Dịch giả: Trúc Lam
24-8-2020
Lời người dịch: Bài báo có tựa đề “Đảo Síp bán hộ chiếu cho các nhân vật liên quan tới chính trị“, của Đơn vị điều tra Al Jazeera, tiết lộ nhiều nhân vật ở một số nước bỏ 2,5 triệu đô la ra mua hộ chiếu vàng ở đảo quốc này. Một trong những nhân vật đó là ĐBQH Phạm Phú Quốc, ở TP Hồ Chí Minh. Sau đây là bài dịch nói trên.
Tài liệu bị rò rỉ cho thấy, âm mưu mua hộ chiếu của đảo Síp, cho phép các nhân vật chính trị ‘dễ tham nhũng’ mua quốc tịch EU’
Một vụ rò rỉ lớn liên quan đến các tài liệu mật của chính phủ Síp, do Đơn vị Điều tra của Al Jazeera có tên ‘Hồ sơ đảo Síp’, tiết lộ rằng, hàng chục quan chức cấp cao và gia đình họ đã mua cái gọi là “hộ chiếu vàng” ở đảo Síp từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019.
Trong số những người mua hộ chiếu, trị giá đầu tư tối thiểu 2,5 triệu đô la mỗi hộ chiếu, là các chính trị gia được bầu chọn của một số nước, là thành viên hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước và anh trai của một cựu Thủ tướng Lebanon.
Những quan chức này, được biết là những nhân vật chính trị (PEP), được quốc tế công nhận, xếp loại cá nhân có nguy cơ tham nhũng cao hơn vì họ hoặc các thành viên trong gia đình họ nắm giữ một số vị trí trong các cơ quan chính phủ.
Tiết lộ này được đưa ra một ngày sau khi Đơn vị Điều tra của Al Jazeera tiết lộ rằng, đảo Síp đã bán hộ chiếu cho những tên tội phạm bị kết án và những kẻ đào tẩu thoát khỏi lưới pháp luật.
Theo sau tin tức đó hôm Chủ nhật, Bộ Nội vụ Síp đưa ra một tuyên bố, cho biết họ đang xem xét thông tin được công bố, đồng thời nói thêm rằng, họ đã thực hiện những thay đổi đáng kể đối với chương trình đầu tư trong những năm gần đây.
Một trong những người mua hộ chiếu là Mir Rahman Rahmani, Chủ tịch Hạ viện Afghanistan, là người không chỉ mua quốc tịch Síp cho bản thân ông ta, vợ và ba con gái, mà còn cung cấp các hộ chiếu gia đình cho St. Kitts và Nevis, một trong nhiều nước vùng Caribe bán quyền công dân.
Rahmani là một cựu tướng lĩnh và là người đã trở thành một doanh nhân rất thành công trong việc xử lý các hợp đồng vận tải và nhiên liệu giữa chính phủ Afghanistan và quân đội Mỹ.
Việc ông ta được bầu làm Chủ tịch Hạ viện đã kích động cuộc chiến ở Hạ viện nước này, khi các đối thủ tuyên bố rằng ông ta gian lận phiếu bầu.
Hai quan chức khác đã mua các hộ chiếu vàng là Phạm Phú Quốc, đại diện cho Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, và Igor Reva, quốc tịch Nga, từng là thứ trưởng cơ quan phát triển kinh tế.
Các nhân vật chính trị như Rahmani, Quok và Reva thường nắm giữ chìa khóa những khoản tiền khổng lồ của những người đóng thuế, Laure Brillaud, quan chức chính sách cao cấp, thuộc Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức NGO chống tham nhũng, nói với Al Jazeera.
Brillaud nói với Al Jazeera: “Họ có quyền truy cập vào các nguồn lực công, họ có thể nắm hợp đồng của chính phủ và ở vị trí đưa ra quyết định, vì vậy nó có rủi ro cao về tài chính mà họ đang tham nhũng hoặc làm cho người khác suy thoái”.
Các tài liệu không chứng minh được hành vi sai trái của bất kỳ cá nhân chính trị nào và nó không lần theo việc nhận diện rủi ro mà các nhân vật chính trị có liên quan đến tham nhũng.
