Đồng minh phải ở lại

Trương Nhân Tuấn

3-1-2020

Vậy là Mỹ phải đổ quân vô trở lại Trung Đông. Báo chí đăng tải Sư đoàn 82 thủy quân lục chiến Mỹ vừa được tăng cường để củng cố thêm số quân hiện thời (khoảng 5.000 quân). Tuần trước Mỹ đã đổ 700 quân ở Kuwait, sau khi tòa Đại sứ Mỹ ở Bagdad bị “dân biểu tình tấn công”. Lời kêu gọi “báo thù” của lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, “máu đòi nợ máu”, sau khi Trump hạ lệnh không kích giết chết tướng Soleimani là điều phải “cảnh giác”.

Dân Mỹ ở Irak được lệnh rút đi. Quân Mỹ có thể “sa lầy” thêm lần nữa ở “chiến trường” Trung đông. Kỳ này Mỹ có thể cùng Do Thái đánh Iran. Nhưng câu hỏi (báo chí đã đặt ra) Trump giết tướng Soleimani có “phù hợp với luật pháp quốc tế” hay không? Mỹ cho rằng Iran là “quốc gia khủng bố” trong khi đại diện Iran tại LHQ đã lên tiếng tố cáo Mỹ với những lý lẽ tương tự.

Vấn đề là ông Trump đã làm ngược lại những “hứa hẹn” rút quân Mỹ ra khỏi “lò lửa” Trung đông. Nên biết, qua báo cáo của cựu tống thống J. Carter vào những năm trước, nguyên nhân khiến Mỹ “suy thoái” để cho TQ “qua mặt” trên một số lãnh vực khoa học kỹ thuật, là vì gánh nặng quốc phòng Mỹ quá lớn. Chi phí cho thương phế binh, cựu chiến binh, trả tiền tử tuất, lương bổng… của lính Mỹ qua các cuộc chiến Afghanistan, Irak và IS (Syrie) đã lên hơn 420 tỉ đô la. Trong khi TQ trong suốt thời gian (Mỹ có chiến tranh) đã tập trung tài lực vào việc “nghiên cứu khoa học”.

Trump đã thực thi lời hứa của mình, như rút quân ra khỏi Syria, giao lại cho Thổ. Việc này khiến dư luận nước Mỹ phản đối, vì cho rằng Trump đã “phản bội” lại quân Kurds, những chiến binh đã sát cánh với lính Mỹ trong suốt cuộc chiến chống khủng bố. Hiện nay, thừa thắng xông lên, Thổ đổ quân qua Lybia, bất chấp lời cảnh báo của Tổng thư ký LHQ Guterres.

Tổng thư ký LHQ Guterres cũng cảnh báo rằng, thế giới chưa chuẩn bị cho một “cuộc chiến Vùng Vịnh” lần thứ hai. Lãnh đạo các quốc gia châu Âu đa số lên tiếng kêu gọi “hai bên kềm chế”, không để vấn đề “vượt ra khỏi tầm kiểm soát”.

Việc cho không kích giết chết Soleimani của Trump có “vượt ra khỏi tầm kiểm soát” hay không? Vụ chiếc Drone của Mỹ bị phòng không Iran bắn hạ năm ngoái, Trump hăm dọa “mẻ răng”, nhưng vì sợ “sa lầy” lần nữa mà phải nhịn, không dám trả đũa Iran. Có lẽ Trump lo ngại sẽ xảy ra một vụ “bắt cóc con tin Tòa đại sứ Mỹ”, như lần trước 1979 ở Tehran. Lần này có thể xảy ra ở Bagdad, trong một “quốc gia” đang “thoát khỏi vòng kiểm soát” của Mỹ, mặc dầu quốc gia này do Mỹ (cố gắng) dựng lên từ a tới z.

Thế cờ Domino của Mỹ ở Trung Đông đang sụp đổ, vì Trump chủ trương “đồng minh tháo chạy” mà không có một khoảng “decent interval” kiểu Việt Nam. Bây giờ Trump thấy mình “lỡ bộ”, mang tiếng “phản bội chiến hữu Kurds”. Mỹ đổ quân trở lại thì cũng “chiến đấu một mình”.

Cuộc chiến sẽ xảy ra như thế nào? Có mở màn cho Thế chiến thứ III?

Theo tôi, Mỹ sẽ giới hạn cuộc chiến trong phạm vi “kinh tế, chính trị và khoa học kỹ thuật”. Chiến tranh kinh tế và chính trị đã và đang được Trump (đơn phương) áp dụng cho Iran. Cuộc chiến “quân sự” sẽ thể hiện trên mặt “khoa học kỹ thuật”. Có thể là máy bay, tàu bè… hay các loại vũ khí “thông minh” của Iran bị “cướp tay lái” hay bị “mất kiểm soát”. Quân Mỹ sẽ ở vào thế “phòng ngự” tối đa. Phía Iran không có phương cách nào có thể “làm khó” được Mỹ, ngoài việc tìm cách tiêu diệt các đạo quân, hay các căn cứ Mỹ đang có mặt ở các nước Trung Đông, bằng phương pháp “du kích”.

Điều tệ hại xảy ra khi Trump và Khamenei có những quyết định “vượt ra ngoài tầm kiểm soát”, như một bên sử dụng các loại vũ khí “không qui ước” hay vùng Vịnh bị phong tỏa.

Nga và TQ có thể “nhập cuộc” để bảo vệ “đồng minh” và lợi ích của họ trong khu vực.

Vừa qua một chiếc trực thăng của Đài loan bị nạn, khiến vị tổng tư lệnh quân đội nước này bị tử nạn. Người ta không loại trừ giả thuyết TQ có thể đã “can thiệp” bằng các phương tiện “thông tin” để “cướp tay lái” chiếc trực thăng.

Nếu Mỹ “phong tỏa” vùng Vịnh, thì TQ có thể mở cuộc chiến Đài Loan và Biển Đông.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Nga và Tàu sẽ ngầm hổ trợ Iran khiêu khích Mỹ làm cho Mỹ bối rối ở vùng Vịnh vô cùng phức tạp chưa tìm ra giải pháp lò lửa ở đây.Bấy giờ Nga thừa có thu tóm lại mấy nước đông Âu cũ mà EU đành bó tay.Còn TC sẽ nuốt trọn biển đông mà các nước ASIAN vì sợ TC không dám làm gì .Nhật và Hàn quốc cũng án binh bất động vì Mỹ không có thái độ tích cực.Chiến tranh thế giới 3 sẽ không xảy ra nhưng cục diện địa chính trị thế giới sẽ dần thay đổi với thế cân bằng chân vạc Mỹ Tàu Nga

  2. “Nếu Mỹ “phong tỏa” vùng Vịnh, thì TQ có thể mở cuộc chiến Đài Loan và Biển Đông.”
    -Ái dà, gay thiệt. Khi xảy ra chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ hơi lơ Nam Hàn là có khả năng Bắc Hàn tiến công Nam Hàn. Mỹ mở mặt trận thứ 2 tham chiến cùng Nam Hàn thì TQ cũng mở mặt trận tranh thủ chiếm Đài Loan (chiếm Đài Loan còn thắng lớn hơn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung). Hi…hi…Nhật & các nc Asean chỉ đứng ngoài nhảy loi choi la hét thôi.
    P/s: Ngày 31/12/2019, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc sẽ được ký vào giữa tháng tới và sau đó, ông sẽ đến Trung Quốc để thảo luận giai đoạn kế tiếp. Tối ngày 2/1/2020, theo chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rocket Mỹ đánh trúng đoàn xe chở thiếu tướng Qasem Soleimani tại thủ đô Baghdad, Iraq. Ông là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran.

    • Mắc cười quá, một cái Hồng Kông còn lo chưa xong mà đòi giúp Bắc Hàn đánh Nam Hàn, cùng lúc đó đòi chiếm Đài Loan.
      Hohoho, chứng “hoang tưởng cộng sản” của lũ vẹm thật là những sự thủ dâm tinh thần ác liệt.

  3. Trump phát biểu trước báo chí (nhưng các phóng viên hiện diện không được đặt câu hỏi):
    ” Chúng tôi tấn công (ám chỉ vụ ám sát Soleimani) để chấm dứt một cuộc chiến, chứ không phải khởi sự một cuộc chiến”.
    Trump mà tự nghĩ ra câu này cũng hay, (nhưng chất chứa đầy ngụy biện hèn nhát và chạy tội như Vẹm).

    • Hèn nhát? Trump KHÔNG rùn tay như Obama khi thấy một đối thủ (Syria) vượt “lằn ranh đỏ” mà không dám làm gì.

      Chạy tội? Nhiều người đoán trước vụ sát tướng này sẽ còn được Trump NHẮC ĐI NHẮC LẠI trên suốt con đường tranh cử.

      Phát biểu của Trump có ý nghĩa là nếu Iran không có hành động nào thái quá, xem như “cuộc chiến” đã chấm dứt. Nghĩa là Mỹ “đá trái banh sang phần sân” Iran, và sẽ chỉ phản ứng tùy theo hành động sắp tới của Iran.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây