Hoàng Thủy Ngữ
20-8-2019
Hiện nay các quốc gia trên thế giới áp dụng những lý thuyết chính trị khác nhau để quản trị nhà nước và quản lý kinh tế. Hầu hết mọi người đều biết ít nhiều về các thuật ngữ liên quan và có thể cho biết ý nghĩa cơ bản của chúng. Tuy nhiên, có hai khái niệm chính trị thường hay bị hiểu lầm: đó là chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã hội. Chúng gây bối rối đến mức nhiều chính trị gia cũng nhầm lẫn. Hai thuật ngữ chính trị này cứ xuất hiện lẫn lộn do việc người dùng không lưu tâm nhiều đến nội dung thực sự của chúng.
Thực ra, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã hội hoàn toàn khác nhau. Mục đích của bài viết này là muốn đưa ra những khác biệt cụ thể giữa hai chủ nghĩa đó.
Lý thuyết cộng sản
Lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản xuất phát từ việc chỉ trích chủ nghĩa Tư bản trên thị trường. Ý tưởng cơ bản của chủ nghĩa này là nền kinh tế tư bản cho phép thiểu số tinh hoa thuộc tầng lớp có vị trí kinh tế, chính trị và xã hội cao hơn lợi dụng và bóc lột đại đa số quần chúng còn lại, những thành phần có vị trí kinh tế, xã hội thấp hơn. Karl Marx và Friedrich Engels, những người đặt nền móng cho ý tưởng cộng sản, đã đề xuất thay vào đó một xã hội, nơi tất cả các cá nhân đều bình đẳng về kinh tế và xã hội.
Sự bình đẳng này chỉ có được bằng cách hủy bỏ tư hữu tài sản và tiền bạc, và bằng cách làm việc chung như một cá thể. Ngoài ra, nó còn yêu cầu các cá nhân chỉ cần sản xuất hàng hóa và dịch vụ đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của quần chúng. Không ai sở hữu tư liệu sản xuất; nhà nước sẽ kiểm soát tất cả mọi phương tiện này. Cư dân trong xã hội cộng sản sở hữu chung các hàng hóa và dịch vụ đã sản xuất được. Chúng sẽ được phân phối theo nhu cầu thay vì trên số lượng sản phẩm một cá nhân đã làm được.
Xã hội cộng sản sẽ không có giai cấp kinh tế và tư hữu. Trong xã hội cộng sản lý tưởng hơn, chính phủ không cần phải tồn tại để quản lý kinh tế, mọi người sống và cùng hợp tác sản xuất, đáp ứng mọi nhu cầu chung.
Lịch sử chủ nghĩa Cộng sản
Trong lịch sử thế giới hiện đại, chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với chính phủ của những người bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo vào đầu thế kỷ 20. Nhóm người này đã đẩy nước Nga vào cuộc nội chiến tương tàn và nạn đói thảm khốc trước khi nắm trọn quyền lực và thành lập Liên Bang Xô Viết kéo dài hơn 70 năm.
Nhưng quốc gia này chưa bao giờ tiến tới được mô hình thuần túy của chủ nghĩa Cộng sản. Giai cấp kinh tế và xã hội vẫn tồn tại và chính phủ không bao giờ bị giải thể. Khi bắt đầu cầm quyền, đảng Cộng Sản tuyên bố, họ đang trên đường thực hiện chủ nghĩa Cộng sản. Suốt thời gian dài, giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) bị đặt dưới sự cai trị của một chế độ độc tài và điều này được coi là cần thiết cho một trong những giai đoạn tiến đến xã hội cộng sản thật sự.
Một số quốc gia khác như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn, Đông Đức … cũng áp dụng chủ thuyết này. Hậu quả là các nền độc tài toàn trị với một thiểu số tận hưởng quyền lực cùng lợi nhuận lớn đến từ các nguồn lực sản xuất của nhà nước.
