn một giờ, theo một nguồn tin ngoại giao Việt Nam. Không có nhiều chi tiết được công bố, nhưng trong những bản tin của phía Việt Nam đưa ra, có nói ông Sullivan giới thiệu với ông Chính về sáng kiến Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ, và ông Chính đề nghị làm rõ hơn nội hàm của sáng kiến này.

Một mục tiêu khác của chuyến đi này là xúc tiến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đại công ty Mỹ, trong tình hình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Trong ngày cuối cùng của chuyến đi, phái đoàn của ông Phạm Minh Chính đã gặp gỡ các đại công ty toàn cầu của Mỹ tại khu vực thung lũng Silicon, miền Bắc California là Apple, Google, Intel, Microsoft.

Một hoạt động khác dù không quan trọng bằng hai hoạt động nói trên, là giải thích thái độ của Việt Nam đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, khi trước đó Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng đối với các nghị quyết của Liên Hiệp quốc lên án nước Nga, và bỏ phiếu chống việc loại nước Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Cả ba nghị quyết đều được thông qua với tỷ số áp đảo, có nghĩa là Việt Nam đứng về phía thiểu số trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới.

Ông Phạm Minh Chính đã dùng diễn đàn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington để giải thích việc này bằng lời tuyên bố rằng, “Việt Nam chọn chính nghĩa chứ không chọn phe“. Ông đã không đề cập đến quốc gia nào cả.

Đoạn video gây bối rối

Nếu như các mục tiêu an ninh và thương mại, thậm chí chuyện Nga – Ukraine có vẻ xuôi chèo mát máy, thì một câu chuyện bên lề bất ngờ xảy ra, làm cho đoàn Việt Nam bị bối rối. Đó là một đoạn video kèm theo âm thanh từ camera của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho thấy ông Chính cùng đoàn tùy tùng bỗ bã với nhau, cũng như dùng những đại từ nhân xưng không hay để chỉ các viên chức Mỹ. Đây là đoạn quay livestream công khai của Bộ Ngoại giao Mỹ, phát trên youtube, và sau khi thấy đoạn video vài phút đó loan truyền ra ngoài, Bộ Ngoại giao đã xóa đoạn video này đi.

Nhưng câu chuyện về video này, dù gây nhiều phản ứng khá lớn từ người Việt ở Mỹ, có lẽ nó không gây ra cho họ sự bực bội, thậm chí giận dữ, bằng câu nói của ông Chính với một số người Việt tại thủ đô nước Mỹ, ngày 14/5/2022, mà báo Thanh Niên của Việt Nam trích nguyên văn: “Thành công của người Việt Nam ở Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước“.

Tối 14/5 tại thủ đô Washington D.C., Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ khoảng 70 người được mô tả là cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ. Nguồn: VGP

Gặp gỡ “kiều bào”, ai là kiều bào?

Bà Thụy Mân, là một công chức về hưu sống tại miền Bắc California, nói với tôi (Nguyễn Hòa) về phát biểu của ông Chính:

Câu này ông nhận vơ quá đà. Không hiểu có phải ông muốn nhắc đến những trại tập trung sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa ở những nơi rừng thiêng nước độc, đày đọa họ đến nỗi họ bị khủng hoảng về tinh thần, kết quả nhiều gia đình phải tan nát?

Chúng tôi phải biết ơn các ông vì những điều đó đã đẩy chúng tôi ra đi, và có được ngày này?

Bà Thụy Mân cũng đề cập đến những chính sách kinh tế thất bại làm cho nhiều gia đình miền Nam Việt Nam phải điêu đứng sau năm 1975, và phải vượt biển ra đi.

Rất đông những người Việt hiện sống ở Mỹ là những người từng bị tù cải tạo sau năm 1975, hay là những thuyền nhân vượt biển, hoặc họ là con cháu của hai nhóm người này.

Bà Ái Vân, lớn lên ở miền Bắc Việt Nam, từng là ca sĩ có tiếng trong nước, hiện sống tại San Jose, miền Bắc California, nói với tôi rằng, nhiều người Việt ở Mỹ đã trải qua nhiều khổ nạn trên đường vượt biển, rồi sau đó lại rất vất vả kiếm sống trên đất Mỹ để nuôi dạy con cái thành tài, cho nên câu nói của ông Thủ tướng Việt Nam không có cơ sở nào.

Ông Nguyễn Xuân Nam, chủ tờ báo Cali Today, có ảnh hưởng khá lớn trong cộng đồng người Việt tại San Jose, có nhận xét tương tự như bà Thụy Mân, rằng ông Phạm Minh Chính “thấy sang bắt quàng làm họ“.

San Jose là thành phố có nhiều người Việt sinh sống nhất trên thế giới, ngoài Việt Nam.

Phản ứng nhẹ nhất với câu phát biểu của ông Thủ tướng là ông Nguyễn Hữu Liêm, cũng sống tại San Jose, từng giảng dạy triết học tại một trường đại học tại đây. Ông Liêm nói rằng, hai ý trong câu phát biểu của thủ tướng Chính không thể đặt trong một câu có quan hệ nhân quả như vậy được.

Như đã thành thông lệ, bất cứ chuyến xuất ngoại nào của các nguyên thủ Việt Nam cũng đều có những hoạt động gọi là “gặp gỡ kiều bào”.

Đã thành thông lệ, sự xuất hiện của các quan chức Việt Nam tại Mỹ cũng là dịp những người Việt chống cộng tại Mỹ biểu tình phản đối. Trong chuyến đi Mỹ này của ông Phạm Minh Chính không thấy có nhiều cuộc biểu tình, ngoài một cuộc biểu tình tại thủ đô Washington DC (theo đài RFA thì có khoảng 100 người).

Ông Phạm Minh Chính có ba lần “gặp gỡ kiều bào”: ngày 14/5 tại Washington D.C. ngày 15/5 tại New York, ngày 17/5 tại San Francisco. Theo con số báo chí Việt Nam đưa ra, tại Washington D.C. có 70 người, tại New York có 50 người, còn tại San Francisco không thấy đưa ra con số.

Các cuộc gặp gỡ này đều kín, không mở rộng. Tôi có đề nghị tham dự cuộc gặp ở San Francisco với tư cách báo chí, nhưng lãnh sự quán Việt Nam tại đây cho tôi biết là “không sắp xếp được”.

Theo dõi các ảnh chụp và các phát biểu của những người tham gia các cuộc gặp này, do báo chí Việt Nam đưa ra, thì thấy có hai nhóm người đông nhất, nhóm đầu là các du học sinh Việt Nam tại Mỹ, nhóm sau là những người lớn tuổi. Trong cuộc gặp ở San Francisco, có một nhà sư là Thượng tọa Thích Đức Tuấn. Tôi nhận ra ông trong một buổi tiệc tất niên do tòa lãnh sự tổ chức ở San Francisco vào đầu năm 2020.

Nhận xét về nhóm “kiều bào” tham dự này, ông Nguyễn Hữu Liêm nói với tôi rằng, sự tiếp xúc của chính quyền Hà Nội với người Việt ở Mỹ không mở ra được đến những người ra đi từ miền Nam.

“Đóng cửa khen nhau cũng tốt thôi, nhưng nếu mở rộng ra thì tốt hơn”, ông Liêm nói.

Những người mà tôi lấy ý kiến cho bài viết này thuộc nhóm người Việt trung lưu ở Mỹ, họ thường có khuynh hướng cấp tiến, và ngày càng đông, nhất là trong khu vực vùng Vịnh San Francisco, nơi ông Phạm Minh Chính tiếp xúc với các đại công ty Mỹ.

Những người Mỹ gốc Việt này hầu như không tham gia vào các hoạt động biểu tình chống các quan chức Việt Nam từ trước tới nay. Câu phát biểu của ông Chính về thành công của người Việt và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam gây cho họ sự chú ý, nhưng là một sự chú ý bực bội.

Từ nhóm người Việt cấp tiến này, đã xuất hiện khá đông các chính khách Mỹ gốc Việt trong vài năm qua, trong dòng chính của chính trị Mỹ. Không thấy họ có mặt trong các buổi “gặp gỡ kiều bào” của phái đoàn Thủ tướng Chính.

Trước chuyến đi của ông Chính sang Mỹ, tôi có gửi một số câu hỏi đến cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Mỹ, trong đó có câu hỏi về quan hệ với cộng đồng người Việt tại Mỹ. Nhưng lấy lý do lịch trình làm việc bận rộn, các câu hỏi này không được hồi đáp.

_____

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Joaquin Nguyễn Hoà ở San Jose, California, Hoa Kỳ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Thi Sĩ Bùi Chí Vịnh

    Phái đoàn Phạm Minh Chính qua thăm Havard
    Với 6 Bộ trưởng trong đoàn từng học tại đây
    Nghe qua dân Việt Nam ngơ ngác
    Tưởng trình độ mình cao ngất chín tầng mây

    Trong khi giáo sư, tiến sĩ nước nhà làm luận án sắn, khoai
    Mài thành bột để thăng quan tiến chức
    Thì rượu nồng Hoa Kỳ chưa nhấp đã say
    Mới thấm giọng đã tha hồ rạo rực

    Thủ tướng thì tha hồ mặc áo vest không cần cài nút
    Tuyên bố “thành công của người Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại… “ rất ly kỳ
    Trời đất, sau 1975 đại dương đầy máu và nước mắt
    Từ những kiều bào vượt biển ra đi

    Nổ, là căn bệnh trầm kha của những kẻ có quyền uy
    Hết đời này đến đời kia vẫn nổ
    Đến Havard không biết học những gì
    Mà dám vênh váo không hề xấu hổ

    Nhà văn William Faulkner viết “Âm Thanh Và Cuồng Nộ”
    Vì quá sợ cõi trần gian ô trọc tầm phào
    Ta làm bài thơ như làm bài toán đố
    Không biết phái đoàn về, dân chúng sống ra sao ?

    Nguồn Mạng.

  2. Gi gỉ thì gi, Thủ tướng Phạm Minh Chính, đúng như nhận xét của Gs Nguyễn Đình Cống, rất được Dân tín nhiệm . Và nếu Trân Văn có thể xem lão Phúc là Thủ tướng của mình, lemme tell ya, ô Phạm Minh Chính là người xứng đáng hơn, ngoại trừ dân mình bây giờ biến thái, chỉ thích những anh hề do thời thế tạo nên .

    “lời đồn đoán rằng người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức vì tuổi cao”

    Bờ lốc cờ lốc cốc Trần Đông A đã fill được khoảng trống của Ts Phạm Chí Dũng, trở thành 1 người có tính dự đoán ở mức độ -(âm) 100%. HR của VOA có vẻ có khả năng tương đương với Đảng Cộng Sản khi liên quan tới trả tiền cho những người hết biết phải gọi là gì làm bờ lốc cờ lốc cốc .

    “Thành công của người Việt Nam ở Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước“

    Ô Phạm Minh Chính xứng đáng là Thủ tướng của các bác . Trên BTD này cũng có những còm sĩ có tư duy tương tự, muốn những người đã ra nước ngoài nhớ ơn bên thắng cuộc . Tớ rất tán thành, & hy vọng mọi người hãy đền ơn đáp nghĩa bằng ủng hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam .

    “Ông Nguyễn Xuân Nam, chủ tờ báo Cali Today, có ảnh hưởng khá lớn trong cộng đồng người Việt tại San Jose, có nhận xét tương tự như bà Thụy Mân, rằng ông Phạm Minh Chính “thấy sang bắt quàng làm họ“

    Not really. Những người hải ngoại tới tham dự các buổi họp mặt đó mới là những kẻ “thấy sang bắt quàng làm họ” với TT Phạm Minh Chính, not the other way around. i mean hes only one, while tụi kia đông như ruồi muỗi . Ai muốn tới để gặp ai ?

    “ông Nguyễn Hữu Liêm nói với tôi rằng, sự tiếp xúc của chính quyền Hà Nội với người Việt ở Mỹ không mở ra được đến những người ra đi từ miền Nam”

    Nguyễn Hữu Liêm là đại diện xấu đau xấu đớn, xấu ma chê quỷ hơn của những người ra đi từ miền Nam rùi, còn nói gì nữa ?

    “Đóng cửa khen nhau cũng tốt thôi, nhưng nếu mở rộng ra thì tốt hơn”, ông Liêm nói”

    Nếu mở rộng ra thì ai sẽ chịu nổi ngôn ngữ của ô Liêm ? Phải đóng cửa lại cho nó vệ sinh . Có ý thức giữ vệ sinh công cộng như vậy là tốt rùi .

    “Câu phát biểu của ông Chính về thành công của người Việt và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam gây cho họ sự chú ý, nhưng là một sự chú ý bực bội”

    Not really. Câu trước chửi câu sau “Những người Mỹ gốc Việt này hầu như không tham gia vào các hoạt động biểu tình chống các quan chức Việt Nam từ trước tới nay”. Khả năng những người này đồng ý với câu nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính cao hơn

    Chỉ nói thía này, ai nói Thủ tướng Phạm Minh Chính làm người Việt cảm thấy những cảm giác tiêu cực, think again. Mặc dù những độc rùi đối lập bô (full of) xít làm con đường hòa giải hòa hợp trở nên cực kỳ rối rắm & phức tạp với người Việt hải ngoại, những người trong hình đã vượt qua tất cả để hòa giải hòa hợp với Đảng các bác . Có nghĩa họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng các bác trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội . The least you can do is shut the Phúc up. Các bác kêu gọi hòa giải hòa hợp, nhưng họ, những người cảm thấy hân hạnh, tự hào trong những buổi gặp mặt với TT PMC, mới là những tấm gương sáng về hòa hợp hòa giải cho ngay cả những người độc/đối lập trong nước . Chủ nghĩa xã hội & lý tưởng Cộng Sản chính là chân lý cụ thể, là con đường các bác cần phải đi cho tới . Và kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh .

    • “Nguyễn Hữu Liêm là đại diện xấu đau xấu đớn, xấu ma chê quỷ hơn của những người ra đi từ miền Nam rùi, còn nói gì nữa ?”
      Xin nhiệt liệt tán dương montaukmosquito đã vô cùng sáng suốt và vô tư trong việc vạch mặt đặt tên đúng người đúng tội.
      Tôi đoán mò NHL, Việt kiều yêu nước và triết gia đi xe còi hụ đã thất sủng, không những tại hải ngoại và cả trong nước. Còn nói gì nửa?

  3. Ông thủ tướng xuất thân công an có nói gì gì gì… chúng ta vẫn không được phép quên: Chính ông này đã ra lệnh “xét nghiệm covid cấp tập trên diện rộng” để giúp Việt Á tiêu thu nhanh những bộ kit…

  4. Có lẽ Việt Nam có một “nền văn hóa thủ tướng” riêng biệt. Từ những chuyến thăm Mỹ của Phan Văn Khải, thăm Pháp của Nguyễn Tấn Dũng, thăm Đức của Nguyễn Xuân Phúc đến Phạm Minh Chính hôm nay, cộng sản Ba đình có thể soạn ra một giáo án ngoại giao dành cho thủ tướng VN các loại sau này.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây