Tại sao tàu ngầm hạt nhân của Úc là một hành động quân sự thông minh và có thể răn đe Trung Quốc

The Conversation

Tác giả: John Blaxland*

Đỗ Kim Thêm dịch

15-9-2021

Tàu ngầm của Mỹ. Nguồn: @Yonhap News Agency/ AAP

Lời Người Dịch: Ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã ký kết Hiệp định Đối tác Tăng cường An ninh mang tên AUKUS.

Mục tiêu của AUKUS là Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Úc triển khai chương trình chế tạo hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong khuôn khổ AUKUS này, Úc sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm.

Hiện nay, chỉ có 6 nước trên thế giới là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga là có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Với AUKUS, Úc sẽ trở thành quốc gia thứ 7.

Trong lời tuyên bố chung, AUKUS không trực tiếp đề cập đến mục tiêu là chống chính sách bành trướng của Trung Quốc, nhưng rõ ràng là trước nguy cơ mới của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Úc cần có thêm phương tiện quốc phòng để ngăn chận các thách thức ngày càng tăng từ Quân đội Trung Quốc.

Phản ứng đầu tiên và gay gắt nhất là Pháp. Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Dria, theo yêu cầu của Tổng thống Emmanuel Macron, đã cho triệu hồi hai đại sứ từ Mỹ và Úc trở lại Paris để tham vấn trong tranh chấp mới về liên minh AUKUS. Biện minh cho “quyết định bất thường” này, Pháp nói rằng, các thông báo của Washington và Canberra là “cực kỳ nghiêm trọng”.

Nguyên nhân chính cho phản ứng này là khía cạnh hợp tác kinh tế giữa Úc và Pháp. Thỏa thuận của AUKUS đánh dấu sự kết thúc của một hợp đồng mà Paris đã ký với Canberra 5 năm trước về việc đóng 12 tàu ngầm trị giá 56 tỷ euro. Tại châu Á, chỉ có Indonesia lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về các chuyển biến mới này.

Giáo sư John Blaxand biện minh cho quyết định của Úc khi tham gia AUKUS là tình thế nguy cơ của Úc khi bị Trung Quốc tấn công, trong khi công nghệ của Pháp tụt hậu và Mỹ sẽ không giải cứu cho Úc. Dù không đề cập trực tiếp đến tầm quan trọng của Bộ Tứ, nhưng trong hai khuôn khổ hợp tác mới, AUKUS và bộ Tứ sẽ giúp cho Úc đối phó khi Trung Quốc chiếm Đài Loan hay Biển Đông, Úc không còn cách nào khác hơn để chống trả. Sau đây là bản dịch:

***

Chính phủ Morrison đã quyết định rằng, tốt nhất cho Úc là nên đẩy nhanh việc sản xuất một nền tảng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng tích hợp hơn với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Điều này sẽ đưa Úc vào quỹ đạo của Mỹ chặt chẽ hơn. Về mặt công nghệ và quân sự, điều đó có nghĩa là ,nếu Mỹ tham gia vào một cuộc xung đột ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, thì việc Úc không trực tiếp và gần như tự động tham gia, sẽ khó khăn hơn.

Mặt khác của lập luận cho rằng, đây là một điều tốt vì ít nhất nó sẽ tăng thêm sức răn đe đối với Trung Quốc.

Các nhà chiến lược và nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải cân nhắc rủi ro và có lẽ ít có khả năng quyết định rằng việc vượt qua ngưỡng cửa chiến tranh là điều họ chuẩn bị làm. Người ta hy vọng rằng sự răn đe bổ sung sẽ khiến cho người Trung Quốc đặt cược cao hơn và triển vọng thành công thấp hơn.

Sự khác biệt giữa tàu ngầm hạt nhân với thông thường?

Trong những năm gần đây, chính phủ và Bộ Quốc phòng Úc đã chú trọng nhiều hơn đến khả năng quân sự tầm xa hơn, đặc biệt là với Bản cập nhật Chiến lược Quốc phòng vào năm 2020.

Điều này bao gồm việc mua hỏa tiễn, cũng như các khả năng không gian và mạng. Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hiện đã vượt qua khả năng hải quân hiện có của chúng ta.

Lợi ích của các tàu ngầm hạt nhân là không cần lên mặt nước, chúng cho phép ở dưới nước và tàng hình lâu hơn. Các tàu ngầm chạy bằng động cơ thông thường (diesel/ điện) không có cùng tầm hoạt động, (ND: Phải thường nổi lên, nên dễ bị phát hiện). Do đó, chúng có phạm vi tàng hình ít hơn và bị phát hiện khi nổi lên.

Điều này sẽ biến đổi khả năng của Lực lượng Phòng vệ Úc trong phạm vi hoạt động xung quanh Úc và xa hơn thế nữa, đồng thời hoạt động chặt chẽ hơn theo cách tích hợp với Mỹ và Anh.

Thỏa thuận trị giá 90 tỷ đô la Úc trước đây của chúng ta ký với DCNS, doanh nghiệp Pháp, để đóng 12 tàu ngầm, luôn ít được kết nối với Mỹ và Anh.

Một tàu ngầm Barracuda đang được DCNS, một doanh nghiệp Pháp, đóng. DCNS đã được chọn để thiết kế 12 chiếc tàu ngầm Barracuda cánh ngắn, chạy bằng động cơ diesel cho Úc vào năm 2016. Nguồn: Thibault Camus / AP

Trớ trêu thay, người Pháp đã có động cơ hạt nhân trong tàu ngầm Barracuda của họ, và nếu chúng ta đã chọn lựa khi ký thỏa thuận vào năm 2016, họ có thể nói: “Được rồi, hãy để cho chúng tôi tái tạo những gì chúng tôi làm và chuyển giao nó cho bạn”. Nếu chúng ta làm được điều đó, chúng ta sẽ đi theo cách đầu tiên của chúng ta.

Nhưng chúng ta nói rằng, chúng ta muốn lực đẩy là theo cách thông thường. Điều đó đã làm trì hoãn chương trình của Pháp, vì vậy, giờ đây họ có lý do để bực bội với thỏa thuận mới này.

Câu hỏi đặt ra là, những chiếc tàu ngầm mới này sẽ được đưa vào sử dụng nhanh chóng như thế nào, bởi vì những chiếc do Pháp thiết kế còn hàng chục năm nữa mới được đưa vào hoạt động.

Thỏa thuận mới này có thể cho thấy một cách tiềm tàng là khả năng Úc tạm thời thuê các tàu ngầm của Anh và/ hoặc Mỹ để phát triển khả năng chuyên môn của Úc về động cơ hạt nhân, hoặc ít nhất là vận hành với họ và có thủy thủ đoàn Úc trên tàu để học các kỹ năng.

Nhưng trong hiện tại ở Úc, chúng ta không có khả năng vận hành và bảo trì tàu ngầm hạt nhân, vì còn thiếu cả một cơ sở hạ tầng.

Điều này có nghĩa là, chúng ta phải chi một số tiền khổng lồ để phát triển nó, hoặc ký hợp đồng phụ với Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ, điều này khiến chúng ta phải nể phục họ và phụ thuộc vào các động lực nội chính của họ.

Đâu là sai lầm?

Chúng ta đã tìm ra quả bóng trong việc xử lý khả năng tàu ngầm cho tương lai của mình trong hơn một thập kỷ rưỡi qua. Lẽ ra, chúng ta nên đưa ra quyết định về một thiết kế tàu ngầm mới từ lâu – một thiết kế khả thi – và đã đúc kết vấn đề.

Chúng ta đã bỏ qua một số lựa chọn khác, bao gồm nâng cấp tàu ngầm lớp Collins hiện tại của chúng ta – một phiên bản mới, nhanh, có khả năng hơn so với những gì chúng ta đã biết.

Thay vào đó, chúng ta đã đi đến một thiết kế mới triệt để mà ngay cả người Pháp cũng chưa từng xây dựng trước đây. Bất cứ thứ gì có trong công nghệ tiên tiến đều sẽ bị chậm trễ và vượt quá chi phí. Và đó chính xác là những gì chúng ta phải đối mặt.

Trong khi đó, các đám mây đã trở nên tối hơn trong khu vực của chúng ta và nhu cầu có được những chiếc tàu ngầm mới, có khả năng trở nên cấp bách và quan trọng hơn.

Sự kết hợp của những yếu tố đó đã thúc đẩy việc đánh giá lại kỹ lưỡng các quyết định nửa vời trước đây của chúng ta về các yêu cầu tàu ngầm trong tương lai của chúng ta.

Điều thú vị là trong giới công nghiệp quốc phòng đang nổi lên một cảm giác tán thành mạnh mẽ rằng Úc hiện đang đi với một số lượng đã biết – một nền tảng công nghệ đáng tin cậy, được tích hợp nhiều hơn với Mỹ và hy vọng có thể đi vào hoạt động sớm hơn nhiều.

Ảnh hưởng trong việc xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Úc?

Các chi tiết vẫn còn sơ sài nhưng có vẻ như kế hoạch ban đầu sẽ là ký hợp đồng phụ phát triển các tàu ngầm theo Mỹ hoặc Anh.

Nhưng nếu Úc muốn tự chủ, điều mà tôi tin rằng chính phủ nhận ra sự cần thiết của nó, thì phần lớn công nghệ này sẽ phải được chuyển giao cho Úc – ít nhất là để cho phép bảo trì.

Không nghi ngờ gì nữa, các khía cạnh của việc xây dựng không liên quan trực tiếp đến kiến thức nội bộ về bí mật động cơ đẩy hạt nhân, vì vậy sẽ có một phần đáng kể công việc có thể được thực hiện ở Úc. Nhưng điều đó sẽ gây ra sự chậm trễ và chi phí bổ sung.

Hoàn cảnh của Úc đang rối ren hơn và viễn cảnh liên minh Mỹ đến giải cứu trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Điều trớ trêu là để tự chủ hơn, cần phải tăng gấp đôi công nghệ và khả năng của Hoa Kỳ. Họ là những người dẫn đầu thế giới và họ có năng lực công nghiệp để nhanh chóng cung cấp công nghệ.

Một trong những điều Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton tới Washington để làm là thuyết phục Mỹ chia sẻ công nghệ. Thỏa thuận AUKUS này nói về việc phát triển cơ sở công nghiệp công nghệ và dây chuyền cung cấp – điều này có nghĩa là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh dường như đã sẵn sàng đầu tư vào khả năng duy trì nó của Úc.

Phản ứng của Trung Quốc?

Vạn lý Trường chinh ngày 10 tháng 3 là một trong những chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới của Trung Quốc. Nguồn: Mark Schiefelbein / AP

Đó là câu hỏi hàng triệu đô la: điều này có giúp chúng ta an toàn hơn không? Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ nhận được những lời chỉ trích mạnh mẽ và sắc bén từ Bắc Kinh, nơi mà chính phủ Trung Quốc sẽ nhìn ra vấn đề theo ý nghĩa của thuyết âm mưu.

Nhưng những lời hùng biện của Trung Quốc không cần phải coi thường. Điều này chủ yếu là vì mục đích dành cho trong nước và nhằm gây ảnh hưởng và định hình quan điểm theo cách phù hợp với lợi ích mà Trung Quốc nhận thức được.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn trong cách hùng biện, nó phù hợp với việc xây dựng quân đội của Trung Quốc, điều mà hầu hết các chuyên gia an ninh hiện nay nói là Trung Quốc tìm cách đe dọa các đối thủ tiềm năng để cho họ sẽ chỉ lùi bước.

Vì vậy, liệu một liên minh AUKUS có năng lực hơn, với Úc ở trung dung, có ngăn chặn hay làm trầm trọng thêm Trung Quốc?

Công bằng mà nói, ngày càng có nhiều sự đồng thuận là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Sự răn đe đòi hỏi những khả năng đáng tin cậy. Liên minh mới này phù hợp với lý luận đó.

Chúng ta đã giao trứng của mình vào giỏ an ninh của Hoa Kỳ trong 70 năm qua – và liên minh mới này đặt nhiều trứng hơn vào giỏ đó. Hy vọng rằng việc hợp tác với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ sẽ cải thiện khả năng tự vệ của chúng ta. Nhưng các tàu ngầm chỉ thực sự hữu ích nếu tự thấy mình đang cân nhắc việc phải sử dụng chúng.

Trong hoàn cảnh như vậy, một số biện pháp ngoại giao khéo léo và sự can dự trong khu vực là chìa khóa. Sách Trắng về Chính sách Đối ngoại của Úc năm 2017 đã đề cập đến việc đầu tư vào các mối ràng buộc trong an ninh khu vực. Đối với sự thay đổi chính sách này nhằm tăng cường an ninh, nó cần được thực hiện cùng với những nỗ lực lớn hơn nhiều nhằm tăng cường an ninh và ổn định cùng với các nước láng giềng của chúng ta ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

_______

(*) Tác giả: John Blaxland là giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Đại học Quốc gia Úc

Bài liên quan: Bình luận về Hiệp định Đối tác Tăng cường An ninh của Mỹ, Anh và Úc (AUKUS)Bộ Tứ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Bắc Kinh

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Báo cáo của Pháp tiết lộ tầm vóc khổng lồ của các mạng lưới gây ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp thế giới

    Jean-Marc Four, biên tập viên quốc tế của Đài phát thanh Pháp – franceinfo
    Đài phát thanh Pháp
    Xuất bản vào ngày 20/09/2021

    Báo cáo 650 trang của Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Quân sự = L’Institut de recherche stratégique de l’École militaire (Irsem) cho thấy mức độ
    khổng lồ của các mạng lưới gây ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp thế giới

    Theo báo cáo, 2 triệu công dân Trung Quốc sẽ được trả tiền toàn thời gian để tiếp sức cho tuyên truyền của Bắc Kinh và 20 triệu người sẽ hoạt động bán thời gian, theo yêu cầu, để tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội và tạo ra ảo tưởng về các phong trào tự phát.

    Báo cáo của IRSEM đã tái thiết trụ sở của Căn cứ 311, trụ sở quân sự của các hoạt động ảnh hưởng của Trung Quốc, trong 15 năm, nhưng danh tính của ban lãnh đạo hiện tại vẫn là một bí ẩn. (IRSEM)

    Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Quân sự (Irsem) cho thấy mức độ phát triển của các mạng do Trung Quốc phát triển trong khoảng thời gian vài năm.

    Tác phẩm này, mà ban biên tập quốc tế của Đài Pháp có thể tham khảo trước, được công bố vào thứ Hai, ngày 20 tháng 9 khi, sau tập phim về các tàu ngầm Úc, Pháp đang đặt câu hỏi về vị trí địa chính trị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

    Kết quả của hai năm làm việc, báo cáo, Các hoạt động ảnh hưởng của Trung Quốc; Một khoảnh khắc đặc biệt của Machiavellian làm sáng tỏ một số hoạt động sai lệch thông tin của Trung Quốc. Mạng lưới toàn diện, với vô số người chơi và chuyên nghiệp hóa nhanh như chớp. Tất nhiên có những rơle cổ điển và hợp pháp, những người di cư, các nhà ngoại giao, các trường đại học, quyền lực mềm như điện ảnh. Và có nhiều hoạt động sai lệch thông tin quy mô lớn âm u hơn, ví dụ như ở Đài Loan, Thụy Điển hoặc Covid, với đôi khi hàng triệu người tham gia vào các hoạt động tin tức giả mạo.

    https://www.francetvinfo.fr/monde/chine/info-franceinfo-un-rapport-francais-devoile-le-gigantisme-des-reseaux-d-influence-chinois-dans-le-monde_4776985.html

    Đề nghị bác ĐỖ KIM THÊM hay nhóm DIỄN ĐÀN tại Pháp dịch TÀI LIỆU 650 trang trên

    RẤT TIẾC tôi không thể tham gia vì quá bận với ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN Phan Châu Trinh


  2. AUKUS : Ôi Nụ hôn vừa bị đánh cắp trên Đôi môi Paris !
    ************************************

    AUKUS : Ôi Nụ hôn vừa đánh cắp từ Đôi môi
    Paris ghen tuông cuồng điên đến mất Hồn rồi !
    Mỹ chơi phỗng tay trên vớ Người tình hờ Úc
    Đúng Cao bồi đâm lưỡi lê sau lưng chết toi thôi
    Tam quốc đối tác chiến lược Mỹ-Anh-Úc
    Pháp với Con đường thứ Ba vẫn chưa ngoai nguôi
    Thắng-thua chưa hẳn là Kinh-tài-chính mà Ý hệ
    Siêu cường bậc Trung đầy Tham vọng khó nuốt trôi
    AUKUS : Ôi Nụ hôn từ Paris như bị đánh cắp
    Tựa mùi hương ‘Baiser Volé’ từ Đôi môi chín muồi
    Chẳng phải phân khúc cho phụ nữ Paris Tình lỡ
    Người Ba Lê ghen hơn Hoạn Thư điên liên hồi !
    AUKUS : Ôi Nụ hôn trộm từ Đôi môi vừa mất cắp
    Người đẹp Paris lên cơn ghen mất Trí lẫn Tâm rồi !
    Nàng vỡ mộng Viễn kiến ‘Giải pháp thứ Ba’ sụp đổ
    Như Tháp Ép-Em nơi Nữu Ước khói lửa Tháp Đôi
    AUKUS : Ôi Nụ hôn thầm lén Chú Sam Cao bồi lấy mất
    Từ đây Sắc đẹp Pháp rơi tự do chân không: chào mi Buồn ơi !
    Hóa thân Siêu cường hạng Trung vào Thế kỷ 21
    Chú Sam – chú Chệt giành bá vương chém Trái đất làm đôi
    Pháp luôn chủ trương Hướng đi thứ Ba: Độc lập mọi mặt
    Trong Thế giới đa cực đa nguyên hóa Lưỡng cực phân hồi
    Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ-Liên Xô nay sắc mầu Tàu-Mỹ
    Pháp tham vọng hoạch định chiến lược lâu dài Vùng biển xa xôi
    Siêu cường Đại dương thứ Hai về diện tích ngang bằng Mỹ (1)
    Ấn Độ -Thái Bình Dương có hai triệu công dân Pháp cuối Chân trời
    Liên minh AUKUS như Cơn lốc thổi bay Sáng kiến ‘Đệ tam giải pháp’
    Con cháu Đại đế Nã Phá Luân giàu sáng tạo đành mất Cuộc chơi !
    Khủng hoảng tầu ngầm hạt nhân chỉ là hạt lựu hay Nụ hôn trộm
    Chỉ là phần nổi tảng băng trôi dạt Biển cả Ấn-Thái nơi tưởng chừng Xa xôi !

    TỶ LƯƠNG DÂN

    (1)

    https://www.youtube.com/watch?v=y96imaHPaPo Comment la France peut-elle être la 2e puissance maritime mondiale ? – Géopoliticus | Lumni https://www.youtube.com/watch?v=Reoe5VaqmQs La FRANCE face aux autres puissances nucléaires

    11 millions de km2 : la souveraineté maritime française
    La France possède la deuxième zone économique exclusive maritime (ZEE) de la planète derrière les Etats-Unis.
    https://www.lenouveleconomiste.fr/domaine-maritime-francais-11-millions-de-km2-61717/
    BẤM VÀO TRÊN XEM Tài liệu

    11 triệu km2: Chủ quyền biển của Pháp
    Pháp có vùng đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ) lớn thứ hai trên hành tinh sau Hoa Kỳ.

    Zone économique exclusive française : 11 millions de km², pour quoi faire ?
    le 13 Juin 2017
    https://www.geostrategia.fr/zone-economique-exclusive-francaise-11-millions-de-km%C2%B2-pour-quoi-faire/
    BẤM VÀO TRÊN XEM Tài liệu

    Vùng đặc quyền kinh tế của Pháp: 11 triệu km², để làm gì?
    Ngày 13 tháng 6 năm 2017

    Pháp, với 11.691.000 km², có Đặc khu Kinh tế (EEZ) lớn nhất trên thế giới, đứng trước Hoa Kỳ (11.351.000 km²) và Úc (8.148.250 km²). Bề mặt của khu vực này vẫn có thể được kêu gọi phát triển theo các yêu sách hiện tại của Pháp. Thật vậy, kể từ khi hội nghị Vịnh Montego, các quốc gia có thể mở rộng yêu sách của họ lên đến 350 dặm. Tình hình này đặt ra nhiều vấn đề khác nhau có tính chất chiến lược (thăm dò, khai thác, giám sát, bảo vệ) mà bài viết này giúp hiểu rõ hơn.
    La France, avec 11 691 000km², possède la plus grande Zone Economique Exclusive (ZEE) du monde, devant les Etats-Unis (11 351 000 km²) et l’Australie (8 148 250 km²). La surface de cette zone pourrait encore être appelée à croître au regard des revendications françaises en cours. En effet depuis la conférence de Montego Bay les pays peuvent étendre leurs revendication jusqu’à 350 miles. Cette situation soulève différents enjeux de nature stratégique (exploration, exploitation, surveillance, protection) que cet article permet de mieux saisir.

    Geostrategia – là AI ?

    Là Hồ Tư Tưởng Think Tank của Chính phủ Pháp thuộc Đại học CNAM, Paris
    Trước đây do Hội đồng Cấp cao về Đào tạo và Nghiên cứu Chiến lược (CSFRS) phụ trách, trang Geostrategia giờ đây đã chịu sự giám sát của nhóm nghiên cứu Quốc phòng An ninh – Tình báo, Tội phạm học, Khủng hoảng, Mạng lưới (ESD-R3C) của Nhạc viện Quốc gia. và Thủ công mỹ nghệ.

    CSFRS, Nhóm lợi ích công (GIP) do Tổng thống nước Cộng hòa thành lập vào tháng 11 năm 2009, nhằm hỗ trợ, phối hợp và tạo điều kiện cho các nỗ lực phát triển về nghiên cứu và đào tạo chiến lược. Vào tháng 11 năm 2019, nó đã bị giải thể theo nghị định của Thủ tướng Chính phủ, người do đó đã chỉ thị ESD-R3C tiếp tục và thực hiện các sứ mệnh tương tự.

    Vous avez dit
    « onze millions de km² » ?
    Vice-amiral (2s) François Pézard
    http://www.ifmer.org/assets/documents/files/revues_maritime/492/3Vous-avez-dit-11-onze-millions-de-km.pdf

    Bạn đã nói
    “Mười một triệu km²”?
    BẤM VÀO TRÊN XEM Tài liệu 12 trang viết của Phó đô đốc Pháp François Pézard

    Baiser Volé = Nụ hôn bị đánh cắp là Tên loại nước hoa của Hãng mỹ phẩm Cartier
    Baisers volés = Những nụ hôn bị đánh cắp là Tựa phim của Nhà đạo diễn Pháp François Truffaut

    Hợp đồng đóng tầu ngầm cho Úc thuộc loại Hợp đồng Thế kỷ 21 với 56 tỉ Âu kim gần hơn 20 NĂM nhưng chỉ gần bằng số tiền khổng lồ HÀNG NĂM bọn vô loại ký sinh trùng ‘móc túi’ quỹ trợ cấp xã hội của Nước Pháp

    https://www.youtube.com/watch?v=1qoA69qlm0Q&t=1224s
    BẤM VÀO TRÊN XEM VIDEO ​Nhà báo André Bercoff phỏng vấn Charles Prats
    Có 530 002 người xem video này 17 sept. 2020

    Charles Prats : “50 milliards d’euros par an s’évaporent dans la fraude”
    Par La Rédaction
    jeudi 17 septembre 2020
    https://www.sudradio.fr/societe/charles-prats-50-milliards-deuros-par-an-sevaporent-dans-la-fraude/
    BẤM VÀO TRÊN ĐỌC bài báo

    Charles Prats, ancien magistrat au sein de la délégation nationale à la lutte contre la fraude (DNLF) au ministère du Budget (de 2008 à 2012), auteur de “Le Cartel des Fraudes”, était l’invité d’André Bercoff, jeudi 17 septembre sur Sud Radio dans son rendez-vous du 12h-13h, “Bercoff dans tous ses états”.


    Cựu thẩm phán Pháp Charles Prats: “50 tỷ euro mỗi năm bốc hơi trong gian lận”
    ​Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020
    https://www.sudradio.fr/societe/charles-prats-50-milliards-deuros-par-an-sevaporent-dans-la-fraude/
    BẤM VÀO TRÊN ĐỌC bài báo

    Charles Prats, cựu thẩm phán trong phái đoàn quốc gia đấu tranh chống gian lận (DNLF) tại Bộ Ngân sách (từ năm 2008 đến năm 2012) là khách mời của André Bercoff, Thứ năm ngày 17 tháng 9 trên Đài phát thanh Sud

    Charles Prats giải quyết vấn đề gian lận xã hội. Trong một cuốn sách mới phát hành, cựu thẩm phán tố cáo những hành vi lạm dụng và bất hợp pháp khiến người nộp thuế phải trả một số tiền đáng kinh ngạc mỗi năm.

    ​50 tỷ euro gian lận mỗi năm

    Theo Cựu thẩm phán Pháp Charles Prats, “mọi người đã nhận ra vấn đề” của việc trốn thuế. Ông nhấn mạnh: “Chi tiêu cho bảo trợ xã hội là 787 tỷ euro mỗi năm”, bao gồm cả thất nghiệp, bệnh tật, lương hưu và trợ cấp. Hay “một phần ba GDP”, Charles Prats khẳng định có một sự hụt hẫng nhất định: “50 tỷ euro mỗi năm bốc hơi vì gian lận”.

    “Tiếng nói của gian lận rất dễ xâm nhập trong hệ thống xã hội của chúng ta”, tác giả thích thú khi mô tả rằng có “nhiều cách để lừa đảo”. Ông tố cáo hành vi của “một số chuyên gia y tế đứng đầu gian lận”, với các hành vi hư cấu, chẳng hạn như ngừng việc, gian lận lợi ích hoặc không khai báo thu nhập, theo danh sách của Charles Prats.

  3. Hy vọng gì Hiệp định này với chính phủ Mỹ hiện nay ?
    Chị vì địa thế của Úc lẻ loi một châu ở “miệt duới” , chung quanh là nước Hồi giào
    (Indonesia) đông dân nhất và vài nước châu Á, do đó phải bám vào Mỹ nước mạnh
    nhất về quân sự để bảo vệ mình. Ngoài việc tàu ngầm nguyên tử là con dao 2 lưỡi
    còn có nước nhỏ Tân Tây Lan hiện có thủ tướng thiên tả với chủ trương phi nguyên
    tử nên Úc đành phải chọn chơi với Mỹ nước lớn, chứ biết làm sao ?


  4. MỘT TÀI LIỆU HAY bằng VIDEO của Nhật báo LE MONDE của PHÁP

    Bành trướng Trung Quốc: cuộc điều tra về sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông

    Video có 396.823 người xem từ ngày 18 tháng 7, 2021

    Nhật báo Le Monde của PHÁP
    1,11 triệu người đăng ký

    Le Monde phân tích, các hình ảnh và video vệ tinh chụp ở Biển Đông (Thái Bình Dương) cho thấy sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trong một khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trong khi nước này không được cộng đồng quốc tế công nhận.

    Đó là những rạn cát không có người ở, do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, ngoài ra còn có Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan. Bất chấp các khuyến nghị của LHQ, kể từ năm 2009, Bắc Kinh vẫn khẳng định tham vọng lãnh thổ của họ ở Biển Đông, ở Thái Bình Dương. Năm 2021, Trung Quốc chiếm đóng quân sự hàng chục đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đôi khi nằm cách bờ biển Trung Quốc hơn 1.000 km.

    Trên một số đảo nhỏ này, các hình ảnh vệ tinh cho thấy một kho vũ khí quân sự khủng khiếp và hoành tráng của Trung Quốc: máy bay không người lái, tầu chiến và máy bay chiến đấu tầm xa, với phạm vi hoạt động đủ để bao quát toàn bộ khu vực tranh chấp, cũng như lãnh thổ của các nước láng giềng.

    Cuộc điều tra cũng nhấn mạnh vai trò của hạm đội tầu đánh cá Trung Quốc, đôi khi tập trung hàng chục chiếc gần các bãi đá ngầm mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Những con thuyền qua tài liệu chính thức từ Bắc Kinh phản bội vai trò thực sự: đó là của lực lượng dân quân biển phục vụ cho sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực này. Một sự mở rộng được thừa nhận và ủng hộ mạnh mẽ từ năm 2013 do Tập Cận Bình khởi xướng

