Tác giả: Jim Golby
Dịch giả: Trúc Lam
8-12-2020
Lời giới thiệu: Hôm qua, Tướng bốn sao Lloyd Austin được ông Biden chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các của ông. Đại tướng Austin sinh năm 1953, tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoa Kỳ (West Point) năm 1975 và đã phục vụ 41 năm trong quân ngũ. Nếu được Thượng viện Mỹ chuẩn thuận, tướng Austin sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng da đen đầu tiên.
Từng là Tư lệnh của Bộ chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ (USCENTCOM), là một trong mười một bộ chỉ huy tác chiến hợp nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, Tướng Austin về hưu năm 2016. Theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947, một người giữ chức vụ quân sự phải sau 7 năm mới có thể nắm chức vụ bên dân sự. Tuy nhiên, tướng Austin mới về hưu hơn 4 năm, để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Austin cần có sự miễn trừ đạo luật này từ Quốc hội, tương tự như tướng James Mattis trước đây.
Sau đây là ý kiến của ông Jim Golby, từng là cố vấn đặc biệt cho hai Phó tổng thống Joe Biden và Mike Pence, nói về lý do vì sao tướng Austin không nên làm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ.
Sau bốn năm đầy biến động, chúng ta cần ban lãnh đạo dân sự và sự trở lại bình thường.
Tổng thống đắc cử Joe Biden dự định sẽ đề cử Lloyd Austin, một tướng quân đội đã về hưu, làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Tướng Austin là một cựu tư lệnh có năng lực và được kính trọng của Bộ Tư lệnh Trung tâm, nhưng một [chức vụ] dân sự – không nên là một tướng vừa nghỉ hưu – lãnh đạo Lầu Năm Góc.
Như vậy, ông Biden sẽ cần Quốc hội miễn trừ áp dụng Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947, yêu cầu một bộ trưởng tương lai phải đợi bảy năm sau khi kết thúc nhiệm vụ tại ngũ với tư cách là một sĩ quan chính thức và Tướng Austin chỉ mới nghỉ hưu từ năm 2016. Đây sẽ là lần thứ ba, một tổng thống yêu cầu được miễn trừ – Tổng thống Harry Truman với tướng George Marshall hồi năm 1950 và Tổng thống Trump với tướng James Mattis [năm 2017].
Các nhà lập pháp đưa ra đạo luật an ninh lúc đầu tin rằng, chỉ những trường hợp đặc biệt mới có thể khiến một tướng lĩnh hoặc một đô đốc mới nghỉ hưu làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Họ đã hệ thống hóa thành luật thời hạn 10 năm để hạ nhiệt (nhưng Quốc hội hồi năm 2008 đã giảm xuống còn bảy năm).
Thượng nghị sĩ Harry Cain từ bang Washington đặc biệt lo lắng rằng, các sĩ quan nghỉ hưu không lâu [trước khi nhậm chức] sẽ quá gần gũi với bạn bè của họ vẫn đang tại ngũ. Khi Truman xin miễn trừ cho Marshall, ông Cain đã phản đối cựu tướng vì lý do đó, mặc dù tướng Marshall trước đó từng là ngoại trưởng đáng ngưỡng mộ.
Những lo ngại của Thượng nghị sĩ Cain đã được lịch sử chứng minh. Marshall đứng trước cuộc khủng hoảng giữa quân sự và dân sự, phát triển giữa Truman và Tướng Douglas MacArthur, là người đồng cấp cũ của Marshall. Marshall thậm chí còn cố gắng ngăn cản việc sa thải MacArthur mà không chịu phối hợp [với tổng thống], liên quan đến chính sách Chiến tranh Triều Tiên của Truman, trước khi miễn cưỡng ủng hộ lời kêu gọi của tổng thống. Ngày nay chúng ta nhớ đến Marshall trong thời gian ông làm ngoại trưởng nhiều hơn là thời kỳ ông làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Khi Tổng thống Trump đề cử ông Mattis, cựu tướng Thủy quân Lục chiến, một số chuyên gia tin rằng, Quốc hội có ngoại lệ. Ông Trump vào tòa Bạch Ốc với kinh nghiệm ít nhất về an ninh quốc gia so với bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử và một số người nghĩ rằng, ông Mattis sẽ cung cấp một bàn tay vững chắc – với tư cách là một trong những “người lớn trong phòng” – để chống lại các khuynh hướng tồi tệ nhất của tổng thống. Mặc dù nhiệm kỳ của ông làm dấy lên một số lo ngại nghiêm trọng về mối quan hệ giữa quân sự với dân sự, nhưng có một trường hợp rõ ràng rằng, ông Mattis đã làm chính xác điều đó.
Cũng giống như Marshall, ông Mattis vẫn còn thân thiết với các đồng nghiệp cũ trong quân ngũ. Khi chính quyền Trump đấu đá nội bộ, khiến các công việc dân sự quan trọng không được thực hiện, ông Mattis dựa nhiều vào Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Joseph Dunford và các sĩ quan quân đội khác. Các nhà lãnh đạo chính trị dân sự ở Lầu Năm Góc dường như đã phải đứng ngoài cuộc.
Sau khi ông Mattis ra đi, trò chơi ‘chiếc ghế âm nhạc’ bắt đầu. Trong hai năm, bốn người giữ chức bộ trưởng quốc phòng của ông Trump với tư cách là người chuyên trách hoặc chỉ nắm “quyền” thừa hành.
Không có một bộ trưởng nào đủ mạnh để can thiệp sự nóng nảy, hờn dỗi và phẫn nộ của ông Trump, thường thay thế quy trình và sự tôn trọng tại Lầu Năm Góc. Có những lúc tổng thống chửi rủa, như ông đã làm khi ra lệnh giảm số quân xuống còn 2.500 người ở Afghanistan và Iraq trước ngày 15 tháng 1. Cuộc thanh trừng các nhà lãnh đạo dân sự hậu bầu cử của ông Trump đã khiến Bộ Quốc phòng trở nên trống rỗng.
Lầu Năm Góc hiện cần lập lại các quy trình an ninh quốc gia truyền thống và trở lại trạng thái bình thường. Tổng thống đắc cử Biden chắc chắn sẽ muốn hợp thức hóa việc giám sát dân sự đối với các kế hoạch chiến tranh, tăng cường tính minh bạch xung quanh các hoạt động quân sự và vạch ra một tầm nhìn mới và có lẽ rất khác, cho ngân sách quốc phòng.
Nhưng việc bổ nhiệm một vị tướng đã nghỉ hưu khác lãnh đạo Lầu Năm Góc, sẽ không giúp mọi việc trở lại bình thường. Ngay cả khi một vị tướng về hưu như ông Mattis là người phù hợp dưới thời Trump, nhưng thời đó đã qua. Một ngoại lệ mà phía lập pháp ban hành vào thời điểm đặc biệt không nên trở thành một quy tắc mới.
Sau 4 năm tương đối tự quản, nếu thất thường, dưới thời ông Trump, các nhà lãnh đạo quân sự có thể kêu ca khi các lãnh đạo an ninh quốc gia dân sự yêu cầu kiểm tra công việc của họ. Ở một mức độ nào đó, điều đó là lành mạnh. Quá nhiều xích mích cũng có thể làm ngừng trệ hoặc làm chậm tiến độ, đúng vậy, nhưng cần có một mức độ nhất định để quản trị đúng đắn.
Sự cần thiết của lãnh đạo có kinh nghiệm trong Lầu Năm Góc để quản lý mâu thuẫn này là rất quan trọng. Ngay cả George Marshall cũng nhận ra, ông Biden sẽ rất khôn ngoan khi chọn một nhân vật dân sự mạnh mẽ đảm đương nhiệm vụ.
Tại buổi điều trần chuẩn thuận của Marshall, Thượng nghị sĩ Lyndon Baines Johnson đã hỏi ông về việc kiểm soát dân sự. Marshall nói điều đó với tư cách của một thiếu úy, “Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ làm được bất cứ điều gì trong Quân đội, trừ khi bộ trưởng chiến tranh là một người lính“. Nhưng ông nói thêm: “Khi tôi già dặn hơn và phục vụ qua một số chiến dịch quân sự lịch sử, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Philippines, tôi đi đến kết luận rằng, ông ấy không bao giờ nên là người lính“.
Marshall hiểu rằng, kinh nghiệm và huấn luyện quân sự có thể là sự chuẩn bị không đầy đủ cho những thách thức chính trị mà một Bộ trưởng Quốc phòng phải đối mặt. Marshall cũng giống như Tướng Mattis, phục vụ vì tổng thống yêu cầu ông làm như vậy. Nhưng MacArthur đã chứng minh rằng, trên thực tế, một vị tướng về hưu không phải là người phù hợp để giúp Truman kiểm soát các tướng lãnh khác.
Tổng thống đắc cử Biden không nên đặt Lloyd Austin, cũng như bất kỳ tướng lĩnh hay đô đốc nào khác nghỉ hưu gần đây, vào vị trí tương tự. Tướng Austin là một công chức tốt, và ông ấy có thể sẽ tiếp tục phục vụ quốc gia khi ông không còn mặc đồng phục. Nhưng Lầu Năm Góc sẽ không đúng chỗ để ông thực hiện điều đó.
Hôm nay Joe Biden đã có thư giải thích vì sao ông đề cử vị tướng này làm BT QP. Đề nghị chủ trang cho đăng lên trang này để rộng đường dư luận. Thank you.
Bác Tướng này quản trị nhếch nhách khiến Thuế dân Mỹ mất hơn 500 triệu đô n..a khi bác ấy quản n..ý không minh bạch tại Chiến trường Syria và các ông đạo phất lên với Nhà Nước Hồi giáo ..may mà bàn tay sắt của TT Trump đã phá toang nhà nước Hồi giáo rộng hơn cả Nước ANH vắt vửơng trên nhiều biên giới giáp giới với Syria và họp báo Trump bảo Cầm đầu nhà nước này tự sát nổ tung lựu đạn khi con chó săn dí hắn cuối tận đường hầm ….
TRICH TREN
McArthur đã tuyên bố một câu nói để đời mà ông trích dẫn từ một bài ca của lính:
“Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ nhạt nhòa dần thôi”.
HET TRICH
Bác tướng này chắc bạn nối khố với chú KhôngBaMá
“CHẮC 2 BÁC lính già trên CHẮC CHẮN chết KHÔNG DẤU VẾT, NÔ BEO HÒA BÌNH chỉ nhạt nhòa dần thôi TRƯỚC NHỮNG THỎI VÀNG nhẫn kim cương mẹ đĩ CHỚP NHAY NHÁY SÁNG TRONG NGÂN HÀNG THỤY SĨ mà thôi”.
HA HA AHA AHA !!
HA HA AHA AHA !!
HA HA AHA AHA !!
HA HA AHA AHA !!
CHỚ ĐÂU NHƯ :
“Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ nhạt nhòa dần thôi”.
“Những lo ngại của Thượng nghị sĩ Cain đã được lịch sử chứng minh. Marshall đứng trước cuộc khủng hoảng giữa quân sự và dân sự, phát triển giữa Truman và Tướng Douglas MacArthur, là người đồng cấp cũ của Marshall. Marshall thậm chí còn cố gắng ngăn cản việc sa thải MacArthur mà không chịu phối hợp [với tổng thống], liên quan đến chính sách Chiến tranh Triều Tiên của Truman, trước khi miễn cưỡng ủng hộ lời kêu gọi của tổng thống. Ngày nay chúng ta nhớ đến Marshall trong thời gian ông làm ngoại trưởng nhiều hơn là thời kỳ ông làm Bộ trưởng Quốc phòng.”
* Để đáp lại đoạn trên, sau đây là một chuyện đời xưa ở Mỹ…
Trong lịch sử cận đại Mỹ tính từ 1917 về sau, tổng thống Mỹ mang tâm lý sợ hãi cộng sản nhất, sợ Trung quốc, sợ Liên xô…, chính là Harry Truman. Ông là con người tử tế, đạo đức, nhưng cũng là tổng thống nhút nhát, thất bại, cô đơn.
Nếu vào thời điểm nào đó trong tương lai (mong rằng không quá gần), mà có xung đột quân sự leo thang đến độ bùng nổ thành chiến tranh tổng lực giữa Mỹ và Trung quốc (liên minh tất yếu với Bắc Triều tiên và có lẽ với cả kẻ thù bất cộng đái thiên Iran…, và cũng không thể ngồi im…là Nga, Israel, Saudi Arabia, NATO, Hàn, Nhật…!!!)
và Mỹ phải lần đầu tiên ăn đòn hạt nhân trên chính lãnh thổ của mình(?!)
thì nhân dân Mỹ sẽ rất tức giận H. Truman về lệnh trừng phạt và cách chức mà ông đã áp dụng cho vị thống tướng tài ba Douglas MacArthur, và về thái độ coi thường lời khuyên can của Bộ trưởng quốc phòng George Marshall muốn giữ lại MacArthur trong quân đội Mỹ.
Lý do sự giận dữ khiến H. Truman trừng phạt MacArthur:
Vị thống tướng (dày dạn chiến trường sau 2 trận Đại chiến Thế giới I và II, bấy giờ là Tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp quốc đang chỉ huy cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lăng của Kim Nhật Thành chống Đại hàn Dân quốc), sau khi nhanh chóng đẩy lui quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ Hàn quốc, đã đề nghị Tổng thống Truman cho tăng cường lực lượng để vượt vĩ tuyến 38 truy kích quân Bắc Triều tiên đến tận hang ổ ở Bình nhưỡng, diệt trừ hậu hoạ một lần.
H. Truman bác bỏ đề nghị, vì sợ TQ và LX sẽ can thiệp.
MacArthur, tướng lãnh duy nhất trong lịch sử quân sự Mỹ bất tuân tổng tư lệnh, ra lệnh vượt chiến tuyến đánh thốc ra Bắc.
Lợi thế nghiêng về quân đồng minh ban đầu, nhưng lập tức cả triệu quân Trung cộng tràn qua sông Áp lục (biên giới Trung-Triều), tham chiến cạnh quân Kim Nhật Thành.
Quân Trung cộng dùng chiến thuật biển người, lăn xả tàn sát say máu điên cuồng. Quân liên minh kinh dị, chưa từng gặp kiểu chiến tranh nào man rợ như thế, không chịu nổi, phải lùi về.
MacArthur, nhận ra không thể đối phó nổi với ma quỉ bằng chiến tranh quy ước, đề nghị tổng thống cho ném 60 quả bom hạt nhân xuống lãnh thổ Trung quốc dọc biên giới sông Áp lục xuống tận Hoàng hải và ngược lên Mãn châu, tin rằng như thế sẽ kìm hãm sự can thiệp của Trung cộng ít nhất trong nửa thế kỷ, vì sự bình yên của Đông Bắc Á.
Harry Truman choáng váng. Triệu hồi. Cách chức.
Nhân dân Mỹ đã đi biểu tình phản đối, bênh vực vị thống soái kính yêu. Nhưng lệnh là lệnh.
Trong bài diễn văn từ biệt trước quốc hội, McArthur đã tuyên bố một câu nói để đời mà ông trích dẫn từ một bài ca của lính: “Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ nhạt nhòa dần thôi”.
Dù ra đi trong cay đắng, khả năng lãnh đạo quân sự của MacArthur vẫn được các đời tổng thống Mỹ sau đó nể trọng. John F. Kennedy từng đến hỏi vị tướng, nên làm gì với cuộc chiến VN. Ông đáp, nên rút quân về. Nhưng Kennedy không còn kịp thực hiện lời khuyên.
Không ai mong điều đó xảy ra với một Trung quốc, một Triều tiên yêu hoà bình, hữu nghị với lân bang.
Lịch sử là lịch sử. Chỉ còn một nổi ân hận vô nghĩa!