Tác giả: John Reed
Dịch giả: Châu Minh Dũng
22-2-2019
Quốc gia ngày càng quyết đoán này thể hiện vai trò ngoại giao ngày càng mở rộng.
Nguyễn Thắng nhớ lại cái đêm vào năm 1972, lúc ấy ông 14 tuổi và lực lượng pháo phòng không Việt Nam vừa bắn hạ một máy bay ném bom B-52 của Mỹ gần nhà ông ở Hà Nội. Sức nóng của chiếc máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp dữ dội đến nỗi làm chết hết cá trong hồ.
Ông Thắng đang thưởng thức trà bên hồ, nơi mảnh vỡ của chiếc máy bay ấy vẫn nửa chìm nửa nổi như một đài tưởng niệm chiến tranh, nói rằng ông không có ác cảm với người Mỹ. Ông nói: “Người Việt Nam không còn quan tâm đến chủ nghĩa đế quốc Mỹ nữa. Chúng tôi chỉ yêu tiền thôi”, ông cho biết, trong lúc xoa đầu ngón tay và cười.
Thái độ vui vẻ gạt bỏ quá khứ của ông rất thường thấy ở Việt Nam, nơi “Chiến tranh chống Mỹ” chỉ còn là ký ức xa vời, một thế hệ mới có được những thứ từ cái bẫy tư sản của tầng lớp trung lưu và những người Hà Nội khác đang chuẩn bị tổ chức một trong những sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử thành phố của họ: Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề hạt nhân vào tuần tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Sự kiện này sẽ diễn ra vài ngày, đặt một nước Việt Nam mới và nền kinh tế cất cánh sau thời hậu chiến của nó vào trọng tâm các vấn đề thế giới.
Đối với một đất gần 100 triệu dân, mà phần lớn lịch sử của nó đã bị định đoạt số phận ở các thành phố xa xôi, hội nghị thượng đỉnh này sẽ giới thiệu cả chương trình cải cách kinh tế và thủ đô thanh lịch, với dấu vết kiến trúc của một nước Việt từng bị đô hộ bởi Trung Quốc, rồi Pháp, rồi Mỹ, mà họ đã đánh đuổi được trong năm 1975.
Kể từ đó, Việt Nam đã tìm cách điều chỉnh lại quan hệ với Washington, cải cách nền kinh tế tập trung và nổi lên như một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á, và là thanh nam châm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các nhà lãnh đạo đã định vị đất nước này như một đất nước ngoại giao “cỡ trung bình” trong khu vực, bằng cách củng cố mối quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ, Nga và các nước khác, đồng thời lên tiếng mạnh mẽ hơn hầu hết các nước láng giềng để bày tỏ sự phản đối trước thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Một số người thậm chí còn cho rằng, thành tựu của đất nước này có thể đặt ra một khuôn mẫu cho tương lai lâu dài của Bắc Triều Tiên, trong trường hợp Bình Nhưỡng đạt được thỏa thuận có ý nghĩa với Mỹ. Ông Bùi Thế Giang, một đảng viên cộng sản kỳ cựu và cựu đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp quốc, nói: “Chúng tôi tự hào về những gì chúng tôi đã làm được. Chúng tôi tự hào về các mối quan hệ chúng tôi đã phát triển với các đối tác khác một cách chủ động”.
Hà Nội, vốn đã là thanh nam châm thu hút khách du lịch nước ngoài, đang ngày càng chứng tỏ là địa điểm thích hợp cho các sự kiện quốc tế. Thành phố đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi năm ngoái và dự định trong năm 2020 sẽ tổ chức cuộc đua Formula One đầu tiên.
“Tôi nghĩ rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam kể câu chuyện về sự thành công của mình với thế giới, qua đó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và khách du lịch hơn”, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp từ Viện Iseas-Yusof Ishak ở Singapore nhận định.
Theo các quan chức Việt Nam và các nhà ngoại giao nước ngoài, Hà Nội đã tích cực vận động để tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai sau cuộc gặp Trump-Kim tại Singapore hồi tháng 6 năm ngoái.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo năm ngoái đã nói rõ rằng, Việt Nam là hình mẫu cho “tương lai tốt đẹp hơn” mà Bắc Triều Tiên có thể xây dựng, nếu họ chấp nhận hủy bỏ chương trình hạt nhân và khôi phục quan hệ với Hoa Kỳ. Nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng 7% trong năm 2018, đất nước này cũng thu hút được lượng vốn FDI khoảng 19 tỉ Mỹ kim, đồng thời kết thúc các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do với EU.
Đối với ông Kim, Việt Nam là một lựa chọn hợp lý vì là một trong số ít các quốc gia có đại sứ quán Bắc Triều Tiên mà nhà lãnh đạo vốn thận trọng về an ninh, có thể tiếp cận dễ dàng. Ông Kim sẽ đến Việt Nam vào thứ Hai tuần sau (ngày 25/2/2019), hai ngày trước hội nghị thượng đỉnh.
Trong khi cả Việt Nam và Bắc Triều Tiên đều không công bố chương trình hội nghị của mình, các quan chức Việt Nam và các nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội cho biết, hành trình của ông Kim nhiều khả năng bao gồm một chặng dừng chân ở Bắc Ninh, tỉnh phía tây Hà Nội (tác giả nhầm: Bắc Ninh nằm ở Đông Bắc Hà Nội), nơi có một trong hai nhà máy sản xuất lớn của Việt Nam. Các tập đoàn Hàn Quốc sản xuất một nửa số điện thoại của mình ở Việt Nam, chiếm khoảng một phần tư doanh thu xuất khẩu của đất nước.
Các quan chức và các nhà ngoại giao cũng mong nhà lãnh đạo Triều Tiên tới thăm Hải Phòng, thành phố cảng lớn thứ hai của Việt Nam. Họ cho rằng, chuyến thăm thành phố này sẽ làm nổi bật thành công của Việt Nam trong vấn đề xây dựng một nền kinh tế định hướng xuất khẩu và thu hút FDI. Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, xây dựng một nhà máy tại một đặc khu kinh tế, sử dụng công nghệ của hãng BMW và Bosch của Đức, cùng các nhà cung cấp khác để xây dựng thương hiệu xe hơi đầu tiên của đất nước.
Tùy thuộc vào sự quan sát của mình, ông Kim sẽ thấy một nền kinh tế Việt Nam thân thiện với nhà đầu tư và ủng doanh nghiệp hơn so với ngay cả nhiều nước tư bản, và theo các nhà phê bình nói, đôi khi chú trọng vốn tư nhân hơn cả quyền của người lao động và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng, đồng thời là cựu doanh nhân, bình luận: “Kiểu như chủ nghĩa tư bản ở thế kỷ 18, 19 mà chúng ta có. Ông Kim có thể học hỏi từ Việt Nam cả những gì nên bắt chước và những gì cần tránh”.
Đối với ông Trump, người dính phải tai tiếng vì vụ trốn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam, đây sẽ là chuyến thăm thứ hai của ông ta với tư cách tổng thống. Các nhà ngoại giao và các quan chức dự kiến, phái đoàn Mỹ sẽ lưu trú tại khách sạn Marriott, gần Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội. An ninh cũng được tăng cường tại nhà khách chính phủ Việt Nam tại Khu Phố Cổ của thành phố và khu vực xung quanh khách sạn Metropole, làm dấy lên những lời đồn đoán rằng ông Kim có thể ở lại đó.
Công nhân trong thành phố tuần này đã trồng thêm hoa, cây cảnh và treo cờ Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ. Những người bán hàng rong đã bắt đầu bán những chiếc áo phông có dòng chữ mô tả ông Kim bằng chính biệt danh mà ông Trump dùng để gọi ông Kim – Rocket Man (Người tên lửa) hoặc mô tả ông Trump trong chiếc nón lá truyền thống của nông dân Việt Nam.
Và người Hà Nội đang phấn khởi. anh Nguyễn Minh Hà, một sinh viên 21 tuổi, nói: “Nhiều người không hiểu vì sao các ông ấy chọn Hà Nội. Người dân đơn giản cảm thấy tự hào vì Việt Nam đang tổ chức một cuộc họp tầm cỡ như thế này”.
Chuyện Hà Nội được chọn làm nơi gặp của 2 quái (hay dị) nhân là
do chính phủ Trump đề nghị với Hà Nội và HN.đồng ý hay không,
chứ đâu phải “việc làm khôn ngoan” gán cho HN.chủ động.
Dụ một anh độc tài cuồng sát như Kim ủn ỉn không phải dễ,đó là
lý do tại sao HN.là điểm hẹn thích hợp cho Kim.Đối với Mỹ thì còn
là cách “lấy lòng” VNCs.trong chính sách làm yếu vây cánh Tàu +
khiến chúng không dám hung hăng gây chiến với Mỹ !
Được mà
Có cơ hội nào hơn làm nơi hoà giải cho hai kẻ đối đầu nhau vào loại bậc nhất trên thế giới
Có cơ hội nào hơn làm cho cả thế giới xem Việt Nam là một nơi gắn kết hoà bình thế giới
Có cơ hội nào để chứng minh là Việt Nam có vai trò gắn kết Bắc Hàn và Nam Hàn hơn hẳn trung cộng, là kẻ luôn tìm cách chia cắt Bắc-Nam Hàn. Chứng minh Việt Nam đã chiến thắng dã tâm chia cắt Việt Nam của TQ trước đây và kinh nghiệm đó đang giúp cho 2 miền Triều Tiên từng bước gắn kết trở lại
Có cơ hội nào hơn khi không mất công PR mời mà một tổng thống Mỹ đến thăm
…
Đây là một việc làm khôn ngoan mà chính quyền CS Việt Nam biết làm, mặc dù rất tốn kém
Đúng rồi. Trong vòng 3-5 năm nữa, chậm nhăt là 10 năm, các nhà máy mà Hàn Quốc đầu tư ở VN sẽ dẫn được chuyển sang Bắc Hàn. Bắc Hàn có công nghệ vũ khí, hạt nhân. Hàn Quốc mà thống nhất thì Trung Quốc cũng phải lo.
Nếu VN không nhận thức được vấn đề này, đầu tư vào giáo dục, khoa hoc và công nghệ, sẽ mãi là người làm thuê. Mà làm thuê thời nay, ngày càng khó.
Chuyện vui bên lề hội nghị.
Trước ngày “hội nghị thượng đỉnh” Chum gọi điện sang Kim Ủn và hỏi:
Chum : Cậu có biết vì sao tớ chọn VN không?
Kim : Không, Tại sao ?
Chum : Tại vì VN có nhà máy Samsung. Cậu đã cho người đi xem cơ ngơi của nó chưa?
Kim : Có, người của tớ đã đi dò la rồi, nhưng Nhà máy Samsung của Nam Hàn thì mắc mớ gì tới hội nghị ?
Chum : Cậu thấy đấy, nếu cậu ngoan ngoãn thì tớ sẽ bảo thằng Nam Hàn chuyển cái nhà máy ấy về ….Bình Nhưỡng.
Kim : Nhưng chắc gì thằng Nam Hàn đã bằng lòng ?
Chum : Nhân công ở cậu rẻ hơn, khoảng cách Bắc Nam Hàn gần hơn, giữa chủ và thợ nói chuyện với nhau không cần dùng tay nên đỡ hao calori hơn…..bằng ấy cái lợi thì chắc chắn thằng Nam Hàn sẽ OK thôi.
Kim : Vậy trăm sự nhờ….ngài tổng thống.