Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 15)

Hồ Bạch Thảo

14-11-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6 —  phần 7 —  phần 8 —  phần 9 —  phần 10 —  phần 11phần 12 — phần 13phần 14

15. Nùng Trí Cao đánh Tống: [1052-1053]

Trí Cao thua trận sau cùng

Trước tình hình đạo quân Nùng Trí Cao liên tục chiến thắng, nội bộ triều Tống chia làm 2 phe: Chủ hòa và chủ chiến. Phe chủ hòa muốn nhường cho Trí Cao 7 châu tại Quảng Tây, mong rằng sau khi nhận được quan chức, y sẽ tỏ ra hòa hoãn. Phái chủ chiến cho rằng, y sẵn có tham vọng nên “được voi đòi tiên”; nếu nhượng bộ vài châu, thế lực mạnh hơn y sẽ tiếp tục ôm mộng xâm lăng, để nuốt chửng Trung Quốc. Triều đình nhận định, cách phòng thủ hữu hiệu nhất là tấn công, bèn chọn tướng ra quân, dùng Địch Thanh làm chủ soái, lại theo lời khuyên bãi viên Hoạn quan phụ tá cho Thanh:

Trường Biên, quyển 173. Ngày Quí Hợi tháng 9 [16/10/1052], Dương Điền, Tào Tu khống chế man tặc không lập được công; bèn sửa mệnh ban cho Tôn Miện, Dư Tĩnh phụ trách. Thiên tử vẫn còn lo lắng, có kẻ nói rằng Trí Cao muốn chiếm được 7 châu tại Ung [Nam Ninh thị, Quảng Tây] Quế [Quế Lâm thị], lên làm Tiết độ sứ rồi mới chịu hàng. Khu mật phó sứ Lương Thích nói:

Nếu chúng chiếm được 2 châu, thì đến lúc triều đình cũng không còn.’

Thiên tử hỏi Tể tướng Bàng Tịch rằng ai có thể làm tướng, Tịch tiến cử Khu mật phó sứ Địch Thanh; Thanh cũng dâng biểu xin đi. Ngày hôm sau vào triều yết, Thanh tự xưng xuất thân từ lính, không đánh nhau thì không có gì để đền ơn nước; nguyện có dưới tay vài trăm kỵ binh phiên, tăng thêm cấm binh, sẽ mang đầu giặc về kinh khuyết. Thiên tử hài lòng vì lời hùng tráng. Ngày Canh Ngọ [23/10/1052], Thanh được cải chức Tuyên huy nam viện sứ Kinh Hồ bắc lộ tuyên phủ sứ Đề cử Quảng Nam Đông Tây lộ kinh chế tặc đạo sự. Lúc đầu muốn dùng hoạn quan Nhập nội đô tri Nhậm Thủ Trung làm phó cho Thanh, sau Gián quan Lý Đoài tâu rằng nhà Đường mất do để cho Hoạn quan coi quân, ảnh hưởng đến chủ tướng, không nên theo; cuối cùng bãi Thủ Trung”.

(楊畋、曹修經制蠻事,既無功,改命孫沔及余靖等,上猶以為憂。或言智高欲得邕、桂七州節度使即降,樞密副使梁適曰:「若爾,二廣非朝廷有矣!」

上問宰相龐籍誰可將者,籍薦樞密副使狄青,青亦上表請行,翌日入對,自言臣起行伍,非戰伐無以報國,願得蕃落騎數百,益以禁兵,羈賊首至闕下。上壯其言,庚午,改宣徽南院使、荊湖北路宣撫使、提舉廣南東、西路經制賊盜事【一九】。初欲用入內都知任守忠為青副,諫官李兌言,唐失其政,以宦者觀軍容,致主將掣肘,是不足法。遂罷守忠。)

Vua Tống Nhân Tông cho đặt tiệc tiễn biệt tại điện Thùy Củng, lại gửi chiếu thư, ân cần dặn dò Địch Thanh cẩn thận lưu ý về vấn đề an ninh cá nhân:

Trường Biên, quyển 173. Ngày Canh Thìn [2/11/1052], Địch Thanh từ giã kinh đô, đặt tiệc tiễn biệt tại điện Thùy Củng. Thiên tử nói với quan phụ tá rằng:

Thanh có uy danh, lúc đến chắc giặc sợ; cần cảnh giác, những kẻ phục dịch xung quanh, nếu không thân cận không được dùng; lúc ăn ngủ nên đề phòng thích khách.’

Nhân sai Sứ giả phi ngựa đến để chuyển lời răn”.

(庚辰,狄青辭,置酒垂拱殿。青既行,上謂輔臣曰:「青有威名,賊必畏其來,左右使令,非親信不可,雖飲食臥起,皆宜防竊發。」因馳使以戒之。)

Ngày hôm sau lại gửi tiếp chiếu thư cầm tay, lệnh Địch Thanh khoan hồng cho dân chúng lầm lỗi trong lúc loạn lạc; miễn sưu dịch, cấp tuất cho các nạn nhân chiến tranh. Buổi đầu định cử 1 viên quan văn phụ tá cho Địch Thanh, nhưng thời Tống trọng văn khinh võ, nên Tể tướng Bàng Tịch sợ viên quan văn lắm lời khống chế, bèn xin cho Địch Thanh toàn quyền chỉ huy:

Trường Biên, quyển 173. Ngày Tân Tỵ [3/11/1052], Thiên tử sai Nội thị mang chiếu chỉ chuyển bằng tay cho Địch Thanh như sau:

Cần tránh giặc nơi núi rừng, cấp tốc gọi dân trở về với nghiệp cũ; kẻ lợi dụng thế giặc ăn cướp không xử tội chết; kẻ bị giặc ăn hiếp phải theo nay trở về cũng không bắt tội…Nếu có kẻ bị giêt, rồi mạo xưng là thủ cấp giặc; xét thấy rõ, cấp tiền gạo an ủi gia đình họ. Nhà bị cướp đốt, tạm thời cho người trong nhà miễn sưu dịch, nếu hiện tại ngũ thì cho nghĩ để sửa sang nhà cửa. Phàm thành quách bị đốt phá; hoặc trước kia không có thành, hay thành không kiên cố, thì xây cho tốt; khí giới hư không dùng được, cho tu sửa lại’.

Hữu chính ngôn Hàn Ráng tâu rằng Địch Thanh là quan võ, không nên nắm chức một mình; Thiên tử đem việc này hỏi Bàng Tịch, Tịch tâu:

‘Thanh xuất thân từ lính, nếu sai quan văn làm Phó ắt sẽ bị chế ngự, hiệu lệnh trở nên bất nhất; vậy tốt hơn là đừng sai đi.’

Bèn ban chiếu cho tướng tá tại Quảng Nam [Quảng Đông, Quảng Tây] tuân theo tiết chế của Thanh. Nếu Tôn Miện, Dư Tĩnh phân lộ dẹp giặc, thì tuân theo sự chỉ huy của Miện”.

(辛巳,內降手詔付狄青:「應避賊在山林者,速招令復業。其乘賊勢為盜,但非殺人,及賊所脅從能逃歸者,並釋其罪。已嘗刺面,令取字,給公憑自便。若為人所殺,而冒稱賊首級,令識驗,給錢米賙之。其被焚刼者,權免戶下差役;見役,仍寬與假,使營葺室居。凡城壁嘗經焚毀,若初無城及雖有城而不固,並加完築。器甲朽敝不可用者,繕治之。」

右正言韓絳言狄青武人,不可獨任,帝以問龐籍,籍曰:「青起行伍,若用文臣副之,必為所制,而號令不專,不如不遣。」乃詔廣南將佐皆稟青節制;若孫沔、余靖分路討擊,亦各聽沔等指揮。)

Lúc này triều Tống chủ trương vừa đánh vừa an dân; bèn ban chiếu miễn thuế hè thu; giúp tre, gỗ làm nhà cho các nạn nhân thuộc 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, từng bị Nùng Trí Cao đánh phá:

Trường Biên, quyển 173. Ngày Giáp Thân [6/11/1052], chiếu ban các châu huyện tại Quảng Nam Đông Lộ bị giặc cướp phá đã được miễn thuế mùa hè, mùa thu này cũng không bị đòi hỏi”.

(詔廣南東路應刼掠州縣,已放今年夏稅,其秋稅亦未得催理。)

Trường Biên, quyển 173. Ngày Ất Tỵ tháng 11 [27/11/1052], chiếu ban An phủ chuyển vận sứ Quảng Nam Đông Tây Lộ cần gia tăng yên ỗn các châu huyện bị giặc cướp phá; giúp đỡ tre gỗ để làm nhà, cùng miễn trừ thuế”.

(乙巳,詔廣南東、西路安撫轉運使,應賊焚刼州縣倍加安輯之,其造室廬竹木,並蠲其稅。)

Tuy dùng chính sách an ủi dân, nhưng vẫn duy trì chủ trương bao vây kinh tế, nghiêm khắc với kẻ buôn bán với địch, phạt đến tội chết, không tha:

Trường Biên, quyển 173. Ngày Ất Mão [7/12/1052], chiếu ban cho Địch Thanh rằng dân hoặc quan lại tại Quảng Nam ai buôn bán với giặc hãy chém rồi tâu lên; gia đình bắt dời qua phía bắc Lãnh (1)”.

(乙卯,詔狄青,廣南民吏有與蠻人買賣物者,斬訖以聞,仍徙其家嶺北。)

Khởi đầu, viên Đề cử Quảng Nam Đông Tây lộ Dư Tĩnh tâu rằng đã dụ được 9 khe động giúp đỡ và hẹn với Vua nhà Lý nước ta hợp tác đánh lại Nùng Trí Cao; triều đình Tống còn nghi ngờ nên ra lệnh cho Địch Thanh, Tôn Miễn tìm hiểu kỹ về việc này:

Trường Biên, quyển 173. Ngày Mậu Thân [30/11/1052], chiếu ban về việc Dư Tĩnh dụ được 9 khe động tình nguyện giúp quân nhà Vua; sợ là mưu gian bị giặc lợi dụng; hãy cùng Địch Thanh, Tôn Miễn xem xét dò hỏi. Trước đó Tĩnh lo Nùng Trí Cao sẽ cầu viện Giao Chỉ và hiếp các động để củng cố; nên hẹn ước với Lý Khắc Chính [vua Lý Thái Tông] hội binh đánh giặc; lại chiêu mộ các Tù trưởng họ Nùng, Hoàng, ky my bằng chức tước để tiết chế; bị ngờ là không thể dùng được. Tĩnh nói:

Mong bọn chúng không cấu kết với Trí Cao là được rồi’.”

(戊申,詔余靖所招九溪峒蠻願助王師者,恐畜姦謀,陰為賊用,其與狄青、孫沔察防之。先是,靖策儂智高必援交趾而脅諸峒以自固,因約李德政會兵擊賊,又募儂、黃諸姓酋長,皆縻以職,使聽節制。或疑其不可用,靖曰:「使不與智高合,足矣!」)

Lý do Dư Tĩnh chủ trương nhờ quân viện nước ta đánh Trí Cao; vì sợ nếu không cho, Vua Lý tất giận, quay lại trợ giúp Trí Cao. Riêng viên Tổng chỉ huy Địch Thanh lo rằng nếu quân ta vào nội địa, rồi nhân đó đánh chiếmTrung Quốc thì lấy lực lượng nào để chống lại; triều đình nhà Tống nhận định rằng ý kiến Địch Thanh đúng, do đó quyết định hủy bỏ việc nhờ cậy nước ta:

Trường Biên quyển 173. Ngày Mậu Tý [9/1/1053], Tri Quế Châu Dư Tĩnh tâu:

Năm nay Giao Chỉ đáng phải đến triều cống, nhân vì Nùng Trí Cao phản, đường đi không thông; mấy lần gửi văn thư xin phối hợp quân đánh giặc, nhưng đã lâu triều đình không đáp. Thấy lời ước hẹn rất thành khẩn, nếu chưa có thể diệt đảng giặc, thì cũng có thể chia rẽ chúng thêm; tại các châu Ung, Khâm đã trử sẵn số lương thực vạn người ăn để đợi”.

Chiếu thư cũng đã cấp 2 vạn quan tiền để trợ binh phí, đợi khi bình giặc lại thưởng tiền 3 vạn quan. Lúc đầu triều đình không chấp thuận cho Giao Chỉ ra quân; Tĩnh tâu Trí Cao là phản tặc của Giao Chỉ, nên cho ra quân, đừng ngăn trở thiện ý. Nay không cho, Giao Chỉ tất giận, quay lại trợ giúp Trí Cao; vậy nên hứa cho. Triều đình chấp thuận lời xin, nhưng Địch Thanh tâu:

Lý Đức Chính thanh ngôn rằng mang bộ binh 5 vạn, kỵ binh 1.000 đến viện trợ, đó không phải là thực tình. Vả lại dùng binh nước ngoài để trừ giặc bên trong, không có lợi cho ta. Chỉ một mình Trí Cao dày xéo 2 xứ Quảng [Quảng Đông, Quảng Tây] lực không dẹp được; lại thêm quân lính của Man. Người Man tham được lợi, quên nghĩa; nếu chúng nhân đó mà khởi loạn, ta lấy gì chống cự đây! Xin bãi quân Giao Chỉ đừng dùng, và ban hịch cho Tĩnh đừng thông sứ với Giao Chỉ”.

Triều đình cuối cùng dùng kế sách của Địch Thanh, dư luận cũng cảm phục Thanh có sách lược xa. Ngày Giáp Tý tháng 11 [16/12/1052], Tẩu mã thừa thụ Lý Tông Đạo báo rằng nghe tin Giao Chỉ mang quân 2 vạn người, do đường bộ và đường biển giúp quân nhà Vua đánh giặc; binh số so với Địch Thanh tâu không giống. Nay dùng lời tâu của Thanh, tước bỏ lời báo của Tông Đạo vào ngày Giáp Tý”.

(戊子,知桂州余靖言:「交趾今歲當入貢,屬儂智高叛,道阻不通,累移文乞會兵討賊,而朝廷久未報。觀其要約甚誠,縱未能勦滅賊黨,亦可使益相離貳,已於邕欽州備萬人糧以待之。」詔亦給緡錢二萬助兵費,候賊平更賞緡錢三萬。始,朝廷不聽交趾出兵,靖言智高,交趾叛者,宜聽出兵,毋阻其善意。今不聽,必忿而反助智高,因以便宜許之。朝廷從其請。已而狄青奏:「李德政聲言將步兵五萬,騎一千赴援,此非情實;且假兵於外以除內寇,非我利也。以一智高橫蹂二廣,力不能討,乃假蠻人兵。蠻人貪得忘義,因而啟亂,何以禦之!願罷交趾兵勿用,且檄靖無通交趾使。」朝廷卒用青計策,人亦服青有遠略云。十一月甲子,走馬承受李宗道言聞交趾將發兵二萬人,由水路入助王師討賊。兵數與狄青所奏不同,今但存青奏,削宗道甲子日所言。)

Về vấn đề này, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư sử nước ta, cung cấp gộp sử liệu trước và sau trận chiến cuối cùng giữa quân Địch Thanh và Trí Cao. Về điều trước khi trận chiến xãy ra, Địch Thanh xin triều đình Tống từ chối nước ta nhận giúp, Toàn Thư cũng chép tương tự; riêng việc sau khi Trí Cao thất bại Vua nước ta xuống chiếu cho chỉ huy sứ là Vũ Nhị đem quân cứu viện Nùng Trí Cao; thì các bộ sử nước ta đều chú thích rằng việc đó chưa thực sự xãy ra, có thể chỉ mới nằm trong kế hoạch; riêng sử Trung Quốc không chép:

Ngày Quý Tỵ, [Sùng Hưng Đại Bảo] năm thứ 5 [1053] Mùa đông, tháng 10, Trí Cao sai Lương Châu đến xin quân [cứu viện]. Vua xuống chiếu cho chỉ huy sứ là Vũ Nhị đem quân cứu viện. Địch Thanh lại đánh phá được Trí Cao. Trí Cao chạy sang nước Đại Lý (2). Người nước Đại Lý chém đầu Cao bỏ vào hòm dâng vua Tống. Từ đó họ Nùng bị diệt.

 Trước đây, Trí Cao cướp biên giới nước nước Tống, Tống sai Khu mật trực học sĩ Tôn Miện, Nhập nội áp ban Thạch Toàn Bân cùng Kinh lược sứ bản lộ là Dư Tĩnh tính việc đánh giặc cướp, vua xin đem quân đánh giúp, vua Tống cho được tiện nghi. Đến khi Địch Thanh làm Đại tướng bèn tâu rằng:

“Mượn binh ngoài để trừ giặc trong không lợi cho ta. Có một Trí Cao mà sức hai tỉnh Quảng không thể chống nổi, lại phải nhờ đến quân cõi ngoài, nếu họ nhân đó mà dấy loạn, thì lấy gì chống lại?”

 Năm ấy, nhà Tống có chiếu dừng việc viện binh của ta. Đến khi Trí Cao xin quân, vua lại nghe theo lời xin. Đô giám nhà Tống là Tiêu Chú đi theo đường đạo Đặc Ma (3) đánh úp, bắt được mẹ Trí Cao là A Nùng, đem giết. Đạo Đặc Ma: tức phủ Quảng Nam, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Trước khi Địch Thanh mang quân đến tỉnh Quảng Tây, viên Kiềm hạt Quảng Tây Trần Thự giao chiến với quân Nùng Trí Cao tại trạm dịch Kim Thành gần ải Côn Lôn, quân thua bại, một số quan tướng bị giết:

Trường Biên, quyển 173. Ngày mồng một Nhâm Thân tháng 12 [24/12/1052], Kiềm hạt Quảng Tây Trần Thự đánh Nùng Trí Cao, bại trận tại trạm dịch Kim Thành; Đông đầu cung phụng quan Vương Thừa Cát, Trưởng sử Bạch Châu Từ Ngạc tử trận. Thự vốn không có uy lãnh đạo, khi chạm địch thì quân dưới quyền còn ở trong trại, sai Thừa Cát mang 500 quân Trung Cảm của Nghi châu làm tiên phong, vội vả khoác áo giáp tiến trước, rồi quân bị sụp đổ”.

(十二月壬申朔,廣西鈐轄陳曙擊儂智高,兵敗於金城驛,東頭供奉官王承吉、白州長史徐噩死之【三三】。曙素無威令,既與賊遇,士卒猶聚博營中,使承吉將宜州忠敢兵五百為先鋒,倉卒被甲以前,遂至覆軍。)

Trước khi ra quân, Địch Thanh hài tội bọn Trần Thự thua trận, bèn bắt một lượt 32 người đem ra xử chém:

Quyển 174. Năm Hoàng Hựu thứ 5 [1053]

Ngày Đinh Vị tháng giêng [28/1/1053], chiếu ban Quảng Nam Tây Lộ Chuyển vận ty gửi văn thư cho Giao Chỉ đình chỉ việc giúp binh; theo lời xin của Địch Thanh. Địch Thanh hợp quân của hai tướng Tôn Miễn và Dư Tĩnh; từ Quế châu di chuyển đến Tân châu [huyện Tân Dương, Quảng Tây]. Thanh cho rằng Trương Trung, Tưởng Giai khinh địch tử trận, uy danh quân bại hoại, bèn răn trước các tướng không được tự tiện khinh suất giao chiến với giặc, thi hành theo lệnh của chủ tướng. Trần Thự lo Địch Thanh một mình lập công, bèn nhắm lúc Thanh chưa đến, mang 8.ooo quân đánh giặc, thua tại ải Côn Lôn; bọn thuộc hạ như Triển trực Viên Dụng bỏ trốn. Thanh bảo:

‘Lệnh không tuân theo, vì vậy quân thua.’

Vào sáng sớm ngày Kỷ Dậu [30/1/1053] họp các tướng tại vũ đường, bắt Thự đến, và triệu tập tất cả 32 người; xét tội trạng thua bại, đem ra cửa quân chém; Miễn, Tĩnh nhìn nhau, ngạc nhiên. Tĩnh thường bắt Thự xuất chiến, nhân rời chiếu bái tạ nói:

‘Thự làm trái luật, cũng do tội tiết chế của Tĩnh.’

Thanh nói: ‘Ông là quan văn, trách nhiệm trong quân, không phải gánh.’

Chư tướng đều run sợ. …”

(丁未,詔廣南西路轉運司移文止交趾助兵,從狄青之請也。狄青合孫沔、余靖兩將之兵,自桂州次賓州。青以張忠、蔣偕皆輕敵取死,軍聲大沮,前戒諸將無得妄與賊鬥,

。陳曙恐狄青獨有功,乘青未至,以步卒八千犯賊,潰於崑崙關,其下殿直袁用等皆遁。青曰:「令之不齊,兵所以敗。」己酉,晨會諸將堂上,揖曙起,并召用等三十二人,按所以敗亡狀,驅出軍門斬之,沔、靖相顧愕然。靖嘗迫曙出戰,因離席而拜曰:「曙失律,亦靖節制之罪。」青曰:「舍人文臣,軍旅之責,非所任也。」諸將皆股栗”.

Trận chiến xãy ra tại vùng đất bằng, phía sau là núi dễ dấu quân. Trí Cao cho dàn trận thành 3 mũi; dùng đại thuẩn, thương dài, y phục màu ráng, trông qua giống như lửa, xông vào, khí thế rất hung dữ. Khởi đầu quân Tống hơi núng, nhưng rồi quân kỵ xuất hiện phía sau lưng, từ phía trái đánh sang phải, lại từ phải đánh sang trái, rồi cứ thế tiếp tục; khiến quân Trí Cao chống cự không nỗi, đại bại bỏ chạy:

Ngày Đinh Tý tháng giêng [7/2/1053] Địch Thanh sau khi giết Trần Thự bèn án binh bất động, rồi ra lệnh điều 10 ngày lương; quân dưới quyền không biết được ý định của chủ tướng như thế nào. Ngày hôm sau ra lệnh tiến quân, Thanh đi theo đội tiền quân, Tôn Miện đội thứ hai, Dư Tĩnh theo hậu quân; buổi chiều đến ải Côn Lôn. Sáng hôm sau, chỉnh bị cờ trống đại tướng, các tướng đứng xung quanh trướng đợi lệnh xuất phát; Thanh mặc thường phục giống như đồng đội, cùng quân tiên phong vượt quan ải; đốc thúc các tướng họp nhau ăn tại ngoài quan ải, dùng phố Qui Nhân bày trận. Ngày Mậu Ngọ [8/2/1053], giặc điều động đại quân, dàn trận thành 3 mũi đến đánh quan quân; dùng đại thuẩn, thương dài, y phục màu ráng, trông qua giống như lửa. Vào trận, đội tiền phong hơi nhụt, Hữu tướng khai phong Tôn Tiết tử trận. Khí thế giặc rất tinh nhuệ, bọn Miễn đều thất sắc. Thanh đứng lên, cầm cờ trắng vẫy kỵ binh Phiên tại 2 cánh phải, trái. Quân kỵ xuất hiện phía sau lưng giặc, từ phía trái đánh sang phải, lại từ phải đánh sang trái; rồi tiếp tục phía phải đánh sang trái, phía trái đánh sang phải; giặc không chống cự được, đại bại bỏ chạy. Nùng Trí Cao lại chạy về Ung Châu, quân nhà vua truy đuổi 50 dặm, chém được 2.200 thủ cấp; bọn đồ đảng Hoàng Sư Mật, Nùng Kiến Trung, Nùng Trí Trung, cùng quan ngụy 57 người chết; bắt sống hơn 500 giặc. Trí Cao trong đêm đốt thành rút lui, theo sông Hợp Giang vào nước Đại Lý [Vân Nam]…

Sáng muộn ngày hôm sau Thanh cho quân vào thành, lấy được vàng bạc hàng vạn, mấy ngàn súc vật các loại, chiêu hồi 7.200 già, trẻ bị giặc hiếp bắt, an ủi cho trở về quê. Treo đầu bọn Sư Mật dưới thành Ung Châu, gộp 5.341 thây giặc, làm mồ tập thể kinh quan tại phía bắc thành. Bấy giờ thấy có thây giặc khoác áo kim long [rồng vàng], mọi người cho rằng đó là thây của Trí Cao, muốn tâu lên, nhưng Thanh nói:

“Biết đâu không phải là giả trá, không dám nói vu lên triều đình, để mong thưởng công”.

Lúc Thanh mới đến Ung Châu, gặp lúc mây mù giăng mắc, có kẻ bảo giặc bỏ thuốc độc tại thượng nguồn, quân lính uống chết nhiều, Thanh rất buồn. Rồi một buổi chiều bất ngờ nước suối phun lên tại dưới ải, uống thấy ngọt, quân lính yên ỗn. Trí Cao từ khi nỗi dậy đến lúc bình định thời gian gần một năm, phá hại một phương như vào chốn không người. Trước đó có câu đồng dao rằng “Nùng gia chủng, Địch gia thu”, sự việc Nùng Trí Cao bị Địch Thanh đánh phá giống như lời đồng dao.

Cuộc chiến tại Qui Nhân Phố, Hữu ban điện trực Trương Ngọc làm Tiên phong, Như kinh phó sứ Giả Quí làm Tả tướng, Tây kinh tả tạng phó sứ Tôn Tiết làm Hữu tướng. Lúc vào trận Thanh thề rằng:

‘Không đợi lệnh mà làm sẽ chém.’

Đến lúc Tiết dằng co với giặc bị giết; Quì riêng nghĩ rằng dưới quyền đều là quân thiểu số Trung Cảm, Trừng Hải, trường hợp bị khốn trở nên khiếp sợ dễ bị thua; nếu đợi lệnh trên chắc sẽ bị giặc đánh, vả lại binh pháp dạy rằng kẻ ở cao điểm hơn sẽ thắng, bèn dẫn binh hướng về núi, bố trí xong thì giặc đến. Quì mang quân xông xuống, vung kiếm hô lớn, chia cắt quân giặc thành hai, Ngọc dùng quân tiên phong đột xuất trận tiền, còn Thanh điều động kỵ binh đánh sau lưng giặc, khiến giặc thua to. Sau đó Quì bèn đến trướng Thanh xin chịu tội, Thanh vỗ lưng Quì mà bảo rằng:

“Trái lệnh mà thắng là tòng quyền (1), có tội gì đâu”.

Ngọc quê tại Bảo Định, Quì tại Cảo Thành”.

(狄青既誅陳曙,乃按軍不動,更令調十日糧,眾莫測。賊覘者還,以為軍未即進也。翼日,遂進軍,青將前陣,孫沔將次陳,余靖將後陣,夕次崑崙關,黎明,整大將旗鼓,諸將環立帳前,待令乃發。而青以微服與先鋒度關,趣諸將會食關外,即歸仁鋪為陣。戊午,賊率其眾,列三銳陣以拒官軍,執大盾、標槍,衣絳衣,望之如火。及戰,前軍稍卻,右將開封孫節死之。按武貴傳稱前軍孫節,賈逵傳稱右將孫節,而狄青傳乃稱前鋒孫節,蓋為前軍之右將,當軍鋒最前爾。張玉實將先鋒,實錄即稱節為先鋒,恐誤,玉傳可攷也。今于此削先鋒字,仍詳列先鋒左右將于後。賊氣銳甚,沔等俱失色。青起,自執白旗麾蕃落騎兵,張左右翼,出賊後交擊,左者右,右者左,已而右者復左,左者復右,賊眾不知所為,大敗走。儂智高復趨邕州,王師追奔五十里,捕斬二千二百級,其黨黃師宓、儂建中智忠并偽官屬死者五十七人,生禽賊五百餘人。智高夜縱火燒城遁,由合江入大理國。

遲明,青按兵入城,獲金帛巨萬,雜畜數千,招復老壯七千二百嘗為賊所俘脅者,慰遣使歸。梟師宓等首於邕州城下,得尸五千三百四十一,築京觀於城北隅。時有賊尸衣金龍衣,眾以為智高已死,欲具奏,青曰:「安知非詐耶!寧失智高,不敢誣朝廷以貪功也。」

青始至邕州,會瘴霧昏塞,或謂賊毒水上流,士卒飲者多死,青甚憂之。一夕,有泉湧寨下,汲之甘,眾遂以濟。智高自起至平,幾一年,暴殘一方,如行無人之境,吏民不勝其毒。先是謠言「農家種,糴家收」,而智高為青所破,皆如其謠。

其戰於歸仁也,右班殿直張玉為先鋒,如京副使賈逵將左,西京左藏庫副使孫節將右。既陣,青誓曰:「不待令而舉者斬。」及節搏賊死山下,逵私念所部忠敢、澄海皆土兵,數困而心懾易衂,苟待令必為賊所薄,且兵法先據高者勝,乃引兵疾趨山,立始定而賊至。逵擁眾而下,揮劍大呼,斷賊陣為二,玉以先鋒突出陣前,而青麾蕃落騎兵出賊後,賊遂大潰。逵乃詣青帳下請罪,青拊逵背曰:「違令而勝,權也,何罪之有!」玉,保定人。逵,藁城人也。)

Cuối cùng Nùng Trí Cao bị giết tại Đại Lý, nước này mang thi hài Trí Cao nạp cho nhà Tống. Trước đó quân binh Tống đã bắt được A Nùng mẹ Trí Cao, cùng con và em; bèn đem tạm giam để mong dụ Trí Cao; nhưng sau khi biết chắc Trí Cao đã chết, bèn đem tất cả ra giết:

Trường Biên, quyển 180. Năm Chí Hòa thứ 2 [1055]

Ngày Ất Tỵ tháng 6 [15/7/1055], A Nùng mẹ Nùng Trí Cao, em là Trí Quang, con là Kế Tông, Kế Phong; đều bị giết. Trước đó muốn giữ bọn Kế Phong để chiêu hàng Trí Cao, ngày cấp cho ăn uống; nay có tin báo Trí Cao đã chết, bèn tru diệt chúng”.

(乙巳,儂智高母阿儂,弟智光,子繼宗、繼封伏誅。初,欲留繼封等以招降智高,日給飲食,或傳智高已死,遂并戮之。)

***

Lời Bàn:

Tìm hiểu kỹ về chiến dịch Nùng Trí Cao đánh Tống, trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, xảy ra suốt 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây; tình hình nhà Tống nói chung quân lính hèn nhát không tin cậy được; nếu chủ tướng không hàng hoặc bỏ chạy, thì cũng bị giết. Chỉ có 3 trận thắng, trận thứ nhất vào tháng 7/1052, viên Huyện lệnh Phiên Ngung Tiêu Chú dựa vào hỏa công đốt thuyền; trận thứ 2 vào tháng 8/1052 Tô Giam ngăn đường trở về Ung Châu của Nùng Trí Cao tại Biên độ Võng, nhờ chuẩn bị đặt chướng ngại vật trước khi quân Trí Cao tới nơi, nên cuối cùng Trí Cao phải dùng đường khác mà đi. Riêng trận thắng cuối cùng, là nhờ cuộc khủng bố trắng, do viên tướng Địch Thanh cố tình dàn ra, để làm nên chiến thắng. Địch Thanh là viên tướng dày dạn trận mạc, xuất thân từ lính trơn, lúc khởi đầu đăng lính bị khắc chữ vào trán, trải qua mấy chục năm kinh nghiệm mới lên đến Đại tướng. Y biết rõ đạo quân Tống cần phải lấy cái chết ra dọa mới chịu dừng lại chiến đấu, nên y giết một lúc 32 người không tuân lệnh. Sau cuộc khủng bố, quân Tống dưới quyền chỉ có 2 con đường lựa chọn; nếu bỏ chạy sẽ bị giết như 32 người kia; hoặc dừng lại chiến đấu, còn có cơ trở về với vợ con, ngày trở về nếu thắng trận sẽ được thăng thưởng; lẽ dĩ nhiên họ phải chọn lấy con đường thứ hai, rõ ràng đây là thắng lợi do hoàn cảnh bức bách!

Riêng triều đình nhà Lý nước ta, ứng xử với cùng một địch thủ là quân Nùng; vua Lý Thái Tông 2 lần đánh dẹp cha con Nùng Trí Cao một cách dễ dàng, thấy được tinh thần võ dõng của quân ta hơn hẳn Trung Quốc.

Sự việc xảy ra không phải chỉ một thời, trải qua hơn 1000 năm dưới thời tự chủ, kể từ thời Ngô vương Quyền cho đến hiện đại, không thời nào không bị Trung Quốc sang xâm lăng; nhưng duy chỉ có một lần thảm bại vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 [1406], vì vướng phải mưu ma chước quỉ của Minh Thành Tổ. Với tờ hịch chia rẽ kể 20 tội của cha con Hồ Quí Ly thả trôi trên các dòng sông, khiến lòng người ly tán, đó là tự dân ta làm thua. Sách lược “công thành không bằng công tâm” Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã tiên liệu được, và thốt ra trước mặt Vua cha Quí Ly như sau: “Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi”, nhưng rất tiếc biết trước, mà không cứu vãn được.

May mắn sau này người Việt Nam rút được kinh nghiệm; có 3 triều đại Lê, Nguyễn Tây Sơn, và Nguyễn Gia Long đối nghịch nhau như nước với lửa, nhưng đã nhất trí đòi vùng đất bị mất (5) tại biên giới phía bắc; và hiện nay tuy lòng người cũng chưa đoàn kết, nhưng tuyệt nhiên không có hiện tượng công khai ủng hộ Trung Quốc chiếm cứ Biển Đông.

Hãy nói thêm về tinh thần chiến đấu của quân Trung Quốc thời hiện đại. Qua nghiên cứu của Thượng tướng Lưu Á Châu, con rể cố Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm nên báo chí Trung Quốc thường gọi ông ta là Thái tử đảng. Tại một đề tài, viên Thái tử đảng này tiết lộ, trong cuộc chiến tranh Trung Nhật tại Thiên Tân, lính Trung Quốc thua trận đầu hàng; với hàng ngàn tù binh, chỉ cần 10 lính Nhật áp giải, mà lính Trung Quốc cũng không có gan chạy trốn!

Lại trong một bài viết về một anh hùng quân đội Trung Quốc, trong cuộc chiến Trung – Việt, chiến đấu tại đỉnh núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Đất tại cao độ 1509 mét, biên giới tỉnh Hà Giang. Bài viết nhan đề “Vương Nhân Tiên cố sự”, cho biết Vương Nhân Tiên là Liên đội phó [đại đội phó] quân Giải Phóng Trung Quốc, bấy giờ bị hôn thê từ hôn, được lệnh đóng quân tại một bản dân tộc thiểu số, dưới chân núi Lão sơn. Nhân buồn bực vì tình duyên, tại đây y tằng tịu với một phụ nữ thiểu số trẻ tên là A Nham; do người phụ nữ khích dục bằng cách chìa vú cho con bú, lúc gặp riêng Nhân Tiên tại chuồng bò. Người chồng A Nham biết chuyện, bèn tố cáo nhưng không biết rõ tên thủ phạm; viên tiểu đoàn trưởng muốn làm vừa lòng dân, bèn cho tập hợp cả đại đội lại, rồi mời vợ chồng A Nham nhận diện. Trước hàng quân, A Nham chỉ vào Nhân Tiên, và cho biết đã thương yêu anh này! Mấy ngày sau Vương Nhân Tiên được lệnh lên đóng chốt tại đỉnh núi Lão Sơn. Quân Việt Nam đánh, Nhân Tiên lúc này trong lòng buồn bực không muốn sống, nên chống trả mạnh liệt, bắn chạy 1 xe tăng, và nhiều lần gọi pháo binh yểm trợ. Sau đó Nhân Tiên bị giết, còn lưu lại phần mộ dưới đây:

Lưu Nhân Tiên liệt sĩ chi mộ. Photo Courtesy

Theo đồng đội Vương Nhân Tiên tiết lộ, Nhân Tiên có thói quen sau khi làm tình với A Nham thường hút thuốc lá liên miên, nên cứ đến ngày giổ Nhân Tiên, A Nham đến nghĩa địa tại dưới chân núi, mang thuốc lá cắm trước mộ [trên hình có 3 điếu thuốc cắm trước mộ chí], để kỷ niệm một mối tình. Hành trạng Lưu Nhân Tiên, được Thượng tướng Lưu Á châu mô tả; quả là anh hùng bất đắc dĩ!

Chú thích:

1. Phía bắc Lãnh: phía bắc Ngũ Lãnh, tức phía bắc các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây.

2. Nước Đại Lý: một nước ở vùng Vân Nam, Trung Quốc, trên địa bàn của nước Nam Chiếu đời Đường, cư dân chủ yếu là người Di, mà thư tịch cổ Trung Quốc thường chép là người Thoán, Bặc. Việc quân của Vũ Nhị cứu viện cho Nùng Trí Cao đánh quân Tống không thấy tài liệu nào nói đến; có thể chỉ mới có dự định, chưa kịp thực hiện thì Trí Cao đã chết.

3. Đạo Đặc Ma: tức phủ Quảng Nam, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

4. Tòng quyền: linh động mà làm.

5. Xin xem Ba triều đại nối tiếp đòi trả đất, tại mục Biên Khảo, diendan.org.

Bình Luận từ Facebook