Khi nền tư pháp của đảng sắp cáo chung

Thu Hà

2-6-2020

Hầu hết các nước trên thế giới đều lấy Nữ Thần Công Lý làm biểu tượng cho luật pháp. Dù xuất phát từ thần thoại La Mã, nhưng Nữ Thần Công Lý đã lan toả, truyền cảm hứng khắp hành tinh và đã được mặc định cho tiêu chuẩn công bằng và lẽ phải. Đó cũng là hình tượng tín ngưỡng được tôn vinh và hy vọng đem đến công lý cho con người.

Nữ Thần Công Lý tay phải cầm cái cân thể hiện cho sự phân định rạch ròi, đúng sai; tay trái nắm thanh gươm, biểu tượng uy quyền; một dải băng che mắt mang ý nghĩa tránh sự chi phối ảnh hưởng từ bên ngoài để giữ sự công tâm khách quan.

Tượng Nữ thần Công Lý. Ảnh trên mạng

Tòa án các nước nhân danh công lý để xét xử, nhưng tòa án ở Việt Nam thì không. Họ nhân danh “nhà nước”, trong mỗi phiên tòa họ nói rằng: “Nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“. Mà Đảng CSVN lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, vì thế công lý chỉ thuộc về Đảng. Đảng nói đúng là đúng, sai là sai. Đảng phán có tội, thì cấm có cãi.

Cho nên thành ngữ có từ thời phong kiến “Vô phúc đáo tụng đình” (chỉ những kẻ vô phúc, ngu dại mới đi kiện cáo, kêu xin nơi cửa quan, triều đình), lại rất đúng trong nhà nước Việt Nam XHCN hiện tại.

Một nền tư pháp biến dạng, quan toà xét xử không công minh, kẻ nghèo khổ, yếu thế thì đương nhiên thua, không đòi được công lý lẽ phải. Phần thắng luôn thuộc về kẻ mạnh, giàu có và giỏi chung chi. Niềm tin vào công lý, chỉ còn là ký ức mơ hồ, xa xăm, hoặc hiện diện trong những giấc mơ.

“Vô phúc đáo tụng đình” vẫn làm thần dân khiếp sợ và rùng minh. Cái gọi “tinh thần thượng tôn pháp luật” mà Đảng và nhà nước rao giảng, trở nên sáo rỗng và mờ nhạt. Ngược lại, ngày càng công khai, trắng trợn hiện tượng án bỏ túi, án tại hồ sơ, tham ô, tham nhũng, hối lộ, những bản án do đảng xử người của đảng, gây phẫn nộ, bất bình trong dư luận xã hội.

Người ta không tìm thấy hai từ “công lý” trong các bộ luật được ban hành, trong kết luận của cơ quan điều tra, hay bản cáo trạng của Viện Kiểm sát. Thậm chí, trong các bản án đã tuyên, cũng không xuất hiện hai từ đó.

Xét một số văn bản luật quan trọng quy định việc xét xử thì thấy: Bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính đều không có từ “công lý”. Nhưng vì sao hai từ “công lý” lại không được nhắc đến trong các văn bản tố tụng và hiếm khi được nói ra từ miệng các cán bộ tư pháp? Đem câu hỏi này hỏi một số người quen từng là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán…, họ trả lời nửa đùa nửa thật, rằng “có công lý đâu mà nói”. Vậy là đã rõ.

Vào công cụ tìm kiếm Google, sẽ dễ dàng tìm thấy hàng trăm câu chuyện cười ra nước mắt. Cơ quan điều tra làm sai lệch hồ sơ nhiều vụ án, công an bức cung, ép cung, mớm cung, dùng nhục hình để rút ngắn thời gian “phá án”. Hoàn thành nhiệm vụ, đạt chỉ tiêu thành tích là điều họ cần hơn là sinh mạng con người. Oan sai thì mặc kệ, có nhà nước đền bù. Tiền và quyền là hai thứ phá vỡ cán cân công lý.

Thẩm phán gạ tình, mua dâm, vòi tiền chạy án. Chánh án Đinh Lâm Xướng, huyện uỷ viên, kiêm bí thư chi bộ Đảng tòa án Minh Hóa, Quảng Bình cùng kế toán “mây mưa” ngay trụ sở. Họ xem công đường là phòng the để ngoại tình, chứ không phải chỗ công minh, cầm cân nảy mực. Vì thế, đã có bị cáo cầm dao rạch bụng, bị cáo khác thì uống thuốc độc tự vẫn tại toà sau khi nghe án tuyên. Có phụ nữ vì không kìm được tức giận, đã lấy quần trùm lên đầu chánh án.

Chánh án Đinh Lâm Xướng và tình nhân (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Dân Việt

Viện Kiểm sát, cơ quan giữ quyền công tố, thì hùa theo, cứ công an “đề nghị” cái gì, thì họ máy móc tuân thủ “truy tố” cái ấy. Thẩm định, phân tích khoa học, tìm hướng chứng minh để phản biện… trở nên xa xỉ với kiểm sát viên.

Đảng CSVN cho rằng, Nhà nước pháp quyền XHCN “không chấp nhận” và “không cần có” tam quyền phân lập. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện trong cấu trúc quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Từ đây, phẩm giá con người, quyền con người, quyền công dân, dân chủ… chỉ là “bánh vẽ”.

Ở các tỉnh thành, giám đốc công an đương nhiên là Uỷ viên ban Thường vụ, Viện trưởng VKS và Chánh án Toà án đều là Uỷ viên Ban chấp hành. Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an mặc định là Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án Tối cao nằm trong Ban Bí thư và Viện trưởng VKS Tối cao là Uỷ viên Trung ương Đảng. Thế nhưng, khi hệ thống tư pháp sai, Đảng không hề chịu trách nhiệm.

Đảng viên 58 năm tuổi Đảng, ông Lê Đình Kình bị giết chết ngày 9/1/2020. Vậy mà đến 27/5/2020, tổ chức Đảng mới mang ông ra… kiểm điểm! Đúng quy trình thì phải kỷ luật Đảng trước, rồi say đó mới mang ra tử hình, mổ bụng phanh thây chứ?

Công văn của Đảng triệu tập ông Lê Đình Kình

Chiều 29/5/2020, sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù, bị cáo Lương Hữu Phước 55 tuổi, ngụ phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đã viết trên Facebook của mình với nội dung: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”, rồi đến TAND tỉnh Bình Phước lên lầu 2 nhảy xuống đất tử vong ngay trong trụ sở toà án.

Ông Lương Hữu Phước chết trong sân toà. Ảnh trên mạng

Cái chết của ông Lê Đình Kình, của anh Lương Hữu Phước và lời tuyên án “bất hủ” của Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà tối cao Nguyễn Hoà Bình chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm Vụ án Hồ Duy Hải, đã tuyên vào ngày 8/5/2020, có câu “trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án có một số sai sót, nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án” đã là hồi chuông cáo chung, báo hiệu sự sụp đổ của nền tư pháp Việt Nam XHCN vốn đã mục ruỗng từ hơn 40 năm qua, kể từ khi cả nước ngưng tiếng súng ở hai miền Nam – Bắc.

Bản báo cáo tình hình nhân quyền toàn cầu năm 2018, công bố ngày 17/1/2019, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho hay, tình hình nhân quyền tại Việt Nam “xuống cấp nghiêm trọng”. Trong báo cáo công bố hôm 14/1/2020, HRW công khai 652 trang về tình hình nhân quyền tại 100 quốc gia trong năm 2019, phần nói về Việt Nam, ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, nói: “Năm 2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam”.

Ngoài ra, theo xếp hạng của The Economist Intelligence Unit, công bố hôm 22/1/2020, Việt Nam xếp thứ 136 trong tổng số 167 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo “Chỉ số Dân chủ 2019”.

Khi nền tư pháp bị biến dạng, chỉ làm nhiệm vụ chính trị, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của Đảng để cai trị và cầm quyền, thì làm gì có “cửa” cho nhân dân. Điều đó đồng nghĩa với oan sai, bất công, phi nhân tính và vô đạo, sẽ luôn song hành với những mảnh đời khốn khó, bất hạnh, vô phúc vướng vào vòng lao lý.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. “Nền tư pháp” ở VN là của lũ súc vật lưu manh, bịp bợm, lũ tiếm quyền làm chủ đất nước của nhân dân VN – là ĐCSVN.
    Chỉ khi nào Đảng Độc tài CSVN cáo chung – thì “nền tư pháp” của nó mới cáo chung.
    Còn không, đừng mơ hão!

  2. Muốn biết nền tư pháp của chế độ CS.cô tôn trọng CÔNG LÝ hay không,người ta
    có thể đưa ra bằng chứng qua câu tuyên bố của một quan chức cao cấp rằng chế
    độ ta không cần trường Luật vì đảng đã có luật pháp của mình rồi v.v.(nhớ đại để
    như thế) ! Đúng vậy,không có đại học Luật khoa sau 1975.
    Phần khác,người CS.có tật “đánh tráo” trong lý luận (ngụy biện) từ vật cụ thể cho
    đến sự vật trừu tượng,cái tốt đẹp thì họ vơ vào hết còn cái xấu xa thì họ gán cho
    kẻ thù như những câu thơ sau đây của người thư ký và là nhà thơ (nghiệp dư) Việt
    Phương trong tập “Mở cửa” của ông ta :
    “…ta có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh
    những gì tốt đẹp nhất của mày thuộc về tao
    những gì xấu xa nhất của tao thuộc về mày…”
    Về cái xấu xa của chế độ tư bản trong việc xử án thì họ lập luận rằng thì là mà…
    pháp luật tư sản của chế độ tư bản là công cu để đàn áp và bóc lột nhân dần lao
    động nhưng ở đây họ đánh tráo chủ thể nên người ta phải hiểu ngược lại là chính
    pháp luật của họ mới là công cụ áp bức và đàn áp của giới thống trị như thực tế
    cho thấy họ đang tạo ra một thứ nạn nhân mới là “dân oan” mất đất thời CS.

Leave a Reply to Đại Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây