Tác giả: Justine Coleman
Dịch giả: Dương Lệ Chi
4-1-2021
Một công ty luật có trụ sở tại Milwaukee [bang Georgia] cho biết, họ “lo ngại” về sự tham gia của luật sư Cleta Mitchell trong cuộc điện đàm hôm thứ Bảy giữa Tổng thống Trump và Bộ trưởng Hành chánh Georgia, Brad Raffensperger.
Foley & Lardner là công ty luật nơi Mitchell có phần sở hữu, đã đưa ra một tuyên bố sau khi báo Washington Post đăng tải băng ghi âm một cuộc gọi, trong đó Trump liên tục yêu cầu ông Raffensperger “tìm” 11.780 phiếu bầu, để biến Trump trở thành người chiến thắng ở bang này, thay vì Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Công ty [Foley & Lardner] cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi biết và lo ngại về sự tham gia của bà Mitchell trong cuộc gọi điện thoại ngày 2 tháng 1 và đang làm việc để hiểu kỹ hơn về sự tham gia của bà”.
Tuyên bố nói rằng, Foley & Lardner đã đưa ra quyết định hồi tháng 11, rằng hãng luật này không đại diện cho “bất kỳ đảng nào tìm cách tranh chấp kết quả cuộc bầu cử tổng thống”.
Công ty cho phép các luật sư của mình tham gia quan sát các vụ đếm phiếu lại và các hoạt động tương tự với tư cách cá nhân, miễn là họ không đóng vai trò cố vấn pháp lý.
Trong cuộc gọi hôm thứ Bảy, Trump nói với ông Raffensperger rằng: “Tôi chỉ muốn tìm 11.780 phiếu bầu, nhiều hơn một phiếu bầu mà chúng tôi có. Bởi vì chúng tôi đã thắng ở tiểu bang“.
Mitchell là một trong số các luật sư có mặt trong cuộc gọi, đã chất vấn ông Raffensperger vụ điều tra của ông về cuộc bầu cử ở Georgia, kết luận rằng Biden đã giành chiến thắng ở tiểu bang này.
“Ông có dữ liệu và hồ sơ mà chúng tôi không có quyền truy cập, ông tiếp tục nói với chúng tôi và tuyên bố công khai rằng, ông đã điều tra điều này và ông biết đó, không có gì để thấy ở đây. Nhưng chúng tôi không biết điều đó. Tất cả những gì chúng tôi biết là những gì ông nói với chúng tôi“, bà Mitchell nói, theo văn bản ghi lại.
Bộ trưởng Georgia phản bác tuyên bố của Mitchell và Trump về cuộc gọi, nói rằng “Chúng tôi không đồng ý rằng ông đã thắng”. Ông cũng nói, các quan chức Georgia tin rằng cuộc bầu cử diễn ra công bằng.
Mitchell đã không trả lời yêu cầu bình luận ngay lập tức, nhưng trước đó đã đưa ra một tuyên bố cho Washington Post, bảo vệ cuộc gọi.
Luật sư [Mitchell] nói rằng, ông Raffensperger “đã đưa ra nhiều tuyên bố trong hai tháng qua, đơn giản là không đúng và tất cả những người có liên quan tới những nỗ lực đại diện cho thách thức bầu cử của Tổng thống đã nói điều tương tự: Hãy cho chúng tôi xem hồ sơ của ông mà ông dựa vào đó để đưa ra những tuyên bố này, rằng các con số của chúng tôi là sai”.
Mark Meadows, Chánh Văn phòng tòa Bạch Ốc, là người cũng có mặt trong cuộc gọi đó, cho biết, Mitchell “không phải là luật sư lo về hồ sơ nhưng có liên quan”, theo báo Milwaukee Journal Sentinel.
Mitchell có trụ sở tại D.C. và đại diện cho một số nhóm cánh hữu và đảng Cộng hòa, gồm Ủy ban Thượng viện Quốc gia của đảng Cộng hòa, Hiệp hội Súng trường Quốc gia và Hội đồng Trao đổi Lập pháp Hoa Kỳ.
Dự án Lincoln, nhóm Cộng hòa chống Trump, đã đăng trên Twitter số điện thoại của văn phòng Foley & Lardner ở Milwaukee và D.C., khuyến khích những người theo dõi, chia sẻ suy nghĩ của họ về sự tham gia của bà Mitchell trong cuộc điện đàm.
Việc công bố băng ghi âm cuộc gọi tới Georgia diễn ra vài ngày trước khi Quốc hội dự kiến nhóm họp để chứng nhận kết quả bầu cử, dù hàng chục đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện dự định tranh chấp phiếu bầu của Đại Cử Tri.
Chia xẻ với các ý kiến của bác “Thien Nhan” trong phần facebook ! Nếu không được “pardon” trong những ngày cuối, số mafia phải hầu tòa, chắc chắn sẽ không ít.
——-
Trump heo & lái súng Putin sẽ “quậy tới bến” thì chắc không ai còn ngạc nhiên nữa- Ai nấy chỉ còn chờ xem các tập tiếp theo mà thôi…Nhưng liệu “lật ngược kết quả “có thành công không ? cá nhân tôi nghĩ: Never !
Không phải sự quyết tâm của hệ thống chính trị Mỹ thể hiện qua gần 60 lần bác bỏ trò hề, mà vì một nguyên nhân hợp lý hơn . Ta có thể thấy, “Ủy ban Giám sát và Kiểm soát bầu cử Mỹ 2020” đã đưa ra tuyến bố bác bỏ toàn bộ các cáo buộc gian lận của bên Trump heo ,trong đó có một dòng đáng lưu, họ khẳng định: “Cuộc bầu cử lần này là “Vô Cùng An toàn” !…là “An toàn nhất từ trước đến nay” …
Theo một suy luận hợp logic, chữ “An toàn” ấy cho thấy hình ảnh thấp thoáng của một Kế hoạch “rút kinh nghiệm” chi tiết và mạnh mẽ ! Sau trận “Trân Châu Cảng” thông tin mật ấy, hệ thống Giám sát & Bảo vệ bầu cử năm 2020 tất nhiên đã “rút kinh nghiệm” , đã có “solutions” và “action plans”, “back up plans”… nghiêm túc và mạnh mẽ, rõ ràng là để bảo vệ nghiêm ngặt Giá trị cốt lỏi và quý giá nhất của nước Mỹ :
Niềm tin vào Lá phiếu cử tri !
Có nghĩa là, hệ thống Giám sát & Bảo vệ bầu cử 2020 sau khi “trọng thương” ,đã quyết “phòng thủ” bằng mọi giá để “ never happen again”. Không bao giờ cho phép “sự kiện ô nhục” ấy xảy ra một lần nữa. Họ đã tỉnh ra, ngay sau cái thực trạng nát bét của cuộc bầu cử năm 2016, bị“trọng thương” bởi băng đảng hacker của Putin , với sự tiếp tay của đám cố vấn lưu manh của Trump heo , phối hợp nhịp nhàng với chiêu tung thông tin mật một cách chọn lọc, khôn khéo thuyết phục và đe dọa đầy chủ đích như có lần đã nói .
Không chỉ “phòng thủ” mà có lẽ còn cả “phản công” . Với khả năng của Mỹ, lần này đừng nói là “hack” mà ngay cả việc lén lút gian lận đôi chút cũng sẽ vô cùng khó khăn và có thể sẽ đón nhận vô vàn nguy hiểm, thậm chí phản đòn đến…. tận điện Kremlin…( Do đó, cho dù đại ca Putin có muốn xài lại chiêu cũ với Binden, cố bảo vệ “con cờ Trump heo” một lần nữa, cũng không dễ dàng gì. Mặc dù y tất nhiên đang rất cần một thằng hề to mồm , vẫn muốn y tiếp tục đánh lạc hướng dư luận thêm 04 năm nữa , tránh chĩa mũi dùi vào Nga của y, như trong thời Obama. )
Ở đây, có một lưu ý nhỏ cho các “cháu ngoan bác Trump” :
Lần này, là một cuộc bầu cử “Thành công và rất An toàn” ( tức rất uy tín), trước tất cả các quan sát viên quốc tế của các châu lục , chứ không chỉ của các đảng phái chính ở Mỹ và…bọn phản gián, kích động của Putin hay Tập. Nên thậm chí , một khả năng cực thấp là dẫu cho có bị hack như 2016, thì cũng đừng hòng hệ thống Chính trị & Tư pháp ở Mỹ sẽ tuyên bố ngược lại kết quả hiện nay ! Rất khó xảy ra gian lận nào đó, nhưng dù “có xảy ra” thì hệ thống Chính trị Mỹ cũng buộc sẽ phải cùng nhau che chắn và bảo vệ “niềm tin của người dân Mỹ” bằng mọi giá.
Hiến pháp Mỹ chỉ là một định hướng tổng quát, mang tính lý tưởng, chung nhất và khá trừu tượng, trong khi đó “sự kiện bầu cử Mỹ” mới chính là sự “hiện thực hóa”của Hiến pháp Mỹ.
“Uy tín bầu cử” ở Mỹ, có tầm quan trọng nền tảng, tương tự như Hiến pháp. Vì sao? Vì khi niềm tin vào “thể chế bầu cử” bị sụp đổ thì nước Mỹ sẽ tự sụp đổ không cần một viên đạn nào . ( Không chỉ vì “ vô tín bất lập” mà còn vì đó cũng chính là uy tín và hình ảnh nước Mỹ, có ảnh hưởng vừa lợi ích an ninh đối nội- đối ngoại, vừa lợi ích lâu dài cho cả tương lai mai sau…)
Nó quan trọng đến nổi, ngay cả khi , giả sử, cần phát động “nội chiến”để bảo vệ “kết quả bầu cử” , giới lãnh đạo Mỹ cũng sẽ làm để không cho phép thay đổi kết quả bầu cử. Trong mọi trường hợp, đừng hòng có một sự thay đổi kết quả bầu cử nào ! (Có lẽ cũng tương tự như họ đã phải “ cắn răng” trong lần Hillary với bầu cử 2016 vậy !) . Nội chiến thì chỉ thêm máu và xác chết, còn kết quả thì đừng hòng thay đổi !
Nếu có thể hiểu rõ “chính trị” buộc phải là như vậy, thì đám “cháu ngoan bác Trump” cuồng dốt và điên dại kia sẽ… bớt giỡn, dẹp sạch mọi hy vọng hão huyền nhặc mót từ bọn QAnon đi, bớt bịa đặt, tự sướng với nhau đi là vừa !
Đám cuồng , có bản chất hèn nhác,”to mồm phù Thịnh” tuy không đóng vai trò gì quan trọng, nhưng cũng đã “phối hợp nhịp nhàng” cùng bọn DLV giả cuồng của CSVN, đã giúp Putin-Trump rất đắc lực. Chỉ hy vọng họ cuồng vì ngu và hèn, chứ không phải cố ý ? Vì ngu nên không đủ sức hiểu ra, rằng chính họ đang nhiệt tình góp tay tàn phá nền móng Tự do, làm hại cái quốc gia ngày nào đã rộng tay cưu mang họ và gia đình…
Cũng phải thôi ! Nếu đủ khả năng phân tích lợi hại, đúng sai một cách bao quát, làm sao có thể gọi họ là “cuồng Trump” nữa ?