Con đường “Vòng trôn ốc” và quyền lực tuyệt đối

Kỳ Duyên

25-8-2019

Đại tá, nhà báo Nguyễn Như Phong. Nguồn: FB nhân vật

Bạn đọc mách cho stt của Nguyễn Như Phong, nguyên Phó TBT Báo CAND. Đọc bài viết với 3 câu hỏi, thấy rất thú vị. Cũng may, ông NNP là quan chức của báo CAND, chứ nếu tác giả không phải là người của ngành CA, “có sừng có mỏ” một thời, hẳn tha hồ được đội những cái mũ chả dễ chịu tí nào.

Với ba câu hỏi đó, chứng tỏ NNP rất chịu nghĩ, quan sát thời cuộc và thấm thía những hưng thịnh, suy vong… của một thể chế mà ông là người từng đóng góp tích cực.

Mình thích bài này, nên muốn trả lời cho ông NNP, dù không kết bạn với NNP trên FB, và không hề có í chỉ giáo. Chỉ là nhận thức cá nhân của một kẻ cầm bút, từ rất trẻ, đã biết đau nỗi đau Đời, cô đơn đi trên hành trình nghề báo gian truân nhiều, may mắn ít. Nhưng ở tuổi này, lại cảm giác bình thản, và mỉm cười. Vì đơn giản, những gì mình cảm nhận, thấu cảm từ rất sớm, giờ đã thành hiện thực sinh động, dù đáng buồn cho đất nước này.

Về câu hỏi thứ nhất:

Dường như ở các nước theo hệ thống CS, tư duy “chính trị là thống soái” là rất sâu đậm, và nó chi phối rất nhiều trong các chính sách, đặc biệt chính sách sử dụng nhân lực, nhân tài. “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Với tư duy đậm mùi ý thức hệ chính trị kiểu đó, liệu nhân tài (trong đó có không ít con nhà giầu có, tư sản, trí thức được học hành) có được sử dụng không? Ở thời hiện đại này, thì “con cháu các cụ cả”, đi theo “đúng quy trình” của các lợi ích nhóm.

Một quốc gia mà các ngành, các quan chức đều làm chính trị, để leo lên quyền lực cao hơn, sử dụng “tay chân” (dốt nát, dù bằng cấp đầy mình nhưng dễ sai bảo), coi rẻ “đầu óc” (người có trí tuệ, có tư duy độc lập, nói thẳng, nói thật) và không tuyển dụng được nhân tài, “sợ” nhân tài, trí thức (vì sợ sự hơn mình), không nghe nhân tài, trí thức. Đất nước đó phát triển kinh tế được mới là điều lạ.

Câu hỏi thứ hai:

Đúng là đi lên “thiên đường” Chủ nghĩa Cộng sản – cứ cho là có – tận cùng phát triển cực thịnh của TBCN có nhiều con đường. Tại sao VN lại không chọn con đường “khác”- (NNP cũng chỉ dám nói chữ “khác”) mà lại chọn con đường “hiện nay”? Chữ “hiện nay” thật… ý nhị.

Một câu hỏi thú vị! Lẽ ra câu hỏi này chính các bậc lãnh đạo cao cấp của quốc gia từ quá khứ phải trả lời cho NNP. Nhưng từ thực tiễn, có thể thấy một cách nông cạn thế này chăng: Đó là sự ấu trĩ và sơ lược trong nhận thức, trong tư duy, và vẫn mang nặng ý thức hệ chính trị tư tưởng của “hai phe” khi đó – sau khi miền bắc hòa bình – và sau này, thống nhất đất nước.

Ý thức hệ chính trị cứng nhắc, giáo điều và bảo thủ, cố chấp đến nỗi, ngay cả khi hệ thống XHCN đã sụp đổ, bắt đầu từ sự tan rã của Liên bang Sô viết, các nước Đông Âu, thì Việt Nam vẫn kiêu hãnh gương cao ngọn cờ định hướng XHCN – kể cả khi chuyển đổi cơ chế thị trường. Và “cái đuôi” XHCN luôn định hướng “cái đầu” kinh tế thị trường. Trong khi nền tảng lý luận vốn mỏng manh, non kém, mù mờ, nên cứ mày mò một mình một hành trình, bất chấp quy luật thực tiễn của kinh tế thị trường mà nhân loại đã khai sơn phá thạch 5-6 thế kỷ nay. Dẫn đến dở khóc dở cười mà sự “sửa sai” chỉ là đi lại những bước đầu tiên để hội nhâp kinh tế, bị tác động mạnh mẽ bởi những Hiệp ước kinh tế của thế giới hiện đại.

Đó là con đường “vòng trôn ốc” đáng buồn, đáng tiếc. Mất bao thời gian, công sức của một dân tộc vốn phải đổ nhiều xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Quá buồn!

Câu hỏi thứ ba:

Ngắn gọn hơn, vì sử gia Anh Lord Acton đã dự báo và tổng kết sâu sắc, mà Việt Nam chỉ là thích … dẫm chân vào “vết xe đổ” mà thôi – Đó là “Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”. Sự mất niềm tin của người dân bao giờ cũng trực giác và cụ thể, trước hiện tượng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” suy thoái, tha hóa, trước thảm trạng tham nhũng, lợi ích nhóm giằng xé, trong khi Pháp luật chỉ là anh hài mang tên Công lý.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tại sao lại ra nông nỗi này ?đơn giản vì quá dốt nát. Điều đáng buồn hơn là những cái dốt nát đó, lẽ ra không có chỗ trong xã hội, nhưng trái lại nó vẫn ngạo nghễ trường tồn và có chỗ đứng vững chắc trong lòng những người dốt nát hơn…

  2. Có vẻ mọi người chong nước đang hồ hởi phấn khởi xây dựng chủ nghĩa xã hội lòn háng tư bẩn, dùng cái sorry of an excuz là chủ nghĩa xã hội sẽ xuất hiện cuối tư bẩn . Hate to burst yo bubbles, nhưng cái lựn điểm đó thúi còn hơn c mèo .

    Hóa ra ông nhà thơ bị cạo bài trên tạp hý cộng sản đúng . Đưa ra 1 số những “vô” -bỏ qua “nghịch” từ lâu gòi- lý . Lập lại 1 số

    1- những lước Tư bẩn sẽ đạt được chủ nghĩa xã hội trước các nước “mệnh danh” chủ nghĩa xã hội . Nam Hàn sẽ đạt được cnxh trước Bắc Hàn, Mỹ trước Liên Xô ngày xưa & Trung Quốc ngày nay . Then, 1a- why the fook anyone want to làm cách mạng xã hội chủ nghĩa làm gì ? 1b- hóa ra chiến tranh Việt Nam là giải phóng ngược . Nếu thật sự dân miền Bắc muốn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam cần giải phóng miền Bắc . Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chắc chắn ngắn hơn, ít tốn kém hơn & ít đổ máu hơn . Cụ Hồ nên theo Cụ Diệm thay vì ngược lại . Bác Hồ nên mút xờ ku (moscou) tổng thống Mỹ hơn là ngược lại . Miền Bắc oánh miền Nam chỉ vì ghen, thấy thằng miền Nam đi trước & chắc chắn về trước trên con đường tới chủ nghĩa xã hội nên miền Bắc làm 1 cú Tonya Harding, lấy gậy phang vào cẳng thằng miền Nam .

    2- Coi như xong “giải phóng”! Tư bẩn đạt được tới thịnh vượng nhờ bóc lột . Các lước “mệnh danh” chủ nghĩa xã hội áp dụng tư bẩn tức là trở lại áp dụng “bóc lột”. Bóc lột đến bần cùng hóa -tạm gọi “bần cùng hóa”- hầu như không còn tồn tại ở đất nước tư bẩn vì họ xuất khẩu “bần cùng hóa” ra các nước, guess what, xã hội chủ nghĩa . Các nước xhcn muốn đạt được như tư bẩn, in turn, phải xuất khẩu “bần cùng hóa” qua các nước kém phát triển hơn . Trâu chậm uống nước đục, sẽ kẹt vào cái bẫy thu nhập trung bình, không tài nào thoát ra được . “Cái bẫy” vì không ai muốn/dám nói ra sự thật rằng thì là mà tư bẩn sẽ không bao giờ trả đúng giá sản xuất . Nghịch lý Engels bị isolated ở những nước này . Để thế giới vận hành, có ai thử đoán coi chủ nghĩa xã hội có (bao giờ) đạt được không, ngay cả ở những nước tư bẩn nếu toàn bộ thế giới vận hành trên bóc lột ở global scale? Cứ thử rút “bóc lột” ra khỏi equation, toàn thế giới sẽ xụp đổ . Đơn giản là vậy .

    3- Phản bội lại Bác Hồ . Tụi tiên láo đọc Bác Hồ nhưng đọc loáng thoáng . Bác Hồ nói thời kỳ quá độ lên quá đát có thể có hình thức tư bẩn nhưng limited. Hình thức này sẽ phase out khi bắt đầu lên chủ nghĩa xã hội . Nghĩa là giới hạn & giảm thiểu . Ở đây nãnh đạo nhà mềnh phát biểu linh tinh, mất đường nối như “tạo điều kiện để kinh tế tư bẩn, lộn, nhơn phát triển”. Phản bội Bác Hồ thì có, if you ask me.

    So yeah, cứ việc phản bội lại Bác Hồ . Có thể sẽ có người bùn, nhưng tớ hổng nằm trong số đó .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây