BTV Tiếng Dân
21-6-2019
Hôm nay, các báo “lề đảng” thi nhau kỷ nhiệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Một số người cũng không quên nhắc tới TS Trương Minh Tuấn, cựu Phó ban Tuyên giáo, cựu Bộ trưởng Bộ 4T, là tác giả cuốn sách “Phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay“.
Ông Tuấn hiện đang ngồi tù vì “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thành con sâu to, đụt khoét của công, qua vụ Mobifone mua AVG. Không rõ trong tù, ông có đọc quyển sách mà ông viết trước đó, để nghiền ngẫm về sự “diễn biến”, “chuyển hóa” của ông không, hay ông nhớ tới “thời vàng son”, thời mà ông từng làm ông quan báo chí cách mạng, tút còi bài báo này, phạt vạ tờ báo kia…
Và cả người sếp cũ của ông, cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son, cũng là ông quan báo, sánh đôi với ông để trở thành “cặp đôi hoàn hảo”, cùng nắm tay dắt nhau “vào lò” ngày 23/2/2019. Suốt 4 tháng qua, tạm trú trong nhà tù, không rõ hai ông nghĩ gì về “sự nghiệp báo chí cách mạng” mà các ông đã từng một thời dẫn dắt các nhà báo “cách mạng”?
***
“Đến hẹn lại lên”, đến ngày báo chí cách mạng, các báo “lề đảng” cùng phát chung một cái loa tuyên truyền. Báo Thanh Niên có bài: Báo chí phải tìm lại tính tiên phong, cách mạng. Báo Công An TP HCM viết: Đấu tranh chống lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu là sứ mạng của báo chí. Báo Tiền Phong có bài: Đấu tranh chống lại tin giả, tin xấu độc.
Nội dung đều giống nhau: Dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc, kêu gọi báo chí “lề đảng” phải giữ tính “cách mạng”, đấu tranh chống “tin xuyên tạc”, phải vượt qua mạng xã hội. Thế tương quan giữa mạng xã hội và báo “lề đảng” mấy năm qua cho thấy, các mục tiêu này do lãnh đạo CSVN đề ra cho báo chí cách mạng đều không khả thi.
Báo chí “lề đảng” muốn tiên phong, trước hết Ban Tuyên giáo và Bộ 4T phải “cởi rọ mõm” cho các nhà báo. Như vụ quan chức hứa hẹn ông Trọng sẽ xuất hiện trong buổi tiếp xúc cử tri 19/6 ở Hà Nội nhưng rồi lại vắng mặt, các báo “lề đảng” phải gỡ các tin, bài trước đó. Các vụ mâu thuẫn chính trị, đấu đá nội bộ thì toàn mạng xã hội đưa tin trước, báo “lề đảng” lục đục kéo theo sau, thế thì báo chí “lề đảng” tiên phong cái nỗi gì?
Thời buổi kết nối toàn cầu, “tin xuyên tạc” do chính người dân tự thẩm định và đánh giá, không phải do quan chức CSVN. Nếu là tin không đúng sự thật, các trang “lề dân” tự đào thải chứ không cần đợi báo đảng. Nếu đã là tin đúng, được nhiều người xác nhận, cho dù toàn bộ hệ thống “báo đảng” cùng phê phán là “tin xuyên tạc”, chẳng khác nào tự đá vào lưới nhà, bởi người dân biết tin vào đâu.
Vụ kêu gọi báo chí “lề đảng” vượt qua mạng xã hội, quan chức CSVN đã nói từ năm 2017 chứ không phải mới đây. Những người làm tuyên truyền cho CSVN vẫn chưa hiểu: Yếu tố quyết định sự sống còn, thành bại của một tờ báo là lượng độc giả của nó. Sự yêu thích của độc giả với một tờ báo thì không thể do ép buộc, cưỡng chế. Thay vì kêu gọi thực hiện mục tiêu không thể thực hiện, các quan chức CSVN nên nhìn thẳng vào sự thật là, không ít phiên bản giấy của các báo “lề đảng” còn tồn tại được là do… cơ quan nhà nước đặt mua.
PGS. TS Mạc Văn Trang viết: Báo giấy lãng phí và vô bổ. Ông Trang phân tích, trước 1954, trên toàn cõi VN và trước 1975 ở miền Nam, các tờ báo đã tồn tại bằng “tự do ngôn luận và tự lo kiếm sống”. Và trong cơ chế thị trường hiện nay, “cũng cần làm như vậy, để đỡ tốn tiền dân… các cơ quan Đảng, các đoàn thể trong ‘toàn hệ thống chính trị’ hiện nay, dùng tiền thuế của dân để in báo chí vô tội vạ là điều không thể chấp nhận được”.
Về chuyện cơ quan nhà nước đặt mua báo “lề đảng”, ông Trang kể: “Có lần tôi đến một Viện. Trong khi chờ đợi họp, được mời vào Văn phòng uống nước. Tôi tò mò tìm cái gì đó để đọc, liền thấy trên cái bàn dài, kê sát tường, xếp từng chồng các báo: Báo Nhân Dân, báo Hà Nội mới, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, Tuổi trẻ thủ đô, báo Lao động, báo Phụ nữ … Tôi hỏi cô Văn phòng: Sao đây mua nhiều báo mà cứ để nguyên từng xấp, không đọc à? Cô trả lời: Báo của các Ban, Phòng, nhưng họ chưa lấy về, có khi hàng tháng, nhắc mới lấy”.
______
Mời đọc thêm: Phạm Quỳnh – làm báo như một sứ mệnh kiến quốc (KD). – Nhà Báo giữa khát vọng riêng và lợi ích nhóm (Lê Thiếu Nhơn). Báo “lề đảng”: Thủ tướng: Báo chí cần đấu tranh chống lại tin xuyên tạc, tin giả (ANTT). – Mất niềm tin- mất tất cả (GDVN). – Nhà báo và trách nhiệm xã hội (LĐ). – Sách ca ngợi Nguyễn Phú Trọng ra mắt giữa tin đồn sức khỏe (VOA).
Mời đọc lại: Báo chí phải thắng, vượt lên mạng xã hội (NA). – Báo chí đối diện nguy cơ bị mạng xã hội “vượt mặt” (NLĐ). – Báo chí trước thách thức từ mạng xã hội (Tây Ninh). – Báo chí truyền thống bị mạng xã hội lấn lướt? (VTC).
Trước ngày bologer Trương Duy Nhất bị băt, tôi gửi một bình luận đại ý một số đbqh không thuộc cs có thể bị theo dõi khiến chất vấn bị lộ, đố chỉ là giả thiêt, và nếu như nhà cầm quền theo dõi 24/ 24 cac ĐBQH, công ty nước ngoài, vvv, thì tình báo nước ngoài cũng sẽ biết.