Tin nhân quyền ngày 24-11-2020

BTV Tiếng Dân

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri tại quận Cái Răng hôm nay vài bị cử tri đặt vấn đề về vụ án Hồ Duy Hải. Báo Tiền Phong dẫn lời Chủ tịch Quốc hội: Chưa thể nói vụ án Hồ Duy Hải có oan sai hay không. Bà Ngân nói: “Vụ án đã 11-12 năm rồi, có nhiều ý kiến khác nhau. Sau phiên giám đốc thẩm, có nhiều ý kiến của nhân dân, chúng tôi đã yêu cầu xem xét lại”.

Chủ tịch QH cho biết, tòa án thực hiện quyền tư pháp một cách độc lập, nhưng vẫn có sự giám sát của các cơ quan như VKSND hay Quốc hội. Do có ý kiến trái chiều trong vụ Hồ Duy Hải nên sau phiên giám đốc thẩm, Ủy ban Thường vụ QH đã yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét lại: “Do đó đến nay vụ án vẫn chưa thi hành án, còn có oan hay không oan thì đề nghị cử tri chờ ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền”.

VTC có clip về phát biểu của Chủ tịch Quốc hội: Vụ án Hồ Duy Hải chưa có cơ sở nói oan hay không oan.

Còn nhớ, trong kỳ họp thứ 9 hồi tháng 6/2020, trước Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình đã tìm cách thanh minh cho các sai phạm tố tụng trong vụ Hồ Duy Hải. Đến lúc báo cáo trước QH sáng ngày 6/11, ông Bình khẳng định, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội, tức là vẫn cho rằng Hồ Duy Hải có tội.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình tìm mọi cách biến Hồ Duy Hải thành kẻ có tội như vậy, nhưng Chủ tịch QH vẫn cho rằng chưa thể kết luận oan hay không oan, phải đợi các cơ quan giám sát như VKSND và Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Đó là dấu hiệu cho thấy, cánh cửa minh oan cho Hải tuy rất hẹp nhưng chưa khép lại.

Trang Báo Sạch có clip: Luật sư của Hồ Duy Hải tố cáo tội cố ý làm sai lệch hồ sơ & đề nghị tái thẩm.

Cũng liên quan đến buổi tiếp xúc cử tri ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Chủ tịch Quốc hội: ‘Cắt điện của nông dân là sai’. Theo đó, người dân phản ánh vụ phía điện lực triển khai thu tiền điện qua tài khoản gây khó khăn cho nông dân, ai không đóng kịp thì bị cắt điện. Bà Ngân nói: “Chưa thu hộ tốt thì đi thu chứ không được cắt điện của bà con nông dân. Cắt điện của nông dân là sai”.

Ông Hoàng Đức Nguyên, em trai nhà hoạt động Hoàng Đức Bình viết: Gia đình chúng tôi không được gặp Hoàng Bình. Ông Nguyên cho biết, “hôm nay ngày 24/11/2020 gia đình chúng tôi vào trại giam an điềm để thăm gặp và tiếp tế cho anh sau thời gian dài không được gặp anh, thế nhưng lại một lần nữa gia đình chúng tôi bị từ chối không được thăm nuôi anh”.

Theo ông Nguyên, đây không phải lần đầu gia đình ông bị từ chối khi muốn thăm người thân tại trại giam An Điềm, trước đó em trai của ông Bình khi vào tiếp tế cho ông cũng bị từ chối vì lý do ông Bình “không chịu mặc đồ của trại”.

Văn bản xác nhận vụ trại giam An Điềm không cho ông Hoàng Đức Bình gặp người thân đến thăm nuôi  hôm nay 24/11/2020. Ảnh: FB Hoàng Nguyên
Văn bản xác nhận trại giam An Điềm không cho ông Hoàng Đức Bình gặp người thân đến thăm nuôi  ngày 22/6/2020, lý do ông Bình không chịu mặc đồ của trại giam. Ảnh: FB Hoàng Nguyên

Vụ nhà hoạt động Joshua Wong bị xét xử, nhà văn Nguyễn Đình Bổn bình luận: “Một năm trước, chính quyền Hong Kong đã tuyên bố sẽ không có bất kỳ một nhượng bộ thêm nào với người biểu tình… Khi đó tôi đã viết Hong Kong, ở một khía cạnh nào đó giống như những khu tự trị của Liên Xô trước kia, và chỉ khi Liên Xô sụp đổ thì họ mới có thể thoát ra để trở thành độc lập. Hôm nay Hoàng Chi Phong hẳn đã ‘thành nhân’ nhưng anh đã không thể thành công”.

VOA đặt câu hỏi: Kỳ vọng gì ở chính quyền Biden trên hồ sơ nhân quyền Việt Nam? TS Nguyễn Đình Thắng, GĐ tổ chức BPSOS, cho rằng, Chính quyền của Tổng thống tân cử Joe Biden “sẽ quan tâm nhiều hơn đến người tị nạn chính trị và quyền của người lao động Việt Nam trong khi cũng không thể bỏ qua vấn đề tự do tôn giáo”.

Về những bê bối của Chính quyền Trump khi “đi đêm” với Hà Nội, ông Thắng lưu ý, nhằm “lôi kéo” VN đối phó TQ, Mỹ đã miễn cho VN những điều khoản chế tài mà họ áp dụng với các quốc gia thù địch, mặc dù tổ chức BPSOS đã “nộp khá nhiều hồ sơ ngay từ lúc đầu”. Gần đây, Ngoại trưởng Pompeo đã gặp Bộ trưởng Công an VN Tô Lâm, một trong những kẻ vi phạm nhân quyền nhiều nhất VN.

Luật Khoa lưu ý tình hình đàn áp tôn giáo ở VN: Số tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam sụt giảm trầm trọng sau năm 1975. Lực lượng CS Bắc Việt lợi dụng Phật giáo để phá hoại miền Nam, nhưng chiếm được miền Nam rồi thì lại đàn áp Phật giáo rất khốc liệt, khiến số tín đồ ở 4 dòng tu không bị Phật giáo “quốc doanh” chi phối giảm tới 90%. Ông Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ lưu ý về vấn nạn giam cầm người Thượng và đối xử bất công với các tín đồ Cao Đài, Phật tử độc lập.

Số tín đồ ở 4 dòng tu liên quan đến đạo Phật nhưng không bị Phật giáo “quốc doanh” chi phối, đã giảm tới 90%. Số liệu dựa trên cuộc Tổng điều tra dân số 2019 và Ban Tôn giáo Chính phủ. Ảnh: LK

Mời đọc thêm: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ (NLĐ). – Cử tri Cần Thơ quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải (TN). – Chủ tịch Quốc hội : “Chúng tôi yêu cầu tòa xử vụ án Hồ Duy Hải độc lập!” (RFA). – Phó Chánh án TAND TP.HCM: Vụ án Hồ Duy Hải vẫn đang có hiệu lực pháp luật (VNN). Mời đọc lại: Đại biểu QH tranh luận về vụ án Hồ Duy Hải, vụ nhảy lầu tự tử sau tuyên án ở Bình Phước (NLĐ).

Mười lăm tháng tù cho người dân đi tìm công lý suốt hai mươi năm (FB TNCG). – Việt Nam tính chặn Facebook để ngăn ‘nhiễu thông tin’ về Đại hội Đảng? (VOA). – Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn, Châu Đình bị tạm giam (PLTP).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

Leave a Reply to bình nhanh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây