Tại sao Phật giáo suy đồi tại Việt Nam và phát triển tại phương Tây?

Đỗ Kim Thêm

13-5-2019

Bức trang “Đạo pháp và dân tộc” vẽ ông Hồ Chí Minh bên phải, do sư Thích Thanh Quyết khai bút, ông Hà Huy Thanh tặng. Ảnh: VNN

Các đặc điểm chính của giáo lý Phật giáo là tình thức, tương thuộc và từ bi mà nội dung giá trị vô cùng thu hút các Phật tử tại Á Đông trước đây. Trong tiến trình nâng cao bản sắc, Phật giáo Việt Nam có tiềm năng to lớn cần khai thác, nhưng cũng như tại các nước phương Đông, nơi có truyền thống văn hoá Phật giáo lâu đời, Phật giáo lại suy yếu trong các nỗ lực thực hiện. Tại sao? Các lý do được giải thích như sau.

Suy đồi tại Á Đông

Tiểu luận “Vì sao Phật Giáo suy tàn tại Ấn Độ“ của D.C. Ahir, kết luận: “Ngoài các lý do ngoại tại, Phật tử chịu trách nhiệm cho số phận đáng buồn của Phật Giáo. Khi tu viện trở nên giàu có, các tăng sĩ không hành trì giáo luật, lo đào sâu nghiên cứu từ chương thay vì truyền bá giáo pháp, xa rời tín đồ và quần chúng, xao lãng và thụ động đối với những mục đích thực tiễn”.

Trong tác phẩm “The Story of Tibet: Conversations with the Dalai Lama“ của Thomas C. Laird, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã giải thích tương tự: “Có những tác động ngoại lai đã mọc rễ sâu trong đầu con người và khó loại bỏ mà chúng ta chẳng làm được gì nhiều. Nhưng nếu chúng ta không lo tu hành nghiêm túc, giữ giới luật, thì tôn giáo trở thành giả dối. Đây là sự thật cho lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng”.

Trong thời hiện đại, Phật giáo cũng không tiến bộ hơn. Johan Galtung đã lên tiếng báo động về hai hiện trạng suy đồi tại các nước Tích Lan, Thái Lan, Đại Hàn và Nhật Bản như sau.

Một là, các Tăng Đoàn không những luôn bị hạn chế trong nỗ lực hoằng pháp mà lại còn nhắm mắt trước bạo lực của bạo quyền. Do Tăng Đoàn sinh hoạt ngày càng cách biệt với xã hội đang chuyển mình, kết quả là có một tầng lớp tận cùng nghèo đói và một tầng lớp cực kỳ giàu sang. Phật giáo không đủ can đảm tranh đấu chống lại bất công kinh tế và xã hội. Bất lực này đưa đến mù quáng trước những vi phạm trong nhiều lĩnh vực khác. Giới lãnh đạo chỉ cần ban phát ít nhiều tự do hành đạo kèm theo những đặc quyền và đặc lợi, Phật giáo dễ dàng thoả thuận vì ý thức sống còn.

Hai là, dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo mê tín dị đoan, nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới.

Johan Galtung không đề cập tới đặc thù hiện nay của Phật giáo Việt Nam, mà những suy yếu nội tại cũng tương tự như các nước Á Đông khác và hầu như không thể vượt qua.

Phật giáo đã có hơn hai ngàn năm truyền thừa và đóng góp to lớn cho đất nước phát triển, nay là một đoàn thể xã hội trực thuộc Ban Tôn giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc, nên không thể phát huy nguồn lực. Trong khi giáo dục lạc lối và đạo đức suy đồi, Phật giáo lo phát triển cho chủ nghĩa xã hội và kinh doanh tâm linh; nhập thế cho sự phát triển hồn dân tộc qua hoằng dương đạo pháp nhiệm mầu chỉ là niềm hy vọng.

Trước nguy cơ ngoại thù xâm lược, nội thù lũng đoạn, dân tộc điêu linh và đạo pháp suy vi, Phật giáo chưa tĩnh thức để cải cách triệt để hầu làm sống lại hào khí Diên Hồng, bản sắc tinh hoa của đạo pháp trong các thời đại Lý, Trần và dân tộc Việt, hiểm hoạ diệt vong là một thực trạng báo động.

Cơ hội tại phương Tây

Ngược lại, trong khi các nước phương Tây đang bị khủng hoảng về giá trị tâm linh, Phật giáo đã đem đến những giá trị mới đầy thu hút. Gần đây nhất, trong bản dịch bài Why So Many Americans Are Turning to Buddhism, Olga Khazan, Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải chỉ ra rằng, người dân Mỹ ngày càng gặp nhiều căng thẳng, trầm cảm, trong khi 60% quận hạt Hoa Kỳ không có tới một bác sĩ tâm lý. Đó là lý do khiến cho 40% dân Mỹ đang thiền tập hàng tuần, họ tìm tới Phật giáo để xem như là một phương thuốc trị liệu và bỏ thói quen đi nhà thờ.

Ở Anh quốc, trong khi Brexit làm chao đảo chính giới và dân chúng thì các học sinh tìm thấy an lạc trong thực tập thiền định. Hiện nay có 370 trường học đang thực hành thiền Phật giáo, một trong những chương trình trị liệu tâm lý áp dụng trong học đường lớn nhất trên thế giới. Đây là một phương pháp giúp cho học sinh giải tỏa căng thẳng trong học tập, cân bằng thể chất trước các những gánh nặng về học hành, giao tiếp và cuộc sống hiện nay.

Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Anh, thực hành thiền làm thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh, tất cả trở nên thân thiện trong giao tiếp với gia đình và học đường. Đến năm 2021, Bộ Giáo dục Anh dự kiến áp dụng chương trình thiền trong các trường học trên khắp nước Anh.

Trước thành tựu này, các nhà cải cách giáo dục có nắm bắt cơ hội để định hình cho một mục tiêu chung theo giá trị của Phật giáo không?

Nâng cao bản sắc là tìm lại chân tâm, sẽ thay đổi cho người dân biết họ là ai, dù là người nhập cư hay người bản xứ. Nó sẽ ảnh hưởng đến ý thức bản sắc và các vấn đề liên hệ: phạm vi riêng tư, quyền sở hữu, cách tiêu thụ, thời gian làm việc, giải trí, phát triển sự nghiệp, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người trong các mối quan hệ. Nó thay đổi tình trạng sức khỏe và dẫn đến một sự lượng sức mình sẽ làm được gì và hy vọng gì. Thực tập thiền định theo Phật giáo tác động đến lối sống mới. Người dân thực hiện lối sống hàng ngày như là một người tiêu dùng và nhà đầu tư, nhưng quan trọng nhất là nâng cao bản sắc cá nhân và cải thiện cộng đồng xã hội theo giá trị cao cả của giáo lý Phật giáo.

Tuy nhiên, để làm được điều này, các nước phương Tây phải phát triển một nhân sinh quan và thế giới quan Phật giáo. Trong khi chia sẻ Phật tính và Bồ Đề Tâm, mọi người sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống trong các môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa. Đặc biệt nhất là với lòng khoan dung những dị biệt, Phật giáo còn có khả năng hoá giải xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Khi nội dung là hiếu hoà và phương cách là khả thi, nên đạo đức Phật giáo sẽ là một tiềm năng to lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình canh tân giáo dục…

***

Trên đây là một trích đoạn trong bài tham luận của tác giả để kính mừng Phật đản VESAK 2019 tại Việt Nam: Vai trò của Giáo dục Phật giáo trong cuộc khủng hoảng về bản sắc tại phương Tây hiện nay, toàn văn tại http://www.undv2019vietnam.com/Subtheme-03/vi/03.pdf

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Theo tôi,đề bài này có thể gây hiểu lầm,vì tác giả nói chung chung PG.
    suy đồi ở Việt Nam mà lẽ ra phải viết cho rõ là VN.dưới chế độ CS.
    Nếu không có CS.thì PG.ở VN.vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển
    hơn nữa,chứ suy đồi làm sao được ? Chính vì CS.thò tay vào lũng đoạn
    PG.khiến tôn giáo này bị tha hoá để làm lợi cho đảng CS.

  2. Bác Hồ xứng đáng được ngồi cùng các giáo chủ các tôn giáo như Phật-Chúa-Thánh-Thần , v.v….để khi các giáo dân của các tôn giáo ấy có dịp thì lạy luôn bác Hồ cho….tiện lợi hơn (Nôm na gọi là đại tiện….. lợi)

    Bộ chính trị nên yêu cầu Phồn Thực Giáo (là đạo thờ Sinh Thực Khí Nam và Nữ) cũng phải “phần đấu” để có được tượng bác Hồ bên cạnh thần Linga và Yoni (tiếng Việt…..cổ gọi là Thần Buồi và Thần Lồn, ngôn ngữ trẻ thì gọi là Chim và Bướm) để chứng tỏ ở đất nước ta, mọi tôn giáo đều bình đẳng trước mặt….bác Hồ.

    Và đặc biệt ngày lễ hội “ninh tinh tình…..phập”, nhất định phải có tượng bác Hồ ngồi ở trên …..chứng giám cho thêm phần long trọng và linh thiêng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây