Thủ trưởng của Thủ trưởng cha tôi

Mẹ kiếp, tiên sư cha nhà chúng mày, tôi gào lên trong phòng có một mình mình như thằng điên. Xưa nay không chỉ riêng tôi mà hầu như mọi người ở thế hệ tôi, cũng có suy nghĩ giống tôi, chí ít là như thế, nghĩa là người cộng sản khi đã trải qua các ngục tù nổi tiếng cỡ Hỏa Lò – Hà Nội, Sơn La, Lao Bảo, Khám Chí Hòa – Sài Gòn, Côn Đảo… thì như một sự đảm bảo tuyệt đối con người đó chắc chắn phải hoàn hảo mà không thể nào hoàn hảo hơn được nữa. Ai dè bất khuất Nguyễn Đức Thuận, kẻ tử tù Côn Đảo mà hóa ra trùm lừa đảo, chó thật.

Dương Tự Lập

27-4-2019

(Tưởng nhớ mẹ kính yêu một đời gieo neo khốn khó)

SỜ VỢ

Đêm nằm sờ vợ nghĩ mà thương
Cái bụng đói meo lép tận giường
Đôi má dăn deo nào thấy thịt
Cặp giò nghiu ngẳng đã trơ xương
Bởi thương con cái chưa no ấm
Hay xót ông chồng mãi gió sương
Hết nắn, lại sờ, sờ lại nắn
Càng sờ, càng nắn lại càng thương.

(Dương Quân – 1959)

Dương Quân là bút hiệu của cha tôi. Ông viết cho tờ Lao Động dưới thời Tổng biên tập Đỗ Trọng Giang. Hai năm sau, năm 1961 Tổng biên tập Lê Vân về thay thế. Ông ta là con người giáo điều, thủ cựu, cực đoan. Cha tôi phải thừa nhận khi đứng trên bục để diễn thuyết thì khó ai hơn được Lê Vân.

Vân nói về học thuyết Mác- Lê, lý luận đường lối chính sách chủ trương đúng đắn của đảng, về ý chí của người cộng sản, tính trung kiên tuyệt đối với đảng của người đi theo cách mạng, về tình thương yêu giai cấp, tình thương yêu đồng chí đồng đội, tình tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp, về lòng yêu nước, đức tính trung thực của người cầm bút làm báo dưới sự chỉ đạo sáng suốt là Ban Tuyên giáo Trung ương thì đâu ra đấy, lưu loát rõ ràng, mạch lạc khúc triết. Nhưng chẳng bao giờ thấy Vân cầm bút viết được một bài bình luận, hay xã luận nào. Hoặc viết một bài giáo huấn, phong trào, ngăn ngắn vào độ một, hai trăm chữ như mừng ngày thành lập đảng Cộng sản tiên phong, hay mừng sinh nhật bác Hồ kính yêu, hoặc mừng đất nước đơm hoa kết trái…cũng còn không viết nổi, chứ chưa nói là Vân viết được nhưng không ra hồn, thế mới lạ.

Cuộc đời cầm bút của cha tôi vốn không được ưu ái nay lại càng khốn khổ khốn nạn hơn khi Lê Vân về ngự trị. Vân có thế tựa rất chắc vì nghe nói vợ Vân là em gái cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Thủ tướng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị.

Báo Lao Động trực thuộc cơ quan của Tổng Công đoàn, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Như vậy ông Tổng biên tập báo còn dưới một ông “Tổng” nữa gớm mặt hơn. Kẻ đó là ai vậy? Khi ấy tòa soạn báo Lao Động nằm ở 51 phố Hàng Bồ. Tổng Công đoàn nằm ở 65 phố Quán Sứ, Hà Nội.

Tuy là hai cơ quan tách biệt hai nơi, hai phố, nhưng hầu như mọi người đều biết nhau. Phòng khám chữa bệnh cho cán bộ nhân viên chỉ có một nằm ở Tổng Công đoàn, do vậy mỗi khi nhức đầu sổ mũi cần thuốc men gì thì từ báo Lao Động mọi người cũng chạy về nơi đó khám chữa bệnh mà thôi. Y tá, y sĩ là cô Khang, cô Phượng. Tôi biết hai cô vì ngày bé mà cha hay đưa tôi đến đó khám và tiêm thuốc do cái phổi hen suyễn của tôi, nhất là cô Khang, trắng trẻo, người dân tộc Thái hay Tày gì đó, đại để là người dân tộc. Cô tốt bụng, thương người. Rất thích tính trào lộng của cha tôi.

Hồi vào cấp một, tôi học cùng với thằng Chánh “tổng” con trai thứ của cô. Ngày trước gia đình cô cũng ở trong khu tập thể Nhà hát Nhân dân, cách nhà tôi mấy chục mét. Muốn sang, cô phải đi qua đầu hồi nhà vợ chồng ông bà Hồ Đản, Đinh Bá Thi nằm dãy giữa. Ông bà Thi có ba người con trai, thằng Nhân “ti” con út chơi và học trường Quang Trung với tôi, trên nó có anh Chính, anh Nghĩa.

Thi là người của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi ra Bắc. Thi cũng vốn là cựu cán bộ trong Ban thư ký Tổng Công đoàn trước đây bị đá đi. Ở Việt Nam khi bị đá thì chỉ có đá lên, ít ai bị đá xuống, khi Thi sang Bộ Ngoại giao làm trưởng phái đoàn Việt Nam ở Liên Hiệp quốc ở New York. Bị trục xuất khỏi nước Mỹ tháng 2/1978 vì tội làm gián điệp dính líu đến vụ án Trương Đình Hùng người Việt quốc tịch Mỹ, đã bị bà Dung Krall (Đặng Mỹ Dung) một phụ nữ gốc Việt, nhân viên của FBI tố cáo hành vi của Thi và Hùng.

Rồi Tòa án Quốc tế đem Trương Đình Hùng ra xử cùng lúc đòi Việt Nam trao Thi lại, thì bất ngờ báo Nhân Dân có đăng một mẩu tin buồn Đinh Bá Thi đã bị tử nạn vì ô-tô cán chết trên đường đi công tác qua Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình!!! Thật ma bùn ma mãnh trên cả Mafia. Tòa án Quốc tế hết đòi Thi ra hầu tòa luôn.

Dân khu phố tôi đồn ầm rằng Thi đã được thay tên đổi họ sống nhăn giữa Sài Gòn, có người đã gặp nhìn thấy tận mắt.

Trở lại chuyện với cô Khang, cô biết và thương mẹ tôi vất vả nuôi đàn con trong cảnh túng quẫn ra sao của thời chiến tranh bao cấp Bắc Việt. Chuyển nhà, bê đến giữa sân thì chồng sách rơi xuống chân mẹ, mẹ nhoài người chộp lấy cuốn sách chút nữa văng vào vũng nước mưa hồi đêm. Bà xuýt xoa phủi bẩn ngoài bìa, bìa và gáy cuốn sách cứng, giấy trắng, loại giấy hồi đó chỉ dành in thơ cho ông nhà thơ Cung đình Tố Hữu trở lên, đã làm móng chân cái mẹ hôm sau tím bầm. Bất Khuất – Hồi ký của Nguyễn Đức Thuận, Nhà xuất bản Thanh Niên 1970 (tái bản). Còn rõ con dấu đỏ trong khung vuông thành sắc cạnh: Sách biếu. Đây là cuốn sách cha tôi được Nhà xuất bản biếu.

Ruồi Trâu của nữ văn sĩ Ethel Lilian Voynich người Ireland, cũng như Thép Đã Tôi Thế Đấy, của Nikolai A. Ostrovsky người Nga, đã làm rung động thế giới và trái tim hàng triệu người Việt trẻ. Nó là hai cuốn sách gối đầu giường của thế hệ chúng tôi và trên chúng tôi chục tuổi thời đó. Rung động bởi ý chí của chàng thanh niên Arthur theo lý tưởng cách mạng vì chính trị và tôn giáo tham gia vào nước Ý trẻ với tinh thần khắc kỷ: “Phần tôi, tôi sẽ bước ra pháp trường, tâm hồn thư thái như bất kỳ chú bé nào đang về nhà nghỉ ngơi. Tôi đã làm xong công việc được giao phó và bản án tử hình kia là bằng chứng cho thấy tôi đã hoàn thành nhiệm vụ một cách trọn vẹn. Sống xứng đáng. Chết chẳng vấn vương”.

– Trời, hết lời thán phục Ruồi Trâu.

Còn chàng trai Pavel Korchagin: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

– Trời, hết lời khâm phục Thép Đã Tôi Thế Đấy.

Rồi bất ngờ hồi ký Bất Khuất, một tác phẩm rực lửa, rạng ngời, chói lòa danh tiếng của nước Việt ta ra đời trên đất Bắc đúng đỉnh điểm hai miền Bắc – Nam đang nồi da xáo thịt, cốt nhục tương tàn mà tác giả của cuốn sách là người hùng tên tuổi lẫy lừng Nguyễn Đức Thuận. Nếu không có Bất Khất chắc thế hệ chúng tôi sẽ còn gối đầu giường Ruồi Trâu, Thép Đã Tôi Thế Đấy đến già, đến tận lúc xuống mồ, xuống mồ rồi vẫn gối tiếp.

Xin thuật lời của Thuận, kẻ tử tù Côn Đảo, nhân vật có thật bằng xương bằng thịt một nghìn phần nghìn kể lại trích đoạn cực ngắn trong trăm nghìn đoạn cực dài, nằm dày đặc các trang sách Bất Khuất từ đầu chí cuối dẫn dắt người đọc đi từ hồi hộp này đến đứng tim gan dựng tóc gáy khác:

“Bọn này đánh dai quá chừng, không có giờ giấc nữa. Ba giờ sáng chín mười thằng lại xuống xốc nách tôi kéo đi. Lần này, chúng không treo lên mà bâu lại đấm, đá. Bạ đâu đấm đấy. Thằng giật ngửa tóc lên, thằng nhè giữa mặt tôi thoi tới. Thằng đá vào bụng, thằng lia mũi giày vào cổ chân. Thằng thúc khủy tay vào ngực, thằng băm tay vào cổ… Có lúc hai thằng giang hai tay tôi ra cho cả lũ thi nhau đấm đá, đạp, lao báng súng vào ngực tôi. Chán kiểu này, chúng lại sang kiểu khác, lên gối. Vặn ngược tay tôi ra sau lưng cho người tôi cúi gập xuống và chúng phóng ngược đầu gối vào mỏ ác tôi. Lúc chúng buông tay nghỉ, tôi ngã vật ra. Người đầy máu. Quần áo rách bươm. Đầu ngón chân ngón tay giập nát. Chúng cứ đứng cả chung quanh, co chân lên thật cao rồi đạp thật mạnh vào hạ bộ vào chỗ hiểm làm tôi nằm bẹp dí, rũ rượi ở đất. Thằng Xoong, một tên lưu manh làm công an bảo bốn đứa cầm tay chân tôi dang ra bốn phía, nhấc người tôi là là khỏi mặt đất để cho nó mắm môi mắm lợi dận gót giầy vào đúng tim tôi. Mỗi lần gót giầy nó dậm xuống, tôi cảm thấy rõ ràng tim tôi thót lại và ngừng đập hẳn đi, nó dậm, nó dậm, nó dậm bao nhiêu lâu? Tôi chỉ thấy vật gì mềm đặt trước mũi tôi. Rồi có tiếng văng vẳng: Ngoẻo rồi, còn đ^o gì nữa. Thôi! Chúng vứt tôi xuống phòng giam”.

– Trời, hết lời kính phục và quỳ xuống kính bái Bất Khuất.

– Đọc xong Hồi ký của Thuận lòng tôi căm thù hừng hực bọn “Ngụy quân, Ngụy quyền”, sao chúng mày ác thú đã man thế, tim tôi như muốn nhẩy ra khỏi lồng ngực, máu tôi như muốn ói ra khỏi cổ họng, tôi nghĩ thế này, cậu nói cho cả thế giới biết nhé, Ruồi Trâu chỉ là cái ong mà Thép Đã Tôi Thế Đấy cũng chỉ là con kiến, nếu đem so với Bất Khuất của bọn nước Việt chúng tao. Bất Khuất không phải người quái vật mà là con quái vật, chỉ có quái vật mới chịu đựng nổi những trận đòn quái vật như vậy. Đấy là tao chưa muốn kể thêm ra đây như Thuận phọt ra trong sách: “Nhịn uống nước (18) mười tám ngày và đứng hứng chịu tia sáng bóng đèn điện mấy ngàn oát rọi thẳng vào mặt cả đêm“… Vẫn sống nhăn để trở về hóa thành Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam bất khuất. Kinh tởm chưa, ghê tởm chưa, vãi ỉa ra giường chưa, vãi đái ra quần chưa? Ruồi Trâu à, Thép Đã Tôi Thế Đấy à, không rùng mình trước Bất Khuất của các cậu mới là chuyện lạ. Không quỳ xuống mà lạy trước Bất Khuất của các cậu mới là chuyện gở.

***

Gia đình cô chú Lộc, Tẹo chuyển nhà đi nơi mới. Một gia đình khác lại đến thế vào nhà cô chú ở đầu hồi tầng hai bên dưới nhà tôi. Người phụ nữ nhỏ nhắn đang đẩy xe đạp theo đường giữa cầu thang đi lên thì dây chun chằng thùng carton bị đứt, cả thùng đồ đổ ụp nhào xuống văng tung tóe đủ thứ trong đó, từ hộp cao con hổ, dầu cù là, hộp đựng kim chỉ khâu vá, các loại thuốc trong vỉ, bấm móng tay, kem xoa, mấy thỏi son, sách, tạp chí, phong bì thư… Tôi đi phía sau, cuốn sách văng trúng mắt cá chân.

– Chết, xin lỗi, có đau không anh?

Tôi lắc đầu, không sao chị ạ, rồi cúi xuống nhặt lên giúp chị thì có tiếng thằng bé phía sau hét lên:

– Sách ông ngoại, tôi quay lại nhìn thằng nhỏ khoảng sáu, bảy tuổi nhanh nhảu chìa tay tới phía tôi.

– Cuốn Bất Khuất này của ông ngoại cháu mua?

– Không? Đây là ông ngoại cháu. Nó chỉ vào bức ảnh chụp Nguyễn Đức Thuận. Tôi thốt lên:

– Đây là ông ngoại cháu.

– Vâng, ông cháu. Thằng bé khẳng định.

– Thế thì chị là con bác Thuận? Chị cười cười kiểu như… đúng vậy.

– Nam cảm ơn chú đi. Thằng bé tên Nam nghe mẹ lễ phép cảm ơn tôi. Có tiếng đàn ông trong nhà nói vọng ra:

– Chuyện gì thế hả em ơi.

– Anh ra nhặt mấy thứ vào giúp em. Người đàn ông nhỏ người chạy ra gật đầu khi nhìn thấy tôi. Chắc là chồng chị.

Sau ngày cha mất, mẹ tôi thẫn thờ vào ra phủi bụi sắp xếp trên giá, rút cuốn sách này, xem cuốn sách kia. Bữa nay cơm trưa đã dọn sẵn, mẹ có ý chờ chị tôi đi bán hàng ngoài chợ về. Tôi vẫn ngồi bôi mầu lên bức tranh cho một cơ quan thuê tôi vẽ, qua tấm gương treo tường trước mặt phản chiếu thấy mẹ phía sau rút trên giá sách cuốn Bất Khuất. Đứa cháu con anh tôi quanh quẩn bên bà nội. Bà lật giở một hai trang đầu mắt nhìn vẻ đăm chiêu. Có tiếng phụ nữ gọi ngoài cửa sổ:

– Cô ơi, à bác ơi, bác cho cháu thu tiền điện nhà mình tháng vừa rồi ạ.

Mẹ vội bỏ cuốn sách trên bàn chạy ra xem tờ biên lai rồi cầm theo tay quay vào lấy tiền ra thanh toán với nhân viên Sở Điện lực. Trả xong tiền quay lại thì, choang. Cuốn Bất Khuất bị thằng cháu nội bắc ghế trèo lên bàn kéo rơi xuống trúng thành mâm cơm, bát nước mắm tung lên lật úp vỡ bắn tóe tung. Bình thường mẹ tôi cho mấy roi vào đít nó, nhưng lần này bà giận dữ cầm cuốn Bất Khuất quăng ngược ra đằng sau chẳng may trúng chân con mèo đang ngồi lim dim co ro góc nhà. Nó bị đau bất ngờ kêu meo một tiếng rồi chồm lên chạy đá văng các hộp bột mầu dưới sàn nhà tôi đang vẽ, mầu bắn tóe loe ra nền nhà nhìn ngán ngẩm ôi thôi. Mẹ có vẻ ân hận hành động không kiềm chế được của mình. Tôi đứng dậy thu dọn lại bộ đồ nghề vẽ, đến góc nhà cầm cuốn Bất Khuất sặc mùi nước mắm, cả nhà chỗ nào cũng có mùi mắm.

– Để con phơi cuốn sách ngoài nắng khô ráo cho hết mùi hôi rồi con cất lại mẹ ạ.

– Thôi mẹ xin lỗi con, vì nóng giận mà làm con tốn tiền bột mầu mới mua sáng qua.

– Không sao ạ. Tôi an ủi mẹ.

– Cuốn sách hôi hám có phơi cũng không hết mùi. Đừng tiếc rẻ cất lại hôi hết cả giá sách của bố con, mẹ bảo.

– Nhưng nó là sách biếu, tôi nói.

– Biếu thì cũng vậy thôi, nghe mẹ bỏ đi, tiếc gì loại sách hôi hám này, con ném nó vào đống báo cũ hôm nào có bà đồng nát đi qua đem ra bán mớ cho người ta. Nghe giọng nói cương quyết của mẹ tôi không dám cãi lại, nhưng nghĩ trong đầu mẹ là người yêu sách, trước đây mẹ cũng quý cuốn sách này lắm dù nó đã từng làm chân mẹ đau.

***

Ngày tôi lập gia đình, trước đó một hôm, cô tới trễ lắm khi đồng hồ đã chỉ gần mười giờ đêm. Mẹ tôi chạy ra đón khách nhưng bà chững lại bối rối nhìn cúi xuống như vẻ có lỗi.

– Cô Khang, ngồi phòng trong tôi còn nhận ra cô.

– Em nghe mọi người nói rồi, chị lập gia thất cho cháu không mời em cũng cứ đến. Sở dĩ em đến muộn thế này là có ý chờ vãn khách, chị em mình nói chuyện tự nhiên hơn, đã lâu đằng đẵng rồi.

Không biết hai người ngồi nói với nhau những gì mà lâu lắm. Lúc đứng dậy xin phép ra về cô rút trong túi xách chiếc phong bì chưa kịp nói thì mẹ tôi lắc đầu từ chối.

– Sự có mặt của cô đêm nay là thấy quý lắm rồi, còn phong bì này tôi không dám nhận. Mẹ bảo.

– Đây là chút quà mọn em cho cháu chứ không cho chị nên chị không được quyền từ chối. Nói gì đi nữa thì rồi mẹ vẫn phải miễn cưỡng cầm cho cô vui lòng. Thay mặt mẹ tôi tiễn cô xuống nhà. Hai cô cháu thong thả đi với nhau một đoạn đường. Cô kể:

– Bố cháu mất anh ấy phù hộ cho mẹ con các cháu thật đấy, cô nghe mọi người nói bây giờ mẹ cháu đỡ khổ hơn xưa nhiều, các cháu cũng đã trưởng thành. Cách đây mười mấy năm, năm 1976, khi ông Nguyễn Đức Thuận về làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Công đoàn thay ông Hoàng Quốc Việt. Cô là phụ nữ nên cô cảm thông nỗi vất vả nuôi đàn con nheo nhóc của mẹ cháu. Chính cô gợi ý cho mẹ cháu nên đến gặp ông Thuận trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn như thế này như thế kia… tuy cô làm ở phòng y tế nhưng cũng đã gặp nói chuyện với ông Thuận xem chừng ông ấy tốt thôi. Bố các cháu thì cứ như người giời, chẳng lo nghĩ gì suốt ngày thơ thơ phú phú, nổi tiếng bao nhiêu năm không được lên lương, cả cái cơ quan Trung ương này ai mà không biết.

Tính mẹ cháu tự ti cứ bảo chị ít học đến chốn quan trường, nói chuyện ngại lắm. Hơn nữa việc này mà bố cháu biết thì chết với ông ấy. Nếu anh ấy biết em đứng ra chịu cho chị. Cô động viên mãi mẹ cháu cũng nghe. Rồi cô gặp cái Bình, người mỏng mày hay hạt, xinh xắn, nói năng nhỏ nhẹ, có cái răng khểnh nhìn rất duyên, thư ký riêng của ông Thuận nhờ nó nói trước với ông Thuận là có chị Huê, con nhà cách mạng nòi, vợ anh Dương Quân của báo Lao Động, xin được có ngày gặp, ông ta cũng đồng ý. Hôm mẹ cháu đến, cô trực đón ngoài cổng cơ quan, căn dặn lại để mẹ cháu yên lòng. Vừa một lúc ngồi trong phòng nhìn qua cửa sổ sau đã thấy chị ấy đi ra, cô mừng chạy lại hỏi thì mẹ cháu bảo hôm nay anh Thuận có việc đột xuất hẹn sẽ để vào ngày khác. Chờ mãi không thấy gì, sau cô nói cái Bình nhắc nhở ông Thuận chuyện đó nhưng ông im lặng nên nó sợ. Chẳng bao giờ cái ngày hẹn khác ấy có nữa đến với mẹ cháu. Lần đấy cô ân hận với mẹ cháu mãi. Có lẽ mẹ cháu cũng giận cô từ ngày đó. Người ta khi được ngồi vào ghế, quan cách tính nết cũng đổi thay.

– Thế hả cô, sao chẳng bao giờ nghe mẹ cháu nói chuyện này.

– Thôi, quay về nghỉ đi, ngày mai cháu mệt vì nhiều việc đấy, chúc cháu hạnh phúc. Rồi tôi chia tay cô gần ngã ba đường Chùa Bộc đã quá nửa đêm.

***

Năm 2014, một người em gửi cho tôi hai tập sách Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh. Ông ta hiện đang sống tại Sài Gòn. Tôi đọc liền mấy đêm, sách dày 600 trang, đến trang cuối cùng tôi gấp lại giơ lên cao nện thẳng xuống sàn nhà. Tởm lợm thật. Rõ ràng đề Hồi ký Bất Khuất của Nguyễn Đức Thuận, nhưng kỳ thực Thuận không viết mà chỉ có kể. Kẻ chấp bút cho Thuận chính là Trần Đĩnh đã tự thú nhận hết sự dối trá của mình trong Đèn Cù khi viết hộ Hồi ký cho Thuận.

Bây giờ ông ta giở xem lại cuốn Hồi ký Bất Khuất được in lần đầu vào năm 1967 mấy trăm ngàn cuốn, có đoạn lố bịch trơ trẽn phản khoa học đến nỗi muốn tự phỉ nhổ vào chính mặt mình. Cái tên sách Bất Khuất do trùm Tuyên giáo cộng sản Tố Hữu đặt, được sự ủng hộ của Sáu búa Lê Đức Thọ và bợ đỡ Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân thời đó, là để khích động thanh niên miền Bắc theo gương Thuận vào Nam đuổi Mỹ, đánh “Ngụy quân, Ngụy quyền”, thống nhất đất nước.

Mẹ kiếp, tiên sư cha nhà chúng mày, tôi gào lên trong phòng có một mình mình như thằng điên. Xưa nay không chỉ riêng tôi mà hầu như mọi người ở thế hệ tôi, cũng có suy nghĩ giống tôi, chí ít là như thế, nghĩa là người cộng sản khi đã trải qua các ngục tù nổi tiếng cỡ Hỏa Lò – Hà Nội, Sơn La, Lao Bảo, Khám Chí Hòa – Sài Gòn, Côn Đảo… thì như một sự đảm bảo tuyệt đối con người đó chắc chắn phải hoàn hảo mà không thể nào hoàn hảo hơn được nữa. Ai dè bất khuất Nguyễn Đức Thuận, kẻ tử tù Côn Đảo mà hóa ra trùm lừa đảo, chó thật.

Cứ cho là Thuận thất học mù chữ không biết viết, biết đọc, nhưng sao lại biết bịa ra để kể gian dối thế. Chẳng nhẽ khi bản thảo được viết hộ xong, Thuận không nhờ ai đó đọc lại cho nghe để chỉnh sửa đâu đúng, đâu sai. Chẳng lẽ mấy cha Tố Hữu, Sáu búa Thọ, Hoàng Tùng không được nghe, được xem lại sao? Chính các cha này bày mưu cho ra cuốn Bất Khuất cơ mà.

Thằng biên tập không thèm đọc lại. Thằng Cục xuất bản cũng bỏ qua không xem. Thằng Nhà in không ngó tới cứ thế là in. In bừa in bãi, lỗ lãi đâu có thằng Tuyên giáo chịu, chủ yếu phải quảng bá cuốn sách lan rộng khắp nơi nơi.

Thằng tù Côn Đảo Thuận kể lại đã chó. Thằng chấp bút Trần Đĩnh ghi lại bịa thêm chó hơn. Thằng thế hệ chúng tôi ngô nghê tin vào cuốn sách càng chó hơn nữa. Cái vòng luẩn quẩn của Đèn Cù mà cộng sản sinh ra thật đểu cáng.

Năm 1948, đúng 18 tuổi, Trần Đĩnh đã đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam. Cầm bút viết cho Nhà xuất bản Sự Thật, sau đó chuyển sang viết cho tờ Nhân Dân. Sự Thật hay Nhân Dân đều là những tờ báo quyền lực cao chót vót của Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản, nơi đó kết tụ hết tinh hoa “ma giáo, tuyên láo” cũng của bọn chúng. May phúc thay độc giả nước nhà, sau khi viết hộ Hồi ký cho Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh), Tư Móm (Nguyễn Đức Thuận), Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm… Năm 1976, Trần Đĩnh đã bị các đồng chí của mình phế truất khỏi đảng. Nếu không, dân ta còn được đọc Hồi ký của mười mấy gã Bộ Chính trị, hơn trăm gã Ủy viên Trung ương chỉ tín nhiệm nhờ một gã Trần Đĩnh viết hộ mà thôi.

Tổng Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), nơi ấy sinh ra toàn loại quái thai dị dạng. Tiền nhiệm của Thuận là Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) tức Việt thọt, cũng tù Sơn La, Côn Đảo. Trong Cải cách ruộng đất 1953, Việt là Trưởng ban chỉ đạo thí điểm tỉnh Thái Nguyên. Người cưu mang nuôi nấng Việt lại là một phụ nữ địa chủ tháo vát, buôn bán giỏi giang, giầu lòng nhân hậu, nồng nàn yêu nước. Bà Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm), nguyên Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Người đóng góp nhiều nhà cửa, tiền bạc, vải vóc… cho Việt Minh.

Ngoài Hoàng Quốc Việt, bà từng che chở, nuôi dưỡng các ông cộm cán Việt Minh như Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Phan Đình Khải (Lê Đức Thọ), Tô (Phạm Văn Đồng), Văn (Võ Nguyên Giáp), Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Lê Thanh Nghị… Thế mà ác nghiệt thay, sau đó Việt Minh đã ra tay giết hại bà tháng 7/1953, cũng tại đất Đồng Bẩm, Thái Nguyên, man rợ tàn bạo, chao ôi. Còn bất nhân nào trên đời hơn bất nhân này nữa không? Còn súc sinh nào trên đời hơn súc sinh này nữa không?

“Địa chủ ác ghê” là tên của bài viết khép tội trạng bà Năm mà ông trùm Việt Minh cho đăng trên tờ Nhân Dân tháng 7/1953 khi xử tử người phụ nữ nhân hậu này. Ký bút danh CB mới cao tay ác tợn. Trong tội ác ghê tởm này không ai khác CB chính là bút danh của ông Hồ Chí Minh, có cố vấn Trung Quốc gian manh xía mõm vào kích động thêm.

Kế nhiệm của Thuận là Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) cũng tù Côn Đảo. Linh xảo quyệt đem cả dân tộc đặt lên bàn Hội nghị Mật Ước Thành Đô tại Tứ Xuyên, Trung Quốc tháng 9/1990. “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy một phân núi, một tấc sông do vua Thái Tổ để lại”. Lời (Lê Thánh Tông). Nếu vua Lê Thánh Tông sống dậy, ông sẽ xử tội Linh sao đây? Chắc nhà vua bắt cả dòng họ Linh ra chém lìa đầu, phanh thây ném xuống biển cho thuồng luồng nuốt tươi, cho cá sấu nhai sống.

Làm sao ta có thể tin cuốn sách dối trá Bất Khuất của Thuận được dịch in ở Anh, Hoa, Nga, Pháp, như cộng sản tuyên truyền. Chẳng muối mặt Việt Nam với thế giới lắm sao. Thế giới văn minh, họ đâu có ngớ ngẩn đến độ để dễ tin những chương hồi dối trá trong sách miêu tả. Nhưng ta lại tin, đã có đường phố mang tên Thuận, Nhà lưu niệm cho Thuận. Thật trơ trẽn, tởm lợm.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói một câu quá đã: “Bọn lãnh đạo Việt Nam đã bị liệt dây thần kinh thẹn“. Không biết thằng Nam, cháu ngoại Thuận năm xưa ở tầng dưới nhà tôi đã đọc Đèn Cù chưa? Tính ra nó cũng gần bốn mươi năm tuổi đời. Nếu có lòng tự trọng khi đã đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh chắc nó sẽ cầm cuốn Bất Khuất mang tên ông ngoại nó giơ cao, ném thẳng vào sọt rác cho đỡ thẹn thùng mất mặt với chúng bạn.

Mấy mươi năm mẹ kính yêu bỏ chốn trần ai bụi bặm đi về cõi Phật với cha. Giờ con mới hiểu tại sao khi ấy mẹ tỏ thái độ khinh bỉ cuốn sách Bất Khuất hôi hám và nhất định không cho để vào giá sách gia đình. Không phải nó hôi hám vì mùi nước mắm do vô ý từ thằng cháu nội gây nên, mà nó hôi hám từ cách ứng xử, hành xử của kẻ mang danh Bất Khuất, Côn Đảo, lừa đảo.

Nếu mẹ còn sống con sẽ đọc cho mẹ nghe Đèn Cù để thấy cả một đống phân sình (nói xin lỗi mẹ) lãnh đạo chóp bu thối hoắc trong đó. Giờ đây bố mẹ nằm nghỉ bên nhau trên quê hương làng Quỳnh Đôi bình yên thanh thản. Chắc ông vẫn rất yêu bà, vỗ về âu yếm “Sờ Vợ” như ngày còn son trẻ.

Có thế giới khác ta không nhỉ, một thế giới vô hình. Có, tôi tin là như thế. Lúc tôi đang viết những dòng này chắc phía bên kia mẹ đã pha xong ấm trà bê ra cùng ngồi uống với cha tôi. Thứ trà tinh khiết của các cháu ngoại đem về biếu ông bà từ miền Tây bắc Hòa Bình, chứ không phải trà Tầu mà người tiều phu đốt lò chăm chỉ hạt bột Nguyễn Phú Trọng uống với thảo khấu Tập Cận Bình, vẫn cười loe miệng khen ngon hơn trà Việt đâu.

Cũng có thể cha đang ngồi rung đùi, nhả khói thuốc lào, giảng cho mẹ nghe “Thanh Hiên thi tập” của cụ Tiên Điền mà cha từng yêu từng dịch:

Văn tự hà tằng vi ngã dụng
Cơ hàn bất giác tự thân liên

(Văn chương chữ nghĩa ích gì/ Trong cơn đói rét ta thì thương ta).

Khí nóng bốc lên ngùn ngụt khắp người khi nhìn cuốn Đèn Cù nằm chỏng chơ dưới sàn nhà. Tôi nhặt lên lấy bút viết mấy dòng nguệch ngoạc vào trang đầu sách có khoảng trống trắng:

Quê hương ta muôn năm
Một mớ rối bòng bong
Đèn cù quay rệu rã
Chó, ngựa, mèo, long nhong.

Dương Tự Lập

Cha tôi, Dương Quân, Nhà thơ trào phúng qua nét bút của bác họa sĩ Bùi Xuân Phái.
Tử tù Côn Đảo Nguyễn Đức Thuận
Bìa sách Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh

Hai trang sách Đèn Cù của Trần Đĩnh, đoạn nói về Bất Khuất của Nguyễn Đức Thuận.
Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Vãi lúa ! Biết là trong chiến tranh dùng mọi thủ đoạn là bình thường, nhưng phản khoa học, thần thánh hóa nhân vật không phù hợp ở thế kỉ 21 (mốc tính từ lúc ông Giesu ra đời – sau công nguyên).
    Con cảm ơn các bác đã nói lên sự thật trước khi về với cát bụi.
    “Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt
    Trọng ngân bạc phúc sản tất vong” – Trạng Trình ?

  2. Thành tích của Nguyễn Đức Thuận chưa chắc đã “khùng” hơn thành tích của đồng chí Lý Thị Năm đã được báo công an nhân dân viết hẳn hoi:

    – Bị chích điện 220V, bỏ đói 20 ngày, bỏ khát 3 tháng nhưng vẫn không chết.

    – không biết chữ nhưng chỉ học 3 ngày biết thành thạo 3 ngôn ngữ Trung, Nga, Việt.

    – Ném lựu đạn lọt trúng họng súng 5 (năm) xe tăng địch từ khoảnh cách 700 mét.

    – Bị bắn 30 viên đạn vào bụng và 4 (bốn) viên vào mắt phải mà éo chết, lại còn tiêu diệt toàn bô mấy đại đội địch và sau đó – với 30 viên đạn vẫn nằm trong bụng và bốn viên nằm trong mắt – cô Năm (một mình) vẫn đủ sức chuyển 20 tấn gạo =20.000 kg (hai mươi ngàn kylogram) lên xuồng để chở về căn cứ…..

    …. còn nhiều nữa, mời xem qua khả năng của nữ anh hùng do Báo Công An Nhân Dân VC tuyên truyền.

    https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1154250

    https://www.youtube.com/watch?v=epojBPwY-Ek

    https://www.youtube.com/watch?v=Lg4Ce7PwG9c

    Đúng là Việt cộng – láo toét một cách ngu xuẩn – thế mà vẫn gạt được hàng triệu anh (k)hùng “sinh bắc tử nam”

Comments are closed.