Hoan hô ông Phan Hồng Giang

Nguyễn Đình Cống

10-8-2019

TSKH Phan Hồng Giang. Nguồn: CAND

Báo Tiếng Dân ngày 10/8/2019 đăng bài “Vãn hồi văn hóa, đạo đức xã hội và thực hành dân chủ do Mai Nam Thắng phỏng vấn ông Phan Hồng Giang, (Nguồn: Báo Văn Nghệ số 32 ra ngày 10/8/2019). Nội dung bài đáng chủ ý ở mấy điểm sau: Việt Nam có 4 biểu hiện rõ rệt hơn cả của tình trạng suy thoái văn hóa, đạo đức xã hội hiện nay là: Kiếm tiền bất chính; Bạo lực lên ngôi; Giả dối thắng thế và Con người vô cảm.

Trả lời câu hỏi: Chúng ta phải làm gì để có thể ngăn chặn được đà suy thoái về văn hóa-đạo đức xã hội, ông Giang cho rằng, “có một việc cấp bách có sức tác động sâu rộng, bao trùm lên mọi lĩnh vực, đó là việc cải cách thể chế xã hội, nói cách khác là đổi mới chính trị”.

Nhận thức vừa nêu là bình thường đối với những người đấu tranh cho dân chủ. Nhưng vì sao tôi hoan hô ông Giang khi nói ra các điều đó.

Ông Giang sinh năm 1941, con trai của nhà văn Hoài Thanh, có bằng Tiến sĩ khoa học của Liên xô, là UV Hội đồng lý luận TƯ, Hiệu trưởng trường viết văn Nguyễn Du, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật quốc gia, UV Hội đồng khoa học tư vấn cho Thủ tướng. Vậy ông là một trí thức lớn của Đảng. Ông Giang nói ra được những điều trên phải chăng là đã tự diễn biến, tự chuyển hóa. Đáng hoan hô là ở chỗ đó.

Nhưng tiếc rằng ông Giang vẫn chưa vạch trần bản chất. Không biết là do ông còn chưa thoát được nỗi sợ bị thứ này, mất thứ kia hay là do ông đã bị nhồi sọ quá nặng, bị vòng kim cô của ý thức hệ khống chế mà không thấy được. Ông hy vọng vào các Nghị quyết của Đảng, vẫn đặt niềm tin vào Đảng khi nói: “Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ thực trạng trên đây, đã coi tham nhũng là “quốc nạn đe dọa đến sự tồn vong của chế độ”.

Nhận rõ thực trạng là việc mà người dân bình thường cũng thấy. Điều quan trọng phải nêu ra là nguyên nhân gốc rễ và biện pháp khắc phục.

Về biện pháp, ông Giang nhấn mạnh đến thể chế dân chủ, ông nói: “Dân chủ cần phải đồng tâm hiệp lực đấu tranh mới có thể giành lấy được. Đây là chủ đề của một bàn luận khác. Rất mong ông có những nghiên cứu khả thi để đóng góp cho phong trào dân chủ hóa.

Về nguyên nhân: Những vấn đề về văn hóa, đạo đức xã hội có nguyên nhân từ hai phía: Người dân và chính quyền, trong đó chính quyền giữ vai trò chủ yếu. Ông Giang nhận xét: Chúng ta giả dối, chúng ta trở nên bạo lực, chúng ta vô cảm. Và rồi giả dối đẻ ra giả dối, bạo lực đẻ ra bạo lực.

Chúng ta là ai? Có người đổ lỗi cho dân. Dân đổ lỗi cho chính quyền. Ông Giang tuy có nhận thấy “Thượng bất chính hạ tắc loạn”, nhưng chưa phân tích được cái gốc của bất chính ở chỗ nào. Giả dối đẻ ra giả dối, nhưng nguồn giả dối đầu tiên phải chăng từ tuyên truyền của Đảng. Bạo lực đẻ ra bạo lực, nhưng phải chăng bạo lực đầu tiên là từ chính quyền. Ông Giang nhận ra mấu chốt ở thể chế chính trị, nhưng lại có vẻ như lo ngại đến “sự tồn vong của chế độ”. Phải chăng ông đã tự mâu thuẫn khi vừa muốn cải cách thể chế chính trị vừa muốn bảo vệ chế độ.

Phải chỉ ra rằng sự suy đồi về văn hóa và đạo đức có nguyên nhân gốc rễ là chế độ toàn trị của ĐCS theo chủ nghĩa Mac Lê, mà phần đông lãnh đạo mắc phải khuyết điểm nặng là tham lam và thiếu trí tuệ. Chế độ đó ra sức tuyên truyền cho nền dân chủ giả hiệu, còn thực chất là phản dân chủ.

Tuy xuất thân là trí thức của Đảng, nhưng ông Giang là người có trí tuệ, đã thấy được sự quan trọng và cấp thiết của cải cách thể chế chính tri. Rất hy vọng ông sẽ có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Nói dậy mà không phải dậy” câu nói dân dã của người miền Nam,
    vậy thì có nên đặt niềm tin và hy vọng vào những kẻ như PHG.?

  2. Thưa với mấy ông bà trí thức do cnxh đào tạo
    Mừng cái gì.????? Hắn và đồng bọn cũng chỉ là đám KỲ NHÔNG . HỌA … ĐẠI HỌA CHO DÂN TỘC

  3. Ông Nguyễn Đình Cống không thể (và không có quyền) đòi ông Phan Hồng Giang phải nói nốt những gì như ông Công muốn.
    Nói đủ, để được ông Cống khen?
    Khốn nỗi, nói ở mức ông Giang thì bài mới được phép xuất hiện ở báo chính thống, tha hồ phát tán trong dân. Còn ai lưu trữ bài của ông Cống sẽ là bằng cớ để công an cho đi tù.
    Ông Cống nói nhiều, có trăm hoặc ngàn người nghe
    Ông Giang nói ít (và thiếu) nhưng có vạn người đọc.
    Hãy đánh giá việc làm bằng hiệu quả cụ thể.

    Nhưng Athony Le (ở diễn đàn này) thì có thể… chửi tuốt.

    Nếu Chu Hảo cũng bỏ đảng như Nguyễn Đình Cống thì mấy trăm cuốn sách tinh hoa nhân loại có được xuất bản hay không?

    Nguyễn Đình Cống nên tự phân biệt với Athony Le

    • Cảm ơn bạn có ý kiến về bài thơ của tôi viết về Ông PHG. Tôi nghĩ rằng Ông đã sống ở Liên Xô đủ lâu để lấy được bằng Tiến Sĩ, phục vụ nhà cầm quyền Hà Nội đủ lâu để có được địa vị như ngày nay. Ít nhất là 50 năm. Trong thời gian đó nếu Ông không hiểu bản chất của chế độ Cộng Sản thì nhận thức của ông quá kém cỏi. Nếu ông biết mà im lặng để bảo vệ địa vị của mình, thi tôi viết ông ” bịt mũi ăn dơ ” cũng là đúng thôi. Những điều Ông nói lúc cuối đời ( năm nay Ông 78 tuổi rồi ), có gì là mới lạ đâu, nên tôi mới mượn lời nhà văn Vũ Trọng Phụng ” biết rồi, khổ lắm, nói mãi.” Tôi vẫn nghĩ về ông ” Thì con người ấy ai cầu làm chi ”  ( Nguyễn Du ).Báo Tiếng Dân sao lại gỡ comment của tôi vậy ? Adm. đọc những bài thơ của Trần Vàng Sao hay Nguyễn Chí Thiện chưa ? Tôi viết còn hiền lành hơn nhiều. 11.8.2019. Cử Hai

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây