Hiếu Bá Linh, tổng hợp
19-2-2019
Việc tìm cách khôi phục toàn diện quan hệ ngoại giao Việt-Đức, kể cả quan hệ đối tác chiến lược mà bị phía Đức đình chỉ từ ngày 22/09/2017, sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong chuyến đi thăm Đức (không chính thức) này. Nhưng tất cả những sự kiện cho thấy cho tới chừng nào điều kiện của phía Đức “phục hồi nguyên trạng tức là trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức” chưa được đáp ứng, thì quan hệ giữa hai nước Đức – Việt chưa thể bình thường hóa hoàn toàn, đặc biệt là quan hệ đối tác chiến lược chưa thể được khôi phục.
Hôm nay, ngày 19/2/2019, báo Thế giới & Việt Nam, cơ quan ngôn luận trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã đưa một bản tin rất ngắn chỉ có một hàng chữ: “Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Heiko Maas, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 20 – 21/2/2019”.
Tin này không bất ngờ vì hồi đầu năm nay trang Thoibao.de đã đưa tin Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có thể sẽ thăm Đức vào tháng 2 tới. Khi đó ông Nguyễn Minh Vũ, tân Đại sứ Việt Nam tại Đức, cho biết có khả năng là vào tháng 2 tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dự Hội nghị An ninh ở München và sẽ kết hợp thăm Đức. Mặc dù cuối cùng ông Phạm Bình Minh không tham dự Hội nghị An ninh ở Munich (München) từ ngày 15 – 17.02.2019 vừa qua, nhưng ông Pham Bình Minh sẽ tới thăm Đức vào ngày mai 20.02.2019.
Nhưng điều bất ngờ, đây không phải là chuyến đi thăm chính thức, tất cả những tờ báo khác ở Việt Nam cũng không ghi đó là chuyến đi thăm chính thức CHLB Đức của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Ngay cả Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas, người mà bản tin trên nói rằng đã mời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sang thăm Đức, cũng không có một cuộc gặp gỡ hay tiếp đón chính thức Phó thủ tướng Phạm Bình Minh. Trong lịch hẹn chính thức của Bộ Ngoại giao Đức hoàn toàn không có đề cập gì đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Việt Nam vào 2 ngày 20 và 21/02/2019 sắp tới:
Trong lịch hẹn chính thức của Bộ Ngoại giao Đức từ ngày 15 đến 24.02.2019 hoàn toàn không có một cuộc gặp gỡ hay tiếp đón Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Tại Dinh Tổng thống Đức – lâu đài Bellevue – nơi thường diễn ra nghi lễ tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, trong lịch hẹn cũng không thấy có buổi nào tiếp đón Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh:
Trong lịch hẹn chính thức tại Dinh Tổng thống Đức vào ngày 20 và 21.02.2019 cũng không có cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng không có được một cuộc gặp gỡ hay hội đàm chính thức với bà Thủ tướng Đức Merkel, người đứng đầu Chính phủ CHLB Đức:
Trong lịch hẹn chính thức của bà Thủ tướng Đức Merkel cũng không có cuộc gặp gỡ hay hội đàm chính thức với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.
Theo tin trang Thoibao.de vừa mới nhận được từ các giới chức trong Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, thì ngày mai 20.02.2019 ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas sẽ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để hội đàm tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin. Cuộc hội đàm sẽ tập trung vào quan hệ song phương Đức-Việt, về hợp tác giữa EU và ASEAN và hợp tác Đức-Việt có thể có trên các diễn đàn đa phương. Hai Bộ trưởng Ngoại giao chắc chắn cũng sẽ trao đổi quan điểm về những thách thức địa chính trị ở Đông Á và Đông Nam Á.
Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ và hội đàm nói trên vẫn là không chính thức, vì cho đến 13 giờ trưa ngày 19.02.2019 (giờ địa phương Đức) Bộ Ngoại giao Đức vẫn không đưa một tin tức gì về cuộc gặp gỡ và hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Kể từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cách đây hơn 1 năm rưỡi, đây là lần đầu tiên có một chuyến đi thăm Đức ở cấp Bộ trưởng. Qua những dấu hiệu “chuyến đi thăm không chính thức” nêu trên cho thấy quan hệ ngoại giao giữa hai nước chưa được bình thường và nhất là quan hệ đối tác chiến lược cũng chưa được phục hồi.
Mới tuần rồi từ ngày 12.02.2019 đến cuối tuần, các nhà điều tra Đức đã đến Bratislava thủ đô Slovakia để thẩm vấn trực tiếp 14 nhân chứng người Slovakia về nghi vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã lợi dụng mượn chuyên cơ của Chính phủ Slovakia để đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen và châu Âu (EU).
Trước đó, vào ngày 7.02.2019 trong cuộc hội đàm tại thủ đô Bratislava với Thủ tướng Slovakia, bà Thủ tướng Đức Merkel đã đề cập đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và nhấn mạnh “chúng tôi quan tâm đến việc làm sáng tỏ vụ việc”.
Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam ở Berlin hồi 23.7.2017, đưa vào nhốt trong Đại sứ quán Việt Nam 2 ngày để sau đó chuyển tiếp đi qua Slovakia áp tải về Việt Nam. Cơ quan điều tra Đức phát giác có ít nhất 6 nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã trực tiếp nhúng tay hỗ trợ đội mật vụ Việt Nam do Trung tướng Đường Minh Hưng chỉ huy.
Hiện nay Tòa án Liên bang Đức vẫn đang thụ lý hồ sơ kháng nghị phúc thẩm của bị cáo Nguyễn Hải Long đã tiếp tay cho vụ bắt cóc, dự kiến Tòa án Liên bang sẽ ra phán quyết cuối cùng trong ít tuần tới.
Điểm cần lưu ý là cuộc điều tra của Tổng Công tố Liên bang Đức cho đến nay vẫn chưa kết thúc, hiện nay vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Về phía Slovakia cũng vậy, vẫn tiếp tục điều tra các nghi can người Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Việc tìm cách khôi phục toàn diện quan hệ ngoại giao Việt-Đức, kể cả quan hệ đối tác chiến lược mà bị phía Đức đình chỉ từ ngày 22/09/2017, sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong chuyến đi thăm Đức (không chính thức) này. Nhưng tất cả những sự kiện cho thấy cho tới chừng nào điều kiện của phía Đức “phục hồi nguyên trạng tức là trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức” chưa được đáp ứng, thì quan hệ giữa hai nước Đức – Việt chưa thể bình thường hóa hoàn toàn, đặc biệt là quan hệ đối tác chiến lược chưa thể được khôi phục.
Như vậy chắc chắn Trịnh Xuân Thanh sẽ là một trong những nội dung của cuộc hội đàm (không chính thức) ngày mai 20.02.2019 giữa hai Ngoại trưởng Đức và Việt.
“Không chính thức” vì nước Đức không muốn mời những kẻ không xứng đáng đưóc mời chính thức!
Đòi hỏi của phía Đức “phục hồi nguyên trạng”, tức là trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức chưa được đáp ứng, nay nước Đức lại phải gọi sang để bắt phải có lời giải thích:
– Tổng Chủ Nguyễn Phú Trọng có lý do gì để mà khen thưởng, ban chức “đại tướng” cho tên tướng cướp cầm đầu vụ bắt cóc – là Tô Lâm???
Đây là đỉnh cao của sự vô liêm sỉ – cố ý sỉ nhục Luật pháp của Thế giới văn minh.
Đi thăm Đức “không chính thức” có nghĩa là gì thế nhỉ ?
Phải chăng,ông này qua Đức để năn nỉ ý ôi như kiểu “ông đi qua bà đi lại”
hầu mong được Đúc thuơng tình ngó lại mà…quên đí trò bắt cóc ?