ĐỐI DIỆN VỚI SUY THOÁI DÂN CHỦ
LARRY DIAMOND
Năm 2014 đánh dấu kỷ niệm lần thứ bốn mươi của Cách mạng hoa Cẩm chướng của Bồ Đào Nha, mà đã mở đầu cho cái Samuel P. Huntington đã đặt cho cái tên “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa toàn cầu. Bất kể sự đánh giá nào về trạng thái của dân chủ toàn cầu ngày nay phải bắt đầu bằng sự nhận ra – thậm chí kinh ngạc trước – tính bền của sự biến đổi lịch sử này. Khi làn sóng bắt đầu năm 1974, chỉ khoảng 30 phần trăm của các nhà nước độc lập của thế giới đã thỏa mãn các tiêu chuẩn của dân chủ bầu cử – một hệ thống trong đó các công dân, thông qua quyền bỏ phiếu phổ quát, có thể chọn và thay các nhà lãnh đạo của họ trong các cuộc bầu cử định kỳ, tự do, công bằng, và có ý nghĩa. [1] Khi đó, đã chỉ có khoảng 46 nền dân chủ trên thế giới. Hầu hết đã là các nền dân chủ khai phóng của phương Tây giàu có, cùng với một số đảo quốc nhỏ mà đã là các thuộc địa Anh. Chỉ một số ít nền dân chủ đang phát triển khác đã tồn tại–chủ yếu, Ấn Độ, Sri Lanka, Costa Rica, Colombia, Venezuela, Israel, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong ba thập niên tiếp sau, dân chủ đã có một chuyến đi toàn cầu phi thường, bởi vì số các nền dân chủ thực chất được giữ vững chắc hoặc đã mở rộng mỗi năm từ 1975 cho đến 2007. Không có gì giống sự tăng trưởng liên tục này về dân chủ đã được thấy trước đây trong lịch sử thế giới. Trong khi một số của “các nền dân chủ” này đã khá không khai phóng (illiberal) – trong vài trường hợp, đến mức mà Steven Levitsky và Lucan Way đã coi chúng như các chế độ “độc đoán cạnh tranh” [2] – xu hướng tích cực ba thập niên đã song song với một sự mở rộng đều đặn và đáng kể về các mức của quyền tự do (các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự, như được Freedom House đo hàng năm). Trong 1974, mức trung bình của tự do trên thế giới là 4,38 (trên hai thang 7 điểm, nơi 1 là tự do nhất và 7 là áp bức nhất). Sau đó nó đã được cải thiện từ từ trong các năm 1970 và 1980, tuy nó đã không vượt dưới điểm giữa 4,0 cho đến sự sụp đổ của bức Tường Berlin, sau đó nó được cải thiện xuống 3,85 trong các năm 1990. Trong 25 trong số 32 năm giữa 1974 và 2005, các mức tự do trung bình đã được cải thiện trên thế giới, đạt đỉnh điểm tại 3,22 trong năm 2005.
Và sau đó, khoảng 2006, sự mở rộng của quyền tự do và dân chủ trên thế giới đã đến một sự dừng lại kéo dài. Kể từ 2006, đã không có sự mở rộng thuần nào về số các nền dân chủ bầu cử, mà đã dao động giữa 114 và 119 (khoảng 60 phần trăm các nhà nước của thế giới). Như chúng ta thấy trong hình 1, số của các nền dân chủ cả bầu cử lẫn khai phóng đã bắt đầu giảm sau 2006 và sau đó được trải phẳng ra. [3] Kể từ 2006, mức trung bình của quyền tự do trên thế giới cũng đã bị xấu đi một chút, san bằng ở khoảng 3,30.
Có hai cách để xem xét các xu hướng kinh nghiệm này. Một là xem chúng như tạo thành một giai đoạn cân bằng–quyền tự do và dân chủ đã không tiếp tục được thêm, nhưng chúng cũng chẳng trải qua sự giảm sút thuần. Người ta có thể thậm chí ca tụng điều này như một sự bày tỏ của tính lâu bền xuất sắc và không ngờ của làn sóng dân chủ. Vì dân chủ đã mở rộng ra một số nước nơi các điều kiện khách quan cho duy trì nó là không thuận lợi, do hoặc nghèo (thí dụ, ở Liberia, Malawi, và Sierra Leone) hay các áp lực chiến lược (thí dụ, ở Georgia và Mongolia), là ấn tượng rằng các hệ thống chính trị mở và cạnh tranh phải chăng đã sống sót (hay đã sống lại) ở nhiều nơi đến vậy. Như một biến thể của sự diễn giải tốt hơn này, trong Chương Bốn của cuốn sách này Levitsky và Way cho rằng dân chủ đã chẳng bao giờ thực sự nở rộng như Freedom House đã cảm nhận trước hết. Như thế, họ tranh luận, nhiều trong những thất bại có vẻ của dân chủ trong mười đến mười lăm năm qua đã thực sự là những sự hư hỏng hay sự xơ cứng của cái từ đầu đã là các chế độ độc đoán, dẫu cạnh tranh đến đâu.
Một cách khác, người ta có thể xem thập niên qua như một giai đoạn của sự suy thoái chớm nở trong dân chủ. Để chứng minh trường hợp này là đúng, chúng ta cần xem xét không chỉ sự bất ổn định và trì trệ của các nền dân chủ mà cả sự sụt giảm gia tăng của dân chủ trong cái mà Thomas Carothers đã gọi là các nước “vùng xám” (mà thách đố sự phân loại dễ dãi liệu chúng có là hay không là các nền dân chủ), [4] sự làm sâu thêm chủ nghĩa độc đoán trong các chế độ không dân chủ, và sự sụt giảm trong hoạt động và sự tự tin của các nền dân chủ giàu, đã được thiết lập vững của thế giới. Đấy sẽ là cách tiếp cận của tôi dưới đây.
Cuộc tranh luận về liệu đã có một sự suy tàn trong dân chủ hay không ở mức độ nào đó tùy thuộc vào chúng ta tính nó thế nào. Nó là một trong những sự mỉa mai lớn và có lẽ không thể tránh khỏi của nghiên cứu học thuật mà đợt bộc phát trong những nghiên cứu dân chủ so sánh đã đi cùng với sự bất đồng đáng kể về làm thế nào để định nghĩa và đo lường dân chủ. Tôi đã chẳng bao giờ cảm thấy rằng đã có – hay đã có thể có – một câu trả lời đúng và đồng thuận cho sự thách thức khái niệm muôn thuở này. Hầu hết các học giả về dân chủ đã thống nhất rằng có thể hiểu được để phân loại các chế độ một cách dứt khoát – và như thế để xác định chế độ nào là dân chủ và chế độ nào là không. Nhưng dân chủ theo nhiều cách là một biến số liên tục. Các thành phần then chốt của nó – như quyền tự do của nhiều đảng và các ứng viên để vận động và tranh đua, đối lập tiếp cận đến truyền thông đại chúng và cấp tài chính chiến dịch vận động, tính bao gồm của quyền đi bầu, tính công bằng và trung lập của sự quản lý bầu cử, và mức độ mà những người thắng cử có quyền lực có ý nghĩa để cai trị – thay đổi trên một thể liên tục (như các chiều kích khác của chất lượng dân chủ, như các quyền tự do dân sự, pháp trị, kiểm soát tham nhũng, sức sống của xã hội dân sự, và vân vân). Sự biến đổi liên tục này buộc những người phân loại (coder) phải đưa ra những đánh giá khó khăn về làm sao để phân loại các chế độ mà rơi vào vùng xám của sự mơ hồ, nơi sự cạnh tranh bầu cử đa đảng là thật và mãnh liệt nhưng bị lỗi trong một số cách đáng chú ý. Không hệ thống cạnh tranh đa đảng nào là công bằng và mở hoàn toàn. Một số hệ thống bầu cử đa đảng rõ ràng không thỏa mãn sự thử thách của dân chủ. Các hệ thống khác có những thiếu sót nghiêm trọng mà tuy vậy không phủ định đặc trưng dân chủ tổng thể của chúng. Như thế các quyết định khó khăn thường phải được lấy về làm sao để cân đo những thiếu sót và vạch đường ranh ở đâu.
Hầu hết các cách tiếp cận đến phân loại chế độ (như các nền dân chủ hay không) dựa trên sự đo lường liên tục của các biến số then chốt (như các quyền chính trị, trong trường hợp của thang Polity, hay cả các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự, trong trường hợp của Freedom House), cùng với một điểm ngưỡng hơi tùy ý cho việc tách các nền dân chủ khỏi các chế độ phi dân chủ. [5] Phương pháp riêng của tôi đã là chấp nhận các quyết định phân loại của Freedom House trừ nơi tôi tìm thấy chứng cứ trái ngược thuyết phục. Việc này đã dẫn tôi đến đếm hai đến năm nền dân chủ ít hơn số của Freedom House trong hầu hết các năm từ 1989; cho vài năm sự chênh lệch là lớn hơn nhiều. [6]
SUY THOÁI DÂN CHỦ: NHỮNG SỰ TAN VỠ VÀ XÓI MÒN
Thế giới đã ở trong một suy thoái dân chủ nhẹ nhưng kéo dài kể từ khoảng 2006. Ngoài sự thiếu cải thiện hay sự xói mòn khiêm tốn của các mức toàn cầu của dân chủ và quyền tự do, đã có vài ba nguyên nhân khác cho sự lo âu. Thứ nhất, đã có một tỷ lệ đáng kể và, thực ra, gia tăng của sự tan vỡ dân chủ. Thứ hai, chất lượng hay sự ổn định của dân chủ đã sụt giảm ở một số nước thị trường mới nổi lớn và quan trọng về chiến lược, mà tôi gọi là “các quốc gia đu đưa.” Thứ ba, chủ nghĩa độc đoán đã sâu thêm, kể cả ở các nước lớn và quan trọng về chiến lược. Và, thứ tư, các nền dân chủ được thiết lập vững, bắt đầu với Hoa Kỳ, ngày càng có vẻ làm tồi, thiếu ý chí và sự tự tin để thúc đẩy hiệu quả dân chủ ở nước ngoài. Tôi lần lượt khảo sát tỉ mỉ mỗi trong những số này.
Thứ nhất, chúng ta hãy ngó tới các tỷ lệ tan vỡ dân chủ. Giữa 1974 và cuối 2014, 29 phần trăm của tất cả các nền dân chủ trên thế giới đã tan vỡ (giữa các nền dân chủ không Tây phương tỷ lệ đã là 35 phần trăm). Trong thập kỷ rưỡi đầu của thế kỷ mới này, tỷ lệ hỏng (17,6 phần trăm) đã cao hơn trong giai đoạn mười lăm năm trước (12,7 phần trăm). Ngoài ra, nếu chúng ta cắt làn sóng thứ ba thành bốn thập niên cấu thành của nó, chúng ta thấy một tỷ lệ thất bại dân chủ tăng lên theo thập niên từ giữa các năm 1980. Tỷ lệ thất bại dân chủ, mà đã là 16 phần trăm trong thập niên đầu của làn sóng thứ ba (1974-83), đã rớt xuống 8 phần trăm trong thập niên thứ hai (1984-93), nhưng rồi đã leo lên 11 phần trăm trong thập niên thứ ba (1994-2003), và gần đây nhất lên 14 phần trăm (2004-13). (Nếu chúng ta kể cả ba sự thất bại của 2014, tỷ lệ tăng lên trên 16 phần trăm).
Từ 2000, tôi đếm 25 đổ vỡ dân chủ trên thế giới – không chỉ qua các cuộc đảo chính quân sự hay hành pháp rành rành, mà cả qua những sự thoái hóa khó thấy và gia tăng của các quyền và các thủ tục dân chủ mà cuối cùng đẩy hệ thống dân chủ vượt quá ngưỡng thành chủ nghĩa độc đoán cạnh tranh (xem bảng). Một số trong những sự tan vỡ này đã xảy ra trong các nền dân chủ có chất lượng khá thấp; thế nhưng trong mỗi trường hợp, một hệ thống của cạnh tranh bầu cử đa đảng tự do và công bằng vừa phải đã hoặc bị thay thế hoặc đã thoái hóa tới một điểm dưới xa các tiêu chuẩn dân chủ tối thiểu.
Một thách thức phương pháp luận trong theo dõi các tan vỡ dân chủ là để xác định chính xác một ngày tháng hay năm cho thất bại dân chủ do một quá trình thế tục dài của sự tha hóa có tính hệ thống và việc hành pháp bóp nghẹt các quyền chính trị, các quyền tự do dân sự, và nền pháp trị. Không học giả nghiêm túc nào coi Nga hôm nay là một nền dân chủ. Nhưng nhiều người tin rằng nó đã là một nền dân chủ bầu cử (dẫu thô bạo và không khai phóng đến đâu) dưới Boris Yeltsin. Nếu chúng ta cho điểm 1993 như năm khi dân chủ đã nổi lên ở Nga (như Freedom House làm), thì chúng ta nhận diện năm nào như năm đánh đấu sự kết thúc của dân chủ? Trong trường hợp này (và nhiều trường hợp khác), không có một sự kiện hiển nhiên duy nhất–giống việc giải tán Quốc hội và nắm các quyền trái hiến pháp, autogolpe, 1992 của tổng thống Peru Alberto Fujimori–để hướng dẫn quyết định cho điểm. Tôi giả định rằng hệ thống chính trị của Nga đã rớt xuống dưới các điều kiện tối thiểu của dân chủ bầu cử trong năm 2000, như được báo hiệu bởi sự gian lận bầu cử mà đã cho Vladimir Putin một thắng lợi bỏ phiếu đầu tiên đáng ngờ và sự tha hóa hành pháp của chủ nghĩa đa nguyên chính trị và công dân mà đã theo sau nhanh chóng. (Freedom House tính thời điểm thất bại là 2005).
Vấn đề có tính xác đáng tiếp tục và khá đương thời. Bây giờ trong một số năm, Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của Thổ Nhĩ Kỳ đã đang làm xói mòn chủ nghĩa đa nguyên dân chủ và quyền tự do trong nước. Các xu thế chính trị tổng thể đã khó để mô tả đặc trưng, bởi vì một số thay đổi của AKP đã làm cho Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ hơn bằng loại bỏ quân đội với tư cách một người chơi có quyền phủ quyết trong chính trị, mở rộng sự kiểm soát dân sự lên quân đội, và làm cho khó hơn để cấm các đảng chính trị gây tổn thương các kết cấu “nhà nước sâu” gắn với di sản thế tục chủ nghĩa mạnh của Kemal Atatürk. Nhưng AKP đã dần dần cố thủ bá quyền chính trị của riêng nó, mở rộng sự kiểm soát của đảng lên tư pháp và bộ máy quan liêu, bắt giam các nhà báo và hăm dọa những người không quy phục trong báo giới và giới hàn lâm, đe dọa các doanh nghiệp với sự trả đũa nếu chúng tài trợ cho các đảng đối lập, và dùng việc bắt bớ và truy tố trong các trường hợp bị cho là liên kết với các âm mưu đảo chính để bỏ tù và loại khỏi đời sống chính trị một số lớn đáng ngờ những người bị tố có âm mưu.
Việc này đã trùng với một sự tập trung gây choáng váng và ngày càng trơ tráo của quyền lực cá nhân của thủ tướng lâu năm của Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, người được bầu làm tổng thống trong tháng Tám 2014. Sự lạm dụng và cá nhân hóa quyền lực và sự siết không gian cạnh tranh và quyền tự do ở Thổ Nhĩ Kỳ đã là tinh vi và tăng dần, không hề giống tốc độ của Putin trong đầu các năm 2000. Nhưng bây giờ, các xu hướng này dường như đã vượt một ngưỡng, đẩy nước này xuống dưới các tiêu chuẩn tối thiểu của dân chủ. Nếu điều này đã xảy ra, nó đã xảy ra khi nào? Có phải trong 2014, khi AKP đã củng cố thêm sự kìm chặt quyền lực bá quyền của nó trong các cuộc bầu cử chính quyền địa phương tháng Ba và bầu cử tổng thống tháng Tám? Hay nó đã xảy ra, như một số người Thổ khai phóng khẳng định, mấy năm trước, khi các quyền tự do báo chí đã giảm bớt rõ rệt và một gới ngày càng rộng những kẻ bị cho là chủ mưu đảo chính bị nhắm tới trong các phiên tòa Ergenekon bị chính trị hóa cao độ?
Có một vấn đề tương tự cho Botswana, nơi một tổng thống (Ian Khama) với một lai lịch quân sự tỏ ra không khoan dung với đối lập và ghét xã hội dân sự vượt quá mọi thứ đã thấy trước đây từ Đảng Dân chủ Botswana (BDP) cai trị từ lâu. Bạo lực và sự hăm dọa chính trị tăng lên–kể cả tấn công các chính trị gia đối lập, sự ám sát có thể của một ứng viên đối lập hàng đầu ba tháng trước các cuộc bầu cử quốc hội tháng Mười 2014, và sự dính líu rõ rệt của bộ máy tình báo trong hăm dọa và ép buộc đối lập chính trị–đã chuyển hệ thống chính trị theo một hướng độc đoán hơn. Áp lực leo thang lên media độc lập, việc BDP lạm dụng trơ tráo TV nhà nước, và việc Tổng thống Khama gia tăng cá nhân hóa và tập trung hóa quyền lực (khi ông cất nhắc giới hẹp của riêng ông từ gia đình và bạn bè trong khi chia rẽ đảng cầm quyền) là các dấu hiệu thêm về sự xấu đi, nếu không phải khủng hoảng, của dân chủ ở Botswana. [7] Mặt khác, Levitsky và Way một số năm trước đã cho rằng Botswana trước tiên đã không là một nền dân chủ thật. [8] Tuy nhiên, dù nó đã là hệ thống loại nào đi nữa trong các thập niên gần đây, “sự tôn trọng pháp trị và các định chế và các quy trình được thiết lập” đã bắt đầu giảm đi trong năm 1998, khi Khama lên chức phó tổng thống, và nó đã tiếp tục suy sụp kể từ 2008, khi nhà chỉ huy quân sự trước kia “đã tự động nối ngôi tổng thống”. [9]
Không có các câu trả lời dễ và hiển nhiên cho câu hỏi hóc búa về làm thế nào để phân loại các chế độ trong vùng xám. Ta có thể tranh luận về liệu các chế độ nhập nhằng này có vẫn là các nền dân chủ–hay ngay cho là chúng từng thực sự là. Những người chấp nhận rằng một sự tan vỡ dân chủ đã xảy ra có thể tranh cãi về nó đã xảy ra khi nào. Nhưng cái vượt xa hơn sự tranh cãi là, có một lớp các chế độ mà trong thập niên qua hay khoảng thế đã trải qua sự xói mòn đáng kể về sự công bằng bầu cử, chủ nghĩa đa nguyên chính trị, và không gian dân sự cho đối lập và người bất đồng chính kiến, điển hình như kết quả của các nhà hành pháp lạm dụng mải mê tập trung quyền lực cá nhân của họ và cố thủ sự bá quyền của đảng cai trị. Những trường hợp nổi tiếng nhất này kể từ 1999 đã là Nga và Venezuela, nơi cựu sĩ quan quân đội dân túy chủ nghĩa Hugo Chávez (1999–2013) đã từ từ bóp chết chủ nghĩa đa nguyên dân chủ trong thập niên đầu của thế kỷ này. Sau khi Daniel Ortega quay lại chức tổng thống ở Nicaragua năm 2007, ông đã vay mượn nhiều trang từ kịch bản độc đoán của Chávez, và các tổng thống độc đoán dân túy-cánh tả Evo Morales của Bolivia và Rafael Correa của Ecuador đã di chuyển theo một hướng tương tự. Trong số tháng 1-2015 của Journal of Democracy, Scott Mainwaring và Aníbal Pérez-Liñán khẳng định rằng sự xói mòn dân chủ đã xảy ra kể từ 2000 ở cả bốn nước Mỹ Latin này (Venezuela, Nicaragua, Bolivia, và Ecuador) cũng như ở Honduras, với Bolivia, Ecuador, và Honduras bây giờ khập khiễng như “các chế độ nửa dân chủ”.
Trong số 25 sự tan vỡ kể từ 2000 được liệt kê trong bảng, 18 đã xảy ra sau 2005. Chỉ 8 trong 25 vụ tan vỡ này là kết quả của sự can thiệp quân sự (và trong 8 vụ đó, chỉ 4 đã có hình thức đảo chính quân sự quy ước, rành rành, như đã xảy ra hai lần ở Thái Lan). Hai trường hợp khác (Nepal và Madagascar) đã thấy các nhà cai trị được bầu một cách dân chủ đã bị đẩy khỏi quyền lực bởi các lực lượng phi dân chủ khác (quốc vương và đối lập chính trị, một cách tương ứng). Đa số các vụ tan vỡ – mười ba – đã là do sự lạm dụng quyền lực và sự xúc phạm các định chế và tập quán dân chủ bởi các nhà cai trị được bầu một cách dân chủ. Bốn trong số này đã có hình thức của sự gian lận bầu cử phổ biến hay, trong trường hợp gần đây của Bangladesh, một sự thay đổi đơn phương trong các quy tắc quản lý bầu cử (loại bỏ tập quán của một chính phủ tạm quyền trước bầu cử) mà đã làm nghiêng sân chơi bầu cử và đã gây ra một sự tẩy chay của đối lập. Chín thất bại khác do hành pháp lạm dụng đã gồm sự bóp nghẹt dân chủ từ từ hơn bởi các nhà hành pháp được bầu một cách dân chủ (mặc dù việc đó cũng xảy ra trong nhiều trường hợp gian lận bầu cử, như Ukraine dưới Tổng thống Viktor Yanukovych [2010–14]). Toàn bộ, gần 1 trong 5 nền dân chủ kể từ đầu thế kỷ này đã thất bại.
SỰ SUY GIẢM CỦA QUYỀN TỰ DO VÀ PHÁP TRỊ
Tách biệt và ngoài thất bại dân chủ ra, đã có một xu hướng suy giảm quyền tự do trong một số nước và khu vực kể từ 2005. Số thống kê được trích dẫn thường xuyên nhất về vấn đề này là Freedom House phát hiện rằng, trong mỗi của tám năm liên tiếp từ 2006 qua 2013, nhiều nước suy giảm về quyền tự do hơn là được cải thiện. Thực ra, sau giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh trong đó cán cân đã hầu như luôn luôn hết sức thuận lợi – các nước cải thiện vượt xa các nước suy giảm với tỷ lệ hai trên một (hoặc lớn hơn) – cán cân đã đơn giản đảo ngược bắt đầu trong 2006. Nhưng điều này không cho biết toàn bộ câu chuyện.
Hai yếu tố quan trọng là đáng để ý, và cả hai đặc biệt rõ rệt ở châu Phi. Thứ nhất, những sự suy giảm đã có khuynh hướng kết tinh theo thời gian. Như thế, nếu chúng ta so sánh các điểm số quyền tự do vào cuối 2005 và cuối 2013, chúng ta thấy rằng 29 trong số 49 quốc gia Phi châu hậu-Sahara (gần 60 phần trăm) đã suy giảm về quyền tự do, trong khi chỉ 15 (30 phần trăm) đã cải thiện và 5 đã không thay đổi. Hơn nữa, 20 quốc gia trong vùng đã thấy một sự sụt giảm về quyền chính trị, các quyền tự do dân sự, hay cả hai mà đã đủ quan trọng để ghi một sự thay đổi trên các thang 7-điểm (trong khi chỉ 11 quốc gia đã thấy một sự cải thiện rõ rệt). Các quốc gia lớn hơn ở châu Phi hạ-Sahara (các nước với dân số hơn 10 triệu người) đã khá hơn một chút, nhưng không nhiều: Quyền tự do đã xấu đi trong 13 của 25 và đã cải thiện trong chỉ 8 quốc gia.
Một vấn đề khác là, nhịp sa sút về các định chế dân chủ không luôn luôn hiển nhiên cho các nhà quan sát bên ngoài. Trong một số nước nơi chúng ta coi dân chủ là nghiễm nhiên, như Nam Phi, chúng ta không được coi thế. Thực ra, không có một nước duy nhất nào trên lục địa châu Phi nơi dân chủ được củng cố vững chắc và an toàn – cách nó là, thí dụ, trong các nền dân chủ làn sóng thứ ba như Hàn Quốc, Ba Lan, và Chile. Trong cộng đồng thúc đẩy dân chủ toàn cầu, ít diễn viên chú ý đến các dấu hiệu gia tăng về tính dễ vỡ trong các nền dân chủ đang phát triển khai phóng hơn, không nhắc đến các nền dân chủ không khai phóng hơn.
Vì sao quyền tự do và dân chủ đã thoái lui ở nhiều nước? Câu trả lời quan trọng nhất và tỏa khắp, vắn tắt, là quản trị tồi. Freedom House đo các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự cả hai bao gồm các loại con (subcategory) trực tiếp liên quan đến pháp trị và tính minh bạch (kể cả tham nhũng). Nếu chúng ta bỏ các loại con này khỏi các điểm quyền chính trị và quyền tự do dân sự của Freedom House và tạo ra một thang riêng biệt thứ ba với các điểm pháp trị và minh bạch, các vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Các quốc gia Phi châu (giống hầu hết quốc gia khác trên thế giới) làm tồi hơn đáng kể về pháp trị và minh bạch so với các quyền chính trị và quyền tự do dân sự. [10] Hơn nữa, pháp trị và các quyền chính trị cả hai đã giảm sút có thể cảm nhận thấy khắp châu Phi hạ-Sahara kể từ 2005, còn các quyền tự do dân sự đã dao động hơn một chút. Các xu hướng kinh nghiệm này được thấy trong hình 2, mà giới thiệu dữ liệu Freedom House cho ba thang được chỉnh lại như các điểm số được chuẩn hóa, trải từ 0 đến 1. [11]
Vấn đề lớn nhất cho dân chủ ở châu Phi là kiểm soát tham nhũng và sự lạm dụng quyền lực. Sự sa sút về quản trị đã rõ rệt ngay cả ở các nước Phi châu được quản trị tốt nhất, như Nam Phi, mà đã bị sa sút đều đặn trong điểm số của nó về pháp trị và minh bạch (từ 0,79 xuống 0,63) giữa 2005 và 2013. Và khi ngày càng nhiều quốc gia Phi châu trở thành giàu tài nguyên với sự bắt đầu của một đợt bột phát dầu Phi châu thứ hai, chất lượng quản trị sẽ xấu đi thêm. Việc này đã bắt đầu xảy ra rồi ở một trong các nền dân chủ khai phóng nhất và quan trọng của châu Phi, Ghana.
Vấn đề không phải là duy nhất đối với châu Phi. Mọi khu vực của thế giới đạt điểm xấu hơn trên thang được chuẩn hóa của tính minh bạch và pháp trị so với nó đạt hoặc trên các quyền chính trị hay các quyền tự do dân sự. Thực ra, minh bạch và pháp trị kéo lê hai thang khác còn kịch tính hơn ở Mỹ Latin, châu Âu hậu cộng sản, và châu Á so với chúng kéo lê ở châu Phi (hình 3). Nhiều nền dân chủ ở các nước thu nhập thấp hơn và thậm chí thu nhập trung bình hay trung bình cao (nhất là, Argentina) vật lộn với sự hồi sinh của cái Francis Fukuyama gọi là các xã hội hướng “gia sản mới”. [12] Các nhà lãnh đạo, mà nghĩ rằng họ có thể thoát khỏi nó, đang làm xói mòn những kiểm soát và cân bằng dân chủ, làm rỗng các định chế của trách nhiệm giải trình, không đếm xỉa đến các giới hạn nhiệm kỳ và những hạn chế chuẩn tắc, và tích tụ quyền lực và của cải cho bản thân họ và các gia đình, cánh hẩu, khách hàng và đảng của họ.
Trong quá trình, họ hăm dọa, biến các đối thủ thành ma quỷ, nạn nhân (và đôi khi thậm chí bỏ tù hay giết) những người cản đường họ. Không gian cho các đảng đối lập, xã hội dân sự, và media đang co lại, và sự ủng hộ quốc tế cho họ đang cạn. Những sự chia tách sắc tộc, tôn giáo, và bản sắc khác phân cực nhiều xã hội mà thiếu các định chế dân chủ được thiết kế khéo để quản lý những sự chia tách đó. Các cấu trúc nhà nước quá thường xuyên là yếu và nhiều lỗ hổng – không có khả năng đảm bảo trật tự, bảo vệ các quyền, thỏa mãn các nhu cầu xã hội cơ bản, hay vượt lên trên các ham muốn tham nhũng, bảo trợ chủ nghĩa, và cướp bóc. Các định chế dân chủ như các đảng và quốc hội thường kém phát triển, và bộ máy quan liêu thiếu sự thông thạo chính sách và, còn thiếu nhiều hơn, tính độc lập, tính trung lập, và uy quyền để quản lý hiệu quả nền kinh tế. Thành tích kinh tế kém và bất bình đẳng tăng làm trầm trọng các vấn đề về lạm dụng quyền lực, lừa đảo bầu cử, và vi phạm các quy tắc dân chủ của trò chơi.
CÁC QUỐC GIA ĐU ĐƯA CHIẾN LƯỢC
Một góc nhìn khác về trạng thái toàn cầu của dân chủ có thể được lượm lặt từ một sự chú tâm không đến các xu hướng khu vực hay toàn cầu mà đến các nước thị trường mới nổi quan trọng nhất. Đấy là các nước với dân cư lớn (thí dụ hơn 50 triệu) hay nền kinh tế lớn (hơn 200 tỷ USD). Tôi tính 27 trong số các nước này (kể cả Ukraine, không hoàn toàn đạt một trong hai số đo nhưng có tầm quan trọng chiến lược lớn lao). Mười hai trong số 27 quốc gia đu đưa này đã có các điểm số trung bình về quyền tự do tồi hơn vào cuối 2013 so với cuối 2005. Những sự sụt giảm này đã xảy khắp bảng: ở các nền dân chủ khá khai phóng (Hàn Quốc, Đài Loan, và Nam Phi); ở các nền dân chủ ít khai phóng hơn (Colombia, Ukraine, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, và Thái Lan trước đảo chính quân sự 2014); và ở các chế độ độc đoán (Ethiopia, Venezuela, và Saudi Arabia). Ngoài ra, tôi nghĩ 3 nước khác cũng ít tự do hơn ngày nay so với 2005: Nga, nơi cái thòng lọng của chủ nghĩa độc đoán đàn áp rõ ràng đã siết chặt hơn kể từ khi Vladimir Putin quay lại chức tổng thống vào đầu 2012; Ai Cập, nơi chính phủ mới do quân đội chi phối dưới thời cựu đại tướng Abdel Fattah al-Sisi là tàn sát, kiểm soát, và không khoan dung hơn ngay cả chế độ Mubarak (1981-2011); và Bangladesh, nơi (như đã nhắc tới ở trên) dân chủ đã sụp đổ vào đầu 2014. Chỉ hai nước (Singapore và Pakistan) là tự do hơn ngày nay (và chỉ thế một cách khiêm tốn) so với 2005. Một số nước khác chí ít đã vẫn ổn định. Chile tiếp tục là một câu chuyện dân chủ-khai phóng thành công; Philippines đã quay trở lại nền dân chủ vững chãi sau một khoảng giữa độc đoán dưới thời Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo (2001–10); và Brazil và Ấn Độ đã duy trì nền dân chủ vững chãi, dẫu với những thách thức tiếp tục. Nhưng nhìn tổng thể, giữa 27 nước (mà cũng gồm Trung Quốc, Malaysia, Nigeria, và Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất) đã có ít bằng chứng về tiến bộ dân chủ. Về mặt dân chủ, các nước quan trọng nhất bên ngoài phương Tay dân chủ ổn định hoặc đã trì trệ hay trượt lùi.
SỰ HỒI SINH ĐỘC ĐOÁN
Một phần quan trọng của câu chuyện về suy thoái dân chủ toàn cầu đã là sự sâu thêm của chủ nghĩa độc đoán. Việc này đã có một số dạng. Ở Nga, không gian cho đối lập chính trị, người bất đồng chính kiến có nguyên tắc, và hoạt động xã hội dân sự bên ngoài sự kiểm soát của các nhà cai trị đã bị co lại. [13] Ở Trung Quốc, các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội dân sự đã đối mặt sự sách nhiễu và đối xử tàn nhẫn tăng lên.
Các chế độ chuyên quyền (chủ yếu) hậu cộng sản của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đặt trung tâm trên trục hợp tác ích kỷ giữa Nga và Trung Quốc, đã trở nên được điều phối và quả quyết hơn nhiều. Cả hai nước đã hùng hổ diễu võ dương oai trong giải quyết với các láng giềng của họ về các vấn đề lãnh thổ. Và họ ngày càng đẩy lùi chống lại các chuẩn mực dân chủ cả bằng sử dụng các công cụ quyền lực mềm–media quốc tế (như RT, kênh truyền hình “tin tức” toàn cầu 24/7 khéo léo của Nga), các Viện Khổng Tử, các hội nghị hoang toàng, và các chương trình trao đổi của Trung Quốc–để thử làm mất uy tín các nền dân chủ Tây phương và dân chủ nói chung, trong khi vận động quảng bá các mô hình và chuẩn mực riêng của họ. [14] Đây là phần của một xu hướng rộng hơn về kỹ năng và năng lực độc đoán được đổi mới trong sử dụng media do nhà nước vận hành (cả truyền thống và kỹ thuật số) để phô bày một hỗn hợp chiết trung của các chuyện kể ủng hộ chế độ, các hình ảnh bị biến thành quỷ của những người không quy phục, và các lời chỉ trích kịch liệt mang tính không khai phóng, dân tộc chủ nghĩa, và chống-Mỹ. [15]
Các nhà chuyên quyền Phi châu đã ngày càng dùng viện trợ và đầu tư bột phát của Trung Quốc (và chiến tranh khu vực mới chống lại chủ nghĩa khủng bố Islamist) như một đối trọng với áp lực Tây phương cho dân chủ và quản trị tốt. Và họ đã sướng quá chừng để chỉ vào công thức Trung Quốc về sự phát triển nhanh do nhà nước dẫn dắt mà không có dân chủ để biện minh cho chủ nghĩa độc đoán sâu đậm hơn của riêng họ. Ở Venezuela, tật của chủ nghĩa dân túy độc đoán đã được siết chặt và việc chính phủ dung túng (hay thậm chí tổ chức) bạo lực phạm tội để giải ngũ đối lập giai cấp trung lưu đã tăng lên. Mùa Xuân Arab đã sụp đổ ở hầu như mọi nước nó đã chạm đến trừ Tunisia, trong hầu hết trường hợp để lại các nhà nước còn áp bức hơn hoặc, như trường hợp Libya, hầu như không có một nhà nước nào cả.
Sự hồi sinh của chủ nghĩa độc đoán trong tám năm qua đã được đẩy nhanh bởi sự truyền bá các công cụ và cách tiếp cận chung. Nổi bật giữa các thứ này đã là các luật mà hình sự hóa các luồng tài chính quốc tế và sự trợ giúp kỹ thuật từ các nền dân chủ cho các đảng, các phong trào dân chủ, media, các nhà quan sát bầu cử, và các tổ chức xã hội dân sự trong các chế độ độc đoán, cũng như những hạn chế rộng hơn lên khả năng của các NGO để thành lập và vận hành và tạo ra các tựa-NGO để tiến hành đấu thầu (trong nước và quốc tế) của các nhà chuyên quyền. [16] Một nghiên cứu gần đây về 98 nước bên ngoài phương Tây đã thấy rằng 51 trong số đó hoặc cấm hay hạn chế sự cấp tài chính nước ngoài cho xã hội dân sự, với một xu hướng toàn cầu rõ ràng tới sự siết chặt kiểm soát; như một kết quả, các luồng trợ giúp dân chủ quốc tế đang rơi đột ngột ở nơi cần đến chúng nhất. [17] Ngoài ra, các nhà nước độc đoán (và thậm chí vài nhà nước dân chủ) đang trở nên tháo vát, tinh vi, và trơ tráo hơn trong đàn áp quyền tự do Internet và sử dụng không gian mạng để làm thất vọng, phá vỡ, và kiểm soát xã hội dân sự. [18]
DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG RÚT LUI
Có lẽ chiều kích đáng lo ngại nhất của sự suy thoái dân chủ đã là sự giảm sút của tính hiệu quả, tính năng động, và sự tự tin ở phương Tây, kể cả Hoa Kỳ. Có một cảm giác tăng lên, cả trong nước và quốc tế, rằng nền dân chủ ở Hoa Kỳ đã không hoạt động đủ hiệu quả để giải quyết các thách thức lớn của sự quản trị. Nhịp bị giảm đi của lập pháp, khả năng biến mất của Hạ Viện để thông qua ngân sách, và sự đóng cửa chính phủ liên bang năm 2013 chỉ là một số dấu hiệu về một hệ thống chính trị (và một nhà nước rộng hơn) mà dường như ngày càng bị phân cực và bế tắc. Như một kết quả, cả sự chấp thuận công chúng của Hạ Viện lẫn sự tin cậy công chúng vào chính phủ là ở mức thấp lịch sử. Chi phí tăng lên mãi của các chiến dịch bầu cử, vai trò dấy lên của tiền không minh bạch trong chính trị, và tỷ lệ tham gia thấp của cử tri là các dấu hiệu thêm của sức khỏe dân chủ kém. Về mặt quốc tế, sự thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài ghi điểm gần đáy của các ưu tiên chính sách đối ngoại của công chúng. Và cảm nhận quốc tế là rằng sự thúc đẩy dân chủ đã giảm sút rồi như một ưu tiên thực sự của chính sách đối ngoại của Hoa kỳ.
Thế giới lưu ý đến tất cả những thứ này. Media nhà nước độc đoán hân hoan quảng cáo những công việc khó nhọc này của nền dân chủ Mỹ nhằm làm mất uy tín dân chủ nói chung và chủng ngừa sự cai trị độc đoán chống lại áp lực của Hoa Kỳ. Ngay cả tại các nhà nước yếu, các nhà chuyên quyền cảm thấy áp lực bây giờ hết rồi: Họ có thể làm hầu như bất cứ thứ gì họ muốn để kiểm duyệt media, đè bẹp đối lập, và vĩnh cửu hóa sự cai trị của họ, và châu Âu và Hoa Kỳ sẽ vẫn chịu nuốt. Những sự phản đối bằng lời hiền lành có thể xảy ra sau đó, nhưng viện trợ sẽ vẫn chảy và các nhà độc tài sẽ vẫn được hoan nghênh tại Nhà Trắng và Điện Elysée.
Là khó để cường điệu, sức sống và sự tự tin của nền dân chủ Mỹ đã quan trọng đến thế nào cho sự mở rộng toàn cầu của dân chủ trong làn sóng thứ ba. Trong khi mỗi nước đang dân chủ hóa đã tiến hành sự chuyển đổi của riêng nó, áp lực và sự đoàn kết từ Hoa Kỳ và châu Âu đã thường tạo ra một môi trường quan trọng và thậm chí cốt yếu làm cho có thể mà đã giúp để lật các tình huống được cân bằng một cách tế nhị theo hướng thay đổi dân chủ, và sau đó trong một số trường hợp dần dần theo hướng củng cố dân chủ. Nếu sự đoàn kết này bây giờ rất bị giảm đi, thì các triển vọng toàn cầu ngắn hạn cũng thế cho sự phục hồi và duy trì sự tiến bộ dân chủ.
MỘT CHÂN TRỜI SÁNG SỦA HƠN?
Dân chủ đã ở trong một suy thoái toàn cầu trong hầu hết thập kỷ qua, và có một mối nguy hiểm tăng lên rằng suy thoái có thể sâu thêm và lật sang thành cái gì đó tồi hơn nhiều. Nhiều nền dân chủ hơn có thể thất bại, không chỉ ở các nước nghèo có ít tầm quan trọng chiến lược, mà cả ở các quốc gia đu đưa lớn như Indonesia và Ukraine (lần nữa). Vẫn có ít sự thừa nhận bên ngoài về trạng thái tàn nhẫn của dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ, và không có gì đảm bảo rằng dân chủ sẽ sớm quay lại với Thái Lan hay Bangladesh. Sự thờ ơ và sức ỳ ở châu Âu và Hoa Kỳ có thể hạ thấp đáng kể barrier cho những sự đảo ngược dân chủ mới và cho sự cố thủ độc đoán ở nhiều quốc gia hơn.
Thế nhưng bức tranh không phải hoàn toàn ảm đạm. Chúng ta đã chưa thấy “một làn sóng đảo ngược thứ ba”. Về mặt toàn cầu, các mức trung bình của quyền tự do đã xuống một chút, nhưng không gây tai họa. Quan trọng nhất, không có sự xói mòn đáng kể nào về sự ủng hộ công chúng cho dân chủ. Thực ra, cái mà phong vũ biểu Phi châu đã cho thấy một cách nhất quán là một lỗ hổng – ở một số nước châu Phi, một lỗ hổng lớn – giữa cầu của công chúng đối với dân chủ và cung của nó được chế độ cung cấp. Điều này không dựa chỉ vào quan niệm nông cạn, mơ hồ nào đó rằng dân chủ là một thứ tốt. Nhiều người Phi châu hiểu tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình chính trị, sự minh bạch, pháp trị, và sự kiềm chế quyền lực, và họ muốn thấy các chính phủ của họ thể hiện các đức tính này.
Trong khi thành tích của dân chủ không gây cảm hứng, chủ nghĩa độc đoán đối mặt với những thách thức quá quắt của riêng nó. Hầu như không có một chế độ độc tài nào trên thế giới nhìn ổn định trong dài hạn. Nguồn tin cậy thật duy nhất của sự ổn định là tính chính đáng, và số người trên thế giới tin vào tính chính đáng nội tại của bất kể hình thức nào của chủ nghĩa độc đoán đang giảm đi nhanh chóng. Phát triển kinh tế, toàn cầu hóa, và cách mạng thông tin đang làm xói mòn mọi hình thức quyền uy và nâng cao vị thế của các cá nhân. Các giá trị đang thay đổi, và trong khi chúng ta không được giả sử bất cứ con đường mục đích luận nào tới một “sự khai sáng” toàn cầu là đúng, sự chuyển động nói chung là tới sự ngờ vực lớn hơn đối với quyền uy và mong mỏi nhiều hơn về trách nhiệm giải trình, quyền tự do, và sự lựa chọn chính trị. Trong hai thập niên tới, các xu hướng này sẽ thách thức bản chất của sự cai trị ở Trung Quốc, Việt Nam, Iran, và các nhà nước Arab nhiều hơn rất nhiều so với ở Ấn Độ, chẳng nhắc đến châu Âu và Hoa Kỳ. Dân chủ hóa có thể trông thấy được rồi trên chân trời của chính trị bầu cử ngày càng cạnh tranh của Malaysia, và trong thế hệ tiếp theo nó sẽ đến cả Singapore nữa.
Nhu cầu then chốt trong ngắn hạn là để cải cách và củng cố các nền dân chủ đã nổi lên trong làn sóng thứ ba – mà đa số vẫn không khai phóng và bất ổn định, nếu chúng vẫn còn dân chủ chút nào. Với sự can dự quốc tế tập trung, tận tâm, và tháo vát hơn, sẽ là có thể để giúp dân chủ bén rễ sâu hơn và lâu dài hơn trong các nước như Indonesia, Philippines, Nam Phi, và Ghana. Là có thể và quan trọng cấp bách để giúp ổn định hóa các nền dân chủ mới ở Ukraine và Tunisia (mà thành công của nó có thể từ từ tạo ra các tác động truyền bá quan trọng khắp thế giới Arab). Có lẽ có thể hích Thái Lan và Bangladesh quay lại nền dân chủ bầu cử, mặc dù phải tìm ra những cách để làm bớt đi các mức dễ sợ của sự phân cực đảng phái ở mỗi nước. Với thời gian, dự án bầu cử độc đoán ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự làm mất tín nhiệm khi đối mặt với tham nhũng và lạm dụng quyền lực tăng lên, mà đang tăng khá nghiêm trọng rồi. Và các chế độ chuyên quyền dựa trên dầu ở Iran và Venezuela sẽ đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng về thành tích kinh tế và tính chính đáng chính trị.
Điều cốt yếu là các nhà dân chủ ở các nền dân chủ đã được thiết lập vững mạnh không mất niềm tin. Các nhà dân chủ có một tập tốt hơn của các ý tưởng. Dân chủ có thể lùi lại một chút trong thực hành, nhưng về mặt toàn cầu nó vẫn đang lên trong các giá trị và khát vọng của nhân dân. Điều này tạo ra những cơ hội mới quan trọng cho sự tăng trưởng dân chủ. Nếu sự suy thoái (recession) khiêm tốn hiện tại của dân chủ có sa xuống thành một suy thoái nặng (depression), nó sẽ là vậy bởi vì những người trong chúng ta ở các nền dân chủ vững chắc đã là những kẻ thù tồi tệ nhất của chính chúng ta.
____
CHÚ THÍCH
Tác giả muốn cảm ơn Erin Connors, Emmanuel Ferrario, và Lukas Friedemann vì sự trợ giúp nghiên cứu tuyệt vời của họ trên tiểu luận này.
- Cho một sửa soạn công phu về định nghĩa này, xem Larry Diamond, The Spirit of Democracy: The Struggle to Build Free Societies Throughout the World (New York: Times Books, 2008), 20–26.
- Steven Levitsky and Lucan Way, Competitive Authoritarianism: Hybrid Regimes after the Cold War (New York: Cambridge University Press, 2010); xem cả tiểu luận của họ trong tập sách này.
- Tôi coi như các nền dân chủ khai phóng tất cả các chế độ nhận được điểm số 1 hoặc 2 (trên thang từ 1 đến 7) về cả các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự.
- Thomas Carothers, “The End of the Transition Paradigm,” Journal of Democracy 13 (January 2002): 5–21.
- Freedom House đã phân loại tất cả các chế độ của thế giới như các nền dân chủ hặc không từ 1989 đến nay dựa trên (a) chúng đạt được chí ít 7 trong 12 về chiều kích “quá trình bầu cử” của các quyền chính trị; (b) chúng đạt được chí ít 20 trong toàn thể 40 trên thang điểm thô về các quyền chính trị; (c) các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống gần nhất của chúng đã là tự do và công bằng một cách phải chăng; (d) không có các nguồn sức mạnh che dấu đáng kể nào gạt bỏ các nhà chức trách được bầu; và (e) không có những thay đổi pháp lý gần đây nào tước quyền tự do bầu cử tương lai. Trên thực tế, việc này đã dẫn đến một danh sách hơi rộng rãi của các nền dân chủ–khá quá hào phóng theo quan điểm của tôi, nhưng chí ít một “giới hạn trên” có vẻ hợp lý của số các nền dân chủ mỗi năm. Levitsky và Way gợi ý trong Chương bốn của tập sách này rằng một tiêu chuẩn tốt hơn cho dân chủ nên là sự phân loại của Freedom House về Tự do, mà đòi hỏi một điểm số trung bình 2,5 trên các thang kết hợp của các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự. Nhưng tôi nghĩ tiêu chuẩn này loại trừ nhiều nền dân chủ thực nhưng không khai phóng.
- Việc đếm các nền dân chủ bầu cử của tôi cho giai đoạn 1998-2002 đã thấp hơn số của Freedom House 8 đến 9 nước, và 11 nước trong năm 1999. Thí dụ tôi bỏ khỏi loại này Georgia trong 1992–2002, Ukraine trong 1994–2004, Mozambique trong 1994–2008, Nigeria trong 1999–2003, Nga trong 2001–4, và Venezuela trong 2004–8.
- Amy R. Poteete, “Democracy Derailed? Botswana’s Fading Halo,” AfricaPlus, 20 October 2014, http://africaplus.wordpress.com/2014/10/20 /democracy-derailed-botswanas-fading-halo/.
- Levitsky và Way, Competitive Authoritarianism, 20.
- Kenneth Good, “The Illusion of Democracy in Botswana,” in Larry Diamond và Marc F. Plattner, eds., Democratization in Africa: Progress and Retreat, 2nd ed. (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2010), 281.
- Những so sánh ở đây và trong hình 2 là với các thang quyền chính trị và quyền tự do dân sự được cấu hình lại, sau khi các thang con cho tính minh bạch và pháp trị được bỏ đi (xem chú thích 11 dưới đây).
- Tôi đã tạo ra thang về minh bạch và pháp trị bằng cách rút ra các thang con C2 (kiểm soát tham nhũng) và C3 (trách nhiệm giải trình và minh bạch) khỏi thang các quyền chính trị và bốn thang con của F (pháp trị) khỏi thang các quyền tự do dân sự. Về các khoản cụ thể trong các thang con này, xem phương pháp luận Quyền tự do trên Thế giới, www.freedomhouse.org/report/freedom-world-2014/methodology#.VGww5vR4qcI.
- Francis Fukuyama, Political Order and Political Decay: From the Indus- trial Revolution to the Globalization of Democracy (New York: Farrar, Straus & Giroux, 2014). Xem cả tiểu luận của ông trong tập sách này.
- Về Nga, xem Miriam Lanskoy and Elspeth Suthers, “Putin versus Civil Society: Outlawing the Opposition,” Journal of Democracy 24 (July 2013): 74–87.
- Xem tiểu luận của Andrew Nathan, “China’s Challenge,” on pp. 156–70 trong số kỷ niệm hai mươi lăm của Journal of Democracy.
- Christopher Walker and Robert W. Orttung, “Breaking the News: The Role of State-Run Media,” Journal of Democracy 25 (January 2014): 71–85.
- Carl Gershman and Michael Allen, “The Assault on Democracy Assis- tance,” Journal of Democracy 17 (April 2006): 36–51; William J. Dobson, The Dictator’s Learning Curve: Inside the Global Battle for Democracy (New York: Doubleday, 2012).
- Darin Christensen and Jeremy M. Weinstein, “Defunding Dissent: Re- strictions on Aid to NGOs,” Journal of Democracy 24 (April 2013): 77–91.
- Xem các tiểu luận trong Larry Diamond and Marc F. Plattner, Liberation Technology: Social Media và the Struggle for Democracy (Baltimore: John Hopkins University Press, 2012) và công trình tiên phong đang diễn ra của Citizen Lab, https://citizenlab.org/.
– – – – –
MỤC LỤC
2. DẪN NHẬP của Marc F. Plattner
3. VÌ SAO DÂN CHỦ LÀM KÉM ĐẾN VẬY? _ Francis Fukuyama
4. TRỌNG LƯỢNG CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ _ Robert Kagan
5. KHỦNG HOẢNG VÀ CHUYỂN ĐỔI, NHƯNG KHÔNG SUY THOÁI _ Philippe C. Schmitter
6. HUYỀN THOẠI VỀ SUY THOÁI DÂN CHỦ _ Steven Levitsky và Lucan Way
7. VIỆN TRỢ DÂN CHỦ 25 TUỔI: LÚC LỰA CHỌN _ Thomas Carothers
8. ĐỐI DIỆN VỚI SUY THOÁI DÂN CHỦ _ Larry Diamond
9. PHẦN CUỐI: Về các tác giả _ Bảng tra các từ mục (Index)