    https://www.youtube.com/watch?v=NVXJv7N1ooQ
    BẤM VÀO TRÊN XEM video

    Sáu con tầu trông giống hệt nhau neo đậu cùng nhau. Ở mũi của mỗi con tầu treo lá cờ Trung Quốc.
    Những hình ảnh này được quay vào tháng 4 năm 2021, ở đây trong vịnh Rạn san hô Whitsun, trong khu vực hàng hải có chủ quyền của Philippines.
    Những con tầu này đang làm gì, cách đất liền Trung Quốc 1.300 km, nơi họ không được phép đánh cá?
    Theo Bắc Kinh, đây là những chiếc thuyền đánh cá đơn giản đã đến neo đậu nơi đây để tránh thời tiết xấu.
    Le Monde đã phân tích các video quay tại hiện trường, hình ảnh vệ tinh,
    cũng như các tài liệu chính thức của Trung Quốc.
    Báo Pháp Le Monde vạch trần vai trò thực sự của những con tàu này ở đại dương phía Tây Thái Bình Dương, trong một khu vực tranh chấp và chiến lược đối với Trung Quốc.
    Cho thấy quy mô thuộc địa hóa và mở rộng quân sự không phải lúc nào cũng nói tên Trung Quốc. Đây không phải là lần đầu tiên loại thuyền này được quan sát thấy ở khu vực này của Thái Bình Dương.
    Trong bức ảnh này được chụp trước đó một tháng rưỡi, vào ngày 7 tháng 3 năm 2021, chúng tôi thấy những con tàu tương tự. Tất cả đều treo cờ Trung Quốc và neo đậu vào nhau. Trên vỏ tầu, các ký tự và số nhận dạng.
    Tất cả đều được thiết kế giống nhau, ba hoặc bốn ký tự Trung Quốc giống hệt nhau, sau đó năm số rất gần nhau.
    Tính đến ngày 7 tháng 3 năm 2021, theo các nhà chức trách ở Philippines, khoảng 220 tầu viễn dương đánh cá lớn trong số này
    Các tầu Trung Quốc đã tập trung gần bãi đá ngầm Whitsun.
    Theo quân đội Phi Luật Tân, họ không có bất kỳ hoạt động nào
    đánh bắt cá.
    Trong hình ảnh vệ tinh này từ cùng một vị trí, ngày 25 tháng 3, có khoảng hai mươi nhóm tầu tập hợp lại với nhau khác.
    Tổng cộng, trong bức ảnh này, 191 chiếc thuyền đánh cá được nhóm lại với nhau.
    Hạm đội tầu đánh cá Trung Quốc có ở đó để câu cá không?
    Trong tài liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc,
    kể từ khi bị xóa, một nhiệm vụ khác được vạch ra cho dân quân biển Trung cộng
    Trong những năm gần đây, dân quân biển đã dựa vào trên hơn 130 công ty đánh cá và hơn 8.000 thuyền máy đào tạo hơn 300 đại đội dân quân biển với hơn 10.000 dân quân.
    Trong bài báo này, chúng tôi đọc rằng các lực lượng dân quân này được đặt dưới quyền của quân đội Trung Quốc.
    Phân khu Bắc Hải, Quảng Tây củng cố xây dựng dân quân biển để nâng cao hiệu quả của thiết bị.
    Theo nhà nghiên cứu Andrew Erickson, người đã nghiên cứu hàng trăm tài liệu các cơ quan Trung Quốc, những dân quân này, có vẻ là dân sự, nhưng lại cho phép Trung Quốc khẳng định sự hiện diện của mình mà không cần không gửi tầu quân sự.
    Nhưng tại sao lại ở đây?
    Theo Trung Quốc, những vùng biển này thuộc về Trung Quốc. Chúng ta đang ở Biển Đông, một khu vực được bao quanh bởi bởi một số quốc gia, Trung Quốc, mà còn cả Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan.
    Về mặt pháp lý, mỗi nước sở hữu một phần của vùng biển này gần bờ biển của mình.
    Đây được gọi là lãnh hải, một khu vực trải ra trên 12 hải lý, xấp xỉ 22 km.
    Ngoài ra, còn có các đặc khu kinh tế, các khu kinh tế đặc quyền. Chúng có thể kéo dài đến 200 hải lý, hoặc khoảng 370 km.
    Tất cả điều này được điều chỉnh bởi một công ước quốc tế được ký kết bởi các Quốc gia thống nhất vào năm 1982, Công ước Vịnh Montego.
    Tuy nhiên, 27 năm sau, tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc tuyên bố khẳng định diện tích gần hai triệu km vuông, bị giới hạn bởi đường lãnh hải mà Trung cộng gọi là đường chín gạch ngang.
    Đây là lãnh hải tự xưng vào năm 1947 và là một khu vực chiến lược.
    Năm 2016, 39% thương mại của Trung Quốc đi qua các vùng biển này. Tổng cộng, năm đó, 3,370 tỷ đô la hàng hóa đi qua Biển Trung Quốc, chiếm khoảng 21% tổng thương mại thế giới trong cùng một năm.
    Trong vùng biển Lưỡi Bò đóng khung trong 9 đoạn này là Đài Loan, mà còn có vài chục hòn đảo nhỏ tạo thành hai quần đảo chính, Hoàng Sa và Trường Sa.
    Chính trong Quần đảo Trường Sa, trong vòng chưa đầy năm năm, Trung Quốc đã chuyển đổi từ những bãi đá cát đơn giản thành những căn cứ quân sự hiện đại cho hoạt động quân sự
    Năm 2014, lạc giữa Biển Đông, rạn san hô này có tên gọi là Subi Reef, đã được Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền.
    Năm nay, chưa có bất kỳ công trình xây dựng nào.
    Một năm sau, vào năm 2015, rạn san hô, chìm một nửa, đã trở thành một bãi cát.
    Có 45 táu hoạt động trong nội địa. Một số tầu khác đang hoạt động mạnh mẽ bằng hút bơm đất qua những đường ống lớn này, chạy từ biển vào đất liền, đưa cát vào để mở rộng diện tích đảo.
    Có khoảng mười chiếc tầu trong số hạm đội tầu trên hình ảnh vệ tinh này.
    2019, bốn năm sau, Subi Reef hiện có một sân vận động bóng đá, doanh trại, nhà chứa máy bay và một đường băng của sân bay dài 3 km có khả năng cho phép cất cánh và hạ cánh một số máy bay quân sự của không quân Trung Quốc.
    Nhưng rạn san hô Subi không phải là thuộc địa duy nhất của Trung Quốc trên Biển Đông
    Hình ảnh vệ tinh cho thấy gần mười tầu trong số hạm đội nơi đây
    Ngoài Subi, ba bãi đá ngầm khác đã được cải tạo thành căn cứ không quân hải quân trên Biển Đông
    Vì để bảo vệ vùng biển và những hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố ngang ngược nhận chủ quyền
    Trung Quốc không chỉ sử dụng hạm đội tầu thuyền của mình đánh bắt cá.
    Trong những năm gần đây, Quân đội Giải phóng Nhân dân, quân đội Trung Quốc, đã triển khai rất nhiều thiết bị quân sự trên các công cụ trang bị tầu chiến
    Trên đảo Woody, vào năm 2016, chúng ta có thể thấy các hệ thống phòng không HQ-9.
    Chúng vẫn hiện diện ba năm sau đó, được nguỵ trang dưới bạt.
    Xa hơn một chút, chúng tôi cũng nhận thấy một máy bay không người lái quan sát.
    Đây là mô hình BZK-005.
    Đi lên đường băng, chúng tôi nhìn thấy hai máy bay quân sự.
    Đây là máy bay chiến đấu J-11, máy bay chiến đấu sao chép từ Máy bay SU-27 của Nga.
    Một hoạt động quân sự mà đài truyền hình quốc gia Trung Quốc thực hiện chương trình khuyến mãi.
    Những hình ảnh này, được phát hành tại Trung Quốc vào tháng 11 năm 2017, cho thấy Chiến đấu cơ J-11 huấn luyện.
    Chúng tôi thấy loại máy bay này ở đây trên Đảo Woody, trú ẩn trong các nhà kho máy bay khi quá trình đào tạo của phi công không quân Tàu cộng kết thúc.
    Ở quần đảo Trường Sa, dựa trên đá ngầm Subi, của Fiery Cross hoặc Mischief, chúng ta có thể thấy các nhà chứa máy bay giống hệt nhau.
    Trong Mischief, cảnh quay thậm chí còn được quay bởi quân đội Trung Quốc.
    Chúng tôi thấy các phi công chiến đấu trong những gì được trình bày như một hoạt động đánh chặn được thực hiện vào tháng 5 năm 2020.
    Ở đây, chúng ta có thể nhìn thấy một chiếc máy bay SU-30 MK, ngay phía trên từ Căn cứ Không quân Hải quân tại Mischief.
    Được triển khai từ cơ sở này, J-11, với tầm bắn ước tính 1.500 km, có thể thực hiện hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông. SU-30 MK có bán kính hoạt động 3.000 km.
    Cuối cùng, nhờ ảnh vệ tinh, chúng tôi quan sát được sự hiện diện của Hải quân Trung cộng
    Tháng 12 năm 2019, trên căn cứ quân sự của Subi Reef, ngoài hàng chục chiếc thuyền không có vũ khí đóng trong vịnh, một số thuyền quân sự.
    Họ thuộc hạm đội Nam Hải hoạt động trên vùng biển này của địa cầu và cùng với các hạm đội Bắc Hải và Đông Hải, tạo nên lực lượng hải quân Quân đội Trung Quốc.
    Tổng khối lượng của các tầu chiến và tầu ngầm của Hạm đội Nam Hải ước tính đạt gần 850.000 tấn thiết bị.
    Để so sánh, quân đội hải quân Pháp chỉ có tổng cộng 370.000 tấn (ghi chú của Triệu Lương Dân : cho hơn 11.000.000 km vuông lãnh hải của Pháp ngang ngửa GẦN BẰNG lãnh hải của Mỹ !!!)
    Trong ba năm, từ 2018 đến 2020, ước tính rằng hải quân Trung Quốc sản xuất gần 430.000 tấn thiết bị mới.

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây