Trần Thanh Minh
1-12-2021
Việc GS Trần Ngọc Thêm đề xuất: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’…” đã thu hút được nhiều người quan tâm và cũng đã có nhiều bài viết phản biện, cũng như “hưởng ứng” rất sắc sảo trên báo Tiếng Dân. Dù sau đó, thầy cũng đã lý giải trên báo chí rằng “Tôi đề xuất bỏ cách nói ‘tiên học lễ’ chứ không phải bỏ học lễ”. (*)
Đọc các bài phản biện hay “hưởng ứng” với đề xuất trên, tôi nhận thấy rằng mọi ý kiến đưa ra vẫn dựa trên những góc nhìn xoay quanh các trục khái niệm: “Lễ” – “Văn” và “Tiên” – “Hậu” mà chưa thấy đề cập đến “Học” trong câu “Tiên HỌC Lễ, hậu HỌC Văn”.
Theo tôi, để hiểu câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, không thể chỉ xoay quanh các trục “Tiên – Lễ”, “Hậu – Văn”. Việc này chỉ dẫn đến việc tầm chương trích cú, mà rõ ràng điều này là chưa đủ. Nó không dành không gian cho việc tự đối thoại của người học mà cũng chính là người dùng. Ví như, anh tân binh mới nhập ngũ, hay người cha dạy đứa con thơ 2 tuổi sẽ hiểu câu này ra sao.
Nếu đề nghị các bạn học sinh lớp 9 làm một bài nghị luận về câu này và không kèm một yêu cầu nào khác, thì cách hiểu “Lễ” là lễ phép và “Văn” là chữ nghĩa có lẽ là không hiếm. Khi đó, việc trách cứ không biết “Lễ” mà các cụ Đồ xưa đã hiểu, thì thật có vấn đề khi đã đánh đồng điều các em hiểu và điều các em phải hiểu trong bối cảnh “xưa”.
Như tôi biết, “Học” ngoài cái nghĩa bị động là bắt chước, thì còn là việc nghiên cứu mà biết tới giường mối ngọn ngành. (**) Cái giường mối ngọn ngành ấy phải chăng là chỉ cốt làm sao nguyên bản, còn cái bối cảnh được “học” và được sử dụng bởi người học thì bị bỏ qua.
Việc cắt nghĩa “Tiên – Lễ” và “Hâu – Văn” ra khỏi bối cảnh dụng nghĩa của nó, đẩy việc “Học” vào thế bị động, đồng thời nâng các trục khái niệm trên lên tầm chân lý mang tính phổ quát hay kiểu cân đo lợi – hại để rồi phán xét là nên bỏ hay không, hay một cách ít nhiều mang tính nước đôi là bỏ “khẩu hiệu”. Theo tôi, đó là một việc làm chưa phù hợp.
Vì vậy, thay vì đặt vấn đề bỏ hay không bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” mà tôi tin vấn đề đã được nêu ra từ rất lâu, cách đây cả mấy chục năm trước, thì có nên tự hỏi là: Ai “HỌC” “Tiên học lễ, hậu học văn”?
Nếu người học và người dạy vẫn với cái tâm thế thời xa xưa ấy thì xin các vị hãy dâng sớ cất “Tiên học lễ, hậu học văn” vào hòm niêm phong cẩn mật. Còn nếu người học và người dạy ở tâm thức tự do, khai phóng, “tự học” và tôn trọng việc “tự học” của người học, thì việc này xem ra là thừa.
Chính người “HỌC” sẽ quyết định lấy cách hiểu và cách dùng câu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” mà không cần phải một quyết định từ một ý chí nào đó của ngày hôm nay.
Hãy đào tạo những con người “Học” thật sự, đủ bản lĩnh để chịu trách nhiệm trước việc “HỌC” của chính mình trước khi xếp xó một tri thức nào đó là giải pháp mà theo tôi là tốt hơn nhiều so việc bỏ hay không bỏ khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”.
Trần Thanh Minh, 33 tuổi, kỹ sư kỹ thuật điện.
______
Tài liệu có trích dẫn:
(**) https://hvdic.thivien.net/whv/%E5%AD%B8
*******************************
TIÊN HỌC LỄ HẬU HOC VĂN trên Đất Việt
***********************************
http://phan-chau-trinh-library.online/loi-mo-dau
Đường Tròn BÙI TẤN & HOAN TRINH ..
*****************************
https://www.youtube.com/watch?v=3mfhYXrUhvw
Ca khúc Bỏ Trường Mà Đi của Cố nhạc sĩ Trần Đình Quân – Vị Thầy khả kính của Tất cả
chúng ta …. Cả MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH lại bừng sống dậy
Kính chúc Thầy yên nghỉ trong Cõi Vĩnh hằng .. ..
Hồn toán Thầy mang trong khối óc
Hồn thơ Cô ở trong trái tim
Chân truyền trao hết bao đời học
Sinh, em nhớ Thầy theo cánh chim
* * *
Bóng Thầy khẽ gọi tiếng quê hương
Dáng Thầy đứng thẳng đường trung trực
Bao dung thân ái vòng yêu thương
Euler chín điểm nối muôn đường
Lòng Thầy chắp được bao khác biệt
Phân hóa đàn em trong bốn phương
* * *
Tình Thầy rộng lượng như tình Mẹ
Thơ trải hồn thơ sao thiết tha
Nối vòng tay gọi em lắng nghe
Mái trường Hồn Nước, Người ru nhẹ
Hy Mã (1) trời xanh nhìn phương xa
Nỗi lòng thương nước thành viễn kiến
Gia tài di sản trao chúng ta
https://lh6.googleusercontent.com/-Xr6KK4C4ycc/TVo-e5sMK7I/AAAAAAAABAI/mWB1Mvyfpus/s248/thayBuiTan.jpg
Thầy BÙI TẤN dạy Toán năm đệ lục (lớp 7) thời Trung học Phan Châu Trinh – Đà Nẵng
Tiễn Thầy nỗi nhớ ngày hưu ấy
Hoa phượng giùm ta thân kính trao
Năm học ngày xưa bao kỷ niệm
Phương pháp Thầy trao làm móng xây.. ..
Đi vào kinh tế nền tri thức .. ..
Xin cám ơn Thầy sao lệ rơi.. ..
Bốn mươi năm ấy, bao em nhớ ?
Băng não quê người, em có hay ?
http://hanoiparis.com/img_fampays/11.jpg
Thầy Trần Đại Tăng (cũng là Nhà Thơ Trần HOAN TRINH) dạy Toán năm đệ nhị (lớp 11) thời Trung học Phan Châu Trinh – Đà Nẵng
Quê xưa bước tiến epsilon
Cấp số nhân, đây – ai đóng góp ?
Cấp số cộng, nhà – ai quên xây !
Mai sau có ghé qua Trường cũ
Hồn thơ hồn toán chu-văn-an
Hồn thơ hồn toán hồn chí-sĩ
Trao hồn yêu nước băng trinh ấy
Thành hồn thơ-toán bóng ai hay
Nguyễn Hữu Viện
1. Bút hiệu của Chí sĩ Phan Châu Trinh
*******************************
TIÊN HỌC LỄ HẬU HOC VĂN trên Đất Pháp
**********************************
Thương Nhớ Thầy Pierre Bézier
*********************
http://universite-digitale1.com/le-grand-maitre-pierre-bezier/
http://www.typogabor.com/Media/Bezier-courbes-anim.gif
Thế đã gần ba năm
Thời gian đẩy lùi dần vào quên lãng
Em vẫn nhớ Thầy
Dáng đứng chững chạc ngoài tuổi 80
Tiếp em trên bậc chân thang
Khu phố Quận 17 Paris sang trọng
Với nụ cười bao dung
Đầy tình nghĩa Thầy trò
Đầy tình bạn vong niên
Đầy tình cha con phụ tử trong đấy
http://rocbo.chez-alice.fr/Max/culture/bezier/img/bezier.gif
Thế đã gần ba năm
Niềm đớn đau chan hòa vinh hạnh
Lá thư báo tang gia đình Thầy gởi
Thầy đã thật sự đi xa rồi
Nhà Toán học – nhà Kỹ thuật – nhà Quản trị – nhà Thơ
Những đường cong Bézier
Những mặt cong Bézier thơ hóa các đường cơ khí vô hồn
Thành vẻ đẹp quyến rũ trên những chiếc xe BMW,
Mercedes, Ferrari, Honda, Toyota và muôn ngàn vật thể
Thành vẻ đẹp quyến rũ trên chiếc máy bay Boeing 777
Đang thống trị bầu trời Thế kỷ 21
Những đường cong Bézier những mặt cong Bézier hiện thực những con tàu vũ trụ
Những con tầu biển xuyên đại dương Nước Pháp đầu Thế kỷ 20
Hóa thân thành con tầu khổng lồ vượt không gian Airbus 380
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c6/Bezier_forth_anim.gif
Nhịp tim Thầy ngừng đập tháng gần cuối cùng Thế kỷ 20
Hồn Thầy trong những đường cong Bézier những mặt cong Bézier
Chợt nhòa chợt hiện trên đôi giày trượt tuyết của các nhà vô địch quán quân
Trên đôi giày patin trượt băng của các cặp nam nữ vô địch vũ băng thẩm mỹ
Thầy đã đi xa thật rồi
Như những đường cong những mặt cong Bézier
Vẫn thật gần thân thiết với mọi người trên hành tinh này
Nếu quả thật :
Vật lý Hiện đại + Paul Dirac = Thi ca
Để tìm ra đối vật chất tuyệt vời vô tận
Thì chắc hẳn ta có thể suy ra :
Thiết kế Công nghệ Hiện đại + Pierre Bézier = Thi ca
Để thế giới máy móc cơ khí thêm nhân tính nồng nàn tình người ấm cúng
http://www.mizuno.org/gl/bs/fig3b.jpg
Thầy đã cho em thật nhiều
Những chuyện kể ngày đầu Renault áp dụng
Sản xuất tự động tích hợp bằng máy tính CIM
Đi đầu trước cả General Motor
Thầy được Chủ tịch hãng này nghênh tiếp đón với tấm lòng trân trọng
Tiếng chuông nguyện Giáo đường Thánh Pierre và Paul
Ngân vang tha thiết tiễn hồn Thầy
Bài kinh cầu hồn của Vị Linh Mục
Không ai khác hơn là người học trò và là nhân viên cũ của Thầy
Kể lại kỷ niệm tình Thầy trò ấm cúng dưới mái trường CNAM Paris
Kể lại kỷ niệm lần phỏng vấn tuyển dụng tìm việc với Thầy
Nghe thấm thiết như tình học trò Tổng Thống Pháp Carnot đối với Thầy cũ
Rồi người Kỹ sư giã từ đời thường
Giã từ cạnh tranh kỹ nghệ không tiếc thương
Bước vào cuộc đời tu hành
Khoác áo chùng thâm đen
Trụ trì Giáo đường Thánh Pierre và Paul
Để rồi hơn 40 năm sau cử hành thánh lễ
Tiễn đưa Người Thầy cũ thân yêu về Miền Đất Chúa
Paul – nhà Toán học CADCAM và tôi
Cùng đọc kinh nguyện và hát thánh ca trong Giáo đường
Có những điều trùng hợp trùng phùng tình cờ rất lạ
Sáng nay Paul và em cùng đến tiễn đưa Thầy
Trong Giáo đường Thánh Pierre và Paul
Trong tháng ngày Pierre và Paul
Làm trong hai hãng xe hơi Renault
Và Citroen Peugeot cạnh tranh không thương tiếc
Ông Kỹ sư thiết kế Ôtô năm xưa trở thành Vị Linh Mục diù dắt Giáo đường
Cuộc đời tưởng như hạnh ngộ
Em duyên may học với Thầy
Em duyên may có tình Thầy trò và cả tình bạn vong niên
Khiến ấm lòng kẻ tị nạn lưu vong
Giữa Paris phồn hoa dễ bề tha hóa
Những chiều cuối tuần viếng thăm
Những cuộc triển lãm quốc tế MICAD CADCAM Paris
Hàng năm Thầy trò cùng đi dự
Và Thầy Vị khách qúy mời phát biểu trên diễn đàn danh dự
Khiến em hãnh diện vui lây
Người Thầy trẻ mãi không già với Tình yêu chân lý khoa học kỹ thuật
Ở tuổi 80 còn viết tập sách Toán CADCAM dày hơn 600 trang
Ở tuổi 85 còn tham dự Hội nghị Quốc tế do Đại học Bắc Kinh tổ chức
Ở tuổi 88 còn hăng hái giúp người học trò tổ chức Hội nghị CADCAM ở Hà Nội Sài Gòn
Vào năm tháng cuối cùng cuộc đời vẫn hăng say
Trong hoạt động với Tu Sĩ Pierre giúp người không cửa không nhà
Thầy đã cho em bài học lớn
Về mùa xuân bất tận cùng đạo đức làm Người
Thầy đã cho em những giờ phút ấm cúng bên tách cà phê tâm sự
Về vai trò Con người trong Cách Mạng công nghệ
Về kiếp nhân sinh …
Về Thế giới thần tiên Alice của Nhà Toán học Anh viết cho cô cháu gái
Về cả cầu thủ Zidane sau cúp bóng đá thế giới
Với tất cả lòng rộng lượng minh triết bao dung
http://abcmaths.free.fr/blog/uploaded_images/file-786178.JPG
Tiếng chuông nguyện ngân vang dồn dập
Giọt nước mắt Paul và em tự động vỡ dòng
Như bao người dự lễ táng trong Giáo đường
Tiếng đập cánh … tiếng vỗ cánh bầy chim bồ câu bay vút cao
Mầu hoa nắng nhạt mờ dần của ngày đầu đông
Hàng ngàn người tiễn đưa Pierre về nơi an nghỉ cuối cùng
Em chợt nhớ ngày tiễn đưa Cha em 24 năm về trước
Em chợt nhớ Người Thầy dạy Pháp văn đã mất 17 năm về trước
Chính Thầy và Cha đã mớm cho em những chữ Pháp đầu tiên
Đã cho em chìa khóa vàng
Để mở cửa vào nền Văn hóa và Văn minh Pháp
Để phát hiện tâm hồn Pierre Bézier
Để khám phá một tâm hồn cao đẹp
25/11/1999 – 17/07/2002
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Hiểu và sử dụng được kiến thức thì mới ra sản phẩm, kiến thức càng cao, hiểu càng sâu, sản phẩm càng tốt,, chắc chắn là vậy. Nhưng bằng cách nào để làm được việc này là không đơn giản, Vn đã làm rất nhiều lần, nhưng không có kết quả bởi kiến thức bị hiểu một cách máy móc do không hiểu được cội nguồn, từ đó không tốt trong cách trình bày, thiếu ngôn ngữ diễn đạt, không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào là đủ theo yêu cầu của từng công việc…. Cải cách triệt để là một cái cớ để người ta làm những việc dễ dàng, hợp với khả năng kiến thức, nhưng vô bổ, vì cái cần thiết nhất thì họ không biết. Kiến thức về khoa học xã hội, cộng với trong sâu thẳm là cái truyền thống “uống rượu bình thơ”….thì làm sao mà tránh khỏi chuyện đoán già đoán non cho cái việc khoa học kĩ thuật và công nghệ
Nhờ ae chỉ giúp cách xóa bớt “còm”. Chân thành cám ơn.(đt nokia215 cùi bắp!)
Bổ sung: Vì thế, học LÀM NGƯỜI để sau này lớn lên HÀNH NGHỀ BẰNG MỒM,và, học làm CHÓ LỢN để sau này lớn lên HÀNH NGHỀ BẰNG LỖ TRÔN sẽ quyết định tới việc hiểu chữ LỄ là như thế nào đấy!!
Tác giả (bác Trần Thanh Minh) nêu tuổi (33) và trình độ (kỹ sư điện) của mình là rất có ích cho bài viết.
Tuổi ấy, trình độ ấy, bác thừa sức khai thác google để hiểu thấu đáo xuất xứ và nội hàm gốc và định nghĩa của Lễ. Hóa ra “Lễ” là cả quyển sách dầy, ra đời từ vài ngàn năm trước, để dạy học sinh cách ứng xử với mọi người, trước hết là ứng xử với thần linh, vua chúa và bề trên. Khi chúng ta sử dụng một khái niệm có sẵn, ta cần tôn trọng.
Định nghĩa “nguyên tử” có từ rất lâu, đó là nội hàm gốc. Sau đó, định nghía được bổ sung rất nhiều, thêm chính xác… nhưng không được phủ nhận và xuyên tạc cái gốc.
Ngày nay, nếu trung thành với nội hàm gốc của chữ “Lễ” thì không ai thực hiện nổi mà còn có hại (như ông GS Thiêm đã vạch ra. Nếu vẫn muốn dùng chữ “Lễ” để dạy học sinh thì phải xuyên tạc nghĩa gốc của nó, như ông thứ trưởng bộ GD.
Một khi nó đã biến thành khẩu hiệu ở nhà trường (chỉ có 6 chữ, mà tới hai chữ “học” thì đó là lệnh của ĐCS (và Bộ GD) bắt các cháu phải học. Không học mà được?
1. Hệ….., hệ…… , tiêu đề của bài này rất chuẩn: Học để làm gì, làm THẦN DÂN (SUBJECTS) hay là làm CÔNG DÂN (CITIZENS). Tác giả có thấy bọn ME TOO, chẳng hạn, thủa ấu thơ chúng được học cái giống gì!?
2. Tác giả có thấy như việc học ở Harvard chẳng hạn, lũ sinh viên này sau khi ra trường thì phần lớn trở thành loại CON BUÔN hay không!?
3. Tác giả có thấy ở một số nước, TRƯỜNG HỌC tự biến hoặc bị ép biến thành các CÔNG TY GIÁO DỤC hay không. Ở các khu vực này, phụ huynh phải móc túi để cho con em mình MUA CHỮ!?
4. Vì thế, HỌC ĐỂ LÀM GÌ sẽ quyết định LỄ là như thế nào.
“THL,HHV”. Ai “muốn bỏ” thì cứ bỏ! Ai “cần học” thì cứ học! Một điều chắc chắn là: công cuộc “khuấy đục dư luận” đã thành công mỉ mản,trong đó các “còmsĩ” góp công kg nhỏ…hì,hì?!
“THL,HHV”. Ai “muốn bỏ” thì cứ bỏ. Ai “cần học” thì cứ học. Điều chắc chắn là: công cuộc “khuấy đục dư luận” đã thành công mỉ mản và các “còmsỉ” cũng góp phần kg ít!? (phải kg vậy báo TD?)
“THL,HHV”. Ai “muốn bỏ” thì cứ bỏ! Ai “cần học” thì cứ học. Nhưng,1 điều chắc chắn là: công cuộc “khuấy đục” đã thành công mỉ mản! Trong đó các “còmsỉ” góp phần kg nhỏ!?(có đúng kg TD?)?
Từ hằng thập niên nay, từ khi có câu THLHHV treo trong các lớp học, nhất là từ khi thấy kết quả tốt đẹp của nó, tôi chẳng thấy chẳng nghe ai nêu lên chuyện câu khẩu hiệu này là mang tính Nho học nặng nề, là chủ trương đào tạo lớp người nô lệ, bạc nhược, phục tùng, từ chương, lạc hậu…cả. Đặc biệt là xã hội miền Nam. Cũng không ai nêu lên việc phải dạy trẻ về đạo đức, về Lễ trước tiên, là ưu tiên số một, là phải dạy trẻ hoàn hảo trước khi dạy học chữ, học làm toán, học vệ sinh….
Thật sự ra 2 mục tiêu “Lễ” và “Văn” lúc nào cũng đi song song, thế thôi. Mục đích của THLHHV là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhân cách cho học sinh, là đào tạo con người đúng nghĩa, hài hoà với đầy đủ nhân cách và tri thức.
THLHHV đã biến thành một quan điểm Thuần Việt từ lâu, hoàn toàn không còn mang ý nghĩa Nho học như nguyên bản nữa, dù vẫn còn chữ Tiên Hậu là những chữ Hán Việt, dùng như Tiên Phong, Tiên Quyết…Hậu Liêu, Hậu…môn…vậy thôi.
Sao cứ khăng khăng gắn cho nó cái lý lịch Nho Giáo hoài vậy.
Qua bao nhiêu thế hệ học sinh, nhất là học sinh miền Nam, hình như chưa có lớp HS nào kém cỏi về khoa học, văn chương, toán học… vì quá tập trung vào học.. đạo đức cả, có chăng là HS kém cỏi về nhiều mặt do chú trọng hồng hơn chuyên, mà hồng cũng chẳng ra hồng gì cả.
Tôi chẳng hiểu nổi. Có một vị GS đáng kính, trước đây tôi từng theo dỏi nhiều bài viết có tính lý luận học thuật cao của ông, tôi cũng đã từng nóng mặt nhiều lần khi ông bị bọn ruồi muỗi tấn công xỉa xói, lại là người cứ xăm xoi vào câu slogan THLHHV này để cân nhắc vế này vế kia nặng nhẹ, bên này quan trọng hơn bên kia và moi móc về lý lịch rất xa xôi ( Nho Giáo??) của câu đó mà không quan tâm đến kết quả giá trị của nó. Ông lại là người có lần phân tích về nguỵ biện rất hay. Tôi chẳng hiểu nổi.
Tôi cố tìm hiểu tại sao có những người mang danh hiệu, học hàm học vị cao Giáo Sư Tiến Sĩ Y khoa, lại có thể làm những việc phi đạo đức, tán tận lương tâm như mua bán thuốc ung thư giả…
Khi đã là Bác sĩ, lại là Giáo sư, Giám đốc Bệnh viện, Bộ trưởng Y Tế thì chắc chắn một điều là họ giàu có hơn nhiều người và họ còn có chức trách có liêm sĩ đối với bệnh nhân, học sinh của họ. Ít nhất họ phải biết thẹn với lòng, với lương tâm chức nghiệp của mình kni làm những việc xấu xa chứ. Không cần phải dùng cơ chế, chế độ hiện hành để biện minh cho hành vi của họ. Chỉ thấy rõ ràng rằng lòng đạo đức trong họ đã thối ruỗng hoặc họ có khiếm khuyết rất lớn về liêm sĩ về đạo làm người, nghĩa là họ không được học về Lễ khi còn là học sinh cấp tiểu học.
“THL,HHV”. Ai “muốn bỏ” thì cứ bỏ! Ai “cần học” thì cứ học. Nhưng,chắc chắn 1 điều: công cuộc “khuấy đục” đã thành công mĩ mản,trong đó có kg ít “công sức” của các còmsỉ!?
“THL,HHV”. Ai “muốn bỏ” thì cứ bỏ! Ai” cần học” thì cứ học. Nhưng chắc chắn 1 điều : công cuộc”khuấy đục”đã thành công mĩ mản,trong đó có kg ít “công sức” của các còmsỉ!!!
Xuất sắc !
Nguyên, Ông già bình dân 78 tuổi