Đinh Hồ Tiên Sa
21-6-2020
Năm 2011, bác sĩ Chiêm Quốc Thái, sinh 1971, kết hôn với bà Vũ Thuỵ Hồng Ngọc, sinh 1978, là một Việt kiều. Họ sống tại quận 2, TP HCM.
Năm 2015, bà Ngọc làm đơn ly hôn ông Thái. Đầu tháng 3/2018, nữ bác sĩ Trần Hoa Sen, mời bà Ngọc đến nhà riêng ở quận 10 để giao lưu. Tại đây Ngọc gặp Phan Nguyễn Duy Thanh, sinh 1981, giám đốc một cty vệ sĩ. Ngọc thỏa thuận với Thanh truy sát ông Chiêm Quốc Thái với giá 1 tỉ đồng. Một tuần sau, Ngọc bỏ 500 triệu đồng vào túi xách mang đến Phòng khám Hồng Lạc, của bác sĩ Trần Hoa Sen tại số 699 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM) và nhờ bà Sen chuyển tiền cho Thanh.
Tối 28/3/2018, các đàn em của Thanh, gồm Nguyễn Thanh Phong (sinh năm 1978, quê Trà Vinh), Phạm Văn Ngôn (sinh năm 1985, ngụ quận Tân Phú), Nguyễn Trần Thanh Tuấn (sinh năm 1990, ngụ quận Tân Phú), Chống Thín Sáng (sinh năm 1987, quê Đồng Nai) và Danh Tiến (sinh năm 1992, quê Sóc Trăng) đã truy sát và chém thương tích Chiêm Quốc Thái tại một nhà hàng trên phố Nguyễn Huệ, quận 1.
Ngày 26/5/2018, theo đơn tố cáo của ông Chiêm Quốc Thái, cảnh sát đã bắt khẩn cấp bà Ngọc khi bà Ngọc làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Các đồng phạm khác cũng bị bắt.
Ngày 8/8/2018, Công an TP đã có Kết luận điều tra lần thứ nhất, chuyển Viện kiểm sát. Sau đó, VKS TP đã 3 lần trả hồ sơ điều tra để làm rõ vai trò của nữ bác sĩ Trần Hoa Sen.
Ngày 17/8/2018, VKS TP yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP làm rõ 3 vấn đề, trong đó đặc biệt đề nghị làm rõ hành vi có liên quan của bà Trần Hoa Sen.
Ngày 17/10/2018, trong Kết luận điều tra bổ sung, theo yêu cầu của VKS, cơ quan điều tra cho rằng “không có căn cứ xử lý hình sự Trần Hoa Sen”. Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM lập luận: “Do bà Sen không thừa nhận biết việc Ngọc thuê Thanh đánh ông Thái, không biết số tiền Ngọc nhờ chuyển cho Thanh là bao nhiêu và mục đích gì nên chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự đối với bà Sen”.
Cuối cùng, VKS ra cáo trạng truy tố các bị can. Trong đó, cho rằng việc không xử lý bà Sen về tội “Cố ý gây thương tích” là có cơ sở.
Tháng 12/2018, Toà án TP đã trả hồ sơ cho VKS TP yêu cầu điều tra bổ sung vụ án bà Ngọc và đồng phạm, phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Theo đó, TAND TP HCM yêu cầu làm rõ hành vi của bác sĩ Trần Hoa Sen và những mâu thuẫn trong lời khai của bà Sen, với lời khai của các bị can Vũ Thuỵ Hồng Ngọc, Phan Nguyễn Duy Thanh. Phiên toà sơ thẩm, xét xử bà Ngọc và đồng bọn đã diễn ra tháng 6/2019, các bị cáo đã bị tuyên án tù.
Cho rằng cơ quan tố tụng bỏ lọt hành vi phạm tội của bác sĩ Trần Hoa Sen, bác sĩ Chiêm Quốc Thái kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét vai trò đồng phạm của bác sĩ Sen trong vụ án. Ông Thái còn cho biết, bà Trần Hoa Sen dù trước đây có mối quan hệ quen biết ông, nhưng vì cạnh tranh trong kinh doanh, đâm ra ganh ghét muốn trả thù ông.
Bác sĩ Chiêm Quốc Thái nhờ luật sư Phạm Hoài Nam và luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Công ty TNHH Hãng luật Giải phóng) là người bảo vệ ông trong phiên toà phúc thẩm. Ông Thái cũng cung cấp bằng chứng chồng của bác sĩ Trần Hoa Sen cùng giang hồ đã kéo đến nhà đe doạ ông.
Ngày 6/3/2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm Vũ Thụy Hồng Ngọc và 5 bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích”. Trước khi tuyên bố hoãn, Hội đồng xét xử cho rằng bà Trần Hoa Sen có vai trò liên quan trong vụ truy sát ông Chiêm Quốc Thái. Chủ tọa cũng đã ra lệnh áp giải bà Sen đến tòa. Mặc dù vậy, bà Sen khi thì có đơn “xin xét xử vắng mặt vì bị bệnh”, khi thì “Công an không tìm được Trần Hoa Sen”. Tổng cộng có 5 lần hoãn phiên phúc thẩm vì nhiều lý do khác nhau.
Theo hồ sơ vụ án, bác sĩ Trần Hoa Sen được đánh giá là nhân vật có vai trò bí ẩn khi liên tục được nhắc tên. Theo lời khai ban đầu của các bị can, bà Sen được xác định đã giới thiệu Phan Nguyễn Duy Thanh cho bà Ngọc thuê thực hiện hợp đồng chém ông Thái. Tuy nhiên, sau khi Công an TP. HCM có kết luận điều tra vụ án, cả Thanh và Ngọc phản cung, khai lại rằng bà Sen không biết việc Ngọc thuê Thanh chém ông Thái.
Ngày 19/6/2020, Toà án cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử vụ bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị giang hồ chém gây thương tích. Bác sĩ Trần Hoa Sen không đến tòa và có đơn xin xét xử vắng mặt. Đại diện VKS Cấp cao giữ quyền công tố cho rằng, bác sĩ Trần Hoa Sen có vai trò “kích động” bị cáo Hồng Ngọc thuê người chém ông Chiêm Quốc Thái.
Trong khi đó, luật sư bảo vệ ông Thái đề nghị hoãn phiên xử để thực hiện các biện pháp áp giải bà Sen đến tòa. Yêu cầu của luật sư không được Toà chấp nhận, ông Chiêm Quốc Thái Thái bức xúc, đứng lên nói “tòa không áp dụng được các biện pháp để áp giải bà Sen thì xét xử cái gì“, rồi bỏ về.
Trần Hoa Sen là ai mà cơ quan chức năng lại sợ?
Cái tên nữ bác sĩ Trần Hoa Sen xuất hiện liên tục từ đầu vụ án đến nay, bà Sen đã từng bị các bị can khai là đồng phạm, sau đó lại phản cung. Trần Hoa Sen đã bị cơ quan điều tra đưa vào tầm ngắm rồi loại ra, bị Toà án cho rằng liên đới, yêu cầu bổ sung điều tra, bị VKS hai cấp sơ và phúc thẩm cáo buộc, chỉ rõ vai trò. Thế nhưng, dù bị triêu tập hết lần này đến lần khác, Trần Hoa Sen vẫn không thèm đến tòa.
Dư luận xôn xao, tại sao hệ thống bảo vệ pháp luật và các cơ quan tố tụng thành Hồ lại bó tay trước Trần Hoa Sen. Nếu cho rằng các bị can vụ án phản cung vì sợ Trần Hoa Sen, thế tại sao các cơ quan chức năng cũng sợ Trần Hoa Sen?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Trần Hoa Sen là em gái bà Trần Hoa Mai. Bà Trần Hoa Mai là vợ của Thiếu tướng Trần Quốc Liêm, cựu Tổng cục phó Tổng cục An ninh Bộ Công an. Ông Liêm là em ruột của bà Trần Thanh Kiệm. Bà Kiệm lại là phu nhân của ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Chính phủ.
Thì ra là vậy! Cuối cùng bí ẩn cũng đã được lộ ra.
Đến đây, chợt nhớ tới vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng trong xe ôtô Lexus xảy ra vào rạng sáng 14/2/2009, tại khu vực quận Ba Đình, gây xôn xao dư luận. Hàng trăm tờ báo của nền “báo chí Cách Mạng” đã nhắm vào Vũ Thị Kim Anh, sinh năm 1987, trú tại phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng. Kim Anh là sinh viên năm thứ tư, khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm I, Cầu Giấy, Hà Nội, được cho là hung thủ.
Mặc dù trước tòa, Kim Anh là hung thủ, thế nhưng theo dư luận, hung thủ lại là Nông Đức Hải, nhân vật cũng xuất hiện cùng Kim Anh trong đêm xảy ra án mạng, mà cơ quan điều tra và báo chí hầu như không nhắc đến. Kết luận điều tra lẫn cáo trạng chỉ gọi Hải bằng cái tên viết tắt “anh H”, rằng hung thủ có “đi cùng anh H”, rồi chấm hết, bởi Nông Đức Hải là cháu đích tôn của đương kim Tổng Bí thư vào thời điểm đó!
Khi một thể chế không có tam quyền phân lập như Việt Nam, tất cả quyền lực đều tập trung vào Đảng Cộng sản. Ở đó, công lý thuộc về giai cấp thống trị và những người có tiền và có uy quyền, chứ không thuộc về những kẻ yếu thế, tầng lớp lao động. Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cũng đã nói rõ tại diễn đàn Quốc hội hôm 15/6/2020 rằng, “chưa từng bao giờ thấy niềm tin, uy tín đối với nền tư pháp xuống thấp như bây giờ”.
Thật ra từ lâu, hệ thống tư pháp Việt Nam không phải là nơi giải quyết các tranh chấp và thực thi công lý, mà đó là nơi biến công lý trở thành trò hề, không hơn không kém!
Ba Dũng chính là Cao Cầu của Vn!
Xin bàn đến chữ Uy Quyền. Sau 1975 thì ” người từ rừng rậm về mang nỗi sầu” này có ai xứng với chữ Uy ? Họ chỉ xứng với chữ Ác vì họ chuyên xài luật mang từ rừng về và quyền của họ ở nòng súng. Họ có quyền nhưng không hề có uy.
Hôm qua xử phúc thẩm
Y án mười ba năm
Với anh Nguyễn Văn Túc ,
Một tù nhân lương tâm .
Anh chấp nhận bản án ,
Không van xin , kêu ca .
Nghe nói chỉ nhếch mép
Và chửi : Địt Mẹ Toà !
Một câu chửi vĩ đại ,
Ngay ở chốn công đường .
Chửi bộ máy tư pháp
Vớ vẩn và nhiễu nhương .
Bộ máy tư pháp ấy
Đáng chửi gấp nghìn lần .
Chỉ giỏi nâng bi đảng ,
Gây oan ức cho dân .
Đừng nhắc đến công lý
Với toà án nước ta …
Tôi , bị xử oan trái ,
Cũng nói : Địt Mẹ Toà ! TBT
Gần một trăm triệu người,
Không ngăn được một đảng
Khoảng ba, bốn triệu người
Thông qua luật bán đất
Cho “đồng chí” Trung Hoa.
Tức là bán hương hỏa
Của tổ tiên, ông bà.
Sợ thật, dân tộc ấy,
Vốn anh dũng một thời,
Nay ươn hèn, bạc nhược,
Cam nô lệ cho người.
Càng sợ, bọn quốc hội,
Mang tiếng đại diện dân,
Mà nhắm mắt làm ác,
Vì tiền, vì miếng ăn.
Hai mươi nghìn nhà báo,
Hơn một nghìn nhà văn,
Sợ thật, im thin thít,
Dù sống bằng tiền dân.
Mà chúng, luôn lem lẻm
Việc bảo vệ chủ quyền.
Giờ an nguy xã tắc,
Chúng ngậm miệng ăn tiền.
Nhưng đáng sợ hơn cả
Là chúng ta, người dân,
Đang bịt tai, nhắm mắt,
Gục mặt vào miếng ăn.
Chúng ta đang đắc tội
Với thế hệ tương lai.
Tội dung túng, đồng lõa
Với chế độ độc tài. TBT
Trong sách Ly Lâu Thượng,
Mạnh Tử đã luận bàn
Những dấu hiệu cho thấy
Một chế độ sắp tàn.
“Trên không có đạo lý,
Dưới pháp luật bất minh.
Vua chúa phạm luật nghĩa.
Quan chức phạm luật hình”.
Cứ theo đó mà xét,
Thì Trung Quốc và ta
Cái kết của chế độ
Có vẻ cũng không xa. TBT