Tuy nhiên, họ đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc, tại sao một người đã được giao phó chức vụ công ở nước họ, lại muốn mua quốc tịch thứ hai cho bản thân hoặc gia đình họ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta đặt câu hỏi, làm thế nào mà các quan chức này có được số tiền để đầu tư ít nhất 2,5 triệu đô la vào nền kinh tế của Síp, một trong những yêu cầu để có được hộ chiếu vàng.
Nigel Gould-Davies, thành viên cấp cao tại Viện Chiến lược Quốc tế của Vương quốc Anh, cho biết: “Ở nhiều nước, người ta chỉ có thể có được khối tài sản lớn thông qua sự quen biết và các mối quan hệ làm ăn bất chính”.
Theo ông Gould-Davies, lý do các quan chức này sau đó chọn lấy quốc tịch thứ hai hoặc thậm chí thứ ba để bảo vệ tài sản có được trong nhiều năm.
“Một khi họ đã có được những khoản tiền lớn đó, thông qua những mối quan hệ mà chúng tôi coi là có vấn đề, họ muốn bảo vệ những tài sản đó an toàn, bằng cách chuyển chúng vào các nước mà họ hưởng nhà nước pháp quyền“, ông nói thêm, đề cập đến đảo Síp.
Sự chỉ trích của Liên minh châu Âu
Hộ chiếu Síp là vật sở hữu thèm muốn ở nhiều quốc gia vì nó cho phép đi lại tự do, làm việc và gửi tiền trong ngân hàng khắp Liên minh châu Âu, vốn đã chỉ trích chương trình này nhiều lần về rủi ro an ninh, kể từ khi chương trình ra đời vào năm 2013.
Do đó, Liên minh châu Âu coi Síp như một cửa sau để đi vào phần còn lại của các nước thuộc Liên minh châu Âu, cho những người có ảnh hưởng chính trị từ các nước thù địch tiềm tàng.
Dưới áp lực từ Liên minh châu Âu, Síp đã thay đổi các quy tắc của mình hồi năm 2019, nhưng nghiên cứu của Al Jazeera cho thấy, nhiều nhân vật chính trị đã bảo đảm vị trí của họ với tư cách là công dân Síp trước khi các quy tắc thay đổi có hiệu lực.
Danh sách đó gồm Mohammed Jameel, là người ở trong Cơ quan Đầu tư Tổng quát của Ả Rập Xê Út; Tang Yong, chủ tịch của một tập đoàn năng lượng nhà nước Trung Quốc có tên China Resources Power Holding, và Apurv Bagri, cựu Phó chủ tịch Hội đồng Dịch vụ Tài chính của Dubai.
Danh sách cũng bao gồm cựu thành viên Thượng viện Nga Vadim Moskovitch; cựu thành viên Cơ quan lập pháp Quốc gia Ukraine Volodymyr Zubky và tỷ phú Taha Mikati, anh trai của cựu Thủ tướng Lebanon Najib Mikati, cả hai đều nằm trong số những người giàu nhất Lebanon.
Hồi tháng 7/2020, Síp đã thông qua luật mới, cho phép họ tước quyền công dân đã bán cho bất kỳ ai hiện bị coi là gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của Síp.
Nhưng mặc dù các nhân vật chính trị hiện được coi là không thích hợp để trở thành công dân, luật mới vẫn để lại nhiều trường hợp “có nguy cơ cao” mà không đụng tới. Bất kỳ ai đã trả 2,5 triệu đô la đều có thể sở hữu hộ chiếu vàng của họ.
Trả lời các câu hỏi của Al Jazeera, Nicos Nouris, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Síp không trả lời lý do tại sao luật mới cho phép nước này thu hồi quyền công dân lại không áp dụng cho các nhân vật chính trị.
Nouris nói rằng, hiện có “một ủy ban ba thành viên độc lập, nghiên cứu và đánh giá tất cả các thông tin liên quan đến những người đã được cấp quốc tịch Síp“.
