Vương Đình Huệ muốn làm vua? (Kỳ cuối)

Lê Văn Đoành

7-8-2020

Tiếp theo kỳ 1

Phe nhóm chính trị

Trần Bắc Hà vốn là cựu sinh viên ĐH Tài chính. Khi Vương Đình Huệ chỉ là anh giảng viên, thì Trần Bắc Hà đã là Phó Tổng giám đốc BIDV, một ngân hàng quốc doanh đầy quyền lực. Lúc Nguyễn Sinh Hùng kéo Huệ về Kiểm toán Nhà nước, Bắc Hà đã là Tổng giám đốc BIDV và là đệ tử ruột của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vì vậy, nói về thế lực, Bắc Hà trội hơn Đình Huệ nhiều phần, cho dù Huệ là Uỷ viên Trung ương khoá X. Nhưng cả hai chơi với nhau từ khi Huệ được bổ nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Đầu năm 2011, sau khi Vương Đình Huệ tái trúng cử Ủy viên Trung ương khoá XI, Trần Bắc Hà là người tư vấn cho Huệ ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá 13, đơn vị Bình Định. Tại đây, Bắc Hà tác động để Huệ được xếp vào Tổ bầu cử số 1, gồm các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và TP Qui Nhơn. Và số phiếu thắng cử cũng rất đẹp, xấp xỉ 70%, không nhiều nhưng đủ để áp đảo.

Vậy là lần đầu tiên trong đời, cậu bé cào nghêu năm nào, giờ đây vừa “khoác chiếc áo” Bộ trưởng, vừa đĩnh đạc ngẩng cao đầu sải bước vào Hội trường Ba Đình.

Những lần tiếp xúc cử tri, Vương Đình Huệ luôn yêu cầu thuộc hạ chuẩn bị quà tặng, không phải ghi Ủy viên Trung ương hay Trưởng ban kinh tế gì lên đó, chỉ cần ghi “Giáo sư – Tiến sĩ tặng” là được. Hoá ra, Huệ muốn thiên hạ biết mình khác với đám đại quan xôi thịt, học hành không ra gì, nhưng không thiếu bất kỳ bằng cấp nào.

Vương Đình Huệ tặng quà cho đồng bào Bình Định. Ảnh trên mạng

Vì trong nhà nước cộng sản luôn có ba loại quan chức ở thượng tầng:

– Nhóm “miền Bắc có lý luận” giáo điều, ôm khư khư học thuyết Mác – Lê và định hướng XHCN.

– Nhóm con ông cháu cha được quy hoạch nguồn, chủ yếu mua bằng cấp, học vị từ các nước XHCN Đông Âu cũ.

– Nhóm xuất thân là học sinh miền Nam, học 4 năm 10 lớp rồi tuyển thẳng đại học, hoặc từ trong rừng về học bổ túc văn hoá để biết đọc viết, rồi “chuyên tu, tại chức” cho có tấm bằng Luật để lấy tiếp Cao cấp chính trị. Một số nữa thì học liên danh, liên kết từ các trường đại học “ma”.

Đó cũng là lý do, Dương Trung Quốc đã phát biểu “nịnh” Vương Đình Huệ với báo chí năm 2016: “Lâu lắm rồi chúng ta mới có được một Phó Thủ tướng là một nhà khoa học, nhà kinh tế am hiểu thực tiễn

Chính trường Việt Nam kỳ lạ, thời thế không tạo anh hùng, mà thể chế cộng sản sẽ tạo nên những anh hùng. Cứ chọn “minh chủ” mà theo, “minh chủ” thắng, ta thành đạt, “minh chủ bại” ta xộ khám.

Ngay từ tháng 11/2010, trước thềm đại hội XI của đảng, đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, thuộc phe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đã “đánh phủ đầu” Nguyễn Tấn Dũng ngay trong phiên họp Quốc hội qua “đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ Vinashin thua lỗ hơn 100.000 tỷ, tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra“. Và “bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan“. Vì vậy, cho dù Ba Dũng ở lại Trung ương khoá XI, giữ được ghế Thủ tướng nhiệm kỳ hai, nhưng Huệ thấy rõ, đế chế Nguyễn Tấn Dũng sắp tàn.

Vương Đình Huệ làm Trưởng ban kinh tế, quay lưng với Nguyễn Sinh Hùng, theo phò Nguyễn Phú Trọng. Trần Bắc Hà, chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV tuy là trùm tài phiệt, nhưng xác định “Trung thần bất sự nhị quân”. Bắc Hà không thể thờ hai vua, đi với Ba Dũng xem như đã cưỡi lưng cọp rồi, không xuống được.

Việc giúp Huệ vào Quốc hội thì được, còn phản Ba Dũng để đưa Huệ vào Bộ Chính trị thời điểm tháng 5/2013, thì Trần Bắc Hà lắc đầu.

Vì cả tin ông Trọng, được đích thân Tổng bí thư đảm bảo, nên Huệ đã sốc khi bị rớt Bộ chính trị tại Hội nghị Trung ương 7. Tìm đến Trần Bắc Hà, ông Trưởng ban kinh tế Trung ương được an ủi phần nào, dần lấy lại niềm tin, chờ cơ hội khác.

Tháng 5/2015, Trịnh Văn Quyết làm lễ khởi công Dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn. BIDV của Trần Bắc Hà tài trợ 70% vốn cho dự án, tức 3.500 tỷ đồng. Tất nhiên, Vương Đình Huệ phải có mặt, bởi Tập đoàn FLC là “sân sau” của các tướng lĩnh quân đội và cổ phần của con trai ông Lê Khả Phiêu.

Từ trái qua: Trần Bắc Hà, Vương Đình Huệ, Trịnh Văn Quyết trong lễ khởi công của FLC. Nguồn: VTC

Giữa năm 2015, cuộc chạy đua vào đại hội XII, sẽ khai mạc vào tháng 1/2016 đã vào giai đoạn quyết định. Các phe tung ra tất cả các “bí kíp” để đè bẹp đối thủ. Phe Nguyễn Tấn Dũng bị phe hai ông Trọng – Sang tấn công liên hoàn. Dưới sự trợ giúp của Tô Huy Rứa, người của phe ông Trọng – Sang đã “lót ổ” hầu hết các tỉnh thành, dưới chiêu bài bổ nhiệm, chỉ định và luân chuyển cán bộ.

Vương Đình Huệ được Trần Bắc Hà cho biết, Nguyễn Tấn Dũng đã không còn chiếm thế thượng phong ở Bộ Chính trị, đồng nghĩa với không còn đa số phiếu, theo quy chế của QĐ244, sẽ phải dừng cuộc chơi, rút lui khỏi chính trường.

Ngày 27/9/2015 quê nhà Hoài Ân đã tổ chức Lễ công bố Quyết định số 2594/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định về việc đặt tên 8 tuyến đường. Trong đó có một tuyến sẽ mang tên liệt sĩ Trần Đình Châu, bố ruột Trần Bắc Hà. Để Bắc Hà vui, Vương Đình Huệ tình nguyện gia nhập đoàn về quê Bắc Hà dự lễ, cùng với cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, cựu phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng.

 ***

Tháng 1/2016, với sự bơm tiền vận động của Bắc Hà, Vương Đình Huệ tái trúng cử Trung ương và lọt vào Bộ Chính trị khoá XII. Lúc này, Vương Đình Huệ đã hiện thân một con người khác. Sợ liên luỵ với Trần Bắc Hà, Vương Đình Huệ ngã sang các tỷ phú gốc Nghệ Tĩnh như Lê Thanh Thản (Mường Thanh), Phạm Nhật Vượng (Vin Group) và gốc Thanh Hoá như Lê Viết Lam (Sun Group), Trịnh Văn Quyết (FLC)…

Đây cũng là những tỷ phú tham mưu cho Vương Đình Huệ quên miền đất võ Bình Định, để về ứng cử đại biểu quốc hội khoá 14 tại Hà Tĩnh. Và cũng nhóm này, đưa phu nhân ông Huệ là Nguyễn Vân Chi thắng cử tại Nghệ An, cùng đức lang quân sóng đôi bước vào nghị trường.

Từ trái sang: Lê Thanh Thản, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Trọng Tạo và Vương Đình Huệ ở Nghệ An. Nguồn: Dân Sinh

Ươm mộng… đế vương

Bản chất “qua cầu rút ván” này Huệ đã có từ lâu. Ngay tại trường ĐH Tài chính, nơi Huệ từng học tập, giảng dạy, làm quản lý, người ta cũng ta thán về Huệ. Họ cho rằng, Vương Đình Huệ thông minh, nhưng cơ hội, thiếu đạo đức. Cũng là cựu sinh viên của trường, nhưng Vũ Văn Ninh, Trần Bắc Hà, Đinh La Thăng… sống có trước có sau với thầy cô, bạn bè. Họ ân tình và hào sảng hơn so với Huệ, một kẻ vô ơn, chỉ biết tranh giành ảnh hưởng để leo cao, chui sâu.

