Jackhammer Nguyễn
7-3-2021
Lời giới thiệu: Tổng thống Mỹ Joe Biden khởi sự chính sách đối ngoại tương phản rất rõ so với người tiền nhiệm của ông là Donald Trump. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự cạnh tranh, đối đầu toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sắp tới đây. Nhà bình luận William Pesek, một chuyên gia về Đông Á và Nhật Bản, mới đây có bài viết đăng trên báo Nikkei Asia có tựa đề: “Biden is the rival China’s Xi has been fearing all along”, tạm dịch: “Biden là đối thủ mà Tập Cận Bình luôn lo sợ”. Sau đây là bài tóm lược.
***
Khi ông Tập Cận Bình đang vạch ra kế hoạch năm năm tới để thống trị kinh tế toàn cầu, ông ấy cảm thấy nhớ… Donald Trump làm sao!
Sao lại thế nhỉ? Chả lẽ ông Tập nhớ cái chuyện ông Trump đánh thuế hàng Trung Quốc, hay là cấm cửa những đại công ty của Hoa lục? Hay là những dòng tweet ác ý từ tòa Bạch Ốc? Không phải đâu, ông ấy lo lắng là những chuyện mà ông Trump không làm, sẽ được ông Biden làm. Đó chính là điều ông ấy lo ngại.
Thế ông Trump đã làm cái gì nào? Ông ấy phát động chiến tranh thương mại kiểu thập niên 1980 (lạc hậu gần nửa thế kỷ chứ ít gì), ông ấy ca ngợi than đá (điều mà chả ai dùng nữa). Nếu những việc ấy cứ tiếp tục thì nước Mỹ chẳng ra hình ra dạng gì trong cả chục năm nữa. Thay vì tạo dựng một nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ và sáng tạo, ông Trump lại đi vật nhau với Trung Quốc, để tìm cách giật lấy những cái vặt vãnh.
Ông Biden đang làm ngược lại hẳn, ông đang cường lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ) và cũng đang có kế hoạch cho riêng tương lai của nước Mỹ.
Đầu tiên là ông nỗ lực dập tắt dịch Covid-19, rồi bơm vào nền kinh tế 1,9 ngàn tỷ Mỹ kim, để cho nền kinh tế Mỹ bật trở lại một cách tốt đẹp.
Khi Biden đổ tiền khôi phục cơ sở hạ tầng của Mỹ, ra lệnh các cơ quan nhà nước mua hàng sản xuất tại Mỹ, tăng cường luật chống độc quyền, tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi vị trí độc quyền trong chuỗi cung ứng toàn cầu,… thì đảng của ông Tập sẽ phải khựng lại, các nhà đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc trở nên do dự hơn.
Khi nước Mỹ muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, thì sự cạnh tranh với quốc gia đông dân nhất thế giới này trở nên thật sự hơn.
Ông Trump tách ra khỏi thế giới, với sự cô độc của nước Mỹ, làm cho nước này ở vào một vị trí rất tồi tệ để cạnh tranh.
Ông Obama khi đề ra chủ trương xoay trục về châu Á, là sau khi nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Thời ông Bush (2001-2009), nước Mỹ bị chi phối bởi các cuộc chiến Trung Đông hơn là cạnh tranh với Trung Quốc.
Ông Obama đã thử làm nhiều chuyện một lúc. Kế hoạch Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của ông ấy là cơn ác mộng của ông Tập. Kế hoạch ấy bao gồm 12 nước với tổng sản lượng đến 40% tổng sản lượng toàn cầu, để đối phó với Trung Quốc.
Ông Tập thở phào nhẹ nhõm khi ông Trump dẹp đi kế hoạch đó vào năm 2017. Và vào năm 2020, ông Tập lấp chỗ trống mà Mỹ để lại bằng tổ chức 15 quốc gia của ông ấy có tên là Hợp tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Ông Biden bây giờ có thể tham gia TPP trở lại, nhưng tình thế đã đổi khác, với nước Mỹ bị chấn thương trong bốn năm vừa qua. Bốn năm qua, Silicon Valley có làm được chuyện gì lớn đâu ngoài bán quảng cáo. Cuối cùng nước Mỹ đã trở lại với sức mạnh của nó, đó là nâng cao năng lực chế tạo, phát triển giáo dục và cơ sở hạ tầng, từ lưới điện cho đến tàu cao tốc, và còn chú ý chuyện khí thải nữa.
Trung Quốc đang chứng kiến các sắc lệnh hành pháp của Biden, liên kết với các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các quốc gia đồng minh kỹ nghệ cao, nỗ lực sản xuất vật liệu bán dẫn để không còn phải dựa vào nền kinh tế của ông Tập nữa.
Dĩ nhiên là chúng ta không ngạc nhiên khi phe ông Tập lên tiếng nói những chuyện như là không dựa vào vật liệu bán dẫn của Hoa lục, sản xuất pin dung lượng cao (dành cho xe điện), các nguyên liệu dược phẩm, đất hiếm,… là những điều mơ mộng. Ông Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói những ý định đó là những ý định chủ quan, như là để loại Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng, là không thực tế.
Điều ông Triệu nói có thể đúng trước ngày 20/1/2021, là ngày ông Biden nhậm chức, nhưng nay nước Mỹ đa năng đã quay trở lại rồi, và tòa Bạch Ốc nhìn về phía trước chứ không phải những vinh quang cũ xưa.
Kế hoạch của ông Biden sẽ đưa đến chuyện là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thật sự cạnh tranh với nhau hơn, chứ không còn là võ mồm như trước.
Đối với ông Trump và những người theo ông ấy thì kế hoạch của Biden là chuyện đầu hàng Bắc Kinh (vì đâu còn những chuyện đánh nhau ầm ĩ tay đôi như dưới thời ông ta nữa), nhưng thật ra đấy là kinh tế và là chính trị hiện thực. Tham vọng của ông Tập và sự khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc làm sao có thể chế ngự bằng cách đánh thuế, hay là bóp cổ mấy đại công ty Hoa Vi, Ant, Tencent,… cho được!
Ông Biden rất khôn ngoan khi đưa nước Mỹ trở lại, nhắm đến năm 2025 và xa hơn nữa. Trong khi ông Trump lại kéo nước Mỹ trở lại thời đốt than đá và khai thác thạch miên (*), thì trong mấy năm qua ông Tập đầu tư hàng ngàn tỷ Mỹ kim vào khoa học không gian, trí khôn nhân tạo, kỹ thuật sinh học, tiền kỹ thuật số, xe hơi điện, thế hệ truyền thông đời thứ 5, năng lượng tái tạo, robot, vật liệu bán dẫn,… với mục đích tạo dựng cho người Trung Quốc một thung lũng điện tử của chính họ.
Trái hẳn với Trump, ông Biden sẽ đầu tư hàng trăm tỷ Mỹ kim, bắt đầu bằng 300 tỷ, cho việc nghiên cứu, giữ cho khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ luôn ở thế dẫn đầu. Ông ấy sẽ phải suy nghĩ lớn hơn những gì mà ông Tập làm được bốn năm qua.
Dĩ nhiên mọi chuyện không phải là lý tưởng, nhưng bên cạnh đó, những mục tiêu và hành động của ông Tập như là tiêu diệt nền dân chủ ở Hong Kong, gây gỗ với Ấn Độ, quậy phá ở biển Đông, đàn áp người Tân Cương… không đem lại cho Trung Quốc chút lợi nào về quyền lực mềm.
Chính vì thế, trong tuần lễ này đây, ông Tập và các đồng sự đang vạch ra kế hoạch cạnh tranh công nghệ, từ kỹ thuật sinh học cho đến xe hơi điện và khinh khí (hydro), thiết kế các chip điện tử, làm sao để họ không phải lệ thuộc chuyện thiết kế vào các đại gia (Mỹ) như là Intel, Nvidia, Qualcomm…
Đấy là nơi chuộc chiến kinh tế tương lai sẽ diễn ra. Và khi ông Tập chuẩn bị cho tương lai, thì hành động của ông Biden là điều mà ông ta sợ nhất.
____
(*) Thạch miên, còn gọi là amiăng, tên tiếng Anh là asbestos, một loại khoáng chất ngày xưa dùng trong nước sơn, vật liệu cách nhiệt, rất có hiệu quả nhưng gây ung thư phổi.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken, lần đầu tiên từ khi nhậm chức, tuyên bố lập trường ngoại chính với TQ:…rằng
– “sẽ giảm động thái để bị lôi cuốn vào xung đột (với TQ)
(nguyên văn: “less prone to conflict,)
– sẽ chỉ “đối nghịch” (với TQ) nếu cần thiết thôi (be “adversarial,” if necessary, with China (= adversarial when it must be)
Vì sao nước Mỹ của Biden-Blinken lại có thái độ rụt rè như thế với TQ?!
(trái ngược hoàn toàn với chính sách về TQ của cựu tổng thống D. Trump-Pompeo – từng tiến hành một cuộc chiến mậu dịch gay gắt không thương xót tấn công Bắc kinh, mạnh mẽ quy kết rằng con virus corona là rò rỉ từ phòng thí nghiệm của tp Vũ Hán, và thách thức nổ lực của TQ cố kiểm soát Biển Đông)
Đây là lý do:
(Theo nguyên văn phát biểu của Blinken, Trung quốc là)
“…nước duy nhất có sức mạnh kỹ thuật, sức mạnh quân sự, ngoại giao và kinh tế để thách thức nghiêm trọng hệ thống vững chắc và cởi mở – là toàn bộ các quy tắc, giá trị, và các mối quan hệ đã khiến cho thế giới nầy vận hành theo cái cách (người Mỹ) chúng ta muốn” (nó vận hành)
(Nguyên văn: “the only country with the economic, diplomatic, military, and technological power to seriously challenge the stable and open international system — all the rules, values, and relationships that make the world work the way we want it to.”)
Nguyên văn lời tuyên bố của ngoại trưởng Blinken về lý do tại sao chính sách của Biden đối với TQ lại mềm mỏng, (“tránh gây gổ với TQ”, “chỉ đối nghịch nếu cần”) cho thế giới thấy
ý chí Mỹ lãnh đạo “thế giới tự do” chống lại hung đồ to đầu nhất đại diện thế lực phản nhân loại duy nhất còn sót lại sau 1991 là…bạc nhược, ở thế tự nhận mình là yếu, thế co vòi, lùi, chịu nhịn
(“nếu cần” tức là chỉ dựa trên đánh giá tình hình và quyết định của chính Mỹ, nhân danh quyền lợi chiến lược của Mỹ, hoặc vạn bất đắc dĩ không tránh được nữa vì bị sỉ nhục, thách thức quá lộ liễu trước con mắt quốc tế) thì mới dám “be adversarial” .
Vậy, dựa vào cái gì, Jackhammer phóng một cái tít đao to búa lớn
“Biden là đối thủ mà Tập Cận Bình luôn lo sợ”
rồi suy diễn, tán hươu tán vượn???
Tử tế với TQ…thì nó ôm, nó ngủ chung, nó mò túi, tuồn APIs and drugs from China vào cho tganh niên Mỹ xài thoải mái;
nó muốn cho khoẻ mạnh hay bệnh hoạn tuỳ theo cán cân quyền lợi diễn biến nghiêng ngã thế nào, song phương hay trên trường quốc tế, theo ý nó.
Nó âm thầm chiếm lĩnh trận địa quân sự, khuếch trương thanh thế ngoại giao quốc tế, cài đặt đòn thế- bày binh bố trận vốn là sở trường từ tổ tiên Tôn Tử, Yến Tử, Trương Nghi…khi nước Mỹ đã cạn elite, mò mãi mới ra được một cụ già nói trước quên sau…
Thì lấy đâu mà làm cho Xi “luôn lo sợ”.
Mere jokes. Just for fun…
Không tử tế thì nó khiêu khích, va chạm, lấn lướt, leo thang…trong một trận đồ đã chủ động bày biện từ lâu rồi.
Thông điệp chính mà Biden, qua Blinken, gửi cho Xi Jinping là
“we will not promote democracy through costly military interventions or by attempting to overthrow authoritarian regimes by force.”
( “chúng tôi sẽ không cổ suý dân chủ bằng những can thiệp quân sự tốn kém hoặc bằng nổ lực lật đổ những chế độ độc tài bằng sức mạnh”!
(Tương ứng với câu “Ngươi không đụng đến ta, ắt ta không đụng đến ngươi” của Mao > Nixon)
Và Blinken cam đoan lần chót
“And finally, as the President has promised, diplomacy – not military action – will always come first”
( Và sau hết, như ngài Tiingr thống đã hứa, là ngoại giao- chứ không phải hành động quân sự- sẽ luôn đi trước hết”)
Tình hữu nghị Mỹ Trung muôn năm.
Bye HongKong, Myanmar…and bye the Uyghurs in the Xinjiang Uyghur Autonomous Region !
Expect no more from the US. Sorry!
Ở đó mà “Tập Cận Bình luôn lo sợ”!
noi chuyen chung chung nhu cac ong csvn, khong dua ra duoc mot chung minh cho gia thuyet cua minh, chan thiet bai viet vo ich phi cong doc.