Trần Ngọc Cư dịch
9-7-2021
Bạn đọc thân mến,
Bạn cứ gọi đây là thái độ bi quan của báo giới. Mùa Xuân này, ngay cả trước khi Tổng thống Biden tuyên bố rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi Afghanistan, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về việc Kabul có thể so sánh với Sài Gòn như thế nào ngay trước khi nó thất thủ vào năm 1975. Có những khác biệt rõ ràng nào không? Những điểm tương đồng quan trọng nào không? Thậm chí có thể rút ra những bài học nào không?
Tôi bắt đầu đào bới các tài liệu lưu trữ của “The New York Times,” đọc tất cả các bản tin gởi đi từ Sài Gòn kể từ ngay sau khi tất cả các đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ rời miền Nam Việt Nam vào năm 1973, cho đến mùa xuân năm 1975, khi Việt Nam Cộng Hoà bị quân Cộng sản đánh bại.
Đó là một giai đoạn lịch sử mà người Mỹ ngày nay hiếm khi nghĩ đến. Khi nói về Việt Nam, chúng ta có xu hướng ít nghĩ về giai đoạn tiếp theo sau các cuộc tấn công trên bộ dữ dội của Mỹ, vốn đã lắng dịu sau tháng 10 năm 1971, hơn là chúng ta nghĩ về những chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ cất cánh khỏi nóc đại sứ quán Mỹ vào năm 1975.
Nhưng những gì đã xảy ra trong những năm giữa hai thời điểm ấy rất giống với những gì đang xảy ra hiện nay ở Afghanistan: Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận hòa bình với kẻ thù nhằm dọn đường để rút các lực lượng Mỹ, nhưng cố tình để đồng minh địa phương của mình đứng ngoài các cuộc đàm phán, và cho phép quân địch giữ lại vũ khí và lãnh thổ của họ.
Richard Nixon coi việc rút quân là một chiến thắng, nói rằng Hoa Kỳ đã đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Ở nước sở tại, mọi người vừa háo hức loại bỏ người Mỹ vừa lo sợ về những gì mà sự vắng mặt của họ có thể mang lại. Khi đầu tư của Hoa Kỳ cạn kiệt, nền kinh tế địa phương suy yếu và chính phủ Nam Việt Nam không thể hỗ trợ quân đội khổng lồ, tốn kém mà nhiều năm viện trợ Mỹ đã xây dựng. Các nguồn cung cấp quan trọng bắt đầu cạn kiệt và tinh thần chiến đấu cũng vậy.
“Năm ngoái Quân đội Nam Việt Nam vẫn nắm thế chủ động trên phần lớn đất nước và vẫn đang chiếm lãnh thổ từ tay Cộng sản,” một phóng viên của Times viết vào tháng 12 năm 1974. “Giờ đây, cục diện đã xoay chuyển. Các lực lượng miền Nam Việt Nam bị phân tán, mệt mỏi và thiếu đạn dược và xăng dầu do Quốc hội cắt viện trợ, đang hồi hộp chờ đợi những đòn giáng trả mới từ phía Cộng sản, những người dường như có rất nhiều đạn dược”.
Nghe rất giống lực lượng an ninh Afghanistan và phe Taliban ngày nay.
Ở miền Nam Việt Nam, các quận lỵ bắt đầu sụp đổ, sau đó là các thành phố lớn hơn ở các vùng chiến thuật. Tại Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo quân sự thúc ép Hoa Kỳ gia hạn viện trợ, nhưng Quốc hội, mệt mỏi với một thập kỷ chiến tranh, không có tâm trạng đó.
Tôi biết mình muốn kể lại phần lịch sử bị bỏ qua này của chúng ta, nhưng làm thế nào? Các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc, những người đứng ra đòi hỏi tài trợ không hiệu quả đều đã ra đi từ lâu. Nhiều người lính Mỹ chứng kiến sự sụp đổ của Sài Gòn vẫn còn sống, nhưng hiểu biết của họ về sự sụp đổ và hậu quả của nó còn hạn chế. Ai là người còn lại để kể câu chuyện mà họ đã thực sự kinh qua?
Cách đây không lâu, tôi đọc cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer” [Cảm tình viên] của Nguyễn Thanh Việt, cuốn sách làm sống động cộng đồng tị nạn phong phú và phần lớn bị bỏ quên của những cựu quân nhân Việt Nam từng chiến đấu cùng với người Mỹ, sau đó bỏ nước chạy đến những nơi như Los Angeles và Houston khi Cộng sản chiếm Miền Nam. Họ đã trực tiếp sống qua cuộc rút quân của người Mỹ và trải nghiệm sự hỗ trợ trên thực tế đang cạn kiệt về mọi thứ như nhiên liệu, giày lính và đạn dược. Và hầu hết trong số họ đã sống ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, vì vậy họ có thể có cả cái nhìn của một người ngoài cuộc và một công dân.
Dù không chắc có ai trong số những cựu chiến binh này muốn nói chuyện với tôi hay có nhiều điều để nói, nhưng tôi vẫn bắt đầu tìm kiếm một người trung gian có thể bắt nhịp cầu tin cậy. Tôi tìm thấy điều đó ở một cựu chiến binh Mỹ trẻ tuổi có cha mẹ là người Việt Nam và anh ta từng phục vụ tại Afghanistan. Anh ấy tên là Hugh Pham.
Sau khi trở về từ Afghanistan, Đại úy Phạm (vẫn còn ở trong Lực lượng Trừ bị ) muốn hỏi các cựu chiến binh Nam Việt Nam nhiều câu hỏi giống tôi. Các thành viên trong gia đình anh, những người từng chiến đấu chưa bao giờ nói về điều đó. Nhiều người trong số các cựu chiến binh, những người không có quê hương, những người chỉ có những câu chuyện về thất bại, dường như quyết tâm đưa câu chuyện của họ xuống mồ. Nhưng Đại úy Phạm bắt đầu theo dõi những cựu chiến binh này và phỏng vấn họ qua camera để cố gắng lưu giữ những câu chuyện của họ. Anh ấy đủ tốt bụng để kết nối tôi với một bảo tàng nhỏ dành riêng cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam [sic] đã mất, nằm trong một dải cửa hàng mua sắm không bắt mắt ở ngoại ô Westminster, California.
Vào tháng 6, tôi dành ra một vài ngày và đi gặp các cựu chiến binh tại bảo tàng này. Ngồi trên một bộ ghế xếp trong góc phòng, chúng tôi nói chuyện hàng giờ về những năm tháng họ được huấn luyện bên cạnh người Mỹ với niềm tin không thể lay chuyển rằng họ sẽ đánh bại quân xâm lược Cộng sản. Mọi người đều mô tả sự sụp đổ của đất nước mình như một thiên tai – như thể nền đất mà họ đinh ninh là vững chắc bỗng chốc bị sụt lún.
Một số người lo lắng rằng họ đang thấy lịch sử lặp lại ở Afghanistan. Họ nói về những khó khăn xảy đến sau khi Miền Nam sụp đổ: các đám đông người tị nạn tranh nhau lên thuyền, và nhiều năm sống trong các trại cải tạo khắc nghiệt dành cho những người không thoát ra được.
Cuộc chiến ở Afghanistan có đáng để chiến đấu không? Hầu hết những người đàn ông này không biết chắc. Họ không tin rằng chính phủ sở tại có thể thực sự điều hành đất nước, hay sự can dự tiếp tục của Mỹ sẽ dẫn đến hòa bình.
Nhưng tất cả đều rõ ràng về một điều: Hoa Kỳ có nhiệm vụ giúp đỡ những người Afghanistan đã làm việc với họ, và đảm bảo rằng họ có thể trốn thoát vào mùa Thu tới, [thời điểm Mỹ rút quân toàn bộ ra khỏi Afghanistan].
***
Dave Philipps là phóng viên quốc gia về quân sự và là người đoạt giải Pulitzer. Cuốn sách mới nhất của anh là “Alpha, Eddie Gallagher và cuộc chiến giành linh hồn của lính SEAL Hải Quân.”
_______
Bản tiếng Anh: ‘We Felt Betrayed’: Vietnamese Veterans See Echoes of 1975 in Afghanistan
Dear reader,
Call it journalistic pessimism. This spring, even before President Biden announced the withdrawal of all U.S. forces from Afghanistan, I began to think about how Kabul might compare with Saigon just before it fell in 1975. Were there clear differences? Important similarities? Maybe even lessons to be learned?
I began digging through The New York Times’s archives, reading all the dispatches out of Saigon starting shortly after all U.S. combat units left South Vietnam in 1973, and running up to the spring of 1975, when the republic was defeated by Communist forces.
It’s a period of history Americans rarely think about. When talking Vietnam, we tend to think less about the period after the big American ground combat offensives, which wound down after October 1971, than we do about the last U.S. helicopters lifting away from the roof of the American embassy in 1975.
But what happened in the years between was strikingly similar to what is happening now in Afghanistan: The U.S. signed a peace deal with the enemy that cleared the path to pull out American forces, but purposefully left its local ally out of the negotiations, and allowed enemy troops to retain their weapons and their territory.
Richard Nixon framed the pullout as a win, saying the U.S. had achieved its strategic goals. In the host country, people were both eager to get rid of the Americans and fearful of what their absence might bring. As U.S. investment dried up, the local economy sputtered and the South Vietnamese government could not support the vast, expensive military that years of American aid had built. Critical supplies started to dwindle and, as they did, so did morale.
“Last year the South Vietnamese Army still held the initiative in much of the country and was still taking territory from the Communists,” one Times correspondent wrote in December 1974. “Now the tables are turned. The stretched South Vietnamese forces, tired and short of ammunition and gasoline as a result of Congressional cuts in aid, are anxiously awaiting new blows from the Communists, who seem to have plenty of ammunition.”
Sounds a lot like the Afghan security forces and the Taliban today.
In South Vietnam, district capitals started falling, then larger regional cities. In the U.S., military leaders pressed for America to renew support, but Congress, weary of a decade of war, was in no mood.
I knew I wanted to retell this overlooked part of our history, but how? The Pentagon leaders who pressed fruitlessly for funding were all long gone. Many of the American troops who witnessed the fall of Saigon were still alive, but their understanding of the collapse and its aftermath was limited. Who was left to retell the story who really had lived it?
Not too long ago, I read Viet Thanh Nguyen’s novel “The Sympathizer,” which brought to life the rich and overwhelmingly ignored diaspora of Vietnamese military veterans who fought alongside the Americans, then fled to places like Los Angeles and Houston when the Communists took over. They had lived the American pullout firsthand and experienced the support drying up in real terms on things like fuel, boots and bullets. And most of them had lived in America for decades, so they might have both the view of an outsider and a citizen.
I wasn’t sure if any of these veterans would want to speak to me, or would have much to say, but I started looking for a go-between who could build a bridge of trust. I found it in a young American Army veteran of Vietnamese parents who had served in Afghanistan. His name was Hugh Pham.
After returning from Afghanistan, Captain Pham (he’s still in the Reserve) wanted to ask South Vietnamese veterans many of the same questions I had. His family members who had fought never spoke about it. Many of the veterans, men without a homeland, who only had tales of defeat, seemed determined to take their stories to the grave. But Captain Pham started tracking down these veterans and interviewing them on camera to try to preserve their stories. He was kind enough to connect me with a tiny museum dedicated to the lost Republic of South Vietnam, tucked in an unimposing strip mall in suburban Westminster, Calif.
In June, I set aside a few days and went to meet with veterans at the museum. At a set of folding chairs in the corner of the room, we talked for hours about their years of training alongside Americans and their unshakable beliefs that they would defeat the Communist invaders. Each described the fall of the country as a natural disaster — as if the ground they were sure was solid suddenly gave way.
Some of the men worried that they were seeing history repeat itself in Afghanistan. They talked about the hardship that came after the collapse: throngs of refugees scrambling to boats, and years spent in harsh re-education camps for those who didn’t get out.
Was the war in Afghanistan worth fighting? Most of the men weren’t sure. They didn’t have confidence that the government now in place could really run the country, or that continued American involvement would ever lead to peace.
But they were all clear on one thing: The U.S. had a duty to help the Afghans who worked with them, and to make sure they could escape if the fall came.
— Dave
Dave Philipps is a national correspondent covering the military and a winner of the Pulitzer Prize. His latest book is “Alpha, Eddie Gallagher and the War for the Soul of the Navy SEALs.”
Một phiên bản tiếng Anh mới: ‘In the End We Felt Betrayed’: Vietnamese Veterans See Echoes in Afghanistan
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy có những người VN chửi cả hai chế độ VNCH lẫn VNcs, cộng với đế quốc Mỹ ! Tôi không hiểu họ đang nghĩ, hay tự cho rằng họ là loại người gì ?! Họ thuộc về một cái giống gì gì đó trên thế gian này, hay chỉ là những kẻ “vong ơn, bội nghĩa”, những kẻ “vô tâm, vô cảm” đứng bên lề xã hội ?!
Từ Sài Gòn, Nam Việt Nam đến Kabul, A Phú Hãn !
******************************************
https://www.youtube.com/watch?v=kwZzsGNlERc
SÀI GÒN ƠI VĨNH BIỆT !
Người Lính già Sài Gòn
Hàng vạn Chiến binh xưa đang lưu sinh
Nơi bao xa bao là xa so với Mảnh Đất
Nơi các Chàng cựu chiến binh sinh ra
Mỗi 30 tháng Tư Đen nỗi nhớ bao la xâm chiếm hàng vạn trái tim
Và giờ đây nơi Paris, Washington, Canberra, London, Berlin
Hàng vạn Trái tim vẫn còn nhiệt huyết lưu đày lưu vong
Bỗng hôm nay 30 tháng Tư Đen thấy mình thật cô đơn
Buồn bã như vạn Lá vàng Mùa Thu trước gió
Người Lính già Sài Gòn
Hàng vạn Chiến binh thầm khóc
Muốn chết đi vì cảm giác hụt hẫng này
Hôm nay 30 tháng Tư Đen thấy mình thật cô đơn
Buồn bã như vạn Lá vàng Mùa Thu trước gió
Ôi Sài Gòn ơi !
Hàng vạn Chiến binh khao khát được gặp lại Sài Gòn
Thủ đô Tự Do thân yêu
Ôi Sài Gòn ơi !
Ôi Miền Nam hỡi !
Hàng vạn Chiến binh khao khát được gặp lại Sài Gòn
Thủ đô Tự Do thân yêu
Ôi Sài Gòn ơi !
Ôi Hà Nội hỡi !
Đã chìm trong cơn Đại Hồng Thủy rồi
Ôi Việt Nam dấu yêu yêu dấu hỡi !
Đã chìm trong cơn Đại Hán Thủy rồi
Giờ Phố dấu yêu yêu dấu Sài Gòn đã xa Anh rồi
Anh sống lưu vong lưu đày lưu sinh
Thiếu Quê Hương và Nắng Sài Gòn
Người Lính già Sài Gòn
Hàng vạn Chiến binh thầm khóc
Muốn chết đi vì cảm giác hụt hẫng này
Hôm nay 30 tháng Tư Đen thấy mình thật cô đơn
Buồn bã như vạn Lá vàng Mùa Thu trước gió
Ôi Sài Gòn ơi !
Anh thấy mình thật cô đơn
Buồn bã như chiếc lá úa vàng trước Thu phong
Sài Gòn ơi !
Anh muốn khóc thầm khóc lớn
Anh muốn chết đi vì cảm giác hụt hẫng này
Hôm nay 30 tháng Tư Đen thấy mình thật cô đơn
Buồn bã như vạn Lá vàng Mùa Thu trước gió
Ôi Sài Gòn ơi !
* * *
Chẳng để râu xồm Người Lính trẻ Kabul
Hàng vạn Chiến binh giờ đây sắp thất trận thua cuộc tan hàng
Sắp vào trại cải tạo tù đày
Ngay trên Quê Cha Quê Hương
Nơi các Chàng chiến binh sinh ra
Rồi mỗi tháng Bảy Đen nỗi nhớ bao la xâm chiếm hàng vạn trái tim
May phiêu bạt nơi Thế giới Tự do phương Tây
Paris, Washington, Canberra, London, Berlin
Hàng vạn Trái tim A Phú Hãn từng chiến đấu cho Tự do
Cho giải phóng Phụ nữ thoát kiếp mặt nạ khăn choàng đầu
Bỗng tháng này tháng Bảy Đen thấy mình thật cô đơn
Buồn bã như vạn Lá Phù dung đỏ trước gió Thu phương Tây
https://www.youtube.com/watch?v=rj3vrBv7le8
GOOD-BYE KABUL ! ADIEU KABUL !!!
Người Lính già Kabuk, A Phú Hãn
Hàng vạn Chiến binh thầm khóc
Muốn chết đi vì cảm giác hụt hẫng này
Tháng này tháng Bảy Đen thấy mình thật cô đơn
Buồn bã như vạn Lá Phù dung đỏ trước gió Thu phương Tây
Ôi Kabul ơi !
Ôi A Phú Hãn hỡi !
Hàng vạn Chiến binh khao khát được gặp lại Kabul
Thủ đô Tự Do thân yêu
Ôi Kabul ơi !
Đã chìm trong cơn Đại Hồng Thủy
Ôi A Phú Hãn hỡi !
Đã chìm trong cơn Đại Thanh Thủy đạo Hồi
TỶ LƯƠNG DÂN
Người Mỹ nhúng tay vào đâu nơi đó thối hoắc, đem xương máu tiền bạc đổ vào rồi rút lui nhục nhã, làm bạn với Mỹ bảo đảm một ngày nào đó sẽ bị bỏ rơi thân bại danh liệt như TT Marcos và Vua Iran.
Tụi chính trị gia Mỹ thằng nào như thằng nấy Dân chủ hay Cộng hoà như nhau, bây giờ quyền lợi phe nhóm nhiều hơn, đừng chửi Trump trốn quân dịch trên Bill Clinton cũng từng trốn quân dịch, ông Vinh Do chỉ biết chỉ trích người khác, nên công tâm mà còm, mấy ông già cựu quân nhân bảnh chọe trong bộ đồ rằn ri mỗi khi đến ngày 30 tháng 4 thật ra nhìn thấy nó kỳ kỳ, không biết mấy ông đó có bình thường hay không ? Nhìn chán lắm Đám Việt đã vàng không nông cạn như ông nói đâu? Thời da trắng sắp hết rồi Mỹ sẽ xuống những cho thằng khác lên đây là chuyện thường./
Những người cựu lính VNCH như tôi thấy, yêu một kẻ độc tài,đốn mạt,kỳ thị, ích kỷ,đầy lòng thù hận,nhỏ mọn,trốn lính như Donald G Trump. Họ dẫm đạp lên những hình lãnh tụ đảng Dân Chủ Mỹ khi họ không phải là kẻ thù của 81 triệu người dân Mỹ đã bỏ phiếu cho họ, trong ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại Quóc Hội Hoa Kỳ,và cầm cờ vàng VNCH phất phới trên thành cao của điện Capital, hí hửng cười tươi mặc quân phục cựu quân nhân VNCH chụp hình kỷ niệm ngày tiến chiếm nền Cộng Hòa Dân Chủ Mỹ 145 năm lập quốc khoe trên Facbook.Tôi cảm thấy tội nghiệp nhục nhã cho thân phận làm người Việt Tỵ Nạn,vì tôi nhận ra rằng không có một Quốc Kỳ nào của Dân Tộc khác ngoài cờ vàng ba sọc đỏ đứng chung những lá cờ thuyết âm mưu,cờ bọn da trắng thượng phong kỳ thị chủng tộc phất phới của ngày ô nhục.
Dĩ nhiên không có người nào dù là vô học vẫn biết chính phủ Mỹ lúc nào trên hết là quyền lợi của họ của dân tộc họ.Họ sẽ bỏ rơi tất cả, thì đám người Việt trong hay ngoài nước hy vọng ảo tưởng, ngu muội,trẻ con, ấu trỉ, là Trump sẽ đánh TÀU CỘNG cho họ.
Chuyên Mỹ bỏ rơi Afghanistan,thì cũng thường thôi,cũng như họ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam và nhiều Dân Tộc nhược tiểu khac.Dù Biden hay tổng thống nào khác của Mỹ.
Hãy sống tỉnh táo và đừng kỳ vọng vào lãnh tụ Da Trắng cường quốc,như những sự suy nghĩ nông cạn của đám Việt Da Vàng bây giờ.
Mỹ dư biết sau khi rút quân, Taliban sẽ chiếm toàn bộ Afghanistan, cũng giống như Việt cộng sẽ chiếm miền nam VN sau khi Mỹ rút ra khỏi VN. Từ bài học chiến tranh VN, Mỹ đã lưu lại ở Afghanistan lâu hơn, gấp đôi thời gian tham chiến ở VN, nhưng cũng không gỉải quyết được việc gì. Mỹ rút quân ra khỏi VN đã để lại một hậu quả vô cùng nghiêm trọng vì đã giúp cho Tàu cộng có cơ hội thao túng thế giới. Mỹ rút quân ra khỏi Afghanistan rồi cũng sẽ để lại một hậu quả nghiêm trọng không kém vì Afghanistan sẽ là trở thành căn cứ địa của đám khủng bố hồi giáo. Những năm tới đây thế giới sẽ phải điên đầu với cả hai đám Tàu cộng và khủng bố hồi giáo. Đấy là chưa kể đến đại dịch đang bắt đầu đến giai đoạn gay cấn chưa từng có vì các biến chủng mới của coronavirus.
Theo tớ đã đến lúc xếp bỏ cờ vàng 3 soc và cờ đỏ sao vàng. Ăn cho lắm, hưởng cho nhiều ” mất nước” còn oan cía gì. Bây giờ thì thôi rồi còn gì để mà nói để mà ” dựng” cờ khởi nghĩa. Toàn dân, toàn đảng, toàn nhân sĩ đang cố gắng lập An Toàn Khu nơi phía Tây quả cầu. Nhanh chân lên nào cho kịp tiến độ 4.0 ( không quê hương, không dân tộc, không còn gì để phá, không còn nuối tiếc)