LTS: 45 năm trước, chiến tranh Việt Nam kết thúc với hơn 58.000 người Mỹ bỏ mạng. Và bây giờ, cả hai nước đang ở trong cuộc chiến mới, cuộc chiến chống virus Covid-19.
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, sáng 30/4, giờ VN, ở Mỹ đã có hơn 1 triệu ca nhiễm và có gần 62.000 người chết, thế nhưng Jared Kushner, con rể và là cố vấn cao cấp của TT Trump vẫn cho rằng, họ thành công trong việc chống dịch ở Mỹ. Kushner nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đạt được tất cả các cột mốc cần thiết. Vì vậy, chính phủ, chính phủ liên bang, đã vươn lên trên thách thức và đây là một câu chuyện thành công tuyệt vời. Tôi nghĩ đó thực sự là điều cần phải nói“.
Vào thời điểm đánh dấu 45 năm cuộc chiến Việt Nam kết thúc, có hơn 58.000 người Mỹ khác đã bỏ mạng do virus, tương đương với số người Mỹ bỏ mạng trong cuộc chiến nhiều thập niên trước, trong khi ở Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong nào, vì sao? Bài báo của ông Richard S Ehrlich giải thích lý do.
_____
Tác giả: Richard S Ehrlich
Dịch giả: Trúc Lam
29-4-2020
Số người chết do Covid-19 ở Mỹ vượt quá số người thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam, trong khi cựu thù trên chiến trường của họ báo cáo, cho đến nay không có trường hợp tử vong nào do virus.
Nhiều người Mỹ tử vong do Covid-19 hơn là bị giết trong Chiến tranh Việt Nam, một cột mốc nghiệt ngã trùng với tin Hà Nội chính thức báo cáo không có trường hợp tử vong do virus corona.
“Chống dịch cũng như chống giặc”, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố.
Tính đến thứ Tư ngày 29 tháng 4, có ít nhất 58.365 người Mỹ đã bị virus giết chết, theo Đại học Johns Hopkins, nơi điều hành một trang theo dõi các ca nhiễm bệnh và tử vong.
Có ít nhất 58.220 người Mỹ đã bị thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra suốt 16 năm, bắt đầu với hai cố vấn Mỹ từ năm 1959 và kết thúc năm 1975 khi lực lượng Hoa Kỳ rút lui trong thất bại trước lực lượng cộng sản.
Số tử vong do Covid-19 hiện tại của cựu thù trên chiến trường sẽ tương đương, nếu 58.365 người Mỹ bị virus giết chết trong số 329 triệu dân, thì phải có 17.166 người trong số 97 triệu dân Việt Nam.
Nhưng Việt Nam ghi nhận số ca tử vong do virus corona là 0 tính đến thứ Ba ngày 28 tháng 4, Ủy ban Chỉ đạo Phòng ngừa và Kiểm soát Covid-19 của chính phủ cho biết.
Nước này đã xác nhận con số rất nhỏ, chỉ có 270 ca nhiễm virus corona trên toàn quốc, mặc dù họ có chung đường biên giới với Trung Quốc, tâm điểm xuất phát đại dịch lúc ban đầu.
Con số thực tế của Việt Nam có thể cao hơn, do số lượng 88.000 xét nghiệm virus corona được thực hiện ở nước này tương đối thấp, nhưng vẫn có khả năng tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp nhất trên thế giới.
“Đội ngũ của chúng tôi ở Hà Nội đang làm việc rất, rất chặt chẽ với các đối tác của Bộ Y tế”, ông John MacArthur, đại diện Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ ở Thái Lan, cho biết.
“Sự trao đổi mà tôi đã có với đội ngũ Việt Nam là vào thời điểm này, [họ] không có dấu hiệu nào cho thấy những con số đó là sai”, ông Mac Macththur nói, theo Đài phát thanh NPR của Mỹ.
Bất chấp vị thế và tài nguyên là một siêu cường của Mỹ, so với tình trạng của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Washington đã không hành động nhanh như Hà Nội khi đối phó với mối đe dọa tiềm tàng của Covid-19 lúc ban đầu, bỏ mất thời gian quý giá, rõ ràng là góp phần vào con số người chết quá cao ở Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ cũng không phối hợp, chia sẻ thông tin trong các thông điệp về sức khỏe và an toàn của họ với công chúng, hoặc phủ kín đất nước bằng các chương trình phát sóng, báo in, áp phích đường phố và các cảnh báo phổ biến khác mà Hà Nội đã thực hiện trên quy mô, phản ánh các nỗ lực vận động quần chúng trong chiến tranh.
Thành công ấn tượng trong hai lần giống nhau của Hà Nội – cả chống Mỹ trong chiến tranh và hiện tại ngăn chặn sự lây nhiễm lan rộng của Covid-19 – đã đạt được bằng cách chỉ huy công dân hành động, điều khiển truyền thông và kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Đảng Cộng sản cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam lúc đó và ngày nay trên cả nước Việt Nam thống nhất, đã cho phép Hà Nội đối phó với các nguồn lực tương đối hạn chế.
Ngày 23 tháng 4, một số văn phòng, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, địa điểm du lịch, địa điểm thể thao và những nơi khác ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác, lần đầu tiên mở cửa trở lại kể từ khi phong tỏa rải rác bắt đầu từ ngày 1/4.
Chính phủ nới lỏng việc phong tỏa trên toàn quốc vì không có trường hợp nhiễm mới nào được báo cáo kể từ ngày 16/4, một thành công tiếp tục vào thứ Ba ngày 28/4.
Những nơi có nguy cơ cao như các tiệm làm đẹp, lễ hội, sở thú và các doanh nghiệp khác, nơi mọi người dễ dàng hòa nhập vào đám đông, vẫn đóng cửa. Các tỉnh Bắc Ninh, Hà Giang và một số khu phố ở thủ đô Hà Nội vẫn bị phong tỏa một phần.
“Chúng tôi cần học cách thích nghi để sống với đại dịch”, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố.
“Chúng ta không để nó phá hủy nền kinh tế hoặc hủy hoại đất nước chúng ta. Chúng ta cần đặt sinh mạng người dân lên hàng đầu và tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để kiểm soát dịch bệnh”.
Chính phủ mới “sống chung với nhau một cách an toàn”, chiến lược của họ cho phép mọi người làm việc, nhưng họ phải duy trì việc giữ khoảng cách, thường xuyên rửa tay và kiểm tra sức khỏe khi đi lại giữa các tỉnh.
Các chuyến bay quốc tế vẫn bị hạn chế nhưng một số du lịch hàng không và giao thông công cộng ở trong nước đang bắt đầu trở lại. Các trường học dự kiến sẽ sớm khởi động trở lại.
“Các Hành khách được yêu cầu kiềm chế trong việc nói chuyện và ăn uống, đeo khẩu trang khi tham gia các phương tiện công cộng”, Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam đưa tin.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đối phó [với dịch bệnh] bằng một sự chắp vá của việc phong tỏa, với các hạn chế khác nhau, trong đó một số tiểu bang và các thành phố lớn không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát bắt buộc, trong khi các tiểu bang và các thành phố lớn khác thực hiện lệnh “ở nhà” một cách nghiêm ngặt.
Những phản ứng không đồng đều cũng bắt đầu đưa ra vào những ngày khác nhau, cho phép virus corona lây lan tới những khu vực, rồi cuối cùng đã bị phong tỏa và lây nhiễm những nơi vẫn còn mở cửa.
Chiến lược của Việt Nam và nhân viên cũng được hưởng lợi từ những bài học kinh nghiệm trong việc đối phó với các bệnh đến từ Trung Quốc và các bệnh xuyên biên giới trước đây như SARS, cúm gia cầm và cúm lợn.
Dòng thời gian của Việt Nam tiết lộ chiến lược chiến thắng của họ. Vào ngày 16 tháng 1, Bộ Y tế đã cảnh báo các quan chức chính phủ, làm thế nào để ngăn chặn sự bùng phát virus sắp tới.
Bộ đã nói chuyện với hàng trăm bệnh viện và phòng khám ở Việt Nam vào ngày 21 tháng 1 để bắt đầu chuẩn bị cho các ca nhiễm.
Hà Nội đã xác nhận các ca nhiễm đầu tiên vào ngày 23 tháng 1, khi các bác sĩ điều trị cho hai công dân Trung Quốc đã đi khắp nước Việt Nam, sau khi bay từ Vũ Hán qua, vào ngày 13 tháng 1.
Một Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống Dịch bệnh được thành lập vào ngày 30 tháng 1, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận virus là một “Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế”.
Đầu tháng 2, Hà Nội bắt đầu cảnh báo công chúng và tạo ra một trang web thông tin trên quốc gia am hiểu Internet.
Phong tỏa có chọn lọc đã dẹp sạch đường phố đông đúc ở Hà Nội và một số thành phố và làng quê khác, đồng thời cho phép mọi người mua sắm thực phẩm và nhu yếu phẩm.
Cảnh sát đã đưa ra mức phạt nếu không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, dọa bỏ tù nếu một người không đeo khẩu trang, lây nhiễm cho bất kỳ ai và cấm tụ tập từ 20 người trở lên.
Hà Nội bắt đầu cách ly các khu làng hồi tháng 2, bất cứ khi nào họ được báo cáo có ca nhiễm Covid-19. Các đội đi tới từng nhà trong khu phố bị nghi lây nhiễm.
Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cho biết tuần trước, “họ họ thật sự làm phần việc của mình”, bằng cách cách ly khoảng 80.000 người. “Tôi nghĩ rằng, đó là lý do vì sao họ có thể tiếp tục duy trì số lượng [lây nhiễm] thấp”.
Hàng chục ngàn người, gồm cả du khách và công dân đến từ nước ngoài, đã bị cách ly trong các trại, ký túc xá có bảo vệ canh gác, rải rác khắp Việt Nam. Những người lính mang đồ ăn sáng, trưa và tối đặt bên ngoài mỗi phòng.
Việt Nam sớm chấm dứt các chuyến bay và du lịch đường bộ trong tuần đầu tiên của tháng 3 đến và đi từ Trung Quốc, nơi có chung đường biên giới với miền bắc Việt Nam.
Đến tháng 3, các quan chức cũng đã giám sát hành khách quốc tế đến và cấm tất cả các khách nước ngoài nhập cảnh sau ngày 22 tháng 3, ngoại trừ công dân Việt Nam trở về nước và các cá nhân khác, những người này đều phải cách ly hai tuần.
Khi Bệnh viện Bạch Mai có uy tín ở Hà Nội và quán bar Buddha ở Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là cụm lây nhiễm, phong tỏa rộng rãi đã được đưa ra vào ngày 1/4.
Thành công của Hà Nội trái ngược với phản ứng vụng về của Washington, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thất bại của Mỹ ở Việt Nam, một lần nữa thể hiện sức mạnh bất ngờ, ấn tượng của quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé vẫn mang vết sẹo chiến tranh sâu sắc, nhưng không có cái chết nào do Covid-19 gây ra.
Richard S Ehrlich là phóng viên người Mỹ, có trụ sở ở Bangkok, đưa tin về châu Á từ năm 1978.
Ngay tại New York, không một ai kể cả chuyên gia dịch tễ có thể hiểu được tại sao virus lây lan cực nhanh dẫn tới hàng nghìn người nhiễm mỗi ngày, làm cho các biện pháp truy vết và cách ly người nhiễm không thực hiện được. Tình hình này khác xa với Việt Nam nơi mà chỉ có vài người nhiễm mỗi ngày. Biện pháp cách ly quyết liệt của Việt Nam cũng chỉ là “thà bắt lầm hơn bỏ sót” và không có hiệu quả. Để thấy rõ hãy nhìn vào tỉ lệ dương tính hầu như zero trong số người F1, F2 được cách ly trong các trại quân đội. Việc bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày khi chỉ mới nghi ngờ một người mà không test để xác định họ có dương tính hay không sẽ không tài nào áp dụng được ở các nước phương Tây văn minh nơi quyền tự do được tôn trọng không kém tính mạng con người. Trong 14 ngày đó thiệt hại về gia đình con cái công ăn việc làm của họ thì ai chịu. Những người F1, F2 chỉ biết cắn răng chịu đựng. Không chỉ 14 ngày, nhiều người cỏn phải bị cách ly tiếp 14 ngày nếu vô tình ở chung phòng có người được phát hiện dương tính trong 14 ngày đầu!!!
Ý kiến của riêng tôi, một người sống tại tâm dịch New York, là chính quyền Mỹ và hệ thống y tế phòng dịch đã không làm tốt các việc: 1. không khuyến cáo và cung cấp kịp thời khẩu trang, nước rửa tay cho dân chúng, 2. Không có các biện pháp cách ly ngay người dương tính mà để số người này tiếp tục là nguồn lây nhiễm cho gia đinh và cộng đồng, càng nhiều người dương tính thì càng khó để cách ly họ (hết chỗ, hết phương tiện…) vậy nên phải sớm hành động ngay những ngày đầu. 3. Trong khi dịch đang lan tràng chính quyền dường như chỉ chú trọng đến mở thêm giường bệnh và máy thở. Thật sự bịnh này không có thuốc chữa, đa phần tự khỏi, máy thở cũng không cứu được, trên 80% bịnh nhân thở máy không qua khỏi, các bác sĩ đang tìm mọi cách để bệnh nhân không phải dùng máy thở. Đáng ra chính quyền phải dùng các giường bệnh để giữ lại các ca dương tính thay vì trả họ về nhà vì cho rằng họ chỉ bị nhẹ. Rất nhiều người trở về nhà thị bịnh nặng hơn nhưng khi quay lại thì quá muộn và họ bị tử vong không đáng có.
Kết quả phòng dịch của Việt Nam rất tốt và đương nhiên đó là điều rất vui mừng. Tuy nhiên những nhận đinh như bài báo này chẳng khác gì việc chính trị hóa kết quả chống dịch, chẳng đóng góp hữu ích gì cho các bài học tương lai.
Nếu quả thật Việt nam làm tốt thật thì tiếc gì lời khen. Chỉ có điều khi đánh gia về 1 quốc gia chống dịch phải căn cứ nhiều yếu tố, mà chính xác thì nhường các chuyên gia tổng kết sau này. Tuy vậy còn thiếu hiểu biết tôi cũng hiểu hiện trên Thế giới không chỉ Việt Nam có con số nhiễm thấp, và thử xem các quốc gia liền sát Trung Quốc như Mông Cổ hiện chỉ có 38 trường hợp nhiễm virus Covid 19, 9 đã khỏi và cũng không có trường hợp chết – LIỆU HỌ CÒN TRÊN TÀI VIỆT NAM KHÔNG(?!) – sẽ thấy điều quan trọng nhất là số người nhiễm Virus đi đến quốc gia nào nhiều nhất. Và giả thử số người nhiễm bệnh đến Việt Nam tràn lan và Việt Nam chống đỡ cực kỳ xuất sắc thì khỏi phải nói, thế giới tự động ngả mũ. Còn đáng tiếc như ở Đức rất ít khi nghe lời khen về chống dịch ở Việt Nam, mà nếu khen ở Châu Á thì thấy thường khen các nước như Hàn Quốc. Còn có thể lúc nào Việt Nam cũng nằm trong danh sách xuất sắc thì nên để những người hiểu biết và đánh giá khách quan hơn là tự vỗ ngực và bên ngoài (các nước khác) họ chả quan tâm tới sự vỗ ngực đó.
Chỉ có người “trong cuộc” mới biết sự thật về siêu vi Vũ Hán hay nói khác đi
là nằm trong chăn thì mới biết chăn có rận.
Nhìn kiểu “cỡi ngựa xem hoa” thế này thì mắc bẫy lừa gạt VC.là điều tất yếu
như Mỹ và Tây phương đã bị lừa trong chiến tranh VN.trưóc đây vậy ! Đó là
tưởng rằng đại đa số người dân miền Nam ủng hộ VC…”chống Mỹ cưú nước”
mà thực ra là VNCH.đã thua kém trên mặt trận tình báo -gián điệp (chìm nên
người nước ngoài không ai biết được) do VC.nằm vùng với đủ mọi thành phần
trong nhiều phong trào dân sự (hợp pháp dưới chế độ dân chủ) đã khích động
dân chúng xuống đường liên tục chống chính phủ VNCH.!
Nhà cầm quyền ở VN kiểm nghiệm nhiễm dịch chỉ có 88.000 người trong cả nước với 95 triệu dân thì làm sao tác giả và WHO có thể cả quyết được ít người nhiễm. Ngoài ra làm thế nào biết được người nào chết, người nào không chết vì có corona virus. Tiêu chuẩn của WHO đưa ra là khi một bệnh nhân chết vì bệnh tim chẳng hạn nhưng nếu nằm ở bệnh viện và xét nghiệm có corona virus, thì người này vẫn được cho vào thống kê là chết có nhiễm corona. Do đó con số thống kê ở các quốc gia Tây phương là cao.
Ở VN, người bị nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm thì làm sao có con số chết vì corona để thống kê. Ở đây chỉ về vấn đề kỹ thuật, chứ chưa nói đến việc kiểm soát của nhà cầm quyền.
Tác giả RICHARD S EHRLICH có lẽ vẫn chưa tin số nhiễm và tử vong ở VN là hoàn toàn đúng thực tế. Ông lại dùng số liệu quá cũ so với ngày đăng tin 29/4/2020 khi tổng số test trong bài là 88.000 chỉ bằng 1/3 số test cập nhật là 261.000. Số liệu này không rõ có gồm cả test nhanh không, nhưng thực ra dùng cũng không nhiều lắm vì test nhanh của Nam Hàn ở các ổ dịch tại HN cho false positive khá nhiều nên các nơi không chuộng dùng nữa.
Cũng như Reutets đã nhận xét, nếu tính tỷ số test trên số ca nhiễm thì VN (966.7) hơn rất xa nhiều nước như Mỹ (5.7), Đức (15.8), Hàn Quốc (57.6)
VN 261,004/270=966.68
Mỹ 6,139,911/1,064,572=5.76
Đức 2,547,052/161,539=15.76
Nam Hàn 619,881/10,765=57.58
“….Con số thực tế của Việt Nam có thể cao hơn, do số lượng 88.000 xét nghiệm virus corona được thực hiện ở nước này tương đối thấp, nhưng vẫn có khả năng tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp nhất trên thế giới.”
Mỹ mải giấu dịch bảo đó là trò chơi xấu hoax của DC vì muốn bảo vệ kinh tế thì làm sao có kết cục như VN được, đâu có loa di động đi khắp nơi hay tin nhắn ngày đêm chống dịch như VN.
Dân Mỹ thậm chí còn để biểu ngữ “Covid is a Lie”, chắc là Trump giấu dịch cũng khá giỏi đó – đổ tội cho WHO làm gì?
“… Hoa Kỳ cũng không phối hợp, chia sẻ thông tin trong các thông điệp về sức khỏe và an toàn của họ với công chúng, hoặc phủ kín đất nước bằng các chương trình phát sóng, báo in, áp phích đường phố và các cảnh báo phổ biến khác mà Hà Nội đã thực hiện trên quy mô, phản ánh các nỗ lực vận động quần chúng trong chiến tranh.”
Không ai có thể tin được những con số test của chính phủ VN. Sau đây là lời của Reuters khi đăng một bài viết có số thống kê ở trên:
“Reuters cũng đã không có thể độc lập kiểm chứng được độ chính xác những số liệu kiểm dịch của chính phủ VN. Chính phủ VN đã không trả lời những câu hỏi về những dữ liệu kiểm dịch và phạm vi am hiểu của chính phủ về những trường hợp liên quan đến virus. Hai viên chức cao cấp phụ trách phòng chống dịch cũng không đáp ứng cho những cuộc phỏng vấn để trả lời những câu hỏi về công việc của họ.”