Dịch giả: Nguyễn Văn Vui
5-11-2020
Trong khi việc kiểm phiếu còn lâu mới kết thúc ở nhiều tiểu bang, trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng sáng sớm 4/11 TT Trump đã tuyên bố giành chiến thắng và tố cáo “có gian lận”. Ông nói: “Chúng tôi sẽ kiện đến Tối cao Pháp viện. Chúng tôi muốn tất cả các cuộc bỏ phiếu phải kết thúc ngay”.
Truyền thông nước ngoài đã phản ứng kinh hoàng trước lời tuyên bố thẳng thừng và lộ liễu này. Xin đọc sau đây tóm lược các bình luận trên báo chí quốc tế.
Le Monde, Pháp:
“Hoa Kỳ, một trong những nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, đang ở trong một tình huống chưa từng có:
Một tổng thống đương nhiệm cố tình ngăn trở quy trình bầu cử liên bang, tuyên bố giành chiến thắng trong khi việc kiểm phiếu chưa xong và còn dọa ngăn chặn bằng phán quyết pháp lý (…).
Đây là sự coi thường quyền phổ thông đầu phiếu. Chức năng bầu cử, một bộ phận cốt lõi của hệ thống dân chủ, bị phủ nhận”.
The Guardian, Vương quốc Anh:
“Nếu Donald Trump ra đi – và có rất ít dấu hiệu cho thấy ông ta chịu ra đi mà không có đấu đá – thì di sản của ông ta là một nền chính trị của lòng hận thù và căm giận.
Đó là một bi kịch cho nước Mỹ, khi mà sự chia rẽ nguy hiểm này đã trở thành chuẩn mực, chứ không phải một ngoại lệ…
Đối với người Mỹ, quan trọng nhất hiện nay là ngăn chặn sự chia rẽ chính trị quá sâu sắc khiến hai phe trở thành thù địch và – khi mà đa số có vũ trang – không còn đối thoại với nhau được nữa”.
Independent, Vương quốc Anh:
“Dù có chiến thắng hay thất bại trong cuộc bầu cử này, Trump đã có một cơ hội để ứng xử như một người tử tế. Với một chiến dịch PR nghiêm túc trong 48 giờ qua, ông ta đã có thể làm được việc này.
Nhưng không, thay vào đó Trump đã chọn cho mình con đường của một kẻ thua cuộc tệ bại nhất”.
La Vanguardia, Tây Ban Nha:
“Việc thiếu kết quả bầu cử rõ ràng có nghĩa là đất nước phân cực và căng thẳng này vẫn chưa biết tổng thống sắp tới của mình là ai, Trump hay Biden. Để tìm ra người thắng cử, người ta phải lục tìm từng lá phiếu – những phiếu được gửi qua đường bưu điện lúc cuối cùng …
Chưa xong gì hết mà đòi nhận phần thắng về mình và cáo buộc đảng Dân chủ là gian lận, việc này không thể làm dịu chút nào tâm tư của một xã hội đang cực kỳ căng thẳng và chia rẽ. Trump đã quá khinh thường nền dân chủ. (…) “
De Standaard, Bỉ:
“Donald Trump cho mọi người thấy, không ai nghi ngờ việc ông ta sẽ bám víu chiếc ghế tổng thống bằng mọi phương tiện có được.
Trong một bài phát biểu lạ lẫm, ông ta đã tự tuyên bố thắng cử và gọi cuộc bầu cử là một “sự giả dối không biết xấu hổ”. Nếu Biden thắng, ông ta dọa sẽ kháng cáo lên tận Tòa án Tối cao. (…)
Một tổng thống đương nhiệm bám khư khư vào quyền lực và kích động đám đông ủng hộ ông ta chống lại quá trình dân chủ: những cảnh tượng thế này đã từng xảy ra trên các đường phố ở Kinshasa, Abidjan và Caracas. Ai có ngờ rằng viễn cảnh này lại có thể xảy ra ở Washington, D.C.?”
Volkskrant, Hà Lan:
“Đáng chú ý là thái độ của Trump – khinh thường cử tri và hệ thống bầu cử Mỹ – đã hầu như không gây ra một chấn động quốc tế nào. Trong khi đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ (như CNN, vốn bị Trump ghét), kể cả đài Fox News nhao nhao lên phản đối, thì thế giới – thường ngày rất ồn ào náo nhiệt khi một vài tổng thống châu Phi bám níu quyền lực bằng những lời đe dọa hung hăng và cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử – thì nay lại im ắng một cách thật chói tai”.
Gazeta Wyborcza, Ba Lan:
“Ở Mỹ, viễn cảnh đen tối nhất có thể xảy ra, nay đã trở thành sự thật. Những tuyên bố của Donald Trump cho thấy ông ta sẵng sàng làm đủ mọi thứ, miễn là để khỏi thừa nhận sự thất bại của mình. Ý đồ loại bỏ hàng trăm ngàn phiếu bầu qua bưu điện ở một số tiểu bang ra khỏi cuộc bầu cử, đấy không phải là một cuộc tấn công vào nền dân chủ, mà chính là nỗ lực đưa nền dân chủ ra thẳng nghĩa địa (…)
Sự chống phá nền dân chủ sẽ gây ra những hậu quả không thể đảo ngược đối với quyền lực mềm của Mỹ trên thế giới. Có thể Trump có một nút bấm nguyên tử to, cũng như một quân đội và nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng đối với phương Tây, Trump không những là một kẻ lập dị cực đoan trong tòa Bạch Ốc, ông ta đã trở thành một kẻ chiếm quyền. Người ta có thể làm ăn trao đổi với một kẻ như vậy, nhưng người ta khó có thể coi anh ta như một đồng minh”.
Rzeczpospolita, Ba Lan:
“Cho tới nay chưa có một tổng thống Mỹ nào đã phá hoại công khai các quy tắc cơ bản của nền dân chủ như thế này cả – một nền dân chủ, mà theo đó mọi lá phiếu trong các điều kiện quy định đều có giá trị ngang nhau (…)
Lần đầu tiên, một nửa dân số Mỹ có thể cho rằng người đứng đầu đất nước của họ là một kẻ chiếm quyền”.
Tages-Anzeiger, Thụy Sĩ:
“Rõ ràng là Hoa Kỳ đang bị chia rẽ sâu sắc chưa từng thấy kể từ sau Nội chiến. Cuộc bầu cử vừa qua đã làm lộ ra tất cả. Bất cứ ai vô làm chủ Nhà Trắng sắp tới, sẽ là tổng thống của hai nước Mỹ, một nước đỏ và một nước xanh. Và hai nước Mỹ này sẽ nhắm mắt không muốn biết bất cứ điều gì về nhau và là kẻ thù bất đội trời chung. Thảm họa đã xảy ra rồi. Biden sẽ cố gắng hòa giải hai phe trở lại, nhưng đó là nhiệm vụ của nhiều thế hệ sau nữa.
Và Donald Trump, nay thì chúng ta đã biết, đó là một kẻ khinh khi nền dân chủ”.
Neue Zürcher Zeitung, Thụy Sĩ:
“Cuộc bầu cử đã mở bày ra tất cả tình trạng chia rẽ của đất nước, mà người ta đã bàn bạc thường xuyên trong thời gian qua. Gần một nửa số cử tri đã bỏ phiếu cho một tổng thống, bất chấp mọi điều dối trá và ngu xuẩn của ông ta. Nửa còn lại thì coi ông ta như một tay lộng quyền nguy hiểm. Làm sao lấp được hố sâu giữa hai phe này, đó là một vấn đề còn để ngỏ (…)
Vì vậy càng mong rằng mấy ngày sắp tới sẽ mang lại kết quả bầu cử rõ ràng, mà cả hai phe và giới truyền thông nên phân tích thật thận trọng và lý giải thật thuyết phục. Đưa ra các suy đoán viễn vông lúc này là vô bổ và nguy hiểm. Cuộc bầu cử chỉ được coi là kết thúc, một khi tất cả mọi lá phiếu đều đã được kiểm đếm”.
Frankfurter Allgemeine Zeizung, Đức:
“Trong khi việc kiểm phiếu đang diễn ra sôi nổi ở các tiểu bang, Trump đã đứng ra tuyên bố giành chiến thắng (…)
Việc này không khác gì bối cảnh một đội bóng dẫn trước 1-0 trong trận đá, bỗng quyết định đồng loạt rời bỏ sân cỏ và tuyên bố mình là đội chiến thắng, ngay khi đội đối phương được xử cho đá một quả phạt đền ở phút thứ 80. Điều này trong luật chơi bóng đá là không được chấp nhận và chắc chắn trong luật chơi của nền dân chủ cũng không được phép.
Ở một quốc gia như Belarus thì có thể khác. Nhưng Hoa Kỳ đâu phải là Belarus”.
Der Spiegel, Đức:
“Việc Trump hấp tấp tuyên bố mình là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và cáo buộc các đối thủ chính trị của mình gian lận, mặc dù hàng trăm ngàn phiếu bầu chưa được kiểm xong, là thô thiển, vô lý và phản dân chủ (…)
Thật đáng buồn, nhưng nó rất phù hợp với bức tranh toàn cảnh: Trump là người không thèm đếm xỉa đến việc tuân thủ các quy tắc của một nền dân chủ sống động. Từ ngày lên làm tổng thống, ông ta đã từng bước hủy hoại lòng tin của người dân đối với các cơ chế dân chủ của đất nước. Trump liên tục nói xấu các cơ chế đó, gieo rắc nghi ngờ phản bội khắp nơi và kích động đám người theo mình. Ai không theo ông ta, đều bị cáo buộc là kẻ lừa đảo hoặc kẻ thù của đất nước. Chẳng hạn, các phương tiện truyền thông trọng sự thật và có óc phê bình, toàn là “truyền thông giả”, sau đó bộ máy tư pháp là “tham nhũng”, và bây giờ quá trình bầu cử là gian lận (…)
Phương thức hành động xưa nay của Trump vẫn là: Trước tiên tiền thầy bỏ túi, còn chuyện sống chết thì cứ mặc bây”.
Chỉ còn thiếu điều xin pu hay/và tập cứu giá !
Washington DC USA:
Nỗi sợ hãi của Trump khi phải rời tòa Bach Ốc đã lên đên cao điểm vì phải đối diện với những án tù đang chờ đợi mình ở tòa án Manhatta, New York. Riêng đối với đảng Cộng Hòa thì Trump đã để lại cho họ một nỗi đau khó tả. Một khi lòng dân đã chia rẽ thì cơ hội để hàn gắn sẽ mất rất nhiều thời gian. Hậu quả là đảng Cộng Hòa sẽ bị vùi dập trong nhiều thập niên tới. Thế hệ trẻ là những người có ít nhiều bất mãn với Trump và nỗi ấm ức đó sẽ đi theo suốt quãng đời còn lại của họ, tức 6-70 năm nữa. Những việc làm sai trái của Trump được đảng Cộng Hòa ra sức bênh vực khiến những người không mấy thiện cảm với Trump sau bốn năm làm tổng thống thì họ cũng sẽ khó lòng chấp nhận đảng Cộng Hòa về đường dài. Thành thật xin chia buồn với những người ủng hộ Trump.
Tiên láo nhà anh Thưởng & Đảng Cộng Sản của các bác có thỉa dùng lại ý 2 lời còm trên của Lex Hoang & vdl1509, đó là những thía nực thù địch đã mua chuộc phương tiện chiền thông lề chái & quấc tía để bôi nhọ Đảng, và những chiện xả ra ở Việt Nam chỉ là chiện nội bộ, thía zới hổng nên xía vô .
Cuồng Đảng 85% là cuồng Trump.
Qua kỳ này, mong Đảng Cộng Sản nhà các bác & lực lượng 47, 35 … học được những cách biện hộ cho mềnh & cho Đảng của mềnh . Plenty.
“Lần đầu tiên, một nửa dân số Mỹ có thể cho rằng người đứng đầu đất nước của họ là một kẻ chiếm quyền.”; “Bất cứ ai vô làm chủ Nhà Trắng sắp tới, sẽ là tổng thống của hai nước Mỹ, một nước đỏ và một nước xanh.”; “Gần một nửa số cử tri đã bỏ phiếu cho một tổng thống, bất chấp mọi điều dối trá và ngu xuẩn của ông ta. Nửa còn lại thì coi ông ta như một tay lộng quyền nguy hiểm.”
-Bầu cử tại Mỹ là câu chuyện nội bộ nc Mỹ, chỉ duy nhất dân Mỹ dc quyền phán xét. Thật ko đúng, quá là sai, khi 01 số tờ báo nc ngoài tự cho quyền phán xét đúng sai cuộc bầu cử 2020 tại Mỹ.
Bạn tốt của Trump là Xi, là Kim, là Putin, là Xuân Phúc.
Tôi có thể biết Trump là ai.