Nếu như ông Nguyễn Phú Trọng luôn giữ hình ảnh lãnh đạo cấp cao như một cụ ông bình dị, đơn giản, thì ngược lại, Vương Đình Huệ cầu kỳ hơn nhiều. Cậu bé ngày xưa đã quên nỗi bần hàn cơ cực. Huệ tự hào khi được xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất Việt Nam đương đại, do có học hàm giáo sư.

Trước thềm đại hội XIII của Đảng, Vương Đình Huệ được cho là nắm chắc ghế Thủ tướng. Nhưng cái ghế mà Huệ nhắm đến là ngôi vương, một Tổng bí thư của nhà nước cộng sản độc tài toàn trị.

Hơn 4 năm ngồi ghế Phó thủ tướng, Vương Đình Huệ được phân công nhiệm vụ gần như quản lý trọn nền kinh tế quốc gia. Nhưng ông ta cảm thấy như thế vẫn chưa đủ. Thế hệ dám nghĩ, dám làm, tiềm năng như Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải… đã ngã ngựa, càng thôi thúc hậu duệ “học đèn đom đóm” của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nung nấu muốn làm vua.

Tổng-chủ Nguyễn Phú Trọng chân quê. Ảnh trên mạng
Và… đức vua Vương Đình Huệ. Ảnh: LĐTĐ
Vương Đình Huệ tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tổ chức hồi tháng 5/2020 ở Hà Tĩnh. Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Vương Đình Huệ đang ở thế “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”:

– Sự ủng hộ tuyệt đối của ông Nguyễn Phú Trọng.

– Sự giúp sức của các Uỷ viên Trung ương phe Nghệ Tĩnh, dưới sự tham mưu dẫn dắt của cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển.

– Liên minh Phạm Minh Chính – Vương Đình Huệ.

– Hàng triệu đảng viên cộng sản ủng hộ những người trẻ tuổi, được đào tạo bài bản…

Việt Nam, một đất nước bị “lỗi hệ thống”, với một mô hình “không giống ai”, người dân không có quyền tự do lựa chọn người thật sự tài giỏi ra lãnh đạo mình. Phe thắng cuộc thích thì cứ cho vào “lò đốt” tất cả những gì gai mắt, thì việc Vương Đình Huệ nhắm đến ngôi vua, cũng không có gì bất ngờ.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Vương Đình Huệ sau loạt bái này nghe khăm khắm. Một con người mà chỉ nghĩ đến danh vọng bản thân liệu có nên làm tướng không.

  2. “Làm vua” hay không thỉ chưa biết nhưng VĐH.có lẽ là người có triển vọng nhất
    là thủ tướng tương lai nhờ bộ mặt “sáng sủa” như NTD.Khuôn mặt hãm tài thiếu
    thông minh như NXPhúc mà còn làm thủ tướng đước thì VĐH.sao lại không cơ chứ
    dưới chế độ “cha lãnh đạo con lãnh đạo” là hồng phúc của dân tộc ?
    Có điều là VĐH.có chữ “Đình” này nên cũng khá vất vả trên đường hoạn lộ !

  3. Cố nhiên rồi, làm vua bao giờ cũng sướng hơn làm tướng. Thế nhưng tay này muốn làm vương thì cũng khá là lạ, liệu có khả thi không? Thế này thì loạn mất.

  4. Mới thấy rằng kênh thông tin ngoài lề có tác dụng lobby hơn hẳn kênh QD, tóm lại là bản chất, tâm địa, mô hình Vương đình Huệ tối tăm hơn nhiều hai bài báo. Lý do VĐH bị nhét về thành Hà có quá nhiều ẩn số, đồng nghĩa với công việc mà Gs đã gánh vác ở Chính Phủ thì ai cũng làm được kể cả Bình ruồi. Nề kinh tế ĐHXHCN muốn đi lên thì bơm nước vào bể và ngược lại.
    Thể chế này đã quá tệ đến nỗi không còn thấy chỗ tệ mạt của nó.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây