BTV Tiếng Dân
7-5-2020
Cập nhật phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải
Phiên tòa Giám đốc thẩm bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải đã bước sang ngày thứ hai. Trưa nay, một nhóm 10 luật sư đã gửi đơn kiến nghị khẩn cấp đến Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình – đồng thời là Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm, đề nghị cho luật sư Trần Hồng Phong được tiếp tục tham dự phiên tòa.
Đơn kiến nghị khẩn cấp có đoan, “các Luật sư chúng tôi hết sức bất ngờ và thất vọng trước sự kiện: Luật sư Trần Hồng Phong – người được gia đình Hồ Duy Hải tin cậy và yêu cầu bảo vệ cho bị án trong giai đoạn giám đốc thẩm của vụ án – chỉ được có mặt trong phần thủ tục đầu tiên của phiên tòa là nghe ý kiến của đại diện Viện KSND tối cao trình bày về kháng nghị, và trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng Thẩm phán trong khoảng thời gian 20 phút”.
Đơn kiến nghị viết tiếp: “Sự kiện vừa nêu trên cho thấy, ngay tại phiên tòa giám đốc thẩm được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, các thủ tục tố tụng hình sự, vốn được quy định rõ ràng và chặt chẽ, đã bị vi phạm một cách nghiêm trọng và công khai, làm mất đi cơ hội và điều kiện giúp cho phiên tòa tìm ra sự thật khách quan của vụ án, đặc biệt là tước bỏ quyền của Luật sư”.
Theo các luật sư cho biết, việc ông Chủ tọa không cho LS Trần Hồng Phong tiếp tục tham gia phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng khoản 2, điều 386, của Bộ luật Tố tụng Hình sự, quy định luật sư có quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng được tranh tụng dân chủ, bình đẳng trong phiên tòa giám đốc thẩm.
“Khi Luật sư Trần Hồng Phong mất đi quyền có mặt và thực hiện nghĩa vụ, quyền tranh tụng của mình tại phần tiếp theo của phiên tòa, có nghĩa là bị án Hồ Duy Hải đã bị tước đi cơ hội cuối cùng, hy vọng cuối cùng được xem xét công bằng theo quy định”, các luật sư nêu quan ngại.
Qua đó, nhóm các luật sư đề nghị Chánh án TAND tối cao – Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm mời LS Trần Hồng Phong tiếp tục tham gia phiên tòa, nếu cần thiết có thể kéo dài thêm thời gian để tạo điều kiện cho luật sư thực hiện việc tranh tụng, trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng theo đúng quy định tại khoản 2, điều 386, Bộ luật Tố tụng Hình sự đã nêu trên.
Đại diện cho nhóm 10 luật sư gửi kiến nghị khẩn cấp là luật sư Nguyễn Hà Luân và luật sư Lê Văn Hòa đến từ Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Như Tiếng Dân đã đưa tin hôm 6/5, luật sư Trần Hồng Phong đã bị “mời” ra khỏi phiên tòa Giám đốc thẩm sau 20 phút trình bày, vì lý do “không cần thiết nữa”.
Nhận định về vụ án này, nhà văn Tạ Duy Anh viết: “Với những gì đã diễn ra trong các phiên xử Hồ Duy Hải, tôi nghĩ đủ để suy đoán vô tội cho anh ta. Tôi thiên về quan điểm thà bỏ lọt tội phạm còn hơn giết oan. Nỗi đau của nạn nhân và thân nhân những người bị giết trong vụ án là không gì bù đắp được. Nhưng nỗi đau đó sẽ khủng khiếp gấp bội, có thể lấp đầy trời đất nếu nó vô tình là nguyên nhân tạo nên nỗi đau oan khiên kinh hoàng khác. Tôi hy vọng không chỉ vào công lý, mà lớn lao hơn, vào sự sáng suốt của trái tim, trong phán xét ngày mai“.
Kết án người dự định biểu tình vì tội phá rối an ninh
Sáng ngày 6/5, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên y án đối với Đoàn Viết Hoan 36 tháng tù giam và Ngô Xuân Thành 28 tháng tù giam, về tội “Phá rối an ninh” theo điều 118, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đây là hai trong số bốn bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án “dự định biểu tình, gây cháy nổ ở Đồng Nai” vào năm 2019. Trong vụ án này, phiên tòa sơ thẩm ở Đồng Nai hôm 26/11/2019 cũng đã tuyên phạt Võ Thường Trung 36 tháng tù giam và Nguyễn Đình Khuê 28 tháng tù giam.
Báo Chính phủ dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai trong phiên xử sơ thẩm: “Đoàn Viết Hoan, Võ Thường Trung, Ngô Xuân Thành, Nguyễn Đình Khuê lên kế hoạch kích động biểu tình, gây rối nhân dịp lễ 30/4 tại Biên Hòa… Kế hoạch tiến hành biểu tình, gây cháy nổ của các đối tượng này đã bị Cơ quan An ninh Công an tỉnh Đồng Nai kịp thời phát hiện và ngăn chặn”.
Tuy nhiên, người bào chữa cho các bị cáo là luật sư Đặng Đình Mạnh đã đưa ra một thông tin hoàn toàn trái ngược với cáo buộc. Luật sư Mạnh nói với Đài Á Châu Tự Do: “Những người này chỉ có ý định xuống đường biểu tình vào ngày 28 tháng 4 năm 2019 để chống dự luật đặc khu, phản đối tăng giá xăng, giá điện và không có chút hiểu biết gì về chất nổ cả”.
Được biết, sau phiên xử phúc thẩm, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh – là người sáng lập Quỹ 50k – cho biết, ông Ngô Xuân Thành có hoàn cảnh rất khó khăn, đã ly hôn, hai con còn nhỏ phải sống nhờ người cô. Quỹ 50k đã đưa Ngô Xuân Thành vào danh sách là người được hỗ trợ thường xuyên.
Các màn tra tấn của Công an Việt Nam
Trưa 7/5, Tạp chí Luật Khoa có đăng tải một bài báo, nói về các màn tra tấn kinh điển của Công an Việt Nam, được áp dụng đối với những người đang bị giam giữ trong quá trình điều tra.
Bài báo có tiêu đề “8 màn tra tấn có thể bạn chưa biết”, với những bức tranh minh họa và nội dung dựa trên lời kể của các nạn nhân bị tra tấn và người nhà của họ.
Đáng lưu ý trong câu chuyện này, có lời kể của Nguyễn Văn Chưởng, một tử tù đang kêu oan, nói với bố của mình là ông Nguyễn Trường Chinh, rằng: “Anh bị công an buộc tay vòng ra phía sau một chiếc ghế rồi dùng cờ lê đập vào đầu gối, mắt cá chân của anh”.
Ông Nguyễn Trường Chinh còn cho biết, công an còn sử dụng nhục hình với con trai của ông bằng cách “dùng bút bi kẹp vào giữa các ngón tay, nơi thường chỉ có da và xương, rồi ép thật mạnh”, hay như “lột quần áo rồi treo ngược lên trần nhà” và “vỗ mạnh hai bàn tay cùng lúc vào hai bên tai của Chưởng”.
Ngoài ra cũng có một trường hợp tử tù khác đang kêu oan là ông Vi Văn Phượng, nhờ bạn tù nói với gia đình ông rằng, ông bị tra tấn bằng cách “công an buộc cổ tay ông Phượng rồi kéo thẳng lên trần nhà, sao cho chỉ còn hai ngón chân cái chạm đất. Chưa dừng lại, họ nhét một nửa chiếc còng số 8 vào miệng ông. Bị còng choán hết vòm họng, ông Phượng không thể hét lên khi bị đấm, đá vào người. Cũng trong tư thế này, công an hất nước trà nóng thẳng vào mặt và dùng bật lửa để đốt râu trên vành môi ông”.
Gần đây nhất vào năm 2018, Ủy ban Chống tra tấn Liên Hợp Quốc đã ra một bản nhận xét kết luận về việc thực thi Công ước chống tra tấn của nhà nước Việt Nam, trong đó kết luận rằng, việc tra tấn ở Việt Nam là tràn lan, phổ biến, và được thực hiện một cách có hệ thống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bởi Việt Nam thiếu một cơ chế độc lập trong việc giám sát, ngăn ngừa và trừng phạt hành vi tra tấn tại các nơi giam giữ.
Trong sách Ly Lâu Thượng,
Mạnh Tử đã luận bàn
Những dấu hiệu cho thấy
Một chế độ sắp tàn.
“Trên không có đạo lý,
Dưới pháp luật bất minh.
Vua chúa phạm luật nghĩa.
Quan chức phạm luật hình”.
Cứ theo đó mà xét,
Thì Trung Quốc và ta
Cái kết của chế độ
Có vẻ cũng không xa. Thái Bá Tân
Bài này tố cáo tội ác dã man của CS: Tra tấn con người.
Tôi tin rằng không chỉ có tám cách mà bài này mô tả.
Đây chính là thời điểm thuận lợi nhất để khai thác nạn nhân kể lại họ bị tra
Oán hận CS ngút trời.
Nhưng tội ác của CS là toàn diện: giáo dục, văn hóa, kinh tế…
Ai viết bài tố cáo CS đều đáng được kính trọng.
Càng thấy nghiemnv sủa bậy. Nó chuyên dùng từ ngữ mất dạy để hỗn láo với những người viết rất nhiều bài tố cáo CS.
Nó có cần bằng chứng không?
“…………………………………………….
Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận
Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời
Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi
Còn trừ diệt cả một loài thú độc!”Tố Hữu
Qua những lời “thú tội” của Hồ Duy Hải trong hồ sơ được đăng tải trên báo chí mấy ngày qua, chúng ta có thể thấy Hồ Duy Hải không hề biết nạn nhân đã bị giết bằng cách nào.