Định nghĩa của chủ nghĩa Xã hội
Chủ nghĩa xã hội xuất hiện từ lâu, trước chủ nghĩa Cộng sản nhưng cũng bắt nguồn từ mong muốn tạo ra một xã hội dựa trên sự bình đẳng và điều kiện sống tốt hơn cho tất cả cư dân. Mọi hành động hay quyết định, cả về chính trị và kinh tế, phải được tính toán và thực hiện với mục đích đem lại lợi ích cho tập thể quần chúng.
Chủ nghĩa xã hội, ở dạng ban đầu, là ý tưởng mọi cá nhân nên cùng cộng tác để giải quyết các vấn đề luôn tồn đọng trong xã hội (như nghèo đói và áp bức) hơn là lối sống cá nhân ích kỷ. Ngoài ra, hệ tư tưởng này còn đề xuất các phương tiện sản xuất thông thường (như đất đai và cơ sở sản xuất) nên thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội với chính phủ là đại diện thay mặt cho người dân.
Trong bối cảnh này, chủ nghĩa Xã hội có nhiều tiềm năng hơn chủ nghĩa Cộng sản. Ví dụ, trong một xã hội theo chủ nghĩa Xã hội, các phương tiện sản xuất có thể được chính phủ hay các tổ hợp (những nhóm người có cùng chí hướng, như nông dân, cùng làm việc để đạt mục tiêu sản xuất) điều hành. Nó cũng thúc đẩy ý tưởng phân phối lại quyền lực và sự giàu có như phương tiện để đạt được sự bình đẳng.
Lịch sử chủ nghĩa Xã hội
Chủ nghĩa xã hội bám rễ sau khi thế chiến thứ Hai kết thúc. Nó chủ yếu tập trung tại các khu vực phía Tây Âu châu và tại các quốc gia mới giành được độc lập, hậu thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Các quốc gia ở Tây Âu như Anh, Pháp, Ý và ở Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy nghiêng về chủ nghĩa Xã hội, thực hiện các chương trình phúc lợi nhà nước và mở rộng chính sách thuế khóa.
Ngoài ra, các chính phủ này còn tìm cách phân phối lại phúc lợi, các chương trình cải cách xã hội và quốc hữu hóa các dịch vụ công. Bằng cách áp dụng ý tưởng của chủ nghĩa Xã hội, thuế khóa được hỗ trợ, y tế miễn phí cho toàn dân và chính phủ tài trợ các chương trình giáo dục và nhà ở cho tầng lớp lao động.
Trong thời gian gần đây, nhiều phong trào và chính phủ đã sử dụng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa để hình thành các điều kiện trong khuôn khổ tổ chức của họ. Các phong trào giải phóng, phong trào nữ quyền, phong trào dân quyền v.v… đều có một số yếu tố của chủ nghĩa Xã hội để hỗ trợ lý tưởng của mình.
Sự khác biệt giữa chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản
Một trong những khác biệt chính giữa chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là làm cách nào để có thể đi đến những mô hình kinh tế này.
Theo lý thuyết nguyên thủy, chủ nghĩa Cộng sản chỉ có thể đạt được khi giai cấp công nhân đứng lên lật đổ tầng lớp trung lưu và thượng lưu bằng bạo lực. Các nhà lý luận cộng sản tin rằng, bạo lực cách mạng là biện pháp duy nhất để xóa bỏ chủ nghĩa Tư bản.
Ngược lại, chủ nghĩa Xã hội chủ trương việc thành hình thông qua quá trình bầu cử. Khi tham gia cuộc bầu cử, công dân có thể chọn đảng phái để thay mặt mình lãnh đạo chính phủ. Phương pháp cải cách này chậm hơn nhưng duy trì được một số trật tự nhất định trong lãnh vực chính trị và pháp lý của quốc gia.
Ngoài ra, hai chủ nghĩa này còn khác nhau về các nguyên tắc sở hữu. Trong chủ nghĩa Cộng sản, hàng hóa và dịch vụ được phân phối dựa trên nhu cầu cá nhân thay vì trên nỗ lực đóng góp của cá nhân vào quá trình sản xuất. Trái lại, chủ nghĩa Xã hội cho phép việc phân phối hàng hóa và dịch vụ dựa trên sự đóng góp công sức của cá nhân vào sản xuất.
Mặc dù hai hệ tư tưởng chính trị này rất khác nhau, không một quốc gia nào trên thế giới ngày nay có thể tuyên bố là thuần túy Cộng sản hay Xã hội chủ nghĩa. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, hầu hết các chính phủ kết hợp các yếu tố từ nhiều mô hình kinh tế để phát huy sức mạnh và cung cấp các dịch vụ xã hội. Ngay cả ở Hoa Kỳ, quốc gia đề cao chủ nghĩa Tư bản, người ta cũng tìm thấy ý tưởng Xã hội chủ nghĩa trong chương trình an sinh xã hội medicare và medicaid của Lyndon B. Johnson hay chương trình cải cách kinh tế New Deal của Franklin D. Roosevelt và ông đã thành công: Nền kinh tế Mỹ dần phục hồi sau cuộc Đại Suy Thoái Kinh Tế thế giới thập niên 1930.
Rất nhiều đảng phái tại các quốc gia Tây Âu hiện nay tự nhận là dân chủ xã hội (social democracy), chẳng hạn như Sveriges Sosialdemokratiska Arbetareparti ở Thụy Điển, Arbeiderpartiet ở Na Uy hay British Labour Party ở Anh. Mục tiêu không phải để tạo ra bất kỳ một nền kinh tế kế hoạch hóa nào nhưng là một nền kinh tế hỗn hợp với hầu hết các hoạt động kinh tế nằm trong thị trường tư bản tự do, đồng thời đặt nặng các lãnh vực y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội lên vai nhà nước.
Bằng cách kết hợp hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và thể chế dân chủ, các quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Canada, Anh, Pháp… đã tạo ra được một xã hội hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của xã hội tư bản và lợi ích của chủ nghĩa xã hội cùng với một nền dân chủ vững mạnh.
Theo tôi được biết thì chủ nghĩa xh vẫn muốn chia đều cho các địa phương khác một số cơ quan TƯ nhưng CHCS lại sợ họ giỏi hơn mình.
Tăng cường quản lý nhà nước thì vẫn giải phóng sức lao đông được chứ.
Bài viết làm cho độc giả càng rối trÍ không thể phân biệt CNXH và CNCS.Trước hết cần biết CNXH (khoa học) của các triết gia Âu châu trước và sau khi có CNCS của K Mark và Engel.Các triết gia nhân thây khi nền công nghiệp phát triển thì xã hội xảy ra quá nhiều bất công giữa chủ và thợ cho nên chủ trương cần tổ chức guồng máy chính trị và quản lý như thế nào đê giảm thiểu sự bất công đó.CNXH theo các vị này là nhằm tạo công bằng xã hội qua các chính sách kinh tế tài chính của nhà nước.Còn Mark & Engel cho răng vì giai cấp tư bản bóc lộc công nhân thậm tệ trong lúc chính công nhân là người trực tiếp sản xuất của cải do công lao của họ.Vì vậy Mark chủ trương phải tiến hành môt cuộc cách mạng bao lực để chính gc công nhân làm chủ xã hội nắm giữ phương tiện sản xuất và phân phối sản phẩm, tức là tiến đến một xã hôi “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”,đó là XHCS.Nhưng loài người chưa thể có XHCS vì nhiều ràng buộc trong quá khứ nên muốn tiến lên CNCS phải trãi qua giai đoan QUÁ ĐỘ đó là XHCN.Như vậy người CS cũng chủ trương XHCN như các nhà lập thuyết tây phương,nhưng CNXH của CS là xác lập chế độ chuyên chính vô sản bằng bạo lực CÁCH MẠNG,việc quản lý xã hội cũng như phuong tiện SX và sản phẩm xã hội đều do giai cấp cầm quyền quản lý và phân phối.Đây là những điểm cơ bản của CNCS và CHXH theo lý thuyết của những người CS.Còn ở các nước dân chủ tây phương cũng có một số người chủ trương CNXH nhưng không phải theo mô hình của CS mà là mô hình một xã hội dân chủ đa nguyên đa đảng không dành độc quyền cho bất cứ ai,một xã hội công băng bình đẳng và hạnhphuc cho tất cả mọi người
Tôi vẫn cho rằng tỷ lệ dân số sống bằng chế độ ở Hà Nội là không cao hơn là mấy nơi khác.
Lại có bác dây dưa sang Dictatorship (of the proletariat).
Vâng, lẽ ra phải dịch ĐÚNG là nền chuyên chế (của…) nhưng đám trí thức pro-CS cố ý dịch sang tiếng Việt là “chuyên chính vô sản” để cho giảm ý nghĩa “sắt máu” đi. Tôi không lạ gì cách dịch của bọn họ – xưa kia và sau này.
Chú thích về “sắt máu”: Cụ Phan Bội Châu – điển hình chống Pháp bằng biện pháp bạo lực tối đa – đã dùng từ “thiết huyết”… khi cụ thành lập VN Quang Phục Hội.
Khốn nỗi, những người theo chủ nghĩa Mac-Le ở VN thời 1930 (và trước nữa) lại rất khoái cách dịch sai, rất “sắt máu” (communism bị dịch là CS) nên đã vồ lấy và sử dụng. Trong thâm tâm, họ tin rằng phải “cộng” mọi tài sản của tư nhân lại, để họ quản lý – đặng phục vụ lợi ích chung (!) (!).
Tuy nhiên, hệ quả đã ngược lại. Ở VN, thời trước năm 1945, người ta ghê tởm hai chữ CS. Chính vì nó có chữ Sản. Nó đe dọa rằng mọi sản nghiệp – do cả đời người tích tụ được – một khi CS lên cầm quyền sẽ bị họ “cộng” lại, để họ nắm giữ. Dấu vết còn lại hiện nay thể hiện trong Luật Đất Đai (mà sinh viên DoThuyHuong đã nêu cách nay cả chục năm lận) và các công ty Nhà Nước.
Về sau, để giám bớt sự kinh hãi trong dân, họ dịch Dictatorship thành chuyên chính, cho giảm ý nghĩa “sắt máu” đi. Bởi, thời thế đã khác, lòng dân đã khác.
Còn ở đây, tôi chỉ bàn một chuyện: Communism dịch là CNCS là dịch đúng hay sai. Thế thôi.
Mọi người bình đẳng trong thảo luận. Tôi không muốn khoe tầm hiểu biết và tuổi tác với bất cứ ai tại đây bằng cách lạc đề.
Cãi chày, cãi cối
Commune, trong bất cứ từ điển nào (kể cả các đại từ điển) đều không dính dáng gì tới sản xuất, sinh sản, hay tài sản…
Commune, trong bất cứ cách dùng từ ngữ nào, đều không hàm ý sản xuất, sinh sản, hay tài sản…
Commune, trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy. Danh từ commune mang nghĩa một cộng đồng dân cư, lớn hay nhỏ, chung sống trong một vùng đất… Nó là một phần của xã hội. Có nước, dùng commune để chỉ một cộng đồng chỉ ở cỡ “xã” của ta…
Khi Pháp mới sang ta, họ gọi cái ĐÌNH (làng) là La maison commune (ngôi nhà công cộng), nhưng về sau chính họ phải đổi là “le dinh”. Đình (VN) tuy là nơi hội họp, nhưng còn thờ cúng nữa.
Khi đảng phái chính trị ra đời, đều tự gọi tên theo mục tiêu phấn đấu. Đảng Tự Do, có ý nghĩa là một đàng phấn đấu “vì tự do”. Có đảng phấn đấu “vì dân chủ”, có đảng “vì một nền cộng hòa”… Các mục tiêu đều đẹp cả. Nhưng đó chỉ là tên gọi. Tên nào cũng đẹp.
Còn đảng Xã Hội CN (socialist party) thì “vì toàn thể xã hội”. Tương tự, đảng Cộng Đồng (communist party) thì “vì cộng đồng”. Cái tên lại càng đẹp…
Nói dông dài cứ tha hồ, bôi ra cả trang cũng được. Nhưng đừng gán cái ý nghĩa SẢN cho commune.
“Commune, trong bất cứ từ điển nào (kể cả các đại từ điển) đều không dính dáng gì tới sản xuất, sinh sản, hay tài sản…”
Đơn thuần vì “commune” vào những năm 90’s đã hoàn toàn tiến hóa khác với những original forms của nó, khá thịnh hành thời 60’s và trở về trước . Rosa Luxembourgh & 1 số marxists cũng đã thử nghiệm 1 loại như vậy, rùi phá sản -i’ll talk about this later. one of my teachers’ mentor were deep to the neck in it. Oldest writing viết về 1 commune của Hy Lạp cổ là thế kỷ 12, cũng là những ý tưởng đầu tiên của “cộng sản” bắt nguồn từ hình thức commune, vì vậy mới ra communism. Thật sự mà nói, “Cộng Sản” là từ dịch khá sát . “With the simple definition of a commune as an intentional community with 100% income sharing” 100% income sharing không phải là “cộng sản” thì là gì ?
Tớ hiểu các bác trí thức diệc nàn . Chẳng lâu lắc gì, các bác vưỡn phong cho nhau danh hiệu “Cộng Sản chân chính” như 1 thứ danh hiệu vinh quang . Khi bị chất vấn, 1 số bắt đầu bằng “cộng sản theo nghĩa mở rộng”. Hóa ra khái niệm “cộng sản” cũng có thể lúc khép lúc mở như cô thiếu nữ hớ hênh của Hồ Xuân Hương . Tới bi giờ, ngay cả Nguyễn Ngọc Chu cũng gán cho “cộng sản” những tính cách khó có thể gọi là “khách quan” thì các bác cần bào chữa cho nó . 1 trong những cách bào chữa là đổ cho cách dịch sai . Seriously, theo tớ, dịch bậy bạ nhứt là “chiên chính dô sản” từ “nền độc tài của giới vô sản” (Dictatorship of the proletariat). Thui thì tụi mình compromise, tớ cho phép các bác dùng “chủ nghĩa cộng đồng”, nhưng các bác phải bỏ “chiên chính dô sản” để xử dụng đúng từ của nó . Théc méc của tớ, các bác trả lời thế nào về nền độc tài trong chủ nghĩa cộng đồng của mình ? Nhưn tiện hỏi luôn, tại sao cộng đồng người Do Thái ở FL hoặc cộng đồng người Việt ở CA không có vấn đề về nền độc tài, nhưng chủ nghĩa cộng đồng của các bác thì có ?
Trả lời được 2 câu hỏi đó, có thể các bác sẽ nhận ra sự khác nhau .
Có phải bác là người viết trên talawas, ý “mọi người khác phải tôn trọng quyền theo đuổi & bảo vệ chủ nghĩa của chúng tôi”? Nếu đúng thì các bác nên viết bài tán láo . Tớ xin hầu .
– Nặc Danh (phía trên) chửi bới CS ở đây là lạc đề. Nếu định chửi bới, thiếu gì chỗ khác?
– Còn montaukmosquito giải thích rằng: Commune là “Cộng Sản”. Commune chỉ 1 social…
là giả thích sai. Không thể có SẢN (tài sản, sản nghiệp, tư sản…) khi dịch cả hai từ trên sang tiếng Việt. Đó là dịch sai. Nhưng mọi người đã quen dùng.
Lại còn viết (nguyên văn): So yeah, dịch “Cộng Sản” (cộng chung tài sản/tài sản công cộng) không sai lắm với nghĩa chính của nó (!).
Dùng một từ theo nghĩa đã quen dùng… thì không cần bắt bẻ.
Nhưng khi đã muốn phân tích từ ngữ (như montaukmosquito đang làm) thì sai.
Không có từ “sản” trong commune, nhưng hình thức commune chính là cộng (toàn bộ) tài sản cá nhân, xóa bỏ tư hữu, tự do luyến ái & nuôi dạy con nít chung … có tất cả những yếu tố để sau này người ta formulate thành 1 thứ chủ nghĩa/đường lối . Theo tớ, dịch “Cộng Sản” là hợp lý .
“chửi Cộng Sản”? Hahaha, tớ chỉ kể lại những gì tớ đọc, những gì người khác viết & nhận định về hình thức commune thui . Đồ điên thì người ta gọi là đồ điên, và tớ chỉ kể lại đồ điên . Bản chất Cộng Sản là điên nằm ngoài sự đánh giá của tớ .
Muốn tiếp ? Có 2 loại commune, 1 không có leadership & loại kia có leadership. Muốn biết loại có leadership thế nào, gú gồ Charles Manson. Nhóm tàn sát 7 người, kể cả người vợ đang mang thai, Sharon Tate, của đạo diễn Roman Polanski.
‘ kẺ THÙ TA MANG ÁO MÀU CHỦ NGHĨA”. Bọn việt cọng đã lường gạt cả một thế hệ đưa đầu vào chỗ chết để cho bọn chúng hưởng những thành quả của” bọn tư bản giãy chết” như ngày hôm nay!
“Commune” khác với “community”. Nhưng cả hai từ này không hề bao hàm ý SẢN nào hết.
Cái từ “cộng sản” xuất phát từ cách dịch ở Nhật, truyền sang Tàu rồi được khuân về VN không đúng với nghĩa gốc của nó.
Bác montaukmosquito muốn thảo luận về từ ngữ, xin chú ý điều này.
Commune là “Cộng Sản”. Commune chỉ 1 social experiment/phenomenon từ thời Hy Lạp cổ, về sau này rất thịnh hành trong giời hippies Âu cũng như Mỹ . Chỉ 1 nhóm người sống/lao động với nhau & pool resources lại để tự nuôi sống những người trong commune. Observation cho thấy nếu ở trong nhóm nhỏ, ngay ở trong giới hippies, cũng xảy ra ganh tị . Lớn hơn thì misappropriate funds -chia không đồng đều, nói nhịu- là điều chắc chắn xảy ra . So yeah, dịch “Cộng Sản” (cộng chung tài sản/tài sản công cộng) không sai lắm với nghĩa chính của nó . Tuy là chưa có những mục đích chính trị/xã hội rõ rệt, nhưng có thể coi đây là initiatives của Cộng sản . BTW, hình thái “commune” tương đối fizzled out by now. 1 điều xảy ra trong đám hippies là “tình yêu”. Trong “tình yêu”, 2 người trở thành exclusively “của nhau”, không chia xẻ với người khác, hay đúng hơn, 1 người muốn người kia exclusively (riêng) “của mình”. So, khi “tình yêu” xảy ra với (ít nhất) 1 người, sẽ gây ra lục đục vì nhiều lý do & dẫn đến sự xụp đổ của hình thái commune. Chính vì vậy, có người đã phân tích chủ nghĩa Mác trong vấn đề giới tính & quan hệ giới tính . Kết luận, tự do luyến ái, nhưng tình yêu sẽ bị cấm . That’s what exactly happened in 1984; Họ yêu nhau .
Bác bị thần kinh hả?
Sai không chừa chỗ cho người khác . Nhưng cũng có cái hay . Có vẻ người Việt bắt đầu dị ứng với tất cả những gì “Cộng Sản”, và thế chỗ cho “Cộng Sản” là “chủ nghĩa xã hội”. Nguyễn Ngọc Chu thì “Cộng Sản Trung Hoa”, nhưng những người khác khi đề cập tới Diệc Nàn thì giấu như mèo 2 tiếng “Cộng Sản” mà trí thức đã một thời tự hào . Nguyễn Trung Bảo viết Bác Hồ không có ý định lập nên chế độ Cộng Sản, sắp tới ở Việt Nam không còn “Cộng Sản” chỉ còn “xã hội chủ nghĩa”. Kết quả sêm xít . Trong bài này Hoàng Thủy Ngữ chắc vẫn còn “chỉ biết Mác thui, cóc (cần) biết gì” nên tránh nhắc tới bản Tuyên ngôn sắt máu của ông ta .
Tớ không thể nói “nhặt sạn” vì bài toàn sạn, kiếm lòi tĩ cũng chả thấy hạt gạo nào .
“Chủ nghĩa xã hội, ở dạng ban đầu, là ý tưởng mọi cá nhân nên cùng cộng tác để giải quyết các vấn đề luôn tồn đọng trong xã hội (như nghèo đói và áp bức) hơn là lối sống cá nhân ích kỷ”
Sai . Đề cao tập thể hơn cá nhân là chủ nghĩa Cộng Sản . Chữ “Cộng Sản” dịch khá chính xác . Từ tiếng u là “commune” khác với “community”. Jewish community in Florida không phải là Cộng Sản Do Thái ở FL, mà là cộng đồng người Do Thái ở FL.
“Lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản xuất phát từ việc chỉ trích chủ nghĩa Tư bản trên thị trường”
Sai
“Xã hội cộng sản sẽ không có giai cấp kinh tế và tư hữu”
Sai . Chủ nghĩa xã hội đã phải làm những thứ lày rùi .
“Chủ nghĩa xã hội bám rễ sau khi thế chiến thứ Hai kết thúc”
Sai . Dont know when it started. earliest sign, thế kỷ XII.
“Các quốc gia ở Tây Âu như Anh, Pháp, Ý và ở Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy nghiêng về chủ nghĩa Xã hội, thực hiện các chương trình phúc lợi nhà nước và mở rộng chính sách thuế khóa”
Nói bậy . Chủ nghĩa xã hội chính hiệh con nai vàng không cho phép kinh tế tư nhân . Âu & Mỹ không bó buộc vào bất cứ mô hình nào, thấy có lợi cho xã hội là làm, và tùy hoàn cảnh mỗi nước . Nói châu Âu nghiêng về chủ nghĩa xã hội … bậy bạ ngang bằng Đảng Cộng Sản đang rêu rao mình thực hiện đúng di chúc Bác Hồ .
“Ngoài ra, các chính phủ này còn tìm cách phân phối lại phúc lợi, các chương trình cải cách xã hội và quốc hữu hóa các dịch vụ công”
Oh, please. Làm như chính quyền tư bẩn là bỏ qua những chuyện tất cả những chính quyền “bình thường” nào phải làm ? Yep, Tư di rất quen . Cái gì tốt của tư bẩn là do áp dụng chủ nghĩa xã hội, còn cái gì tệ của mềnh, ý là do tư bẩn vậy . Lói thế lày, miễn phí giáo dục tới lớp 12, có từ hồi lập quấc cái thằng tư bẩn đầu xỏ lận ông lội ui .
“chủ nghĩa Xã hội chủ trương việc thành hình thông qua quá trình bầu cử”
Tiếp tục sai . Marx không tiếc lời thóa mạ những người theo nhánh này . Muốn biết chủ nghĩa xã hội thành hình thông qua bầu cử ra sao, nhìn vào Hitler, chủ nghĩa xã hội quốc gia . Có nghĩa “lợi dụng” bầu cử . Sau khi nắm quyền rồi thì triệt tiêu các đảng phái khác .
Có thắc mắc tại sao người ta dùng Democratic Socialism? Tại vì “socialism” bản chất hổng có Democracy.
“chủ nghĩa Cộng sản, hàng hóa và dịch vụ được phân phối dựa trên nhu cầu cá nhân thay vì trên nỗ lực đóng góp của cá nhân vào quá trình sản xuất. Trái lại, chủ nghĩa Xã hội cho phép việc phân phối hàng hóa và dịch vụ dựa trên sự đóng góp công sức của cá nhân vào sản xuất”
Mein Gott, ông lụi này tự suy diễn . Tớ nhắc lại lời ổng “chủ nghĩa Xã hội cho phép việc phân phối hàng hóa và dịch vụ dựa trên sự đóng góp công sức của cá nhân vào sản xuất“, tức là làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít . Théc méc của tớ, chủ nghĩa xã hội nêu cao bình đẳng . Với “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít” có nghĩa, quote Orwell, có người “bình đẳng” hơn . OK, thì dựa vào lao động . Con người sinh ra vốn không bình đẳng về thể chất (mind & body), có người thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, và có người không thông minh bằng & không khỏe mạnh bằng . Nếu để cho những người yếu thế (Hitler gọi là inferiors) die out … chủ nghĩa xã hội của Hitler did it more efficiently. Ai bập vào cnxh ở Việt Nam cũng bị mắc eugenics (tẩy rửa giống nòi), ông Cống cũng rứa, bi giờ tới ông này .
“không một quốc gia nào trên thế giới ngày nay có thể tuyên bố là thuần túy Cộng sản hay Xã hội chủ nghĩa”
Đúng . Nhất là những nước nhét toàn bộ “xã hội chủ nghĩa” vô cái tên của mình . Một hybrid giữa Hitlerian eugenics & tư bẩn, if you ask me.
“các quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Canada, Anh, Pháp… đã tạo ra được một xã hội hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của xã hội tư bản và lợi ích của chủ nghĩa xã hội cùng với một nền dân chủ vững mạnh”
May quá, câu này là câu cuối . Sau câu này hết nói bậy được rùi . Nhưng vì là câu chót nên vẫn nói bậy . Ui, cứ để họ tin như thế . Ở Việt Nam, hết tin điều bậy bạ này tới điều bậy bạ khác … mục tiêu vưỡn là bào chữa cho Đảng Cộng Sản, lộn, xã hội chủ nghĩa .
If you ask me, this guy dont know jack cả về chủ nghĩa xã hội lẫn cộng sản . Chắc lại dịch ra là “chủ nghĩa cộng đồng” như đám trí thức ba trợn trong nước nữa .
Wikipedia cho thấy có nhiều thứ CNXH.
Tại các nước do đảng CS cầm quyền, CNXH được coi là giai đoạn sớm của CNCS. Dù giai đoạn nào, đều độc đảng và 3 quyền (ví như cái kiếng 3 chân, rất vững) là để đảng CS ngồi chôm hổm lên.
Tại các nước khác, CNXH vẫn phải đa đảng và 3 quyền tách ra.
v.v…
Tác giả định nói CNXH nào?
Một câu cuối cùng trong bài viết của tôi đã bị BTD cắt bỏ là câu trả lời cho anh:” Bằng cách kết hợp hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và thể chế dân chủ, các quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Canada, Anh, Pháp…đã tạo ra được một xã hội hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của xã hội tư bản và lợi ích của chủ nghĩa xã hội cùng với một nền dân chủ vững chắc”.
Ngoài ra, bài viết ” Đừng lập lờ, đánh lận con đen” của tác giả Mạc Vân Trang trên BTD ngày 18/8/2019 cũng có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề.
Cảm ơn comment của anh. HTN
_____
Admin Tiếng Dân : Cảm ơn bác đã cho biết. Thật ra bài post bị sót đoạn cuối, chứ không phải cắt bỏ. Cảm ơn bác cho biết, đã cho đoạn đó vào bài.