Trong những ngày tới, Al Jazeera sẽ tiết lộ thêm các chi tiết trong “Hồ sơ đảo Síp” về những người đã mua quốc tịch Síp.
Đã một lòng theo đảng,
Thờ Mác – Lê, tức là
Căm ghét bọn tư bản
Giãy chết và xấu xa,
Thì những người cộng sản
Dứt khoát phải nêu gương
Lòng kiên trung với đảng
Cho “phản động”, dân thường.
Gương phát huy lý tưởng
Và phẩm chất anh hùng
Trong việc thề sống chết
Chống tư bản đến cùng.
Vì vậy, tôi đề nghị
Điều lệ đảng từ nay
Bổ sung và ghi rõ
Một điều khoản thế này:
Các đảng viên cộng sản,
Bất kỳ hoàn cảnh nào,
Về hưu hay tại vị,
Chức thấp hay chức cao,
Không được cho con cháu
Đi học ở nước ngoài,
Trừ những nước cộng sản
Và những nước độc tài.
Cấm bố mẹ, con cái
Và bản thân đảng viên
Không sang xứ giãy chết
Mua nhà và giấu tiền.
Cấm định cư, thậm chí,
Cấm cả việc đi chơi.
Chúng nó, bọn thối nát,
Xem làm gì, dở hơi.
*
Đảng trước sau như một,
Trong sáng và kiên trinh,
Chắc thấy đề nghị ấy
Hợp lý và hợp tình.
Vì không thể có chuyện
Miệng thì chửi xấu xa,
Mà lén lút, chạy chọt
Làm công dân người ta.
Luôn tự khoe kiên định,
Vĩ đại và quang vinh,
Làm thế thì chẳng khác
Tự ị vào mặt mình. TBT
NHỮNG LOẠI siêu vi Vũ Hán như các thằng Phạm F…ú C..uốc Vịt kìu iêu Nước AO như BÙI KIẾN C..UỐC đã chết từ lâu
https://www.youtube.com/watch?v=1TcvZF8AxKc
BÙI KIẾN C…UỐC Bùi Kiến C…uốc sán lãi siêu vi trùng
Chúng là LOẠI siêu vi Trung C..uốc như các thằng Phạm F…ú C..uốc Vịt kìu iêu Nước AO như BÙI KIẾN C..UỐC đã chết từ lâu với cái chế độ do HCM tạo nên
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actu2&idfam=41
Chiến dịch săn cá mập rửa tiền CHỈ TẠI NƯỚC PHÁP trên xương máu hàng triệu Dân oan
Xin Vĩnh biệt Nhà Học thuật Nguyễn Tùng Nhân
****************************************
Vĩnh biệt Nhà Văn hóa Nguyễn Tùng Nhân
Ra đi lưu lại Trăm Cảo thư trên Đường trần
Học giả Hoàng Xuân Việt nhưng tự học thật !
Ngòi bút Giọt mực dâng đời yêu Nước Dân
Nguyễn Hiến Lê + Đỗ Khánh Hoan cùng Thế hệ
Dâng hiến cả đời mình khai trí Nhân tâm
Vĩnh biệt Tấm lòng thương Dân yêu Nước
Đi vào Lòng Dân tộc Toàn Dân tri ân ….
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm tác nhân nghe Hung tin Học giả Hoàng Xuân Việt vừa trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng tại Sài Gòn lúc 21g ngày 20-7 – 2020 sau một thời gian nằm bệnh.
Chúng ta phải ” ôn cái lằn có học” theo tư di của Trí Lợ nhá.
Tự do tín ngưỡng nhá. Nó theo đạo Hồ, nó muốn định cư nà quyền tự do của nó nhá
Ghi chú: ôn cái lằn là ăn cái đùi ( trích từ nói ngược của dân nhậu. Hihi)
Síp là đảo quốc nào vậy, bê nguyên cái tên gọi của vc và gắn vào, đúng ra phải viết tên chính thức của đảo quốc này trong ngoặc đơn để người ta còn biết. Trước đây thì mua quốc tịch của Malta giờ qua ‘Síp’, tiền tham nhũng nó không có mùi.