Tạo chiến tranh làm… động lực phát triển?

FB Trương Duy Nhất

21-8-2018

“Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển”. Đó là tít bài trên Vietnamnet. Đọc phát hoảng. Bài viết về cuộc gặp gỡ giữa quyền Bộ trưởng Thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với các đại biểu người Việt trẻ tiêu biểu đang công tác ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Hãy đọc đoạn trích này: “Để công nghệ Việt Nam phát triển, cần phải có “tinh thần thời chiến”.

Một đại biểu đặt câu hỏi: “9 năm trước, các giáo sư tại ĐH Harvard (Mỹ) khi đặt vấn đề về sự thành công của Viettel, nếu phân tích theo góc độ quản trị công ty thì không thể lý giải được nguyên nhân thành công đó. Sau quá trình tìm hiểu kỹ giai đoạn thành công của Viettel, cũng như nghe ông Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Gia Bình trao đổi hôm nay, tôi nhận ra một yếu tố quan trọng làm nên thành công của Viettel, đó là phát huy giá trị lớn nhất của người Việt: Tố chất thời chiến. Khi Việt Nam trong giai đoạn thời chiến thì chưa bao giờ thua bất kỳ ai.

Trong chiến tranh thì mọi người sẵn sàng dỡ nhà làm chiến lũy, nhưng khi thời bình thì không ai muốn mất nửa viên gạch. Hiện tại ông Nguyễn Mạnh Hùng đã rời Viettel để đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ TT&TT. Vậy làm thế nào để Bộ TT&TT, với vai trò tuyên truyền truyền, tạo nên cảm hứng cho người Việt, đặt ra ‘môi trường thời chiến’ về công nghệ để đưa Việt Nam phát triển?” (nguồn Vietnamnet: Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển).

Hoang mang quá.

Phải chăng, thành công của gã Viettel lâu nay, nhờ ở tư duy đánh đấm, thắng thua kiểu tàn sát thời chiến? (Kinh sợ, khi ngẫm lại “cuộc chiến” giành giật, tranh cướp từng mét đất giữa Viettel của tướng Hùng với dân làng Đồng Tâm mới đây).

Phải chăng, vì thế mà tướng Nguyễn Mạnh Hùng được điều sang làm “tư lệnh” truyền thông? Vì thế mà hai nhiệm kỳ gần đây, hàng loạt những tướng lĩnh quân đội – công an được phiên sang khối đảng, chính quyền?

Và phải chăng, vì thế mà chính quyền ngày càng hung bạo với dân? (Bấm đọc thêm bài “Chính quyền ngày càng dã man và hung bạo”.

Không gì mỉa mai hơn, khi xem “tố chất thời chiến” là “giá trị lớn nhất của người Việt”. Trong khi cả nhân loại hướng đến hoà bình – hợp tác, thì người Việt lại chọn chiến tranh, tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển cho mình.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Trong khi cả nhân loại hướng đến hoà bình – hợp tác, thì người Việt lại chọn chiến tranh”

    Thì tớ đã nói gòi, Việt Nam có phải là nhơn lọi tư bổn đâu . Thật ra tinh thần thời chiến này không cần kêu gọi cũng đã & đang chiếm lĩnh tư duy của mọi người Việt đang sống hồ hởi phấn khởi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản . Cách dùng từ là đủ biết, “mặt trận giáo dục”, “mặt trận truyền thông & thông tin” vv … vv … Tinh thần thời chiến cũng thể hiện rõ rệt trong những ước muốn trở về “thời Bác Hồ”, trong “Đảng ta vs Đảng Nó”, trong những niềm tự hào về thời chiến tranh . Viettel chỉ là kẻ cụ thể hóa trong phương châm hành động & cách sống (modus vivandi & modus operandi) của mình thui .

    “9 năm trước, các giáo sư tại ĐH Harvard (Mỹ) khi đặt vấn đề về sự thành công của Viettel, nếu phân tích theo góc độ quản trị công ty thì không thể lý giải được”

    Haha, quá đúng . Theo góc độ quản trị công ty, aka tư bẩn, thì còn lâu mới lý giải được . Viettel không phải là 1 cty hoạt động theo kiểu tư bẩn . Viettel là 1 cty tư bản đỏ, nên nó chỉ hoạt động theo đường lối tư bản đỏ thui, tức là theo đường lối chủ nghĩa xã hội đen . Thắc mắc mấy giáo sư Hác Vác đó có tìm ra “góc độ” nào khác để phân tích sự thành công của Viettel không, sao không tiết lộ .

    “Và phải chăng, vì thế mà chính quyền ngày càng hung bạo với dân?”

    Cái này thì tớ bảo đảm “không”. Trước giờ nó còn hung bạo hơn . Có điều ngày xưa hổng có oanh tạc nét là vũ khí “diễn biến hòa bình” của bộ quốc Mỹ, và ngày xưa dân hổng dám chống lại . Dân chết trong đồn & dưới tay công an vẫn đều đặn từ thời Bác Hồ tới giờ . Hoàng Hưng có mấy bài về thời Nhân Văn-Giai Phẩm, thời Bác Hồ công an có vẻ làm việc mẫn cán hơn bây giờ .

  2. – “Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển”!
    Chẳng có gì mới. Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu hoàn toàn đúng với lý luận của CN Mác-Lênin, “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội loài người”, tất nhiên “đấu tranh” là “chiến tranh”, vì phải dùng “bạo lực”, còn “bạo lực cách mạng” hay “phản cách mạng”, còn tuỳ quan điểm của người phát biểu, đứng ở phía giai cấp nào.
    ĐCSVN, Nguyễn Mạnh Hùng đứng ở vị thế của giai cấp thống trị. Chúng nó là những thằng “phản cách mạng”, chống lại trào lưu phát triển dân chủ của xã hội VN!
    Việc “tự tạo ra tình trạng chiến tranh”, đảng lợn CSVN đã luôn luôn áp áo dụng, để “làm động lực” chống lại nhân dân VN.
    Chẳng phải lũ Lợn CSVN luôn quy kết người bất đồng chính kiến với chúng là “thế lực thù địch”, kích động nhân dân nghi ngờ lẫn nhau, khủng bố người dân bằng các “hội cờ đỏ”, lưu manh côn đồ…
    nhằm tạo ra một xã hội hỗn loạn như thời chiến hay sao?

Leave a Reply to Nac danh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây