Cáo buộc VNCH làm tay sai Mỹ ‘là thiếu khách quan’

BBC

Quốc Phương

27-8-2017

Ông Bùi Diễm là Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1967-1972. Ảnh: Getty Images.

Một cựu Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa cho rằng việc nói chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là ‘tay sai’ của Mỹ là một sự ‘cáo buộc’ và cần phải nhìn nhận vấn đề trong một tổng thể khách quan hơn của bối cảnh chiến tranh lạnh mà tại miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến kết thúc vào tháng 4/1975 cũng có sự ủng hộ, hậu thuẫn của nước ngoài.

Ý kiến này được ông Bùi Diễm, Đại sứ của VNCH tại Hoa Kỳ trong thời kỳ 1967-1972 đưa ra khi phản ứng trước quan điểm trên truyền thông quốc tế của nhà chủ biên bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ được Viện sử học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, công bố trong nước thời gian gần đây.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 23/8/2017, ông Bùi Diễm nói:

“Mình phải nhìn Việt Nam trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh lạnh thời bấy giờ, người Mỹ mà can thiệp vào vấn đề Việt Nam là do chính sách gọi là ‘be bờ’ chống lại sự lan tràn của cộng sản xuống miền Nam Việt Nam.

“Nếu mà nói tới sự giúp đỡ của người Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, thì người ta cũng phải nói tới sự có mặt của những quân đội Trung Cộng ở miền Bắc trong suốt trận chiến tranh, những quân đội đó không tham gia vào trận chiến đối với miền Nam, nhưng đã giúp những người ở miền Bắc có tất cả sự dễ dàng để người miền Bắc có thể mang quân đội để mà tấn công miền Nam Việt Nam.

“Vì vậy cho nên những lời buộc tội rằng miền Nam Việt Nam dưới quyền, dưới ảnh hưởng của người Hoa Kỳ, thì chúng ta cũng phải nhìn lại vấn đề dưới khía cạnh một cuộc Chiến tranh lạnh một bên là Mỹ quốc và một bên kia là thế giới cộng sản, có cả Liên Xô và có cả Trung Cộng lúc bấy giờ.”

Ý kiến trên của cựu Đại sứ Bùi Diễm được đưa ra sau khi được hỏi về một bài báo trên RFA Tiếng Việt từ Hoa Kỳ trích dẫn ý kiến của PGS. TS. Trần Đức Cường, Tổng chủ biên bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ bình luận về việc vì sao các nhà biên soạn sử dụng tên gọi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thay thế cho tên gọi ‘Ngụy quân, ngụy quyền’.

Ông Cường được RFA dẫn lời nói: “Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả”.

“Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây.”

“Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn,” PGS. TS Trần Đức Cường nói với ban Việt ngữ Đài châu Á Tự do.

Vì sao cần Việt Nam Cộng Hòa?

Về lý do vì sao các nhà biên soạn sách lịch sử của Việt Nam ở trong nước thời gian qua và hiện nay có sự thay đổi về cách gọi tên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như trên, cựu Đại sứ Bùi Diễm nói:

“Nhà cầm quyền Việt Nam bây giờ có nói đến vấn đề nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa, điều đó tôi nghĩ cũng là một sự thực lịch sử không ai chối cãi được,

“Có lẽ bây giờ những nhà cầm quyền ở Việt Nam cần đến những điều đó để nói cho rõ rằng Hoàng Sa hay là Trường Sa là của Việt Nam để có thể… tranh đấu với những người Trung Quốc, Trung Cộng về những vấn đề đó, cho nên mới trở lại nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa,” ông Bùi Diễm nhận xét.

Cũng hôm 23/8, Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, bình luận với BBC về lựa chọn sử dụng tên gọi của nhóm biên soạn bộ sách sử của Viện Sử học Việt Nam, ông nói:

“Trong lịch sử Việt Nam có nhiều thực thể lịch sử mà cách trình bày, cách gọi tên như thế nào đó là quyền của mỗi người, cái đó không có một quy ước nào là phải gọi thế này, hay gọi thế kia, nhưng với một bộ lịch sử mà có tính khoa học cao và nhất là tới đây có những bộ sử mà nó đảm bảo tính chuẩn quốc tế của nó, thì bớt đi những từ biểu cảm khi nói về các thực thể lịch sử, thì tính chất khoa học cao lên.

“Chẳng hạn như đối với thực thể chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì gọi đúng tên, định danh là như thế, tôi cho rằng nó đúng với những thực thể lịch sử ấy, thay vì việc thể hiện sự biểu cảm trong các danh xưng.

‘Những người thích, yêu thì nói một kiểu, còn những người không thích thì nói một cách, thì đấy là cách, quyền của mỗi người khi mà gọi danh xưng ấy. Nhưng đã viết vào một bộ sử mà có tính chuẩn tắc, khoa học, nên sử dụng những từ hạn chế biểu cảm, đấy là quan điểm của tôi.”

Hôm 24/8, một nhà phổ biến kiến thức phổ thông và chủ trương các dự án về sách hóa nông thôn và tủ sách cho các dòng họ ở Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thạch, đưa ra bình luận về một số ‘nét mới’ trong bộ ‘Lịch sử Việt Nam’ mới công bố hôm 18/8, trong đó có gọi cuộc chiến 17/2/1979 ở Biên giới phía Bắc Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và việc từ bỏ cách gọi ‘Ngụy quân, ngụy quyền’ như trên đã đề cập, ông nói:

“Thứ nhất gọi tên cuộc chiến với Trung Quốc đúng như bản chất của nó là tốt, để cho học sinh và giáo viên thấy được rằng sống bên một quốc gia mạnh mà luôn luôn có tư tưởng bành trướng như Trung Quốc, thì chúng ta phải làm cho dân tộc mình mạnh lên để song tồn với họ.

“Thứ hai là nói về Việt Nam Cộng Hòa mà không gọi ‘Ngụy quân, ngụy quyền’ nữa, thì đấy làm cho người Việt ở trong nước người ta sẽ gắn kết với nhau hơn, không tạo ra những xung đột, mối nguy không đáng có, tương tự như khi người ta phổ biến nghiên cứu khoa học của họ mà xác thực các triều đại này làm được việc này, việc kia, hay chưa làm được…, thì việc ấy là việc tốt,” ông Nguyễn Quang Thạch nói với BBC.

Hôm 24/8, tại một Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt nhân bộ sách 15 tập được công bố và được truyền thông đưa tin khá rầm rộ ở Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong các khách mời và là nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Hán – Nôm, đưa ra một vài nhận xét từ một số chi tiết cho tới phương pháp luận khái lược khi soạn thảo, ông nói:

“Sự kiện Gạc Ma năm 1988 mà không được đưa vào bộ sử này thì đây là một thiếu sót vô cùng lớn lao và là một sự xúc phạm lớn đối với những người đã hy sinh cho Tổ Quốc để bảo vệ biển đảo, chủ quyền của đất nước…

“Một vài điểm khác nữa, một bộ sử dù là bất cứ một cá nhân hay là một đơn vị, cơ quan nào tổ chức, thì điều đầu tiên phải tuân thủ là viết sử phải viết đúng sự thật và nếu như có những sự thật viết ra rồi mà chưa tiện công bố, thì gác lại, chứ không được viết một cách sai lạc hoặc là khác đi.

“Vì vậy cho nên bộ sử này dù có công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay không công nhận Việt Nam Cộng Hòa, có gọi cuộc chiến tranh chống Trung Quốc là chiến tranh chống xâm lược hay không, thì sự thực lịch sử cũng đã tồn tại rồi.

“Và ngay những sự kiện 1975 cũng vậy, dù là các nhà sử học, những người viết sử hay là tập thể viết sử mà viết như thế nào, thì sự thực lịch sử đã tồn tại và với một thời đại Internet như hiện nay, mọi người có thể vào tất cả các văn khố để có thể đọc, vậy thì không ai có thể trốn tránh, hay lảng tránh được…

“Vấn đề thứ hai là vì đây là một tác phẩm sử học, một bộ sử học được biên soạn ròng rã trong chín năm trời bởi hàng chục, hàng trăm người ở trong một cơ quan khoa học hàn lâm như vậy, vì vậy cho nên chúng ta phải nhìn nhận bộ sử này đúng như nó là một bộ sử và trước hết bởi vì sự tôn trọng đối với lịch sử, chứ chúng ta tránh tình trạng là chỉ thấy một vài từ thay đổi mà đã thấy một điều gì đấy như là rất cảm tính.

“Tôi cho rằng hãy nhìn bộ sử này với tinh thần rất nghiêm khắc của một người đọc một bộ sử, trước hết là như vậy, rồi mới nói đến rằng nó có những từ ngữ nọ, từ ngữ kia, nó làm cho tinh thần dân tộc được chấn hưng lên, hay là một sự vui mừng, một sự hy vọng hòa hợp v.v…

PGS. TS. Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, là Tổng Chủ biên bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ 15 tập do Viện Sử học Việt Nam biên soạn. Nguồn: Nguyễn Xuân Diện

“Tất cả những cái đó tôi cho là mang tính chất cảm tính, còn những nhà khoa học đọc bộ sử này, trước hết người ta đọc bằng một con mắt lạnh lùng của nhà sử học và nhìn nhận bộ sử ấy như một đối tượng để người ta xem xét, vì vậy bộ sử 15 tập này mới được tái bản và có sửa chữa, cho nên nó vẫn đang trong hành trình để đi đến với mọi người đọc, cho nên chúng ta cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đọc bộ sử này,” Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với Bàn tròn của BBC hôm 24/7/2017.

Được biết, bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ do Viện Sử học Việt Nam soạn thảo được hoàn thành sau chín năm với hơn 30 nhà nghiên cứu sử học tham gia, có độ dầy hơn 10 nghìn trang, đây được coi là bộ ‘thông sử’ quy mô ‘chưa từng thấy’ từ trước tới nay ở Việt Nam phản ánh lịch sử nước này từ khởi thủy cho đến những năm 2000, theo truyền thông Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nếu VNCH là tay sai cho Mỷ thì VNDCCH làm tay sai cho ai ! nếu không nhận sự hổ trợ của cộng sản quốc tế mà đứng đầu là liên xô và trung quốc ! 2 miền nam bắc chúng ta có nhảy xổ vào nhau cho cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản cho ngoại bang ,để hơn 4 triệu thanh niên miền bắc và 2 triệu thanh niên miền nam cùng hàng chục triệu dân thường phải hy sinh vô nghĩa cho cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn phục vụ ” cho đánh Mỷ là đánh cho phe xhcn cho trung quốc và liên xô ( lê duẩn ) ,năm 1954 sau khi ký kết hiệp định Geneve ,lấy vĩ tuyến 17 phân định làm 2 quốc gia ,tháng 10 .1956 ông Ngô Đình Diệm đả khai sinh ra nền đệ nhất cộng hòa với cuộc bầu cử tự do đủ các thành phần trong xả hội sĩ nông công thương ai cũng có quyền lập hội lập đảng tự ra ứng cử nếu thấy mình có thực tài ra giúp nước và ông Ngô đình Diệm đả được toàn thể đồng bào miền nam bầu ông làm TT đầu tiên cho một nước VNCH ,VÀ” NÊN NHỚ RẰNG ÔNG TT NGÔ ĐÌNH DIỆM BỊ GIẾT CHẾT CẢ 2 ANH EM CHỈ VÌ KHÔNG CHẤP NHẬN CHO QUÂN ĐỘI MỶ VÀO MIỀN NAM “khi đó ngoài miền bắc với sự giúp sức của tàu chệt theo lời của ông hồ đả giúp chuyên gia cố vấn và sau nầy cả quân đội sang giúp đánh miền nam ! như vậy ai là tay sai ,các tướng lĩnh sĩ quan quân đội nhân dân VN nếu còn sống đến bây giờ đả phải nhận thức rõ ai xâm lăng ai ! ai nhờ ngoại bang vào xâu xé đất nước trước ,sau đó đến khi ông thiệu và ông kỳ lên làm TT đệ nhị cộng hòa lúc đó quân đội Mỷ mới chính thức vào miền nam năm 1964 tại Đà nẵng ,đó là lý do không đúng khi nói rằng VNCH là tay sai cho hoa kỳ ? vì trước đó hằng chục năm quân nhà hán tàu đả có mặt ở miền bắc trong chiến trường Điện biên phủ ( và hiện nay lịch sử tàu và Vn còn tranh cãi vì Tàu cộng cho rằng chiến thắng ĐBP là do chính tướng người trung hoa chỉ huy không phải chỉ 1 mình ông Giáp theo ý kiến của nhà nước Vn ) Xin hãy tra thêm google để rõ hơn ? BÂY GIỜ 2 MIỀN SÀU NĂM ĐẢ THỐNG NHẤT ,TẠI SAO LÒNG NGƯỜI VN CÒN LY TAN ,AI ĐỨNG PHÍA SAU GIẬT DÂY XÚI GIỤC LÀM NHÂN DÂN VN LUÔN CÔNG KÍCH LẪN NHAU ,NHẦM MỤC ĐÍCH KHÔNG CHO ĐẤT NƯỚC vN HÒA HỢP ! LÀM SUY YẾU DÂN TỘC VN ! AI ! NHÂN DÂN VÀ CÁN BỘ MIỀN BẮC RÕ HƠN AI HẾT ? MÀ ĐIỂN HÌNH LÀ TBT LÊ DUẨN ( TRUNG CỘNG KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ DÃ TÂM XÂM CHIẾM VN ) NẾU THỐNG NHẤT THÀNH MỘT KHỐI KHÔNG MỘT DÂN TỘC NÀO TRÊN THẾ GIỚ MẠNH NHƯ ĐẤT NƯỚC VN KHÔNG CHỈ VÌ ĐẤT ĐAI TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI MÀ 4 TRIỆU KIỀU BÀO VN ĐANG THÀNH CÔNG HẾT SỨC TO LỚN TRONG TẤT CẢ CÁC LĨNH VỰC .QUỐC PHÒNG KHOA HỌC Y TẾ GIÁO DỤC KINH DOANH ,NÊU NHƯ CÓ 1 NGÀY DÂN TỘC VN , ĐƯỢC TỰ QUYẾT BẦU CỬ TỰ DO, ĐA ĐẢNG ,TÔI TIN RẰNG CHỈ 10,15 NĂM HÀN QUỐC SINGAPORE ,THAILAND KHÔNG LÀ CÁI GÌ ĐỐI VỚI NGƯỜI VN ,NẾU THẬT SỰ CÒN CÓ TÂM VỚI TIỀN ĐỒ DÂN TỘC VÀ TỔ TIÊN HÃY GẠT BỎ MỌI TƯ LỢI ,ĐỐ KỊ HIỀM KHÍCH NHỎ NHEN ĐỂ CHO ĐỒNG BÀO VN ĐẢ QUÁ ĐAU THƯƠNG ĐƯỢC HƯỞNG MỘT CUỘC SỐNG LÀM NGƯỜI ĐÚNG NGHỈA ! MỘT DÂN TỘC MẠNH MỘT DÂN TỘC KIÊU DŨNG < KHÔNG PHẢI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HAY LÀM ĐIẾM QUỐC TẾ

  2. Cái bọn […], làm tay sai cho ngoại bang thì làm gì mà có đủ tư cách để phán xét chế độ của miền nam VN trước năm 1975.
    Chúng cáo buộc VNCH làm tay sai Mỹ thế còn bọn chúng làm tay sai cho Nga và tàu thì sao?
    Một lủ lưu manh.

  3. Cứ thử tưởng tượng thế nếu Mỹ không vào và đất nước ta thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản & Chủ tịch Hồ Chí Minh

    1- Cải cách ruộng đất sẽ xảy ra ở quy mô toàn quốc, & chắc chắn số địa chủ đền tội sẽ không dừng ở con số 170 000, mà phải là gấp 3.

    2- Nhân Văn Giai Phẩm cũng ở tầm quy mô cả nước, & số nạn nhân cũng phải nhân lên gấp 3, xét lại chống Đảng cũng vậy .

    3- Sẽ không tồn tại những thành tựu văn hóa dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, không có cả Trịnh Công Sơn, không có nền văn học, văn nghệ miền Nam . Không có Thanh Tâm Tuyền, không có Nhã Ca, … không có gì hết ngoài những “hạt cát lấp lánh” của văn nghệ miền Bắc .

    4- Không ai có 1 khái niệm về kinh tế tự do, không ai biết thế nào là 1 nền giáo dục tự do, không ai biết thế nào là tư duy tự do .

    5- Nói kinh tế miền Nam yếu kém là không đủ . Có thể không bằng Nhật, nhưng so với khu vực, miền Nam có xuất phát điểm cao hơn . Và đã bắt đầu xuất hiện giới tư bản dân tộc, aka tư bản sạch, đi lên bằng tài năng & tư duy kinh doanh của mình . Nếu không có chiến tranh, nền kinh tế miền Nam còn phát triển mạnh hơn nữa . 10 năm xây chỉ cần biệt động thành Sài Gòn & đảng viên hoạt động nội thành phá tan nát trong 1 ngày thì có tài thánh cũng không kham nổi!

    ….

    n- Nếu không có Mỹ can thiệp, có thể cả nước Việt Nam đã tiến lên chủ nghĩa xã hội như Bắc Hàn, thay vì “đổi mới” để rồi tới cuối thế kỷ cũng chưa chắc thấy mặt mũi chủ nghĩa xã hội nó tròn méo ra sao .

    n+1 Có lẽ đây là điều tôi chỉ thấy trong ác mộng; tôi sẽ nhìn những trí thức đảng viên bây giờ với lòng ngưỡng mộ & cảm phục vì những cống hiến lớn lao của họ cho Đảng Cộng Sản . Và với những cống hiến to lớn như vậy, họ đã được Đảng cho nắm giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống Đảng . Nghĩ tới đây tôi rùng cả mình!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây